10:40 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

NGÀY BUỒN THÁNG TƯ- Kiều Oanh Trịnh

29 Tháng Tư 20177:21 SA(Xem: 8740)

island
Từ Virginia, chúng tôi đi nghỉ Spring Break ở Vịnh Macro thuộc thành phố Ft. Meyers, Florida… Buổi trưa ra biển, một ngày nắng đẹp. Trời trong xanh, làn gió mát rượi thổi tung bay những cánh dù xanh phất phới dọc theo bờ biển, giữa vùng cát trắng tinh, xa xa ngoài khơi, từng làn sóng nhè nhẹ thổi lăn tăn trên mặt nước, thỉnh thoảng một vài cơn sóng mạnh sô từng con nước trong vắt vào bờ, lùa trên xoải cát trắng xóa, đem theo từng mảng rong biển xanh xanh và những vỏ sò lấp lánh. Biển ở đây yên lành, đẹp và sạch sẽ lắm!

Tôi nằm trên ghế phơi nắng, nhìn trời nước mênh mông, thiên hạ thi nhau bày các trò chơi, người thì ngồi thuyền vòng quanh vịnh, kẻ trượt sóng, lái xe trên nước, hay bay trên những qủa túc cầu màu sắc rực rỡ, cao tít trên nền trời xanh thẳm, một buổi trưa thanh bình êm ả… Một ngày tháng Tư thanh tịnh ở Vịnh Macro của thành phố Ft. Meyer, Florida.

Lại tháng Tư! Lòng tôi chùng xuống, hàng năm cứ đến tháng Tư, những người Việt tha hương như chúng ta không khỏi ngậm ngùi, nhớ về những tháng ngày nóng bỏng — “Tháng Tư Đen” của 42 năm trước. Dĩ vãng cứ chợt hiện về từ ký ức…

o 0 o

Những ngày đầu tháng 4, 1975, VC tấn công tới tấp, họ thi nhau pháo kích vào phi trường Biên Hòa, hầu như cứ vài ngày thì 1 qủa đạn rơi vào nhà dân, có khi vào cả trường học. Nhà Mẹ tôi ở gần phi trường, có một hôm nguyên 1 trái hỏa tiễn rơi xuống mảnh vườn trống gần bên nhà hàng xóm, may mà không ai bị thiệt mạng, cứ tối đến là mọi người hồi hộp. Còi báo động hú liên miên. Mẹ tôi sợ qúa, mướn thợ đến xây 1 cái hầm thật sâu trong phòng ngủ của 2 đứa em tôi, lót nệm ở đáy hầm, ở trên Mẹ lót gạch men và cũng để nệm dầy cộm, cứ mỗi khi nghe tiếng còi báo động là cả nhà chui xuống hầm ngồi trú, và cứ thế, mọi người sống trong hồi hộp, không đêm nào được yên giấc. Tin thất thủ ở các tỉnh miền Đông càng ngày càng nhiều, VC pháo kích càng khủng khiếp hơn. Thành phố bị giới nghiêm trầm trọng. Mọi người lo lắng, hoang mang, sợ hãi vô cùng.

Thấy tình hình nguy ngập, gia đình tôi khăn gói chạy lên Sàigòn, tôi vừa sanh cháu gái thứ 3 được 2 tháng, ông xã về bảo tôi dắt các con chạy trước, anh đang bị cắm trại, không thể rời nhiệm sở. Tôi dắt 3 đứa nhỏ đón xe lên Sàigon. Nhờ em gái tôi trước đó đã làm việc cho Hội Hồng Thập Tự Đỏ (American Red Cross) nên đã lo được passports cho mọi người đi Mỹ. Ngày 27/4/1975, xe đến đón gia đình tôi vào phi trường Tân Sơn Nhất, nhưng rồi … vì không nỡ xa gia đình, nên ông xã tôi đổi ý ở lại, để rồi tháng 5, 1975 anh bị tập trung vào tù cải tạo mất mấy năm, may mắn nhờ chị chồng tôi tìm người lo lót, lãnh được anh ra, rồi cả gia đình cùng quyết định vượt biên.

Nghĩ đến cuộc hành trình trên biển cả năm nào mà tôi vẫn còn kinh sợ. Một cuộc mạo hiểm “Thập Tử, Nhất Sinh”. Trên một con thuyền đánh cá nhỏ, chòng chành như chiếc lá rơi giữa biển khơi, chiếc thuyền mong manh chứa sinh mạng 290 người vừa trẻ con lẫn người lớn, có cả một phụ nữ mang thai sắp tới ngày sinh và một cụ gìa gần 90 tuổi. Gia đình chị em chúng tôi: lớn bé tổng cộng 16 người. Ra đi bỏ lại tất cả nhà cửa, của cải đã dành dụm bao nhiêu năm, chỉ mong được định cư ở Mỹ, một xứ sở Tự Do mà Mẹ và gia đình chị, em tôi đang cư ngụ.

Ôi! Hai chữ “Tự Do” sao mà đắt qúa! Biết bao nhiêu người mạo hiểm bằng đủ mọi cách: Theo đưòng bộ len lỏi trong rừng thiêng, nước độc hàng mấy tháng trường để đến được Thailand, hoặc bán gia sản hầu tìm một chỗ ngồi trên những chiếc tàu đánh cá nhỏ nhoi, vượt nghìn trùng hải lý để đến Mã Lai, Indonesia, Hong Kong, v.v. nếu may mắn được họ cho vào tạm trú. Sau này vì nhiều tàu vượt biên, các trại Tỵ Nạn qúa đông, họ không nhận dân tỵ nạn nữa, nên đã có nhiều chiếc thuyền bị họ đẩy trở ra ngoài khơi, lênh đênh trên biển cho đến hết lương thực, đói khát, bị hải tặc rượt bắt hoặc tàu chìm làm mồi cho cá.

Và họ… Một lũ người từ ngoài Bắc được dịp ồ ạt tràn vào chiếm đoạt nhà cửa, tài sản của người dân miền Nam, rồi còn đẩy một số người lên “vùng kinh tế mới”.

Tình hình lúc bấy giờ thật hỗn loạn. Nhà nước lo vơ vét tiền bạc, vòng vàng bằng cách tổ chức những cuộc vượt biên với danh nghĩa là cho người Hoa được phép rời VN bằng tàu đánh cá, họ tính đầu người đóng vàng thế chân và phải ký giấy tờ để lại nhà cửa và tài sản cho nhà nước quản lý (vượt biên bán chính thức). Họ vơ vét một cách trắng trợn. Lòng dân bất khuất lắm, nhưng dưới sự áp chế hung hăng của Đảng và nhà Nước Cộng Sản chẳng ai làm gì được ... tuy phẩn uất nhưng đành phải chấp nhận sống dưới ngọn cờ máu với sự cai trị của một Đảng độc tài, bóc lột.

Thế rồi người từ miền Bắc tràn vào sống khắp miền Nam trù phú, họ choáng mắt với ruộng lúa mênh mông, cá tôm đầy sông hồ, biển cả, nhà cửa khang trang… Lúc đó những người Bắc vào Nam mới bừng tỉnh khi nhìn thấy đời sống phong phú nơi đây. Họ thấy rõ miền Nam không nghèo đói, sa đọa như họ thường nghe tuyên truyền trong các buổi hội họp phải “Giải Phóng Miền Nam” mà ngược lại. Và từ đó dân miền Bắc tràn xuống miền Nam sinh sống càng đông, dân số miền Nam tăng dần, ở thành phố thì chật chội, nhà cửa chen chúc, tại miền quê thì dân bị lấn đất, lấn nhà, dưới chế độ Cộng Sản, không có gì của riêng mình được tồn tại, vì thế mà ba-mẹ của tôi đã phải bôn ba, tam tứ phen di tản mỗi khi thấy cộng sản chiếm đến gần.

Và rồi đây, không biết tương lai nước Việt sẽ ra sao, nghe bạn bè bên nhà lo lắng, hoang mang, họ sợ một ngày không xa nước Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh hay thuộc địa của Trung Quốc. Nếu đó là sự thật thì vô cùng xót xa, thương cho nước Việt đang trên đường diệt vong. Rồi sau này, khi con cháu chúng ta ở hải ngoại muốn tìm về thăm nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình thì biết về đâu?

Còn đâu nguồn cội, còn đâu nước Việt mến yêu!

Thương cho 90 triệu dân Việt, trong tương lai, mọi người sẽ phải học nói tiếng Tàu, viết chữ Hán… Chữ Việt phong phú của mình dần dà sẽ biến mất trong Tự Điển! Ngay từ bây giờ, nhiều lúc đọc một bài trên net do những người trong nước viết mà tôi mù tịt. Họ dùng nhiều từ ngữ rất lạ và cách hành văn cũng không thanh tao. Lâu lâu mới đọc được một bài văn thường dễ hiểu. Chẳng lẽ nước Việt của mình sắp bị mất rồi sao! Nguyện cho những lời ước đoán không là sự thật…

Trở về ngày “Quốc Hận 30, tháng Tư”. Một ngày tang thương thật buồn. Những người Việt hải ngoại ở khắp nơi không ai không khỏi ngậm ngùi tưởng nhớ mãi ngày khói lửa này của 42 năm trước. Nhớ đến Đại Lộ Kinh Hoàng. Nhớ vào ngày 29 tháng Tư năm đó tôi phải lội bộ từ nhà chú tôi ở Phú Nhuận ra đến Ngã Ba Hàng Xanh để đón xe về Biên Hòa tìm ông xã mà kinh hoàng. Chờ mãi mới có 1 chuyến xe đầy nghẹt người, tôi may mắn chen được một chỗ đứng gần cuối xe, nhìn chung quanh, những gương mặt hãi hùng, chán nản, một anh lính trẻ, bộ quân phục nhuốm bụi đường rách tả tơi, gương mặt hốc hác … nhất là đôi mắt thật buồn, anh thấy tôi đứng vịn thành ghế vội đứng lên nhường chỗ cho tôi ngồi, anh thốt một câu mà tôi nhớ hoài không quên.

-         “Thế là hết, mất tất cả rồi chị ơi!”

Tôi hiểu rõ nỗi đau của người lính thất trận trở về, một nỗi buồn chua xót, một nỗi khốn khổ xoáy tận óc tim. Tôi ngồi đó thẫn thờ, im lặng suốt chặng đường miên man nghĩ đến tương lai của gia đình chúng tôi, cũng như của toàn dân miền Nam rồi đây sẽ ra sao khi phải sống dưới một chế độ mà chúng tôi không bao giờ thích nghi để hòa đồng …

Tôi về đến nhà, may mắn căn nhà còn nguyên chưa bị đập phá, vào đến nhà Mẹ vừa gom một ít đồ đạc chưa kịp đem ra xe thì bỗng nhiên 1 đám bộ đội mặc quần áo đen, đội mũ tai bèo đeo súng trường đi vào cổng nhà, dẫn đầu là anh chàng y tá trong xóm mà tôi chỉ nghe mọi người gọi anh ta là “Anh Tám Chích”. Toán người vào nhà và ra lịnh cho chúng tôi ngừng di chuyển đồ đạc trong nhà ngay. Anh ta nói:

-         Nhà này Chủ Nhân đã bỏ chạy theo đế quốc Mỹ, tất cả đồ đạc trong nhà bây giờ đều thuộc về nhà nước. Cô không được di chuyển bất cứ thứ gì. Hôm nay chúng tôi đến để kiểm kê.

Rồi anh ta bắt đầu lấy sổ ra ghi từng món đồ đạc trong nhà, từ giường, tủ, bàn ghế đến từng cái chén, đôi đũa, anh ta ghi đầy cuốn sổ xong, rồi họ bảo chúng tôi phải rời khỏi nhà. Họ khóa cửa và đóng dấu niêm phong căn nhà của Mẹ tôi, không cho tôi ở lại, dù tôi có đưa sổ gia đình ra chứng minh là nhà này có tên tôi trong sổ, họ vẫn nhất định không chịu. Không thể ngờ được… Họ đã trắng trợn sang đoạt căn nhà của Mẹ con tôi. Căn nhà kỷ niệm mà chị em chúng tôi đã sống với Mẹ những ngày đầm ấm.

Thật bất ngờ, tôi hụt hẫng, không thể tưởng tượng rằng mình phải dọn ra khỏi chính nhà của mình, căn nhà yêu dấu mà Mẹ con chúng tôi đã chắt chiu gom góp mua đất để xây cất, tạo dựng một mái ấm khi Ba tôi vừa mất. Tự tay Mẹ tôi mướn người vẽ kiểu và thợ đến xây nhà theo ý của Mẹ. Chúng tôi lớn lên trong vòng tay của Mẹ ở đây. Bao nhiêu của cải, bao nhiêu kỷ niệm ấu thơ của gia đình tôi bỗng dưng bị sang đoạt. Tôi ngỡ ngàng không hiểu luật lệ ở đâu mà nhà nước được quyền ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của dân như thế! Buồn, giận lẫn uất ức nhưng rồi tôi cũng phải bỏ lại căn nhà của chúng tôi cho họ chiếm đoạt. Đến lúc đó tôi mới thấm thía và hiểu rõ tại sao Ba-Mẹ tôi đã phải ra đi từ Hà Nội sang Lào, trở về Hà Nội chẳng được bao lâu lại di cư vào Nam. Tôi còn nhớ Ba tôi lúc sinh thời thường nói với các Bác quen khi các Cụ ngồi uống trà trò chuyện:

-         Cộng Sản tức là cộng hết tài sản của dân rồi chiếm hết…

Bây giờ tôi mới thấm thía lời Ba tôi nói rất đúng. Có sống dưới chế độ Cộng Sản thì mới hiểu tại sao người ta phải bỏ xứ ra đi?

Tôi trở về một lần vào năm 2001, thăm xóm cũ, nhìn lại căn nhà thân yêu--được biết đã qua mấy gia đình Cán Bộ ngoài Bắc vào ở rồi. Nhìn căn nhà cũ nát, tôi ngậm ngùi muốn khóc, hình ảnh Mẹ và chị em chúng tôi không còn nữa mà thay vào mái ngói suy sụp, tường vôi loang lổ, ngay chỗ sân chơi của chúng tôi, Mẹ có làm tường hoa và bệ xây gạch tráng men rất đẹp, thế mà bây giờ đổ vỡ lung tung, nhìn rất thảm thương. Thế là hết, dấu tích kỷ niệm của gia đình chúng tôi cũng không còn. Về một lần chỉ mong tìm lại kỷ niệm, thăm viếng quê hương, nhưng khi nhìn thấy một Biên Hòa xa lạ, dòng Đồng Nai tuy vẫn êm đềm chảy xiết, nhưng sao không thấy thanh bình như xưa. Đường phố thay tên, nhà cửa xây cất lung tung khó nhận diện được đâu là những con đường ngày xưa vui bước….

o 0 o

30 tháng Tư lại về, nơi đất khách 42 năm uất hận, hôm nay ngồi hóng mát trên bãi cát trắng tinh của bờ biển Ft. Meyes, FL vào mùa Spring Break cũng tháng Tư… Nhìn thiên hạ yên bình vui hưởng an nhàn, bơi lội tắm biển, tắm hồ, trượt sóng, chèo thuyền, v.v... Xa xa ngoài khơi, những cánh buồm lất phất bay theo gió chiều đẹp làm sao! Lòng tôi không khỏi ngậm ngùi nghĩ đến những con thuyền định mệnh xa xứ của những năm xưa. Vói tay bật nhạc nghe văng vẳng bên tai tiếng hát Lệ Thu với “Thuyền Viễn Xứ” của Phạm Duy, bài hát ngày xưa lúc sắp sửa vượt biên tôi thường len lén mở nghe mà lần nào mắt cũng rớm lệ.

Chiều nay sương khói lên khơi

Thùy dương rũ bến tơi bời

Làn mây hồng pha ráng trời

Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người

 

Thuyền qua xứ người đã 42 năm. Lòng người viễn xứ, lúc nào cũng bùi ngùi trông ngóng về cố hương mà:

Nhìn về đường cố lý cố lý xa xôi

Đời nhịp sầu lỡ bước, bước hoang mang rồi

Quay lại hướng làng Đà Giang lệ ướt nồng

Mẹ già ngồi im bóng mái tóc tuyết sương. Mong con bạc lòng.

 

Để rồi chỉ biết gửi về quê xưa những mong ngóng nhớ thương bằng:

Chiều nay gửi tới quê xưa

Biết là bao thương nhớ cho vừa

Trời cao chìm rơi xuống đời

Biết là bao sầu trên xứ người.

 

Tháng Tư đau thương mất mát và buồn nhất trong lòng tất cả mọi người Việt tha hương…Nỗi buồn tha phương, viễn xứ muôn thuở…

 

Kiều Oanh

29 tháng Tư 2017


*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức:

"Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp"-Nguyễn Văn Đông; Phương Vũ trình bày

Kiều Oanh thực hiện youtube



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5750)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6809)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7229)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6279)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 5992)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6518)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5343)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5215)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5519)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5443)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5481)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 5956)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6735)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6742)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6083)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6032)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6180)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6375)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6822)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6495)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6895)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 6916)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6710)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6327)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47076)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66894)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24871)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5903)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5905)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6205)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 6953)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5470)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5692)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6321)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5566)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5373)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5844)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6319)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5420)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 5903)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6123)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6130)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8064)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7016)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6254)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8641)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7726)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7330)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7311)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6523)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ