4:19 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Đụng độ ngôn ngữ - Dân Việt

04 Tháng Mười 20189:53 CH(Xem: 52398)
image1.jpeg
                                                                    Đụng độ ngôn ngữ 
Ngôn ngữ là phương tiện để liên lạc, kết nối giữa người với người.

Nhưng cũng có khi, ngôn ngữ làm cho con người trở nên ngăn cách, xa nhau hơn. Câu chuyện về ngôn ngữ Việt Nam ngày nay tại hải ngoại là một ví dụ.

Từ hơn 4 thập kỷ rồi, kể từ sau cái ngày định mệnh cuối tháng Tư 1975 đã hình thành nhiều cộng đồng người Việt sống ở hải ngoại. Và cũng từ đó, đã có không biết bao nhiêu cuộc tranh luận xung quanh vấn đề ngôn ngữ sử dụng trong và ngoài nước. Một số đông người Việt ở hải ngoại không chấp nhận một số từ ngữ người trong nước hiện nay đang dùng. Thí dụ như “Hãy vô tư đi!”. Hay là “bữa tiệc hôm nay hoành tráng thật!”. Những người ở trong nước qua Mỹ sử dụng những từ đại loại như thế bị chỉnh, chế diễu vì xài “từ Việt Cộng”. Những người Việt mới sang định cư ở Mỹ bị người đã ở lâu hơn bắt bẻ về cách sử dụng từ ngữ. Bị bắt lỗi hoài, đâm cáu! Đã có người xẵng giọng: “Tại sao lại cấm tui ‘vô tư’ nói rằng ‘bữa tiệc này hoành tráng’? Xứ sở này tự do ngôn luận mà!”

Ngay cái cách gọi “từ Việt Cộng” cũng đã dễ gây chia cách và bất đồng rồi. Bởi vì nó có mang hàm nghĩa chính trị. Một vạch chia cắt đã có từ năm 1954. Cho đến tận ngày nay, dù đã hơn 60 năm, nó vẫn in hằn vết sẹo trong tâm trí người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Tương tự như vậy là cách phân loại “từ ngữ trước 1975” và “từ ngữ sau 1975”. Trong bài viết này, tôi xin được tạm dùng nhóm từ trung tính hơn: “tiếng Việt trong nước” và “tiếng Việt hải ngoại”. Bởi vì tôi muốn được chia sẻ suy nghĩ của mình với cả những người bài bác lẫn bênh vực việc dùng từ ngữ trong nước.

Tôi nghĩ rằng mình có thể chia sẻ với cả hai phía, vì lý do đã từng đứng trên cả hai vị trí “bị phê bình” và “phê bình” việc  sử dụng ngôn ngữ trong nước tại hải ngoại. Tôi là một người đã học trung học đệ nhất cấp trước 1975, ở lại trong nước hơn 30 năm, và ở Mỹ được hơn 10 năm. Xét ra, thời gian “ở với cộng sản” còn lâu hơn thời gian trước 1975 và ở Mỹ cộng lại. Hồi mới qua Mỹ, tôi cũng đã bị chỉnh một số từ ngữ. Cũng đã từng nổi “cơn tự ái”, nghĩ rằng người bên này “quá khích” khi bắt bẻ thói quen sử dụng ngôn ngữ của người khác. Nhưng rồi sau một thời gian, tôi lại đi khuyên những người thân mới qua sau như mình nên thay đổi cách sử dụng một số từ ngữ trong nước.

Thực ra, chuyện phê bình “tiếng Việt trong nước” đã xảy ra ngay trong nước từ lâu rồi. Tôi nhớ ngay sau 1975,  phải học “5 điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”, trong đó có “học tập tốt, lao động tốt”. Tôi tự nghĩ, thầy cô mình ở tiểu học vẫn dạy “tốt” là tĩnh từ, dùng để bổ nghĩa cho danh từ. Ở đây “học tập” và “lao động” là động từ, mà dùng chữ “tốt” thì nghe thấy không ổn! Nhưng mà cả xã hội vẫn dùng, cho nên từ từ cũng thành quen, không còn thắc mắc nữa.

Người đầu tiên nói với tôi về cách sử dụng từ ngữ sau 1975 ở Việt Nam là nhà báo Trần Đại Lộc, hồi anh mới đi tù cải tạo về năm 1978. Anh Lộc là một giáo sư dạy triết bậc trung học trước 1975. Là một người Nam hiền hòa, nhưng khi anh kể chuyện mấy anh cán bộ trong trại cải tạo dùng từ “đao to búa lớn” một cách bừa bãi, thì giọng anh khá châm biếm, chua chát. Một công ty tính toán lãi lỗ thì cán bộ nói là “hạch toán kinh tế độc lập”. Một người bị nhức đầu thì cán bộ y tế ghi toa là “chấn thương hệ thần kinh sọ não”, và rồi cho uống… xuyên tâm liên! Anh Lộc nói cách dùng từ kiểu này là “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

Trở lại với chuyện sử dụng từ ngữ trong nước ở bên xứ Mỹ . Ngôn ngữ còn được gọi là “sinh ngữ”, bởi vì nó giống như một thực thể sống. Nó cũng có quá trình sinh-trụ-hoại- diệt giống như muôn loài. Nó thay đổi liên tục, có khi tốt hơn, có khi xấu hơn. Một giáo sư có bằng cao học về ngôn ngữ cho biết người Pháp sử dụng cả Viện Hàn Lâm Pháp để tìm cách chống lại ảnh hưởng của tiếng Anh. Họ tìm cách thuyết phục cả nhà văn Pháp nên sử dụng tiếng Pháp thuần túy. Nhưng họ đã thất bại. Tiếng Pháp, cũng như bao ngôn ngữ khác, vẫn pha trộn với những ngôn ngữ khác, vì sự tương tác giữa các nền văn hóa là không thể cưỡng lại trong thế giới phẳng ngày nay. Người Mỹ “Hợp Chủng Quốc” lại có quan niệm phóng khoáng hơn nhiều về ngôn ngữ. Hình như người Mỹ không có khái niệm về một “tiếng Mỹ tiêu chuẩn”. Khi có số đông chấp nhận, thì từ ngữ đó trở thành tiếng Mỹ chính thức.

Nếu đứng theo góc nhìn này, có vẻ như ngôn ngữ Việt Nam dùng trong nước sẽ là ngôn ngữ chính thức. Bởi vì nó có tới hơn 90 triệu người sử dụng, so với chỉ khoảng vài triệu người Việt đang sinh sống tại hải ngoại. Vậy thì lấy lý do gì mà người ở hải ngoại bắt bẻ những từ ngữ sử dụng trong nước?

Trở lại trường hợp cá nhân tôi. Sau khi sang Mỹ chừng gần 2 năm, tôi được mời vào làm cộng tác viên của một tờ báo tiếng Việt ở vùng Bolsa. Ngày đầu tiên vào gặp ban biên tập để phỏng vấn, vị chủ bút hỏi tôi ở Mỹ được bao lâu rồi? Anh ta cho rằng phải ở Mỹ đủ lâu để suy nghĩ, sử dụng ngôn ngữ giống với người bên này. Bởi vì nếu suy nghĩ và dùng từ theo kiểu trong nước, nhà báo sẽ dễ bị cộng đồng “ném đá”! Sau này nghiệm lại, tôi thấy lời khuyên này rất đúng, và đúng không chỉ riêng cho nghề báo. Văn hóa, xã hội ở Việt Nam khác với ở Mỹ một trời một vực. Nếu suy nghĩ, ăn nói hành xử theo thói quen ở Việt Nam, thì việc giao tiếp ở Mỹ sẽ gặp khó khăn. Thất bại sẽ dễ đến không chỉ với phóng viên, mà cả với các nhà kinh doanh, chính trị, giáo dục…

Trong vấn đề ngôn ngữ, cũng sau vài năm sinh hoạt với cộng đồng người Việt ở Mỹ, tôi nhận ra rằng ngôn ngữ của nhiều người ở đây rất đẹp, rất văn hóa. Không chỉ có MC nổi tiếng và chuyên nghiệp như Nguyễn Ngọc Ngạn, Nam Lộc mới ăn nói lưu loát, duyên dáng. Khi tham dự những buổi hội họp của các đoàn thể cộng đồng như hướng đạo, hội đồng hương, hội cựu học sinh… tôi nhận ra rất nhiều người điều hợp cũng sử dụng một thứ ngôn ngữ Việt chuẩn mực, nghe thích vô cùng. Thứ ngôn ngữ mà tôi đã từng quen thuộc thời còn học tiểu học trước 1975, từ ông bà, cha mẹ. Nhưng rồi sau đó, nó dần dần bị bỏ quên trong nước. Ra hải ngoại, tôi bắt đầu nhận ra nó trở lại. Và cũng từ đó, tôi mới thấy mình không đúng khi trước đây “nổi cơn tự ái” vì bị bắt bẻ về một số từ ngữ. Tôi chú tâm đi tìm hiểu nhiều hơn nguyên do dẫn đến sự khác biệt giữa “tiếng Việt trong nước” và “tiếng Việt hải ngoại”.

Phân tích về ngôn ngữ là một đề tài mênh mông và đòi hỏi chuyên môn. Ở đây, tôi chỉ muốn đưa ra một vài nhận xét như một người yêu quí tiếng Việt, và đã từng sử dụng ngôn ngữ trong lĩnh vực truyền thông, báo chí.

Điều đầu tiên, ngôn ngữ thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh sống. Có những thứ trước 1975 không có, hoặc chỉ có ở Mỹ mà chưa có ở Việt Nam. Từ đó  mà đẻ ra từ ngữ mới. Một thí dụ rất hay cho trường hợp này là nhóm từ “cà thẻ”. Đây chắc chắn là một từ do người Việt sinh sống ở hải ngoại đẻ ra. Trước 1975 không có “thẻ” (tín dụng) để mà “cà”. Còn người Việt trong nước thì phải vài chục năm sau 1975 mới quen với khái niệm này. Cả người trong nước lẫn hải ngoại đều dùng từ mới “cà thẻ” một cách hết sức tự nhiên, không ai tranh cãi.

Một thí dụ khác cũng trong trường hợp này, là những từ ngữ kỹ thuật sử dụng trong ngành công nghệ thông tin, máy tính. Trước 1975 ngành công nghệ này còn phôi thai trên toàn thế giới, chỉ bùng nổ ở những thập niên cuối thế kỷ 20. Rất nhiều từ mới trong nước đã xuất hiện, dịch theo các từ ngữ chuyên môn từ Tiếng Anh. Thí dụ như “software”, người trong nước dùng từ “phần mềm”, còn ở hải ngoại dùng từ “nhu liệu”. Một tiếng Việt, còn một là từ Hán-Việt. Sự khác nhau không đáng kể, có thể xem như do qui ước ban đầu khi sử dụng. Có lẽ không nhất thiết phải bắt bẻ, thay đổi những từ ngữ loại này.

Trường hợp thứ hai, ngôn ngữ khác nhau do thói quen sử dụng.  Đây có lẽ là nguồn gốc lớn nhất của sự khác biệt giữa từ ngữ trong nước và hải ngoại. Sau 1975, Việt Nam đóng lại bức màn sắt. Những người thoát ra ngoài nhờ di tản, vượt biên, đoàn tụ… có rất ít thông tin những gì xảy ra trong nước. Đến thập niên 90 thời mở cửa, sự liên lạc giữa người trong và ngoài nước mới trở nên dễ dàng hơn. Và sự khác biệt về nhiều mặt giữa người sống trong và ngoài nước bắt đầu được nhận diện, trong đó có vấn đề ngôn ngữ.

Một thí dụ cho trường hợp này là từ “hộ chiếu” của người trong nước, và từ “giấy thông hành” có từ trước 1975 và được hải ngoại tiếp tục sử dụng. Theo tự điển Hán- Việt, Hộ chiếu là giấy tờ tùy thân, nhằm mục đích bảo vệ cho người mang khi đi ra nước ngoài. Theo trang Vienam Global network, chỉ có hai nước là Việt Nam và Trung Cộng dùng từ “hộ chiếu”. Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Cộng nặng nề, cho nên sử dụng từ theo họ là điều dễ hiểu. Còn “giấy thông hành” có nguồn gốc từ tiếng Pháp “passeport”, hay tiếng Anh “passport”, có nghĩa là giấy tờ cho phép người mang đi qua biên giới hoặc cảng. Xét về nghĩa phổ thông hiện đại, thì “giấy thông hành” có vẻ phù hợp hơn. Nhưng nếu do thói quen, người trong nước vẫn sử dụng từ “hộ chiếu” thì  cũng chấp nhận được.

Tuy nhiên, nếu thói quen sử dụng do dùng sai nghĩa một từ, rồi cứ dùng lập đi lập lại và mặc nhiên cho là đúng, thì điều này cần xem xét lại. “Liên hệ” và “liên lạc” là thí dụ rõ nhất cho trường hợp này, và đã gây tranh cãi rất nhiều. Trước 1975 và ở hải ngoại, hai từ này phân biệt rõ ràng, và đúng theo nghĩa của cả từ Hán-Việt lẫn tiếng Anh. “Hệ” trong tự điển Hán Việt có nghĩa ràng buộc, có dính dáng, liên quan với nhau. “Liên hệ” được  dùng tương đương với từ “relation” bên tiếng Anh. Còn “liên lạc” có nghĩa là tiếp xúc, giao thiệp, tương đương với từ “contact” của tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu tra tự điển trong nước ngày nay, thí dụ như www.tratu.soha.vn  thì thấy “liên hệ” đồng nghĩa với “liên lạc”. “Liên hệ” bây giờ là sự lắp ghép hai từ “liên lạc” và “quan hệ” lại, rồi gán cho nó ý nghĩa là:  “tiếp xúc, trao đổi để đặt và giữ quan hệ với nhau”.  Đây là một cách dùng từ mà giới lãnh đạo trong nước rất hay làm, do đó đã đẻ ra những từ đặc trưng của chế độ, như  “quan ngại” (quan tâm + lo ngại), nay đã trở thành câu nói đầu môi chót lưỡi của Bộ Ngoại Giao CSVN.

Việc cố tình đánh đồng nghĩa “liên hệ” và “liên lạc” như vậy đã tạo ra thói quen của người trong nước sử dụng chúng lẫn lộn với nhau . Nhưng nếu xét về nghĩa gốc, thì không thể nào “relation” và “contact” lại đồng nghĩa với nhau được.

Và có cần thiết phải làm như vậy không? Tại sao phải đơn giản hóa, xóa đi sự khác biệt rõ ràng về nghĩa của hai từ này. Tại sao phải thay đổi từ và nghĩa của từ đã có từ lâu trong lịch sử tiếng Việt? Có nhiều lý do. Có thể là do một người, một nhóm người nào đó trong giới lãnh đạo do ngu dốt hiểu không đúng nghĩa khi bắt đầu, rồi bắt cả xã hội dùng theo. Nhưng cũng có thể là do giới lãnh đạo CSVN cố tình muốn làm khác với ngôn ngữ truyền thống. Giả thiết này rất đáng tin cậy. Những người đã từng sống ở Miền Nam sau 1975 đều nhận thấy sự bài xích, cố tình xóa bỏ đi nền văn hóa, giáo dục của chế độ Miền Nam là một chủ trương rõ rệt của chính quyền cộng sản. Làm “cách mạng triệt để” phải xóa đi tận gốc “tàn dư của nền văn hóa chế độ cũ”! Và điều này cũng xảy ra ở những quốc gia cộng sản khác như Liên Xô, Trung Cộng.  Không ai diễn tả ý đồ của các chế độ độc tài cộng sản khi đơn giản hóa ngôn ngữ chính xác hơn George Orwell, tác giả của Animal Farm, 1984. Khi nói về khái niệm Newspeak (ngôn ngữ mới), ông cho rằng các chế độ độc tài đơn giản hóa ngôn ngữ để triệt tiêu tư tưởng đối kháng. Ngôn ngữ được đơn giản hóa đến mức trần trụi, thô thiển, không cần văn hoa, cảm xúc, không có trí tưởng tượng. Con người không có tư tưởng, từ đó dễ trở thành một công cụ trong một guồng máy, dễ điều khiển, dễ sai khiến.

Để đơn giản hóa ngôn ngữ, chính quyền cách mạng sau 1975 đã đổi từ máy bay “trực thăng” thành máy bay “lên thẳng”. Áo ngực  đổi thành “nịt vú”. Những bảng hiệu như “cửa hàng thịt thanh niên tươi sống” bắt đầu xuất hiện.  Và tệ hại hơn nữa, vào năm 1978, họ đổi bảo sanh viện Từ Dũ ở Sài Gòn thành “xưởng đẻ Từ Dũ”!

Nói đến đây,vấn đề đã mở rộng hơn, không còn đơn thuần chỉ là “vấn đề ngôn ngữ”.  Dù là người trong nước hay ở hải ngoại, đại đa số người Việt Nam đã nhận ra rằng đất nước mình từ hơn 60 năm qua đã được dẫn dắt bởi nhiều người lãnh đạo dốt nát, tàn ác và không trung thực. Không bàn sâu về vấn đề chính trị, ở đây chỉ bàn đến khía cạnh họ đã hủy hoại con người, từ đó hủy hoại văn hóa, hủy hoại ngôn ngữ truyền thống trong cả xã hội Việt Nam như thế nào.

Thói quen cũng có thói quen tốt, thói quen xấu. Thói quen có khi được hình thành từ sự bắt chước theo một đám đông trong xã hội. Ngôn ngữ là con người, bộc lộ rất nhiều điều từ bản chất bên trong của một con người, một xã hội.

Đã tự bao giờ, người Việt trở thành quen thuộc, nhàm chán với sự dốt nát trong cách sử dụng ngôn ngữ của giới lãnh đạo? Đã tự bao giờ, vì đã “nghe quen”, người Việt bắt đầu dùng thường xuyên những từ ngữ thể hiện sự dốt nát của giới lãnh đạo lúc nào mà không hay? Dùng một từ sai văn phạm, lẫn lộn với nhiều nghĩa khác nhau là một biểu hiện của sự ngu dốt, lười suy nghĩ. Phải chăng có một cán bộ cao cấp nào đó bắt đầu dùng từ “xử lý” một cách tùy tiện, bừa bãi, để rồi dần dần động từ này được cả xã hội trong nước dùng cho mọi trường hợp: “xử lý” công việc, “xử lý” văn bản, “xử lý” nước thải, “xử lý” bài hát… Có mấy ai nhớ lại trong từng trường hợp, tiếng Việt ngày xưa đã từng có những động từ khác nhau để diễn đạt những ý tưởng khác nhau: chế biến nước thải, diễn cảm bài hát, giải quyết công việc…?

Hai từ “vô tư” và “hoành tráng” cũng nằm trong trường hợp này. Có rất nhiều người trong nước, ban đầu cố tình sử dụng hai từ này sai chỗ để hàm ý diễu cợt. Nhưng rồi nói mãi, trở thành thói quen lúc nào không biết! Và dùng từ sai trong câu chuyện phiếm thì vẫn còn chấp nhận được. Nhưng viết từ với nghĩa sai trên bài luận văn, báo chí, nói ở những nơi chốn cần sử dụng ngôn ngữ Việt tiêu chuẩn như trong hội nghị ngoại giao  thì đó là biểu hiện của sự xuống cấp văn hóa, ngôn ngữ của cả một xã hội.

Ngôn ngữ thể hiện sự dốt nát là vậy. Còn ngôn ngữ thể hiện cái ác của lãnh đạo? Có lẽ không gì rõ hơn bài thơ của Tố Hữu trong chiến dịch cải cách ruộng đất:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Ngày nay, ở trong nước từ “máu” được sử dụng tùy tiện như di chứng của một thời đại “say máu quân thù” của Tố Hữu: “thằng này rất máu!”, “sao mà máu thế!”… Chẳng lẽ cách dùng từ “sắt máu” kiểu này trở thành ngôn ngữ Việt chính thống chỉ vì có nhiều người sử dụng?

Và ngôn ngữ cũng biểu hiện sự gian dối, xảo trá, lươn lẹo của giới lãnh đạo. Những người ở lại Việt Nam cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 vẫn còn nhớ hai tên gọi trái ngược nhau dành cho những người vượt biên: nếu vượt biên bị bắt, thì đó là “kẻ phản quốc”; nhưng nếu vượt biên trót lọt, thì đó là… “Việt kiều yêu nước”! Càng về sau, ở trong nước càng có nhiều từ thể hiện sự lươn lẹo của chính quyền. “Tàu lạ” là một từ chỉ có ở Việt Nam, và được sử dụng chính thức bởi quan chức, giới truyền thông báo chí, để né tránh gọi đích danh tàu Trung Quốc khi chúng tấn công ngư dân Việt. Và mới đây nhất, quan chức Bộ Giao Thông đã “sáng tạo” ra từ “trạm thu giá” để thay cho “trạm thu phí”, chỉ vì muốn hợp pháp hóa những trạm thu tiền của dân một cách vô tội vạ! Chẳng lẽ người Việt hải ngoại cũng phải chấp nhận dùng những từ ngữ đầy lươn lẹo như vậy, chỉ vì đa số người trong nước phải chấp nhận chúng?

Khi biết tôi định viết về đề tài này, một người bạn thân ở trong nước đã khuyên tôi rằng “ Ấy chớ! Đề tài này rộng lắm, và gây tranh cãi dài dài…”. Tôi cũng biết vậy, và cũng biết mình không phải là một nhà ngôn ngữ học. Tôi cũng không muốn gây thêm bất hòa trong một thời đại mà dân Việt đã có quá nhiều điều để gây chia rẽ: chính trị, tôn giáo, Nam-Bắc…

Trong phạm vi chỉ vài trang giấy, tôi chỉ muốn nhắn nhủ đôi điều với những người Việt đang sinh sống tại hải ngoại. Những người đã bỏ đất nước Việt Nam ra đi qua nhiều thời kỳ như là những người tị nạn chính trị, kinh tế, giáo dục…

Chúng ta bỏ nước Việt Nam ra đi khác nhau về hình thức, mục đích, thời gian. Nhưng đa số chúng ta có cùng một nguyên nhân là do không muốn sống trong một xã hội đang xuống cấp về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị cho đến giáo dục, văn hóa, đạo đức… Sống trong một xã hội như vậy, chúng ta bị nhiễm những thói quen xấu mà không hề hay biết, trong đó có thói quen về ngôn ngữ.

Khi sang đến một xứ sở văn minh như Mỹ, hầu hết chúng ta sẵn sàng từ bỏ những thói quen xấu trong một xã hội xuống cấp để hòa nhập vào xã hội mới, thí dụ như đi xe vượt đèn đỏ, không xếp hàng trật tự… Thói quen sử dụng ngôn ngữ cũng như vậy. Hãy bình tâm nhận ra những từ ngữ xuất phát từ một xã hội mà sự gian dối, tàn ác, ngu dốt đang thắng thế. Hãy bỏ qua tự ái mà dần dần từ bỏ thói quen sử dụng chúng, giống như từ bỏ những thói quen xấu khác.

Để có thể dẹp bỏ tự ái, xin hãy quan niệm như thế này: thứ ngôn ngữ Việt Nam đẹp, chuẩn mực không phải là của riêng cộng đồng người Việt hải ngoại, hay của những người Việt sống ở Miền Nam trước 1975. Nó là di sản chung của dân tộc Việt Nam, đã có từ thuở xa xưa, qua những câu hò, tục ngữ, ca dao, qua Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, truyện Kiều của Nguyễn Du, rồi tiếp nối bởi thế hệ hiện đại như Tự Lực Văn Đoàn, Nhân Văn Giai Phẩm, Sáng Tạo… Mỗi người Việt dù ở trong nước hay ở hải ngoại đều có sẵn di sản văn hóa ngôn ngữ đó trong tâm hồn. Chỉ từ khi đất nước gặp kiếp nạn cộng sản, những di sản ngôn ngữ văn hóa đó mới bị xóa bỏ, lu mờ. Những người ra đi sớm hơn có may mắn không bị ảnh hưởng bởi một nền văn hóa do những người dốt nát làm hỏng. Họ chỉ là những người gìn giữ lại cái đẹp của văn hóa, ngôn ngữ do tổ tiên dân tộc Việt Nam để lại.

Vậy thì những người ra hải ngoại sau này cũng nên tự điều chỉnh, để rồi cùng tham gia vào một sứ mạng cao quí: gìn giữ tính Chân-Thiện- Mỹ của ngôn ngữ Việt Nam.

Hãy tưởng tượng hình ảnh một dòng sông đang trôi chảy. Bỗng dưng có kẻ ngăn sông, biến một khúc quành của dòng sông tạo thành một vũng ao tù. Không muốn dòng sông không chịu cảnh tù đọng, một nhóm người khác đã tự khơi một nhánh mới, để nối dòng sông tiếp tục trôi chảy, không qua khúc quành đã bị chận lại thành ao tù. Sau một thời gian, một số dòng nước từ ao bắt đầu tìm đường chảy về con sông xưa. Từ chốn ao tù ra sông, những dòng nước cảm thấy khác lạ khi hòa nhập. Nhưng vì dòng sông xưa nay vẫn cuồn cuộn chảy, cho nên những nước ao tù nhanh chóng hòa mình vào dòng nước tự do. Và cũng có thể một này nào đó, khi những con đập ngăn sông bị phá, cả khúc quành đã biến thành ao tù sẽ có dịp lại hòa mình vào dòng sông lịch sử.

Một ví dụ tượng hình cho câu chuyện của ngôn ngữ Việt Nam trong nước và hải ngoại…

Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng cách mời mọi người hồi tưởng lại giọng hát của Thái Thanh qua một ca khúc bất hủ của Phạm Duy, nói về tình yêu đối với ngôn ngữ, con người, đất nước Việt Nam. Một tác phẩm văn hóa tuyệt đẹp, đã từng bị cấm đoán trong nước trong suốt ba thập kỷ:

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi!

Mẹ hiền ru những câu xa vời , À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!…

Dân Việt / 

Nguồn: Viết Về Nước Mỹ (Việt Báo)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 2012(Xem: 19149)
Tư Thâu khập khễnh len mình giữa dòng người xuôi ngược hối hả mua bán tấp nập của phiên chợ chiều cuối năm, cũng như rồi đây phải lê tấm thân tàn lăn lóc mưu tìm chén cơm manh áo giữa chợ đời đầy nghiệt ngã đau thương!
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22555)
tôi vẫn còn đó một chân tình…Xin cảm ơn đời vẫn còn giữ được cho tôi những người bạn chiến đấu oai hùng. Xin cảm ơn em, người con gái Việt Nam với mối tình thủy chung đỏ thắm…Vô cùng cảm ơn em, người tình của em trai tôi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22051)
Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21625)
Cù Lao Phố từ lâu đã được quy hoạch làm khu du lịch, nhưng đến nay vẫn không hề phát triển. Vẫn những con đường đất đá thô sơ, vẫn những cánh đồng hiu quạnh chờ bàn tay tạo tác của con người. Cù Lao Phố vùng đất địa linh nhân kiệt thuở nào, giờ im lìm đứng nhìn thế sự đổi thay.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 29208)
Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
17 Tháng Năm 2012(Xem: 21245)
Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau oà vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay ,ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21675)
Mãi lo thả hồn miên man nhớ về những ngày phải mặc cái áo này dắt con cố đi tìm một chốn dung thân làm bà Tư không hay ông Mười đã đến đứng kế bên bà tự hồi nào. Xếp lại cái áo bỏ vô tủ ông thì thầm: - Bà cứ giữ lấy, biết đâu. Thẩn thờ quay qua bà Tư buồn rầu : - Kỳ này tui chạy đi đâu hả ông? Ôm chặc lấy vai bà ông Mười cố ngăn cơn nấc nghẹn: - Mình chạy lên trời.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21073)
Biết đủ là đủ phải không em? Cuộc sống em đã có nhiều nụ cười hơn nước mắt, biển đời luôn trao tặng bình lặng cho em hơn là nổi phong ba. Hãy cám ơn đời đã xoa dịu được nỗi đau làm lành được những vụn vỡ trong trái tim em.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 20527)
Mẹ tôi chết ở miền Nam, thầy tôi chết ở miền Bắc, không biết hai người có trùng phùng ở một miền nào đó nơi thế giới bên kia? Nơi mà tôi tin rằng, không có hận thù, đau khổ, thầy mẹ tôi sẽ có một bữa cơm hội ngộ, bát tương, quả cà, bát thịt kho đông trong những ngày giá lạnh.
07 Tháng Năm 2012(Xem: 23036)
hôm nay, nơi khuôn viên đại học với những lời chúc tụng của bạn bè làm tôi nao nao nhung nhớ nhừng kỷ niệm thân thương vùng quê ngoại, có đồng ruộng mênh mông, có hình ảnh mẹ tôi dãi dầu mưa nắng hòa mình vào cuộc sống người dân quê chân chất thật thà để nuôi tôi khôn lớn bằng tấm gương hy sinh cao cả.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 21318)
Trong số khách ruột của quán có người còn quả quyết thấy con “Củ Kiệu” có lần bay về thăm… quán(?). Nó đậu trên giàn hoa giấy trước hiên quán, nhìn nó tươi tốt hơn trước nhiều và khi thoáng có chút khói thuốc lá bay về phía nó, con chim cất lên mấy tiếng kêu kỳ lạ rồi vỗ cánh bay đi …
04 Tháng Năm 2012(Xem: 21395)
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người.
01 Tháng Năm 2012(Xem: 24341)
Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo H.O cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 27756)
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28596)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 21435)
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29885)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47588)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
17 Tháng Tư 2012(Xem: 24982)
Cám ơn Chị, lời nói đẹp của chị trong giờ phút tuyệt vọng của tôi, khiến nhịp đập trái tim tôi dịu lại, khi ngồi chờ đêm qua, bình minh ló dạng, để thấy lại được những đồng đội thân thương của mình !
10 Tháng Tư 2012(Xem: 29950)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
10 Tháng Tư 2012(Xem: 35066)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 26664)
Ba không đủ can đảm , không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ. Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo
02 Tháng Tư 2012(Xem: 25663)
Vì ba không đủ tiền mua loại xe Nhật cho hợp với "văn minh"nên ba phải đi "con ngựa sắt" đến sở làm. Vì ba không đủ khả năng cho đàn con trai ba đi hớt tóc ở tiệm nên ba phải tập làm thợ hớt tóc, nhưng ba vẫn vui, ba vẫn cười. Ba mãn nguyện sống vui hằng ngày khi ba thấy đoàn tàu chưa đứt !
01 Tháng Tư 2012(Xem: 21838)
Thử nghĩ nếu mà những người lảnh tụ đang cai trị những xứ sở nghèo nàn chậm tiến nào đó chịu bỏ ra một ngày trong một năm tham dự cái trò chơi này một cách thành tâm thì không bao lâu thế giới sẽ có thêm biết bao là tiếng cười rộn rả hàng ngày trên khắp quả địa cầu.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 29126)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 20548)
Ngủ say đi con rồng nhỏ của nội. Mùa xuân đã về rồi đó. Hoa lá đang đâm chồi nẫy lộc. Cháu của bà sẽ là một mầm non tươi tốt, đem đầy mật ngọt yêu thương đến với mọi người.
28 Tháng Ba 2012(Xem: 21617)
Tiệc nào cũng phải tàn. Tình nào cũng phải tan nhưng để dành mà nhớ và có thể năm sau làm tiếp! Tôi bắt tay anh Hạnh và nhận lời cám ơn. Gật đầu tạm biệt tất cả, tôi ra về trước mà lòng cảm thấy phấn chấn!
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29446)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 29117)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28254)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
19 Tháng Ba 2012(Xem: 22103)
Tình cảm với nhau phải nói là tràn trề như vậy, nhưng có những lúc bà thấy ray rức. Rằng về mặt pháp lý, dù bà đã ly hôn, nhưng khi đến với ông như thế này là… không phải. Hiểu tâm sự của người yêu, ông chỉ biết an ũi cho bà
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20715)
Tôi tiếp tục bước đi trên đường phố Biên Hòa với nhiều thay đổi, nhà hàng tụ điểm ăn chơi mọc lên như nấm, mọi người đều “ hối hả vui chơi” trong cuộc sống hằng ngày, không biết có ai còn nhớ đến tháng ba với những mảnh đời bất hạnh.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21201)
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28598)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
12 Tháng Ba 2012(Xem: 23235)
Và cô một lần nữa lại mềm lòng trước gió! cô xiêu lòng, thoát khỏi nỗi ăn năn: Sao Không Nhốt Gió! Cô cay đắng với gió, nhưng cô TỊNH TÂM-cô THA THỨ cho gió. Cô mong từ chiều nay, có ghế đá công viên làm chứng, gió sẽ giữ lời hứa với cô. Gió mãi mãi là làn gió mát, trong lành ,dịu dàng. Gió hứa sẽ đi cùng cô nốt đoạn đời còn lai của cô trong AN BÌNH-HOAN LẠC.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 26021)
Ới Thị Bằng ơi! đã mất rồi! Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi! Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói, Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 20461)
Những người trẻ tuổi hiện nay - các em, các cháu hình như đã thấy được, đã nghe được, đã thấu hiểu hiện tình đất nước. Vì thế những người trẻ này đang là niềm tin, niềm kỳ vọng của những người đi trước
06 Tháng Ba 2012(Xem: 23395)
mà cô nàng đưa chân bên phải ra ngoài chiếc váy đen Versace một cách điệu bộ cong cớn khiến “ nhiều bà ” nóng mặt nhưng cũng khiến “ một số ông”…trố mắt trầm trồ!
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29447)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29634)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 31184)
“Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 79126)
Chúng ta đã qua những trãi nghiệm dài của cuộc đời, chúng ta càng phải biết hài hòa và thương yêu mọi người hơn nữa bằng cách biết chia sẻ. Biết tha thứ. Biết quan tâm và bớt cố chấp, bớt quan trọng hoá và thực hiện những hoài bảo để trở thành một con người còn có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội và thể hiện được giá trị nội tâm của chúng ta.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 26029)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27767)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
29 Tháng Hai 2012(Xem: 20462)
Tôi đã ý thức và tĩnh táo đi qua những ngày tháng như thế và hiện giờ đang chờ sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi là chàng sinh viên người miền Nam học cùng lớp, cùng ra dạy chung trường. Tình yêu của chúng tôi đến với nhau không là ảo tưởng mà là một thực tế dâng hiến vị tha.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 26091)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25794)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 20714)
Tôi làm sao quên được giọng nói Bắc Kỳ nhỏ nhẹ, dễ thương, tính tình hiền lành đáng mến của bạn tôi ngày ấy. Bạn thường nhường nhịn và chiều chuộng tôi, với bạn điều gì tôi nói ra cũng có lý và đúng cả
21 Tháng Hai 2012(Xem: 26066)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...
20 Tháng Hai 2012(Xem: 27028)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi