12:15 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

Hồi xưa tui đi học - Hoàng Duy Liệu

26 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 20866)

Hi xưa tui đi học

Chương 1- Cái trường làng

Năm lên 4 tuổi tui được ông Nội đưa đi học ngày đầu tiên trên đời vì ba tui thì là lính Không Quân nên sáng sớm đã phải đạp xe vô phi trường, má tui thì còn phải vừa khóc vừa đi chợ lẫn trông nom một đàn em nhỏ ở nhà.


Con đường từ nhà tui đến trường ngày đó lẽ dĩ nhiên là không có tình tự thơ mộng như trong chuyện của nhà văn nổi tiếng Thanh Tịnh ngày nào, chỉ có cái cảnh một thằng nhóc con một tay xách cái cặp da màu đen có dán, không, đúng ra là có in lên vài cái hình xanh đỏ chim cò, máy bay, con gái tóc dài hay ác quỷ nhe răng. Có còn nhớ không? Mấy cái hình mà anh chị em mình nhúng vô nước, nhẹ tay gỡ ra rồi dán lên sách, lên bìa sách hay cặp táp đó. Tui khoái nhất cái hình thằng cao bồi "Lucky the Lude" ốm nhom ốm nhách cao lòng khòng đội cái mũ rộng vành đứng tréo chân trông gồ quá đỗi.


Một tay xách cặp, một tay với cái bình mực hình dạng giống như trái địa cầu có cái nắp và cái khoen ở trên, tui lủi thủi lần mò sau lưng ông Nội dọc theo con đường rày xe lửa xuyên qua cái rừng tre rậm mà sau này, khi lớn lên thêm một chút, tui thường ra đó chặt về hun khói cho vàng làm cần câu cá mập. Cá mập ở Biên Hòa? Ờ thì mấy con cá có cái mông bự bự đó mà, mấy thằng nhóc trong xóm tui kêu như vậy, tui bị ám ảnh bởi cái hình dạng cong cong uốn lượn của con cá từ thuở ngàn xưa năm cũ ấy.


Vừa ngó theo ông Nội vừa phải để mắt lạng qua trái phải tránh những cái đống gì vàng vàng nâu nâu còn đang bốc hơi. Đôi khi phải dừng lại kênh nhau với mấy con chó vừa xong bữa ăn sáng tính chùi miệng trên cái quần xà lỏn mới toanh.


Ngày đó tui ngon lành lắm nha, không có khóc lóc chi hết ráo, cho dù trong dạ đánh lô tô bình bình khi nhớ đến những lời hăm he của má tui hằng bữa:


- Mày quậy như quỷ, phá như ma, mai mốt đi học thầy cô uýnh nát đít !


Nát đít là sao tui hỏng biết chứ cái chị Lài lớn hơn tui 2 tuổi ở nhà kế bên đã từng mếu máo len lén cho tui coi 2 lằn roi tim tím chiều hoang dày dày trên bờ mông trắng như con gái bữa đi tắm sông, thấy hơi rờn rợn teo teo. Ngày đó tui còn quá đỗi khù khờ chỉ chăm mắt nhìn mấy lằn roi mà thôi. Ngu quá xá ha ! Chị Lài ơi, giờ cho tui xem lại một lần nữa được hong? Tui xin hứa danh dự là chỉ dòm mấy cái dấu chân của anh Tám mà thôi.


Lại nữa không khóc là vì nhờ ông Nội tui ngồi chồm hổm đọc báo ở ngay trước lớp chờ đến giờ ra chơi mang đến cho tui cái bánh bò màu trắng hoặc xanh, đỏ cùng một vài hớp nước xá xị hiệu con nai đã xì hết ga.


Kêu là trường cho oai dũng đời ta chứ đó chỉ là một cái trường làng, một cái chái nhỏ cột tre mái tranh cất dựa theo bên hông nhà ông thầy giáo không có tường vách cửa nẻo chi hết với mấy dãy bàn cùng băn ghế làm bằng gỗ không cần bào láng cho nó có cái vẻ thiên nhiên mộc mạc, dằm đâm tua tủa , có bữa nào xui thì bị mấy cây dằm đâm thủng đít về nhà còn bị má đánh về cái tội làm rách cái quần xà lỏn chiến.


Lỗi tại tui đặt mông xuống quá mạnh hay là ngoáy mông qua lại, không chịu ngồi yên mà học ! Má tui kết án một cách có "cơ sở ” và khoa học tự nhiên như thế. Má ơi ! Nếu má biết rằng bây giờ có nhiều người giàu có nhờ cái tài ngoáy mông, chắc là má đã không đánh con ngày đó.


"Oh, well !" Thế sự có bao giờ giống nhau đâu?


Bước qua khỏi cái hàng rào dâm bụt với những bông hoa đỏ chét thì tui giựt mình núp liền ngay sau lưng ông Nội. Lần đầu tiên trong 4 năm dương thế tui thâý cảnh địa ngục đang "You Tube" trên cõi đường trần.


Cái ông thầy giáo này tên là Chín, có nghỉa là con số 9, 9 nút bài cào , có thể ổng hay vợ của ổng thứ chín trong gia đình, và có lẽ vì bị ám ành bởi con số hên chín nút này nên ổng sắp xếp trình bày cái trường làng "Thầy Chín" của ổng ngăn nắp, sống động như chín từng địa ngục của Diêm Vương một cách thật là hoàn mỹ của một người không những có học mà còn có năng khiếu tuyệt vời về nghệ thuật "tạo hình" tạo dáng luôn cả tạo cảnh. Một "producer" trứ danh đi trước thời đại. Tiếc là ổng vượt biên không tới được Hollywood.


Dưới cái nắng bắt đầu hâm hấp nóng trong ngày, ngay giữa cái sân lót gạch tàu màu hun hun đỏ có thêm tí rong rêu xanh xanh chạy viền cho đủ bộ là 2 tên quỷ sứ nho nhỏ, mặt hơi đỏ đỏ, ốm yếu tong teo như tui, mặt mày méo mó với hai hàng mũi dãi lòng thòng, xanh lè, vàng bệt co lên thụt xuống, chun ra chun vô qua 4 cái lỗ y hệt như là 4 con rắn nhỏ đang ngoằn ngoèo uốn lượn trước cửa hang, đang bị bắt quỳ gối trên mấy cái vỏ mít đã ngả màu vàng nâu dẹp lép, hai tay dang ra hai bên như 2 con quỷ dữ sắp vồ một bà mập ú, thân thể trần truồng bị đì xuống địa ngục để đền tội ác cho cái tội hay lấy thịt đè người ăn hiếp chồng, hoặc là tội cho mượn nợ theo cái lối mà mấy ông già thường hay gọi là "xanh xít đít đui" gì đó lúc còn phục phịch qua lại ở chợ Biên Hòa mà tui có dịp thấy trong hình vẽ trên tường ở một cái chùa nào đó.


Địa ngục A Tỳ chẳng mấy xa, tui nào biết.


Chỉ có hơi khác một chút là ở mỗi cổ tay của 2 thằng này có treo tòn ten một cái lon sữa bò đầy nước đang lắc lư nghiêng ngả mà sau này khi đến phiên tui được cái hân hạnh thay chỗ cho tụi nó, tui mới biết được cái thông minh sáng suốt vượt bực của thầy Chín.


Thằng nào mỏi tay, hạ xuống làm nước đổ ra ngoài thì lại phải tiếp tục đóng vai quỷ sứ trở lại ngay từ đầu, 2 viên gạch thẻ của ông già tui ở nhà chẳng thấm thía vào đâu.


Mặc dù là đang teo dế núp sau lưng ông Nội nhưng con mắt nhà nghề bẩm sinh của tui cũng đang nhận thấy con quỷ bên tay mặt, ngoài cái chuyện đang ráng giữ thăng bằng 2 cánh tay cho nước khỏi sánh ra ngoài lẫn việc bận rộn hít ra hít vô 2 dòng nước mũi càng lúc càng lỏng càng dài, nó còn đang cố phình phình ưỡn uỡn cái bụng có mấy sợi gân xanh tím ngang dọc, đôi mông lắc lắc nhè nhẹ để cố giữ cho cái quần xà lỏn màu cứt ngựa của nó khỏi tuột xuống. Chịu hết nổi tui há miệng cười toe.


Đi học vui chớ Má ! Sao Má khóc ?


Có lẽ quá tội nghiệp cho cái thằng quỷ nhỏ, ông Nội tui bước tới lấy tay kéo cái quần của nó lên rồi còn móc luôn cái lưng quần của nó lên trên cái cục rún lòi của nó cho chắc ăn. Cái máu ân cần nghĩa hiệp tới bến của dòng họ Hoàng đã có từ thuở xa xưa.


Càng tới gần cái chái nhà thì những tiếng chát chát vang lên hòa theo những tiếng rú thét khóc lóc than van như tiếng rên rỉ từ âm cung vọng về của lũ quỷ xứ gái trai, xen lẫn với tiếng chửi rủa the thé có vần điệu của cái bà "Bắc Kỳ" bán xi rô đá nhận nhà bên cạnh.


Cái cảnh địa ngục của thầy Chín giờ đã có thêm phần âm thanh loại xịn với "volume" đang được mở lớn ở mức tận cùng.


Đang đứng giữa trời với cái miệng đã bắt đầu hơi mêu mếu, cặp giò run run, tuồng như có cái gì nong nóng trong con mắt thì một hồi còi dài hú lên cùng theo tiếng xình xịch ầm ầm của chiếc xe lửa ngang qua, cả lũ quỷ tạm ngừng khóc than, hí hửng chạy túa ra sân hò reo ỏm tỏi.


Giờ ra chơi.


À thì ra ông thầy Chín dùng tiếng còi xe lửa thay cho tiếng trống báo giờ. Sao mà "romantic" quá vậy. Vợ tui rên rỉ khi nghe tui kể cái đoạn này.


Gần đến nhà ga BH nên xe lửa chạy chậm lại, mấy bà mấy thím bạn hàng trên xe quăng xuống sân cho mấy đứa học trò ốm đói trường làng vài cái bánh ú, bánh xu xê, có khi là một rổ cá mòi Phan Thiết cho bà vợ thầy Chín. Có bà còn thò đầu ra cửa sổ gởi lại đôi lời hăm he thằng quỷ nhỏ thân thương:


- Chiều nay về mày biết tay tao !


Ôi sao mà đáng yêu đáng nhớ quá cái xóm, cái trường làng của tui thời đó. Giờ kiếm đâu ra?


Người ta nói có khi những chuyện mình thấy ngày hôm nay có thể là những điều báo trước cho chuyện ngày sau. Tui nghĩ là cũng có thể đúng. Mươi mười năm sau khi mà ba tui cởi bỏ áo trận đi tù trên núi thì má tui đã có dịp ngồi trên chiếc xe lửa đó đi buôn hàng chuyến, chỉ có phần khác biệt là lớp học đã không còn và má tui cũng chẳng có dư cái bánh nào để quăng xuống cho lũ trẻ con ốm đói. Có chăng là những giọt lệ ngắn dài rơi rớt dọc đường ray.


Vô lớp rồi mới biết ông thầy đầu đời của tui làm nhiệm vụ ‘Thương cho roi cho vọt “của một bực gia sư hiền lành khả kính một cách tận tâm tận mạng, vì trong cái đám đệ tử ngày đó sau này có thằng đi lính lên tới trung tá lúc mới có hai mươi mấy tuổi, lại có thêm vài ông bác sĩ, luật sư, mấy bà chủ hãng, không kể một thằng bỏ nhà đi hoang là tui.


Tuy chỉ có học ở trường Thầy Chín độ hơn một năm mà có lẽ nhờ cái bản tính láu cá trời cho, cái thằng tui đã thu thập được nhiều chiêu tuyệt kỹ mà trên quãng đường đời lưu lạc đầy chông gai trắc trở sau này đã giúp tui sống còn. Đúng là "quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu."


Ngoài cái chuyện tập đọc, tập viết cùng tập làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, tui lại còn được thầy Chín trui rèn huấn luyện để biết thế nào là đớn đau khổ sở qua những hình phạt độc đáo của ổng để rồi sau này nhớ lại mà ngậm ngùi thương nhớ, mến bạn thương thầy.


Cũng như các nhà giáo thời đó, ổng cũng có một cái roi mây dài cỡ một thước, đen xì láng bóng vì đã được bào láng qua bao cái mông của lũ học trò trai gái.


Thầy Chín là một nhà "cordinator" đại tài, lúc nào ổng cũng nghỉ đến chuyện sắp đặt, thu xếp sao cho nó thiệt là phê, là đúng điệu dân chơi mà lại ít tốn công tốn của cùng cái sức lực không có bao nhiêu của ổng. Ồng được miễn đi lính vì thiếu ký lô, nhưng theo tui nghĩ là vì ổng có một cái đầu quá cở thợ mộc, từ cách dạy học cho đến hình phạt lũ học trò của ổng đều không giống ai.


Lúc nào ổng cũng đánh 2 đứa cùng một lượt mà ổng gọi là “ Nhất roi nhị mếu “. Đứa nào phạm tội chi ổng không quất liền mà chỉ ghi tên lên bảng, đợi cho có thêm một tên hay một con nữa thì sư phụ liền bắt 2 đứa nằm ngay xuống cái nền gạch lúc nào cũng ẩm ướt với bao thứ nước thải ra cuả lũ học trò.


Hai đứa nằm sát bên, đâu mặt lại với nhau, thế rồi một roi hạ xuống, 2 cái mông hẩy lên một lượt kèm theo tiếng khóc hòa âm, lúc nào mà có 1 cặp trai gái thì âm thanh trầm bổng du dương hết chỗ nói. Tui đã biết đớn đau khổ ải nhìn con gái mà chảy nước mắt từ dạo ấy. Nhìn con gái khóc tui cũng phải khóc theo.


Bị cái hình phạt này nhiều lần tự nhiên tui khám phá ra một điều lý thú, là nếu mình nằm phía trong sát với chân ổng thì ít đau hơn, có khi cây roi lại chẳng trúng mông, chỉ cấn giả bộ hẩy mông rồi rú lên cho đúng bài bản là xong. Còn nếu hên mà mình bị đánh chung với môt đứa bự con hơn thì không có đau tí nào.


Chính vì bao giờ cũng hăng hái tiến lên nằm xuống dơ mông lên trước để chiếm chỗ phía trong mà thầy Chín thường khen tui là người can đảm nhất lớp. Sau này lên trung học tui giỏi môn Vật Lý có thể là nhờ vào đó. Có lần đem cái bí quyết này kể cho má tui nghe, bả chửi:


- Đồ cái thằng điếm chảy !


Thầy Chín lúc nào cũng nghiêm nghị đàng hoàng trong cái mặt khó đăm đăm. Cả suốt thời gian quỳ gối mòn trơ vỏ mít ở đó tui chỉ thấy thầy cười có độc một lần.


Số là bữa đó đang giảng bài trên bảng, bỗng có tiếng dế gáy vang trời, thầy Chín liền xách cây roi đi tìm coi tên nào dám cả gan mang dế vào lớp học. Khổ nỗi đó là con dế lửa của tui.


Ổng đi gần tới mà nó vẩn hùng dũng "hát quốc ca," quá đỗi sợ hãi tui bèn móc cái hộp quẹt có con dế ở trỏng nhét đại dưới đùi con Hoa ngồi kế bên. Nó ấn mạnh cái đùi tròn vo xuống, một tiếng cụp vang lên con dế hết chào cờ.


Nhỏ Hoa này ngon lành đáo để lắm. Lại hay có tính thương người, lúc nào cũng có hũ dầu cù là trong túi để thoa vô mông mấy đứa bị đòn, bù lại thì phải cõng nó chạy một vòng. Chẳng gì nhà nó bán hàng xén trước cửa ga Biên Hòa, mỗi lần đến đó mua thuốc lá cho ba, tui thường thấy nó vừa gói hàng vừa thối tiền, cái miệng tía lia :


- Mua gì nữa không bác? Cái đó mới dzìa đó cô.


Um xùm.


Trở lại chuyện con dế, thầy Chín đã đứng trước mặt tui và con Hoa, ổng nạt:


- Dế đâu đưa ra mau !


Nhỏ Hoa nhanh nhẩu đoảng:


- Dạ, em đâu có dế Thầy !

...................

Ổng ngoác miệng cười ha hả, vác roi đi luôn vô nhà, cái đầu lắc lắc.


Từ đó về sau ổng thường hay có vẻ tủm tỉm mỗi lần nghe tiếng dế kêu. Còn nhỏ Hoa ù thì bây giờ đã là bà chủ siêu thị giàu sang chơi toàn là dế iPhone 3, 4 gờ, ngồi xe "Roll Royce" chẳng cần ai cõng nữa nhưng nó vẫn có hũ dầu cù là trong túi.


Bùa hên của nó.


Ông thầy Chín còn là ông thầy độc nhất mà tui biết, áp dụng lối thực hành "Team Work."


Bốn đứa chia ra làm 2 cặp, đứng sẵn sàng hai bên tám bảng. Khì thầy Chín la lên: Trái ! Tui


Thì hai đứa bên trái phải thay phiên nhau viết lên bảng chữ TUI mỗi đứa một chữ T, U, I. cho thiệt lẹ.


Kế đó ổng sẽ la lên: Mặt ! Khùng ! Thì 2 tên bên kia cũng phải làm y như thế.


Có khi ổng kêu 2, 3 lần cùng một bên liên tục nên lúc nào cũng phải ở tư thế SẮP SẴN của Hướng Đạo nếu không thi sẽ có tên trên bảng phong thần.


Bài tập làm thêm ở nhà của ổng đa hình đa dạng, lúc thì phải vẽ một cái hình, khi thì phải viết cho ổng một chữ, một câu. Gì cũng được, tùy ý, miễn là phải có một cái gì mang nộp cho ổng mỗi ngày.

Có một lần tui bị trợt tay, cây viết vạch một đường dài trên trang giấy trắng, tính kiếm cục gôm xóa đi rồi vẽ lại nhưng lại quên mà để nguyên như thế đem nộp. Vậy mà hôm đó tui được 10 điểm.

Nhiều năm sau khi lớn lên, tui lúc nào cũng rất cảm phục và vị nể ông thầy trường làng thông minh này. Ổng đã dạy cho tui một chữ "Thầy " .


Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó. Tự dưng niềm cảm xúc dâng lên, hai đầu gối run rẩy, tui muốn quỳ gối dang tay một lần nữa. Trong cuộc đời dài, hẳn đã có bao lần ta muốn làm lại ngay từ đầu.


Cái thuở ban đầu đơn sơ ấy.

 

(Còn tiếp)
Hoàng Duy Liệu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 2012(Xem: 22387)
Nói chung, chuyện của xóm Bắc dốc Tòa không sao kể hết, chỉ kể lại phần đời của tôi lồng trong xóm này khi tuổi đã xế chiều. Mong con cháu ở xóm biết qua phần nào cái hồn của xóm ngày xưa
24 Tháng Năm 2012(Xem: 19121)
Tư Thâu khập khễnh len mình giữa dòng người xuôi ngược hối hả mua bán tấp nập của phiên chợ chiều cuối năm, cũng như rồi đây phải lê tấm thân tàn lăn lóc mưu tìm chén cơm manh áo giữa chợ đời đầy nghiệt ngã đau thương!
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22540)
tôi vẫn còn đó một chân tình…Xin cảm ơn đời vẫn còn giữ được cho tôi những người bạn chiến đấu oai hùng. Xin cảm ơn em, người con gái Việt Nam với mối tình thủy chung đỏ thắm…Vô cùng cảm ơn em, người tình của em trai tôi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22032)
Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21618)
Cù Lao Phố từ lâu đã được quy hoạch làm khu du lịch, nhưng đến nay vẫn không hề phát triển. Vẫn những con đường đất đá thô sơ, vẫn những cánh đồng hiu quạnh chờ bàn tay tạo tác của con người. Cù Lao Phố vùng đất địa linh nhân kiệt thuở nào, giờ im lìm đứng nhìn thế sự đổi thay.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 29169)
Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
17 Tháng Năm 2012(Xem: 21232)
Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau oà vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay ,ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21666)
Mãi lo thả hồn miên man nhớ về những ngày phải mặc cái áo này dắt con cố đi tìm một chốn dung thân làm bà Tư không hay ông Mười đã đến đứng kế bên bà tự hồi nào. Xếp lại cái áo bỏ vô tủ ông thì thầm: - Bà cứ giữ lấy, biết đâu. Thẩn thờ quay qua bà Tư buồn rầu : - Kỳ này tui chạy đi đâu hả ông? Ôm chặc lấy vai bà ông Mười cố ngăn cơn nấc nghẹn: - Mình chạy lên trời.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21063)
Biết đủ là đủ phải không em? Cuộc sống em đã có nhiều nụ cười hơn nước mắt, biển đời luôn trao tặng bình lặng cho em hơn là nổi phong ba. Hãy cám ơn đời đã xoa dịu được nỗi đau làm lành được những vụn vỡ trong trái tim em.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 20504)
Mẹ tôi chết ở miền Nam, thầy tôi chết ở miền Bắc, không biết hai người có trùng phùng ở một miền nào đó nơi thế giới bên kia? Nơi mà tôi tin rằng, không có hận thù, đau khổ, thầy mẹ tôi sẽ có một bữa cơm hội ngộ, bát tương, quả cà, bát thịt kho đông trong những ngày giá lạnh.
07 Tháng Năm 2012(Xem: 23008)
hôm nay, nơi khuôn viên đại học với những lời chúc tụng của bạn bè làm tôi nao nao nhung nhớ nhừng kỷ niệm thân thương vùng quê ngoại, có đồng ruộng mênh mông, có hình ảnh mẹ tôi dãi dầu mưa nắng hòa mình vào cuộc sống người dân quê chân chất thật thà để nuôi tôi khôn lớn bằng tấm gương hy sinh cao cả.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 21291)
Trong số khách ruột của quán có người còn quả quyết thấy con “Củ Kiệu” có lần bay về thăm… quán(?). Nó đậu trên giàn hoa giấy trước hiên quán, nhìn nó tươi tốt hơn trước nhiều và khi thoáng có chút khói thuốc lá bay về phía nó, con chim cất lên mấy tiếng kêu kỳ lạ rồi vỗ cánh bay đi …
04 Tháng Năm 2012(Xem: 21361)
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người.
01 Tháng Năm 2012(Xem: 24309)
Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo H.O cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 27728)
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28569)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 21420)
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29842)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47556)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
17 Tháng Tư 2012(Xem: 24956)
Cám ơn Chị, lời nói đẹp của chị trong giờ phút tuyệt vọng của tôi, khiến nhịp đập trái tim tôi dịu lại, khi ngồi chờ đêm qua, bình minh ló dạng, để thấy lại được những đồng đội thân thương của mình !
10 Tháng Tư 2012(Xem: 29924)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
10 Tháng Tư 2012(Xem: 35032)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 26640)
Ba không đủ can đảm , không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ. Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo
02 Tháng Tư 2012(Xem: 25632)
Vì ba không đủ tiền mua loại xe Nhật cho hợp với "văn minh"nên ba phải đi "con ngựa sắt" đến sở làm. Vì ba không đủ khả năng cho đàn con trai ba đi hớt tóc ở tiệm nên ba phải tập làm thợ hớt tóc, nhưng ba vẫn vui, ba vẫn cười. Ba mãn nguyện sống vui hằng ngày khi ba thấy đoàn tàu chưa đứt !
01 Tháng Tư 2012(Xem: 21806)
Thử nghĩ nếu mà những người lảnh tụ đang cai trị những xứ sở nghèo nàn chậm tiến nào đó chịu bỏ ra một ngày trong một năm tham dự cái trò chơi này một cách thành tâm thì không bao lâu thế giới sẽ có thêm biết bao là tiếng cười rộn rả hàng ngày trên khắp quả địa cầu.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 29089)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 20512)
Ngủ say đi con rồng nhỏ của nội. Mùa xuân đã về rồi đó. Hoa lá đang đâm chồi nẫy lộc. Cháu của bà sẽ là một mầm non tươi tốt, đem đầy mật ngọt yêu thương đến với mọi người.
28 Tháng Ba 2012(Xem: 21584)
Tiệc nào cũng phải tàn. Tình nào cũng phải tan nhưng để dành mà nhớ và có thể năm sau làm tiếp! Tôi bắt tay anh Hạnh và nhận lời cám ơn. Gật đầu tạm biệt tất cả, tôi ra về trước mà lòng cảm thấy phấn chấn!
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29416)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 29077)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28226)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
19 Tháng Ba 2012(Xem: 22078)
Tình cảm với nhau phải nói là tràn trề như vậy, nhưng có những lúc bà thấy ray rức. Rằng về mặt pháp lý, dù bà đã ly hôn, nhưng khi đến với ông như thế này là… không phải. Hiểu tâm sự của người yêu, ông chỉ biết an ũi cho bà
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20675)
Tôi tiếp tục bước đi trên đường phố Biên Hòa với nhiều thay đổi, nhà hàng tụ điểm ăn chơi mọc lên như nấm, mọi người đều “ hối hả vui chơi” trong cuộc sống hằng ngày, không biết có ai còn nhớ đến tháng ba với những mảnh đời bất hạnh.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21174)
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28576)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
12 Tháng Ba 2012(Xem: 23216)
Và cô một lần nữa lại mềm lòng trước gió! cô xiêu lòng, thoát khỏi nỗi ăn năn: Sao Không Nhốt Gió! Cô cay đắng với gió, nhưng cô TỊNH TÂM-cô THA THỨ cho gió. Cô mong từ chiều nay, có ghế đá công viên làm chứng, gió sẽ giữ lời hứa với cô. Gió mãi mãi là làn gió mát, trong lành ,dịu dàng. Gió hứa sẽ đi cùng cô nốt đoạn đời còn lai của cô trong AN BÌNH-HOAN LẠC.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 26006)
Ới Thị Bằng ơi! đã mất rồi! Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi! Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói, Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 20425)
Những người trẻ tuổi hiện nay - các em, các cháu hình như đã thấy được, đã nghe được, đã thấu hiểu hiện tình đất nước. Vì thế những người trẻ này đang là niềm tin, niềm kỳ vọng của những người đi trước
06 Tháng Ba 2012(Xem: 23375)
mà cô nàng đưa chân bên phải ra ngoài chiếc váy đen Versace một cách điệu bộ cong cớn khiến “ nhiều bà ” nóng mặt nhưng cũng khiến “ một số ông”…trố mắt trầm trồ!
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29420)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29616)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 31163)
“Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 79049)
Chúng ta đã qua những trãi nghiệm dài của cuộc đời, chúng ta càng phải biết hài hòa và thương yêu mọi người hơn nữa bằng cách biết chia sẻ. Biết tha thứ. Biết quan tâm và bớt cố chấp, bớt quan trọng hoá và thực hiện những hoài bảo để trở thành một con người còn có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội và thể hiện được giá trị nội tâm của chúng ta.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 26002)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27740)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
29 Tháng Hai 2012(Xem: 20443)
Tôi đã ý thức và tĩnh táo đi qua những ngày tháng như thế và hiện giờ đang chờ sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi là chàng sinh viên người miền Nam học cùng lớp, cùng ra dạy chung trường. Tình yêu của chúng tôi đến với nhau không là ảo tưởng mà là một thực tế dâng hiến vị tha.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 26058)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25772)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 20684)
Tôi làm sao quên được giọng nói Bắc Kỳ nhỏ nhẹ, dễ thương, tính tình hiền lành đáng mến của bạn tôi ngày ấy. Bạn thường nhường nhịn và chiều chuộng tôi, với bạn điều gì tôi nói ra cũng có lý và đúng cả
21 Tháng Hai 2012(Xem: 26036)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...