12:34 CH
Thứ Ba
16
Tháng Tư
2024

HỒI XƯA TUI ĐI HỌC - CHƯƠNG 2 - NHỎ MAI - HOÀNG DUY LIỆU

28 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 21034)


Sau khi làm quỷ sứ quỳ gối dang tay mũi dãi lòng thòng, rách mất vài cái quần xà lỏn xanh đỏ ở trường thầy Chín được hơn một năm, tui được đi học ở trường tiểu học công lập của tỉnh. Trường Tiểu Học Nguyễn Du.

Mỗi buổi sáng từ nhà tui ở gần nhà ga Biên Hòa, tui lơn tơn xách cặp đi ra đầu phố chỗ có rạp hát Biên Hùng và quán hủ tiếu Cây trứng cá mà ông nội tui là chủ đất, tui thường ghé qua cái xe bánh mì của dì Chín (hỏng phải vợ thầy Chín đâu nha!) ở trước quán hủ tiếu đưa cho bả một đồng, đổi lấy một ổ bánh mì thịt hay xíu mại nóng hổi, vừa đi vừa gặm, mắt láo liên canh chừng không cho thằng nào rề rề tới gần xin cắn miếng.

rap_bien_hung-content


Không biết mấy anh "pilot" có còn nhớ đến mấy thằng nhóc con ngày xưa thường hay đứng quanh xe bánh mì đưa mắt nhìn say mê mấy cây súng P38 nho nhỏ với sợi dây nịt có gắn thêm con dao cùng những viên đạn sáng chói màu đồng mà mấy anh đeo xề xệ ngang hông đó hay không. Tui là một nhóc tì trong đám đó, sáng nào cũng đứng nhìn mấy anh lính rồi đếm thầm coi còn bao năm nữa thì mình sẽ được đi lính để có súng đeo cho oai vệ như vậy.


Bánh mì dì Chín ngon lắm, mấy anh lính Không Quân thường sau khi ăn hủ tiếu xong còn mua thêm vài ổ đút vô cái túi dưới chân để dành ăn trưa ở trên trời. Đôi khi tui còn thấy vài anh lính Biệt Động Quân hay Nhảy Dù mua cả chục ổ nhét đầy ba lô thảy lên chiếc xe jeep có cái cần ăng ten dài thoòng được uốn cong cột về phía trước sửa soạn cho một chuyến hành quân nào đó.


Dì Chín tối ngày bận rộn làm bánh mì chắc là không bao giờ nghĩ đến cái chuyện những ổ bánh của mình đã theo bước quân hành mà đi bao vùng "rừng núi sình lầy" hay là bay cao tận "không gian hằn nỗi nhớ". Không biết Dì Chín có bị đi tù cải tạo về cái tội tiếp tế lương thực cho địch quân hay không, dám lắm chớ.


Bây giờ ở xứ Mỹ này tui ăn đủ thứ từ bánh mì Ba Lẹ, Hương Lan, Hà Nội đến Lee Sandwich nhưng vẫn không thấy ngon bằng bánh mì dì Chín hồi đó. Chỉ cần đứng kiễng chân nhìn dì Chín dùng cái muỗng nhấn nát cục xíu mại hay là con cá mòi rồi nhẹ nhàng ban ra trên khúc bánh mì với cái màu vàng đỏ óng ánh của nước sốt là đã đủ chảy nước miếng rồi. Đó là chưa kể đến 2, 3 miếng ớt mỏng đỏ hỏn nằm nghêng ngang cay lè kế bên một miếng dưa leo tươi mát. Chắc tại hồi đó nhà tui nghèo quá, chứ không như bây giờ, tui giàu lắm, tui ăn bánh mì mua 2 tặng 1 thay cơm hàng ngày.


Cũng như những thằng nhóc khác, tui thường phải đi bộ đến trường nhưng sau vài tuần vừa đi vừa gặm bánh mì tui nhập bọn dân chơi xe bò. Băng qua đường đến trước Ty Cảnh Sát Biên Hòa tụi tui thường đứng đợi coi có chiếc xe bò nào còn trống thì leo lên đi ké đến trường. Ở đó mỗi buổi sáng sớm thường hay có một vài chiếc xe bò lọc cọc đi ra chợ Biên Hòa chở hàng về quê xa. Giờ nhớ lại, mấy ông già đánh xe bò thời đó hiền queo, mấy thằng nhóc tui leo lên nhảy xuống la hét om xòm ỏm tỏi mà vẫn không la ó rầy rà một tiếng nào. Thỉnh thoảng quá lắm thì chỉ:

- Ngồi xuống! Coi chừng té mậy!
Ông nào cũng có cái roi mà chỉ để quất nhẹ lên mông mấy con bò.

Đi học bằng xe bò sướng lắm! Hãy nghĩ tới cái cảnh trong cái buổi sáng mát mẻ đầu ngày một mình đứng trên chiếc xe bò vừa ăn bánh mì nóng hổi ngon lành vừa đưa mắt ngắm nhìn con phố nhỏ đang trở mình thức dậy thì sẽ thấy là không thua gì nếu đem so với chuyện đi xe "cable car" qua phố San Francisco. Nơi đây làm gì có cái cảnh như một tiếng "két" vang lên từ cánh cửa sắt vừa hé mở, cái bánh trước của một chiếc xe đạp ló ra theo sau là một tà áo trắng nữ sinh thanh thản hiện ra. Hay là cái cảnh một bà mẹ vừa bới đầu vừa đuổi theo một thằng bé con trần truồng chạy lăng quăng cười hắc hắc trên lề đường.


Tui thích nhất là bữa nào hên mà nhảy lên được xe bò của ông Ba Râu, ổng có bộ râu cá chốt trắng phau, 2 bên vểnh lên như 2 cái sừng trâu mà ổng thường hay đưa tay lên vuốt vuốt, tui giờ cũng có râu mà sao nó khộng bao giờ vểnh lên cho dù tui xài hết cả chai Gel . Trên xe của ông Ba Râu tui có quen được một người bạn thân tình, con Mai, cháu nội của ổng, sáng nào nó cũng theo ổng đem xe ra chợ Biên Hòa chở hàng về tận rừng Tân Phong.


Nhỏ Mai lớn hơn tui một tuổi mà vẫn chưa đi học nên tui dạy cho nó tập đánh vần ê a sau khi chia cho nó nửa ổ bánh mì, bù lại thỉnh thoảng nó cho tui mấy con dế than hay dế lửa gáy re re trong cái hộp quẹt diêm. Con Mai còn bức tóc làm cho tui mấy cây que dế. Ngồi bên tui con Mai hỏi lung tung đủ thứ chuyện ngớ ngẩn như là mày có má không? Em mày có chơi u mọi hay không ? Tối mày ngủ với ai? v. . . v. . . làm cho tui cứ hay nạt nó sao mày cứ hay hỏi ba cái chuyện mà ai cũng biết. Nó không trả lời mà chỉ ngồi im vân vê cái chéo áo.


Nhỏ Mai thường đưa mắt buồn bã nhìn theo khi tui phải ôm cặp nhảy xuống khi xe đến gần cổng trường Sông Phố. Chỗ đó đi về bên phía mặt là ra chợ, phía trái là trường tui.


Có lần nó nói:

- Phải chi tao được đi học với mày.
Tui nhớ là đã phán lại một câu xanh rờn:
- Mày còn ngu quá sao đi học được.
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
Hay là tiếng than khóc tận đáy lòng tao?

0o0

Mỗi buổi sáng, từng chiếc rồi lại từng chiếc xe bò chậm rãi cọc cạch leng keng đi ngang qua trước mặt, tui cố chạy đến kiễng chân ngó vô góc thùng xe để tìm con Mai cho dù từ xa đã biết là không phải xe của ông Ba Râu. Biết làm sao hơn khi tui muốn kiếm nó, tui muốn ngồi xuống mà nói với nó rằng:


- Mày đừng có buồn, tao đi học được cái gì rồi sẽ chỉ lại cho mày, rồi mày cũng sẽ biết đọc như tao thôi. Tao cũng sẽ dạy mày làm tóan nhân để mày khỏi phải đếm hết ngón tay tới ngón chân. Tao sẽ… Ôi, nhiều điều tui muốn nói với nó để chạy cái tội đã nói nó ngu hôm trước.


Mà cả tuần nay rồi tui vẫn không thấy nó lẫn ông Ba Râu, ngày nào cũng chỉ ăn đến nửa ổ bánh mì thì cảm thấy như có cái gì nghèn nghẹn trong cổ họng không nuốt vô được nữa… Tui lặng lẽ gói lại bằng tờ giấy báo; cột chặt lại bằng sợi dây thung, dấu kỹ vô cặp hy vọng biết đâu chút nữa sẽ gặp con Mai mà chia cho nó. Tui biết có khi tui đã khóc khi gói lại nửa ổ bánh mì.


Tui nhớ nhỏ Mai vô vàn.


Trong lớp, bất kể roi dài thước ngắn của cô giáo, tui ráng vẽ cái mặt tròn quay với 2 cái đồng tiền lõm vô trên gò má, cái đầu tóc bù xù có khi được ai đó cột lại bằng sợi dây thung xanh đỏ hai bên làm cho cái đầu nó trông như là cái trống lắc lắc kêu bụp bụp, cái đồ chơi của con nít, tui còn cho nó mặc một bộ đồ mới trong hình, thay cho bộ đồ bộ thiệt của nó có in mấy cái bông gì đó đã cụt ngủn sờn vai, 2 cái túi trước bụng đã biến đi đâu mất chỉ còn lưa thưa mấy sợi chỉ, mấy hột nút thì đủ màu đủ cỡ, có vài hột hơi bự hơn cái khuy làm nó cài vô không được đành để lòi cái bụng đen xì ra.


Tui đoán hình như nó chỉ có một hai bộ đồ để mặc khi đi ra tỉnh mà thôi, khi ở nhà chắc nó ở trần dang nắng suốt ngày trên ruộng nên cái bụng của nó có 2 màu khác biệt, trên đen dưới trắng mà lằn ranh là cái lưng quần. Nó là con nhà nghèo mà ! Má tui nói vậy khi nghe tui kể lại sau này. À ! Mình nghèo thì cũng có người nghèo hơn ha!


Thì cũng phải thôi!

Nhỏ Mai mồ côi cả cha lẫn mẹ, chỉ còn có ông Ba Râu là thân quyến, ổng kể rằng ba nó đi lính gì đó rồi đi luôn trước khi nó ra đời, má nó cũng đi đâu mất sau khi sinh ra nó độ vài tháng. Ổng chép miệng:
- Hồi đó bà vợ tui còn sống nên cũng đở khổ, chớ mình tui như bây giờ chắc chết!
Tiếng chết của ổng thường hay kéo dài lê thê nghe sao buồn diệu vợi như có người thân chết, tui nhớ là như vậy.

Tui vẽ nó đứng dang hai chân hai tay, cặp mắt tròn vo long lên dữ dằn trên sàn xe bò ráng sức xua đuổi mấy thằng nhóc đang tính trèo lên xe của nó, cố giữ chỗ cho tui, cái chỗ ngon lành nhứt ở tận phía trước, ngay sau lưng ông Ba Râu mà nó đã cẩn thận đặt một cái bao bố nhỏ có dồn thêm chút rơm màu vàng. Cứ y như là Xe Bò "First Class." Nó thường hay nói "tao thay rơm hôm qua cho mày rồi đó !" mỗi khi tui ngồi lên cái bao bố đó.


Vậy mà … Giờ mày ra sao Mai? Tao lại muốn khóc, mày có biết hay không?


Sau này khi lớn lên tui lại phải có đôi lần buồn rầu nhớ thương nhỏ Mai, như khi đọc truyện của ông Xuân Vũ trong cuốn 2.000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi, có chương nói đến những người đánh xe bò ở vùng Tân Phong bị VC giữ lại trong rừng năm này qua năm khác, không cho về với vợ con , gia đình để vận chuyển lương thực cùng súng đạn không công cho họ cho đến khi tàn cuộc chiến. À! Thì ra thế! Quả đúng như một ông đánh xe bò khác đã kể cho tui nghe hồi đó.


Nhưng còn nhỏ Mai?


Tui đọc mà tưởng như đang thấy ông Ba Râu ngồi ủ rũ bên cạnh chiếc xe bò mặt cúi gầm dưới nòng súng AK, trong lòng lo cho con Mai đang ngồi một mình trong cái chòi hoang vắng khóc lóc thảm thương giữa đêm khuya sau khi người thân yêu cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủn của nó bị bắt đi. Rồi ai cho nó ăn? Tiền đâu nó mua gạo nấu cơm? Hay là nó đã lang thang vô rừng sống với khỉ như trong phim Tarzan trong rừng thẳm? Tui cứ suy đoán mông lung khổ sở cả một đời.


Kỳ lạ thay, tui bỗng dưng cầu Trời khấn Phật cho họ bắt luôn con Mai để nó khỏi phải chết đói, chết buồn. Hay phải lấy chồng khỉ đột . Sao mà nghe như chuyện nô lệ thời trung cổ , ông cháu người ta đã nghèo nàn, quê mùa chỉ biết đánh xe bò kiếm miếng cơm manh áo vậy mà cũng chẳng được yên thân, Chúa, Phật, ông Trời bận đi vắng nơi đâu?


Mới gần đây thôi, khi đọc chuyện của nhà văn nổi tiếng Vĩnh Hiếu viết về những ngày cuối cùng ở Nha Trang, tui lại ứa nước mắt khi đọc tới đoạn có bà già bán giấy số dẫn đứa cháu gái nhỏ đến năn nỉ xin ảnh giúp cho một ngõ thoát thân trên chiếc trực thăng cuối cùng vào độ 1975. Tui lại thấy gương mặt buồn bã của nhỏ Mai trên cái màn hình. Tui muốn chửi thề thật lớn, thật to, muốn chém đứt tất cả những gì trước mặt, xung quanh bằng cây kiếm Nhật treo trên tường chẳng bao giờ lấy xuống tự bao năm qua.


Nhỏ Mai có tội tình chi? Một đứa con gái nhỏ mồ côi thâm tình bằng hữu.



 0o0

 

Vì ráng đứng kiếm nhỏ Mai mỗi sáng mà tui thường trễ học, bị cô giáo lớp Năm lấy thước đánh đỏ cả hai bàn tay, tuy là đau nhưng tui không ngán, dầu gì cũng đã qua hơn một năm huấn nhục tại trường thầy Chín, nhằm nhò gì ba cái trò lẻ tẻ này. Lớn lên thêm chút nữa, tui đánh lộn có tiếng không những vì không sợ đau mà phần lớn là nhớ đến nhỏ Mai. Tui vừa khóc vừa đánh.

Bị cô giáo đánh, tui không khóc nữa chỉ hơi khẽ hít hà nhảy tưng tưng, thò tay này, thụt tay kia và có lẽ hơi mếu máo một chút nhưng lại rất buồn mỗi khi bị cô đánh xong, là vì ngày nào còn bị đánh là ngày đó chưa gặp lại được nhỏ Mai. Phải chi cô cứ đánh cả một ngày cũng được, chỉ cho tui gặp lại nó. Lần này tui đã tính là sẽ xin với má tui cho nó về ở nhà tui để rồi mỗi sáng hai đứa cùng đi học.


Tui còn có thủ sẵn một cục xà bông Cô Ba trong cặp mà tui xin của chị Gấm, chị giúp việc nhà tui , định cho nó vì tui nhớ có lần nó nói tao chưa có gội đầu bằng xà bông bao giờ. Cũng vì cục xà bông này mà tui phải ngồi chơi với muỗi, canh cửa mỗi đêm cho chị Gấm chạy ra ngoài vườn mảng cầu hẹn hò tình tự với anh Năm tài xế xe be. Hên cho tui là chỉ độ vài tháng sau thằng chả bị bà vợ ở dưới quê lên nắm cổ kéo về như bò cái kéo khúc cây sau khi chơi nhau bằng đòn gánh với chị Gấm nhà tui một trận kinh hồn aó rách, quần bay, nước chảy te tua ngoài giếng nước. Uổng quá !


Bữa đó tui đi học, chiều về nghe nhỏ em gái kể lại mà tiếc hùi hụi, nghe còn thần sầu hấp dẫn hơn là đọc truyện Cô Gái Đồ Long. Em tui nói một bên là chi Gấm nhà tui chơi võ Bình Định múa đòn gánh vù vù đập vô đầu bà kia kêu cốc cốc, còn bà kia thì hình như là có học gồng Cao Miên đi xà quyền đá tét mất cái quần chị Gấm. Trời ơi đã quá mậy.


Mặc kệ cho chị Gấm đang ngồi khóc tỉ tê ngoài vườn trong khi má tui đang ca lớn thiên trường khúc “Thật là đáng tiếc, “ “Tao đã dặn “ ở bên cạnh, ông già tui chọt gậy bánh xe:

- Ờ ! thì bà đang “dặn” radio đó.
Ông già tui nheo mắt. Tui còn nhớ rõ ràng ổng còn nói với má tui:
- Thôi bà ơi ! Tui cũng tiếc vậy ! Phải chi tui về sớm một chút thì đỡ (hay là đã ) biết mấy ......
Giờ thì tui đã biết ba tui tiếc cái chi. May mà má tui trong cơn nóng giận không để ý đến cái tài ăn nói của ba tui ngày đó. Ổng là lính đa tình .

Để rồi một sáng kia, đợi hòai đợi mãi mà chẳng có chiếc xe bò nào ngang qua, tui quên mất chuyện đi học, mãi cho đến lúc thấy mấy ông Cảnh Sát thay ca, nhìn lên trời chẳng còn chiếc máy bay nào bay ngang qua, quán hủ tiếu vắng teo, tui mới biết là đã quá trễ giờ đến trường. Cho đến bây giờ cũng vẫn không hiểu tại sao nhưng hôm đó tui đã làm một chuyện thật là vĩ đại trong đời, tui không thèm đi học nữa. Tui có thêm cái tật lầm lì từ đó.


Hôm đó tui đã bỏ học đi lang thang suốt một ngày lần đầu tiên trong đời.


(Còn tiếp)

Hoàng Duy Liệu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6641)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5819)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6909)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7313)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6331)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6046)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6605)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5415)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5277)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5565)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5509)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5556)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6006)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6786)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6812)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6148)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6068)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6241)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6432)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6889)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6552)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6933)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 6997)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6782)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6412)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47124)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66958)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24927)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5948)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5953)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6277)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7000)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5504)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5734)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6351)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5621)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5433)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5901)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6395)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5461)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 5991)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6192)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6200)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8147)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7092)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6328)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8724)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7787)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7414)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7342)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu