1:26 CH
Thứ Ba
8
Tháng Mười
2024

TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA - Tô Đăng Khoa

27 Tháng Tám 201811:35 CH(Xem: 55522)

Sự Kỳ Ngộ Khi Lãng Du Quay Về Điêu Tàn

Trong ca khúc “Trở Về Mái Nhà Xưa”, Lời Việt Phạm Duy

Tô Đăng Khoa.


tro ve mai nha xua

“Trở Về Mái Nhà Xưa” là ca khúc nhạc ngoại quốc do nhạc sỹ Phạm Duy đặt lời Việt. Ca khúc nguyên bản là “Torna a Surriento" (Trở về Surriento) là một bài hát tiếng Napoli, phần nhạc được sáng tác vào năm 1902 bởi Ernesto De Curtis, phần lời do Giambattista De Curtis đặt.

Lời của nguyên bản “Torna a Surriento" thực ra không có gì đặt biệt, nhưng khi được chuyển sang lời Việt, nhạc sỹ Phạm Duy đã làm cho thăng hoa ca khúc “Torna a Surriento" lên một chiều kích mới: Một sự trở về của nội tâm vừa lãng mạn, đầy chất thơ, chất đạo, hàm chứa tinh hoa của nền minh triết Đông Phương.

Trở về mái nhà xưa?  Đó là một hình ảnh ẩn dụ, vừa lãng mạn vừa mang ý nghĩa tâm linh. Bước lãng du nào rốt ráo cũng cần một nơi chốn để trở về! Lãng du, lang bạt là để tự mình trải nghiệm, đó là một lối tự học, tự tu một cách trực tiếp không qua sách vở, giáo điều. Nhưng ở đây, trải nghiệm là trải nghiệm điều gì?  Phải chăng chỉ là sự điêu tàn của bao nhiêu ảo mộng tuổi trẻ khi đối sự tàn phá của thời gian?  Chỉ khi nào tự mình nhận ra trạng thái bi đát của sự lang bạt, lúc đó bước chân lãng du mới có sự bức bách do nhu cầu quay gót trở về?  Đó là tiếng gọi nội tâm từ sâu thẳm là nguồn cảm hứng bất tận của Đạo và Tư Tưởng từ cổ chí kim.  Chính vì thế, sự trở về chính hành động cụ thể nhất đáp ứng một tiếng gọi rất sâu kín của tự thân.  Sự-Trở-Về  là để tìm lại cái gì rất quý, đã từng được biết, nhưng đã bị quên lãng theo thời gian trên từng bước lang bạt của lãng du.

“Trở về mái nhà xưa” ở đây vì thế chính là một ẩn dụ, một lời mời, một tiếng gọi nội tâm sâu kín cho sự quay về, sự tìm lại, sự khám phá lại cái quý giá nhất của tự thân, mà thông qua đó, những ý nghĩa đã bị lãng quên trong đời sống sẽ lần lượt được phơi bày.  Hành trình “Trở về mái nhà xưa” cũng là đường về nội tâm theo nền minh triết Đông Phương.

Sau đây chúng ta hãy thanh thản, cùng nhau nghe lại bài hát “Trở Về Mái Nhà Xưa” của nhạc sĩ thiên tài Phạm Duy để xem hành trình “Trở về mái nhà xưa” này sẽ lần lượt phơi bày những gì đã bị quên lãng trong sự lang bạt của nhiều kiếp sống?

Đoản Khúc 1, Phạm Duy cho chúng ta hình dung một người khách lãng du, có lẽ trạc độ trung niên, “mái tóc còn xanh xanh” (không phải đã bạc phơ), da màu ngăm ngăm màu gió của những ngày  lang thang”.  Khuôn mặt hắn khắc khổ, với “xác hiu hắt lạnh lùng”.  Đó là kết quả của bao ngày lãng du lang bạt: bài học đã được trải nghiệm là sự điêu tàn của ảo mộng, sự hắt hiu lạnh lùng của thân xác trong những tháng ngày nắng gió mưa sa:

Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. 
Về đây với mầu gió ngày lang thang 
Về đây với xác hiu hắt lạnh lùng. 
Ôi lãng du quay về điêu tàn. 
Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa ? 
Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa ? 
Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa
?


Khách lãng du đang đứng im nhìm chằm chằm vào một căn nhà cổ, rêu phong cửa đóng then cài, trảy qua thời gian nay đã đổ nát điêu tàn:

  “Ôi lãng du quay về điêu tàn


Ý nhạc thật tuyệt vời, mấy mươi năm lãng du đang quay về đối diện tương phản với sự điêu tàn ngay trước mắt!

 
“Ôi lãng du quay về điêu tàn,” đó chính là bối cảnh nền cho sự kỳ ngộ, cho những chiêm nghiệm thậm sâu về cuộc thế cho các đoản khúc kế tiếp.  Sự điêu tàn mang ý nghĩa của vô thường thay đổi, và nổi thống khổ mất mát của những gì đã từng được trân quý.  Bước chân lãng du mang ý nghĩa tìm kiếm, truy cầu ảo ảnh nhưng không có mục đích.   Vì thế, sự hội ngộ mầu nhiệm trong ý nhạc “Ôi lãng du quay về điêu tàn” chính là điều kiện cần thiết cho sự trở về, mở màn cho một loạt các sự nhận ra,  khám phá lại chính mình.

Trong khi đối diện với sự điêu tàn của vật chất, tức là mái nhà xưa nay đã rêu phong, khách lãng du cũng còn phải đối diện với cái điêu tàn phi vật chất:  Kỷ niệm thời thơ ấu dưới mái nhà xưa ùa về trong trí hồi tưởng của người khách lạ, nhưng tất cả đã xa vắng. Đâu rồi những kỹ niệm xưa?

Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa? 
Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa? 
Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa
?


Đoản Khúc 2:
 Người khách đẩy nhẹ cửa bước vào “Mái Nhà Xưa” như  đứa con cùng tử ngày nào về lại vào nhà xưa, hắn kéo ghế ngồi xuống, khép hờ đôi mắt đi sâu vào nội quán:


Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan. 
Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan. 
Về đây nhé ! Cắm xong chiếc thuyền hồn 
Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn. 

Như một tu sĩ đang nhập thất để quán chiếu, soi lại nội tâm của chính mình. Về lại mái nhà xưa để quán chiếu, hắn nghe ra “tiếng hú hồn mê oan” của những ngày hắn còn si mê đi lang bạt khắp thế gian để rồi phải gánh chịu nhiều oan trái.  Về đây, hắn ra sức tinh tấn làm cho lắng dịu, trầm xuống những “khúc nhạc truy hoan”, những đam mê của tuổi trẻ một thời.  Và quan trọng hơn hết, khi an trú trong mái nhà xưa tâm linh, hắn quyết ra sức “cắm xong chiếc thuyền hồn!”   Hắn rèn luyện cho tâm hồn hắn bình thản, làm cho tâm hồn hắn không còn bị chao đảo phiêu bạt như con thuyền tròng trành trước sóng gió của cuộc đời.

“Cắm xong chiếc thuyền hồn” là một ý nhạc ẩn dụ rất lạ nhưng mang tính ẩn dụ cao.  Trên phương diện tâm linh, đó chính là thành quả, là cột mốc rất quan trọng trong cuộc trở về “mái nhà xưa” tâm linh của hành giả. Đó chính là Đại Định trong lộ trình tâm linh giới-định-tuệ.  Hồn của kẻ lãng du lang bạt ở đây được ví như chiếc thuyền chưa được cắm xong: trên đại dương mênh mông, sóng gió mưa sa liên tục giằng xé, xô đẩy con thuyền. Chiếc thuyền hồn chưa có một bến đỗ bình an.  Những “tiếng hú mê oan” và “khúc nhạc truy hoan” giống như tham-sân-si chưa được làm cho lắng dịu, khiến cho “chiếc thuyền hồn” càng thêm tròng trành giữa biển lớn.

Sau khi “Cắm xong chiếc thuyền hồn” thì dây lòng không còn rung động đối với cảnh thay đổi trước mắt nữa, tâm hắn vững như núi, Hồn hắn từ nay không còn lãng du nữa, mà chỉ an trú trong “mái nhà xưa.”  Đó là đại định làm nền cho trí tuệ quan sát bắt đầu khai triển sâu hơn:

 

Đoản khúc 3: Người khách bắt đầu để ý quan sát: “mái nhà xưa” dạy cho hắn nhiều bài học xử thế thật ý nghĩa đến không ngờ.  Bao năm nay hắn đi biền biệt hắn đâu ngời mái nhà xưa vẫn chờ đợi ngày về của hắn trong từ bi và nhẫn nại:

Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh. 
Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh. 
Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh. 
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn
 


Hắn cảm thấy thật hạnh phúc, thoải mái trong mái nhà xưa.  Hắn chậm rãi châm đèn, ngọn đèn của trí tuệ, tiếp tục soi cho hắn nhiều điều kỳ ngộ mà bây giờ hắn mới nhận ra:


Đốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh. 
Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh. 
Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về 
Đang khóc than trên đường não nề. 

Hắn nhìn xuyên thấu thời gian, hắn nhận ra những hình, những bóng ngày nào như đã in vào rêu xanh, ký gởi vết tích của chính nó dòng chảy thời gian.  Hắn nhìn ra cả kiếp xưa của hắn, ôi những kiếp dài thường thượt trong vô minh với những “tiếng hú hồn mê oan” và “những khúc nhạc truy hoang.”  Hắn thấy ra ôi đã bao nhiêu kiếp rồi hắn cứ làm người lãng du lang bạt trong cái vũ trụ này: trên đoạn đường lang bạt dài bất tận ấy, hắn nhìn thấy tiền kiếp của hắn “đang khóc than trên đường não nề”.  Tất cả chỉ vì hắn chưa biết “trở về mái nhà xưa” và chưa biết cách nào để “cắm xong chiếc thuyền hồn”.  Vì lẽ đó mà đã bao nhiêu lần hắn phải chứng kiến cái cảnh “Ôi lãng du quay về điêu tàn”!

Bất chợt, hắn dừng cuộc hoài niệm quá khứ và hướng tâm về các cái hiện-tại-đang-là: Ngoài trời đang mưa, mỗi lúc một nặng hạt hơn!


Thôi nhé đừng hoài âm xưa 
Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà 
Người ngồi im bóng 
Lắng nghe tháng ngày qua.

“Những giọt mưa gieo trên thiềm nhà!”  Mưa mỗi lúc một nặng hạt, hắn bình tỉnh ngồi im bóng quan sát:

Từng hạt nước mưa chạm vào vũng nước đọng tạo thành những bong bóng nước rồi lập tức vỡ tan tan biến như những cảm xúc bất chợt vô định của hắn ngày nào thơ dại rời mái nhà xưa để khởi đầu cuộc lang bạt đuổi theo những giấc mộng ảo huyền. Hôm nay trong bối cảnh “Ôi lãng du quay về điêu tàn” , hắn đã dừng lại được cuộc lang bạt:

Người ngồi im bóng 
Lắng nghe tháng ngày qua.

Chính hôm nay, trong cơn mưa hạ cuối mùa, hắn “ngồi im bóng” lắng nghe tháng ngày qua. Ý nghĩa của sự hiện hữu của chính hắn thình lình hiện ra trên dòng chảy tịnh tiến của thời gian. Tất cả đều sẽ trôi qua như cơn mưa chiều nay. Cũng thế, sự hiện hữu của chính hắn trên cuộc lãng du lang bạt này cũng sẽ có ngày kết thúc.  Nhưng hôm nay hắn đã thực sự hiểu ra, bước chân lang bạt nào cũng cần có “một mái nhà xưa” để quay trở về.  Trở về để “lắng trầm khúc nhạc truy hoan”, để “cắm xong chiếc thuyền hồn”,  để được “ngồi im bóng” mà “lắng nghe tháng ngày qua”. 

Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương. Qua đó, đánh thức tiếng gọi nội tâm cho một cuộc trở về đầy ý nghĩa thi vị và đạo vị của cuộc lang bạt bất tận của nhân loại. Nhạc khúc này là một di sản quý giá đáng được gìn giữ trong nền âm nhạc và minh triết Việt. Xin tri ân nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy.

 

T.Đ.K

Garden Grove, 6-2017


Tro Ve Mai Nha Xua 1
Tro Ve Mai Nha Xua 2

Tro Ve Mai Nha Xua 3


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 9836)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 8684)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 8294)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 8274)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu
10 Tháng Tám 2019(Xem: 7510)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ
10 Tháng Tám 2019(Xem: 10468)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 6156)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 8125)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 8158)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 8092)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 14941)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 7961)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 7596)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 7647)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 8231)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 7235)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 12202)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 7475)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 7196)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 8148)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7960)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 7528)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 11778)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7991)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 8628)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 7814)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8541)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 9011)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 8201)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 53205)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
23 Tháng Tám 2018(Xem: 10156)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 8076)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 10632)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 9731)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 8333)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 56039)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 54682)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 54005)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 9182)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 9432)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8566)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8538)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8148)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8657)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9418)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 9169)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8943)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8903)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8616)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.