9:48 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

TÀ ÁO CƯỚI - NGÔ ĐỒNG

05 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 20087)

Tôi đi trong nắng Thu mầu nhớ
Ngơ ngẩn vì tiếng gió Thu buồn
Tôi đi trong lá Thu vàng úa
Cứ ngỡ là muôn lá tình thư.

Hôm nay sao áo bay nhiều thế
Tôi tưởng ngàn cánh bướm khoe màu
Ô hay ! Tiếng pháo đâu buồn quá ?
Xác đỏ làm xao xuyến đường hoa...

Những tà áo cưới thướt tha bay bay trong nắng chiều
Đưa người em gái bước chân đi đi về bến nao
Ôi buồn làm sao ! Em có nhớ Thu nào

Những tà áo cưới tiễn em đi em lấy chồng
Chim trời theo gió biết nơi đâu đâu mà ước mong
Cung đàn thầm rơi rơi mãi tiếng tơ lòng

Bâng khuâng trông gió bay tà áo
Gió hỡi làm sao bớt lạnh lùng
Tôi đi đi mãi theo mầu nắng
Nắng để lòng tôi với quạnh hiu.
(Hoàng Thi Thơ)

Viết mà dùng lời nhạc đã có của các nhạc sĩ ngày xưa, giống như mời khách đến nhà ăn cơm lại đãi thức ăn mua ở tiệm “cơm chỉ” vậy đó. Khoan nha, người viết không dám so sánh các lời nhạc cũ có vị giống “cơm chỉ” đâu đó, chỉ là một cách so sánh về việc bao ý bao từ đã có sẵn, chỉ việc viết nó ra thôi hà.

Có hôm nghe một anh nhạc sĩ trẻ ta thán thật thương rằng: “ Các nhạc sĩ ngày xưa (Văn Cao – Phạm Duy – Phạm Đình Chương – Cung Tiến - Trịnh Công Sơn – Trần Thiện Thanh – Lam Phương v.v.) đã dùng hết bao nhiêu từ hay ý đẹp, bây giờ mình viết nhạc sao cũng bị giống của họ, nếu không chẳng còn chữ nào hay để dùng!”

Cốt lõi của các từ các ý ấy hay là vì khoảng thời gian sống của các vị ấy đẹp quá, nên thơ quá, tình tứ quá và được tưởng tượng nhiều quá, họ không bị sự thật phũ phàng đánh chan chát vào mặt qua những sự kiện đau lòng được ti vi chiếu mỗi ngày, được loan đi trong vòng vài giây trên màn hình vi tính, cái màn hình to đùng vẫn còn thua cái i-phone nắm trong bàn tay, đọc được muôn vạn điều xảy ra trên thế giới. Còn gì nữa mà mơ với mộng mà tưởng mà ngờ.

Câu chuyện tình xảy ra bây giờ rất rõ ràng, rành mạch ngay cả được phơi bầy trên các trang web, nếu chàng hay nàng có muốn thay đổi hướng nhìn, thôi không cùng nghĩ đến góc độ có pháo đỏ rượu hồng nữa họ chẳng ích kỷ giữ trong lòng mà sẽ viết blog cho triệu người cùng biết, chàng một blog nàng một blog, bạn chàng sẽ binh vực chàng dè bỉu nàng, dĩ nhiên bạn của nàng cũng sẽ mắng mỏ chàng chẳng tiếc lời. Có gì để phải buồn đâu nè, lại tiếp tục những ngày thong dong đi phố đi party một mình, đâu có sao ngay cả đỡ phải bực mình vì nhiều việc trái tính trái nết nhau.

Quay lại chuyện tà áo cưới của thời xa xưa ấy, nhắc chi cho thêm buồn lòng ta, ngao ngán lòng họ, lại lọ mọ bước thụt lùi tìm về kỷ niệm.

Ngày xưa, có một nàng con gái tuổi vừa tròn đôi chín, ngồi nhìn mông lung qua khung cửa, mơ đến một hôm nào đó có người đến nhà dạm hỏi. Người ấy nàng chưa hề gặp mặt, chẳng biết chẳng quen, chỉ vì có người mai mối nên mẹ chàng sắm chút trà rượu theo bà mai ghé thăm nhà .

Họ đến nhà rồi nàng vẫn còn chưa biết cho đến khi nghe mẹ nàng gọi pha trà mang ra cho bà tiếp khách. Nàng điềm nhiên nấu nước pha trà như bao nhiêu lần khác, bưng khay trà ra, khéo léo để giữa bàn sa-lông, quỳ xuống một tay đỡ nắp, một tay nâng ấm khe khẽ nhẹ nhàng chiêu trà sang tách, hai tay bưng dĩa tách mời từng người một.

 Vì những cử chỉ dịu dàng ngoan ngoãn ấy, chẳng bao lâu sau nàng được mẹ cho biết gia đình người ta chính thức hỏi cưới nàng cho con trai của họ. Thế rồi thách cưới, nào là bao nhiêu cân bánh quế - bánh cốm - bánh phu thê, bao nhiêu phần trầu cau, khuyên tai, kiềng vàng, áo nhẫn?

Bà mai ngọt ngào trả giá: “Chị nới nhẹ tay để các cháu sau này có vốn gầy dựng gia đình!” Nàng nghe mẹ nhẹ nhàng cương quyết: “Cháu nhà tôi vừa xinh vừa giỏi, bao năm nuôi dưỡng nay chẳng nhẽ cho không, chị nói hộ với bên ấy.”

 Bên ấy nếu chẳng chịu, nàng lại phải chịu chờ thêm đám khác, dù khi mời trà nàng có thấy đôi mắt người ta sao mà hiền thế!

Rồi tùy duyên tùy nợ, mà nàng được mẹ gả đi lấy chồng. Sau ngày đám hỏi, cau trầu bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê được mẹ sai em trai chở đi chia cho từng nhà họ hàng làng mạc cùng thiếp mời đám cưới, có lúc hai chị em được chồng tương lai đi theo hộ tống nhưng anh chỉ được đứng ngoài ngõ để chờ.

Đến ngày cưới, cô dâu khóc khi lìa gia đình cha mẹ, sang làm dâu nhà người ta.
Câu chuyện cổ tích đám cưới ấy đơn giản như bài tính một cộng một bằng hai, có muôn vàn câu chuyện cổ tích trong ấy cô gái ngồi tựa cửa mong một người cô thầm thương trộm nhớ ghé đến nhà xin bỏ trầu cau, người ấy có đến mà rồi không chạy đâu cho đủ vài trăm phần bánh, phần cau theo lời mẹ thách, thế là duyên bẽ bàng, thế là có người vào một ngày mưa thu lá bay vàng rũ, đứng ngóng một người lên xe hoa và hát:

Những tà áo cưới thướt tha bay bay trong nắng chiều
Đưa người em gái bước chân đi đi về bến nao ?
Ôi buồn làm sao ! Em có nhớ Thu nào ?

Những tà áo cưới tiễn em đi em lấy chồng
Chim trời theo gió biết nơi đâu đâu mà ước mong
Cung đàn thầm rơi rơi mãi tiếng tơ lòng...

Rõ ràng những lời ta thán thật thà ấy phát ra thành cung thành điệu, thành nhạc không buồn đứt ruột chẳng cào cấu ruột gan, chỉ mang mang lo lắng.

 Ấy là về phía chàng, còn phía nàng thì cũng chẳng đau đớn gì lắm, chỉ biết vâng lời mẹ đi lấy chồng, gần hai mươi năm được uốn nắn dậy dỗ phải thương yêu tùng phục thì có khó gì đâu chuyện khép kín cửa lòng, vả lại thời xưa ấy đâu có cô nào bà nào được thoải mái làm thơ, được quyền viết nhạc, hai chuyện thơ nhạc thời ấy họa hoằn lắm mới le lói được một “nữ sĩ” cả một gia tài có vài bài thơ ca tụng đạo làm vợ, làm con, làm mẹ, được các bài hay như Hai Sắc Hoa Tigon – Đan Áo Cho Chồng – Bài Thơ Thứ Nhất – Bài Thơ Cuối Cùng của T.T. Kh thì lại bị bảo là của các ông sáng tác – đến gần bây giờ sang thế kỷ hai mươi mốt mới có chút tin T.T.Kh đúng là phụ nữ, bà có yêu một nhà thơ, nhưng phải lấy chồng cao sang giàu có (?)

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn khổng
Có còn nhớ đến màu hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng

Bốn câu thơ cuối của bài thơ Hai Sắc Hoa Tigon của T.T.Kh đơn giản như lời thở dài, thở dài xong rồi thôi, chẳng trách móc, chẳng hẹn thề chẳng mong chẳng tiếc.

Nhắc đến thách cưới bánh quế, mới nhớ ra vì lý do mẹ nghĩ con gái mình là cây quế quý giá, mới như cốm đầu mùa, phu thê tương hợp vuông tròn mà thách cưới nhà trai phải mang lễ vật cho xứng.

Bánh quế màu vàng, tròn và dài một gang tay, ngày xưa ngồi nướng bánh quế cực vô cùng, xếp đủ một hộp bánh có mười lớp, mỗi lớp mười bánh trong chiếc hộp vuông vắn làm bằng giấy cứng, sau đó dán giấy bóng kính đỏ hay vàng bên ngoài.

 Bánh cốm phải khuấy đường hấp cốm, sau đó làm nhân đậu xanh có trộn mứt bí thái chỉ, một hộp một bánh, tùy theo lời thách mà bánh dầy hay mỏng từ 250 gr đến nửa kilogram một bánh.

Bánh phu thê cầu kỳ hơn vì hộp đựng bánh làm bằng lá dừa vuông vức, có nắp đậy cũng bằng lá dừa. Cách làm bánh không khó nhưng cùng lúc phải làm nhiều vài trăm hộp cần nhiều người phụ giúp, nếu ở làng quê có khi cả làng các bạn của nhà trai xúm xít lại cùng làm, nhiều chuyện dở khóc dở cười, cô dâu hụt cặm cụi cuốn bánh quế cho “người ta” đi hỏi người khác làm vợ.

Nghe bài hát Ước Hẹn nhạc của Nhật, lời Việt não lòng có những câu:

Ơi hỡi người chốn tha phương
Nếu biết rõ em rời bến sang ngang
Chắc có lẽ anh buồn nhớ đau thương
Sớm oán trách thế nhân bạc bẽo.
Nhưng vì chữ hiếu khiến em vu
quy duyên mới
Cũng liều nhắm mắt bước chân hy sinh đi tới
Hẹn anh sang đến kiếp lai sinh mai sau
Nguyện đền đáp tình sâu...

Không biết có phải phát xuất từ việc đi lấy chồng Việt Kiều – Hàn Quốc - Hồng Kông để gởi tiền về giúp gia đình hay không?

 Nghe thề hẹn sang kiếp sau đền đáp tình sâu hẳn anh chàng bị mất người yêu cũng hài lòng để tiếp tục đi hát karaoke tìm bồ mới .

Còn ở Việt Nam tìm tà áo cưới bây giờ chắn hẳn khó khăn lắm, các cô dâu theo thời thích mặc đầm dài lướt thướt, trong khi ở ngoại quốc các cô dâu Việt nhất định phải mặc cho bằng được chiếc áo dài cổ kính ngày xưa, có cô nhờ có đám cưới mới biết đến chiếc áo dài.

Khung cảnh đám cưới Việt trên xứ người chìm lỉm vào khoảng trống của nhà thờ - chùa - nhà hàng, không ồn ào cả góc phố để có một người buồn trông theo xe hoa khuất nẻo đường rồi thờ thẫn đạp lên xác pháo.

Một người lên xe hoa
Đôi mắt nhung hoen mờ
Mang biết bao sầu nhớ
Một người buồn trông theo
Khi khuất xa người yêu
Bỗng thấy lòng quạnh hiu

Một người khi thu sang
Trao nhớ thương trong cung đàn
Trong tiếng tơ sầu oán
Một người tìm trang thơ
Năm cũ mơ người xưa trong gió lạnh đìu hiu...
(Hoàng Trọng)

Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...

Ngô Đồng 

 

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6670)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5855)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6922)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7326)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6341)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6052)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6613)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5422)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5282)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5579)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5518)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5563)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6017)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6811)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6825)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6164)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6095)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6261)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6442)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6902)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6566)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6946)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7019)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6807)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6426)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47137)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 66974)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24940)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5980)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5974)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6290)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7010)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5518)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5765)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6372)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5647)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5461)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5923)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6405)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5472)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6005)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6198)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6207)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8159)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7095)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6336)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8740)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7791)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7419)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7347)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu