3:15 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

NHỚ VỀ THẦY PHAN THANH HOÀI - NGUYỄN THỊ THÊM

23 Tháng Tám 20207:23 CH(Xem: 6165)

NHỚ VỀ THẦY PHAN THANH HOÀI
nhớ về


Hôm nay là ngày cử hành tang lễ Thầy Phan Thanh Hoài. Các bạn tôi đã hẹn nhau đến Feek Family để thăm viếng Thầy Hoài lần cuối.

Tôi ở đây không yên, cứ đoán từng giờ. Trong lòng tôi luôn nghĩ đến các Thầy Cô còn hiện tiền, những Thầy Cô đã khuất núi và con đường đi về Feek Family của mình.

Cách đây một tuần Thầy Hà Tường Cát đã nằm ở đây phòng số 5. Hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài nằm ở phòng số 1. Cách đây 3 năm ông xã tôi cũng đã book vé “Khách Sạn Vĩnh Cữu” này ở phòng số 3. Còn tôi đã có sẵn vé và chỉ chờ đến thời điểm là xe chở đến tận nơi nhưng chưa biết phòng số mấy.

Dù ở phòng nào trong khuôn viên lặng lẽ trầm mặc khói hương này, khách sạn Vĩnh Cữu Feek Family cũng tinh tươm và phục vụ chu đáo. Không làm tủi lòng khách đến và làm yên lòng người thân đến tiễn đưa.

 

Thầy Cát, thầy Hoài, ông xã tôi và rất nhiều người VN ở miền Nam Cali đều có dịp đến đây vài lần tiễn đưa thân nhân và bạn bè. Mọi người đến thăm viếng đều lặng lẽ đốt hương, cúi đầu tưởng niệm và thấy con đường trần ai ai cũng phải đi qua. Rồi thì không ngại dị đoan, không tin điềm gở đều một thoáng nghĩ đến ngày cuối của mình. Về nhà những ý nghĩ đó lại càng thôi thúc khi những cơn đau tuổi già mỗi ngày thêm nhiều. Thôi thì để nhẹ cho con cháu sau này, mình sắm sẵn  hành lý và chọn nơi đây là ga chiều để đưa mình về cát bụi.

 

Vốn giản đơn và cũng không muốn làm bận lòng những thế hệ, cháu chắt (không biết sẽ đi phương trời nào) vấn vương một nấm mồ lặng lẽ, phương thức hỏa thiêu là tốt nhất để trở về tro bụi. Chỉ cần 24 tiếng phù du, con cái có thể ôm cha mẹ vào lòng và sau đó cho bay xa, lan tỏa về với đồi núi, biển khơi.

 

Bay lên đi tro ơi!
Nhẹ nhàng ra biển khơi
Gió đưa về núi đồi
Ta đi giữa đất trời
Nhẹ nhàng không vướng bận.
 

……

 

Bây giờ là 3 giờ chiều, giờ này có lẽ các bạn tôi đã đến Feek Family để tiễn đưa Thầy. Tôi thay áo quần tề chỉnh. Chọn tấm hình thầy Phan Thanh Hoài rõ nhất mà hội AHCHSNQ đăng cáo phó. Tôi xoay máy Laptop lại và quỳ xuống tưởng niệm Thầy. Tôi niệm Phật và cầu nguyện. Cầu nguyện Thầy được nhiều phước báo. Cầu nguyện Phật Tử Nhật Quang siêu sinh Tịnh Độ.

Tôi chân thành lạy Thầy bốn lạy để tỏ chút lòng thành.

 

Thầy Phan Thanh Hoài không để lại một tài sản văn chương đồ sộ như Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. Thầy không tham gia làm báo, không có một quá khứ hoạt động văn nghệ, xã hội nổi bật như thầy Hà Tường Cát. Thầy trong chúng tôi hình ảnh rõ nhất của một người Thầy giáo.

 

Thầy Phan Thanh Hoài và Thầy Trương Phan Nam Minh về dạy sớm nhất khi trường Ngô Quyền mới bắt đầu thành lập. Thầy Hoài lúc đó khoảng 24 hay 25 tuổi. Một Thầy giáo trẻ măng, đẹp trai mới ra trường (tôi nghĩ vậy). Ngôi trường Ngô Quyền đi song song với thiên chức của hai người Thầy của chúng ta. Như vậy tính ra khi thầy vào dạy Ngô Quyền thì một số lớn cựu học sinh Ngô Quyền chưa sinh ra đời. Lúc đó tôi được 8 tuổi đang học lớp ba trường làng.

 

Để biết về con đường đi dạy của thầy Hoài và những gì thầy gắn bó với Biên Hòa, chúng ta trở về quá khứ, lần theo những bánh xe lăn đưa thầy về tới lớp. Thầy kể:

 

"...Trước đây, vào những năm cuối của thập niên 50 và những năm đầu của thập niên 60, những ngày lên dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa, tôi thường đón xe đò Liên Hiệp ở trạm Công Trường Dân Chủ, nơi tiếp nối của hai đường Hiền Vương và đường 20 (nay là đường Võ Thị Sáu và đường 3 Tháng 2), và trên đường đến thành phố Biên Hòa, xe đò Liên Hiệp đã vượt sông Sài Gòn nơi cầu Bình Lợi để chạy theo quốc lộ số 1 cũ, xuyên qua quận Thủ Đức, hướng về quận Dĩ An để rồi vượt sông Đồng Nai ở hai chiếc cầu Gành và cầu Rạch Cát và dừng lại ở Công Trường Sông Phố, trạm trước chót, nơi tôi xuống xe để vào trường Nguyễn Du, nơi đây những lớp đệ thất và đệ lục Ngô Quyền đầu tiên được tạm mượn phòng ốc để thầy trò dạy và học, và sau cùng xe đò vào bến đỗ cạnh chợ Biên Hòa."

 

Như vậy ngày xưa mình chưa có ngôi trường Ngô Quyền bề thế như bây giờ. Thành hình lớp Đệ thất đầu tiên là phòng học của trường Tiểu học Nguyễn Du, sau này số lớp tăng thêm, Ban Giám Hiệu đã mượn thêm phòng ở trường Nữ Công Gia Chánh tỉnh Biên Hòa và hai vị hiệu trưởng, hiệu phó đầu tiên của chúng ta là Thầy Phan văn Ngà và Hồ văn Tam.

 

Cũng ở bài viết này chúng ta thấy lại các con đường cây cầu từ Sài Gòn về Biên Hòa của một thời xa xưa. Bây giờ chế độ đã thay đổi, mọi hình ảnh cũ đã đi về quá khứ. Những con đường, cây cầu có lẽ đã bị xóa đi dấu vết để thay vào những con đường mới và tên mới. Cũng như rồi đây tên Thầy đã không còn được chúng ta hoan hỉ đọc lên để tiếp đón và trao hoa tri ân mỗi khi Đại Hội NQ. Thầy đã rời xa chúng ta đi về nơi bình an nhất.

 

Trở lại kỷ niệm những ngày đi dạy của thầy Giám Học Phan Thanh Hoài, chúng ta hãy nghe Thầy kể:

 

"... Kỷ niệm thứ nhì là nơi tôi nghỉ trọ lại đêm sau một ngày dạy học khá nhọc nhằn để đi dạy tiếp trong ngày hôm sau, rồi mới về lại với gia đình ở Sài Gòn. Quí vị Hiệu Trưởng và Hiệu Phó của trường Ngô Quyền, ông Phan Văn Nga và ông Hồ Văn Tam, đã có nhã ý đề nghị với tòa Hành Chánh Tỉnh xin cho các giáo sư ở Sài Gòn lên dạy, được sử dụng tòa nhà lầu Lục Giác xây cất ở bên bờ sông Đồng Nai, ngôi nhà nầy nằm giữa tòa Hành Chánh và ty Bưu Điện Biên Hòa. Ngôi nhà được xây cất từ hồi Pháp thuộc, để làm nơi trọ cho các quan lại, các vị thanh tra trong khi họ thi hành công vụ tại tỉnh Biên Hòa. Lúc nầy tầng dưới được dùng làm văn phòng làm việc của Hội Phụ Nữ tỉnh Biên Hòa, tầng trên thì còn trống. Đề nghị của Ty Trưởng Tiểu Học Biên Hòa đồng thời là Hiệu Trưởng Ngô Quyền được chấp thuận, nên chúng tôi, các nam giáo sư có giờ dạy liên tiếp hai ngày liền được về nghỉ đêm tại đây. Vì được xây cất như một nhà nghỉ mát với những tiện nghi cần thiết ngay trên bờ sông Đồng Nai, nên nơi trọ nầy hơn hẳn các khách sạn sang trọng của thành phố Biên Hòa vào thời ấy. Sau những buổi dạy trong tiết trời oi bức, chúng tôi thấy rất thoải mái khi được về nghỉ đêm nơi gác trọ với sông nước Đồng Nai chảy bên dưới, và từng cơn gió mát lòng qua khung cửa đem đến sự sảng khoái cho mọi người trong chúng tôi. Tôi luôn tiếc rẽ phải trả lại căn gác trọ nầy để dời lên khu phố của ông Tám Mộng xây cất phía trước rạp hát Biên Hùng, nơi đây khá ồn ào và oi bức, nhưng không thể làm gì hơn vì số giáo sư càng ngày càng đông, trong khi nhà trọ ở bờ sông thì chỉ có thể nghỉ lại mỗi đêm bốn hoặc năm người mà thôi."

 

Như vậy Thầy Hoài và một số Thầy của chúng ta đã có một thời gian ở nơi xinh đẹp sang trọng nhất của Tỉnh Biên Hòa. Đó là tòa nhà lầu lục giác ở bờ sông Đồng Nai. Khi số lượng giáo sư về dạy tại trường đã tăng, Thầy chuyển ra  trọ ở khu phố của ông Tám Mộng. Có lẽ những anh chị khóa 1, khóa 2 hoặc những anh chị sinh trưởng ở Biên Hòa có thể nhớ và biết rõ về khu phố của ông Tám Mộng, nơi các Thầy đã ở trọ để đi dạy Ngô Quyền.

 

 Thầy ở như vậy, còn ăn thì sao? Đây nè, Thầy kể chi tiết và rất vui. Mỗi một nơi của Biên Hòa đều là những ký ức tốt đẹp nhất đối với Thầy. Thầy nhớ từng tiệm ăn và những món đặc biệt ở đó. Mỗi một nơi thầy kể đều chi tiết chi li và có những kỷ niệm về những người bạn dạy chung trường.

Đây là một đoạn thầy Hoài kể về ăn uống có thầy Phan Thông Hào trong đó:

 

"... Buổi sáng, chúng tôi, các giáo sư Ngô Quyền, khi trường còn mượn phòng ốc ở trường tiểu học Nguyễn Du, hoặc ở trường Nữ Công Gia Chánh, bên cạnh nhà hội làng Bình Trước, thường kéo nhau ra ăn điểm tâm ở quán hủ tiếu Tuyết Sơn, trên đường đi vào chợ Biên Hòa, hoặc ở quán bà Tư Mập, bên cạnh trường Nữ Công Gia Chánh; tại quán nầy, chúng tôi thường dùng món bánh mì hột gà ô-plat và được thưởng thức loại cà phê đặc sản do thầy Phan Thông Hảo chế biến, trong ly cà phê có cho vào nửa muỗng bơ Bretel, nên mùi vị thơm hơn ly cà phê thông thường. Sau nầy khi trường Ngô Quyền dời lên trường sở mới, chúng tôi thường đến ăn sáng nơi quán hủ tiếu Nam Vang (thường gọi là quán cây trứng cá, vì phía trước quán có trồng vài cây trứng cá), quán nầy ở cạnh rạp hát Biên Hùng, nằm bên trái đường vào nhà ga xe lửa Biên Hòa

 
Sau ngày rời Biên Hòa và cho đến nay, sống ở quận Cam, miền Nam tiểu bang Ca-li, với nhiều quán ăn của người Việt có bán đủ món hủ tiếu như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Thanh Xuân, nhưng tôi không có may mắn được ăn lại tô hủ tiếu Nam Vang với hương vị đậm đà của quán cây trứng cá ngày xưa của thành phố Biên Hòa. Để thay đổi món, chúng tôi cũng thường đến quán cháo lòng Huỳnh Của, một quán bình dân nhưng rất ngon không thua gì các quán cháo lòng nổi tiếng ở Chợ Đồn, bên kia cầu Gành, thuộc xã Bửu Hòa, và cũng tại xã nầy có gia cư của ông Phan Văn Nga, vị Hiệu Trưởng đầu tiên của trường Ngô Quyền; quán Huỳnh Của nằm ở khoảng giữa đường đi từ quán cây trứng cá đến cổng trường Ngô Quyền; cạnh quán Huỳnh Của là nhà của ông Hồ Văn Tam, Hiệu Trưởng trường Nguyễn Du đồng thời là Hiệu Phó trường Ngô Quyền trong thời gian mà ông Phan Văn Nga giữ chức vụ Hiệu Trưởng."

 

Qua đoạn hồi ức của Thầy, chúng ta được biết Thầy Phan Thông Hào lúc đó đã là một tay pha chế cà phê rất điệu nghệ.

Chúng ta biết thêm thời đó có quán Bà Tư Mập, quán Hủ tiếu Nam Vang “Cây Trứng Cá”, quán cháo lòng Huỳnh Của nổi tiếng đến bây giờ.

Ngoài ra thêm một chi tiết khá thú vị là nhà thầy hiệu trưởng Phan văn Ngà ở Chợ Đồn và Thầy hiệu Phó Hồ Văn Tam cạnh quán cháo lòng Huỳnh Của rất gần với trường Ngô Quyền. Không biết bây giờ những căn nhà đó có còn không và ai đang ở?

 Bây giờ chúng ta hãy nghe Thầy Hoài kể về các quán ăn có sự hiện diện của thầy Hoàng Phùng Võ. 

 

"... Cho buổi cơm trưa và cơm chiều, tùy theo khẩu vị của các giáo sư gốc Bắc hay Nam, chúng tôi rủ nhau đến ăn ở những quán sau đây: hôm nào có thầy Phan Thông Hảo thì chúng tôi ra quán bà Tư Mập với các món đặc sản Biên Hòa như canh chua cá lóc, lươn um, gà kho sả, thịt heo ram mặn, thịt nai xào bạc hà; hôm nào có thầy Hoàng Phùng Võ, thì chúng tôi ra quán Thịnh Vượng, nằm trên đường Phan Đình Phùng, theo hướng đi về ngã ba Dốc Sỏi để lên phi trường Biên Hòa, nơi đây chúng tôi được dùng cơm nấu với gạo tám thơm của tỉnh Đồng Nai nhưng với các món ăn miền Bắc, ba món mà tôi còn nhớ là món giò chả (chả lụa), gà luộc và món canh miến gà; bà chủ quán cơm có hai cô con gái trẻ đẹp, cô chị tên Thịnh và cô em tên Vượng, do đó quán cơm mang tên là quán Thịnh Vượng."

 

Các bạn thấy sao? Riêng tôi chảy nước miếng khi đọc những dòng này. Những món ăn miền Nam ngon thật là ngon mà Thầy đã thưởng thức và nhớ mãi sau này.

 

Và đây là một đoạn có nói về Thầy Nguyễn văn Hảo thư ký cho trường Ngô Quyền thời đó và cái duyên tơ tóc với con gái bà chủ quán Thịnh Vượng. Nhờ Thầy Hảo chúng ta có bức ảnh ban giám hiệu và ban giảng huấn trường Ngô Quyền thời đó trong Kỷ yếu Ngô Quyền.

 

"...Sau nầy, khi thầy Nguyễn Văn Hảo được bổ dụng về làm thơ ký văn phòng cho trường Biên Hòa, thầy Hảo có cùng đi với chúng tôi ra ăn ở quán Thịnh Vượng, và một thời gian sau thầy Hảo đã thành con rể của bà chủ quán. Hiện nay, hai vợ chồng thầy Hảo còn ở lại Biên Hòa, và làm sở hữu chủ hai cửa hàng kinh doanh rất “Thịnh Vượng” bên cạnh rạp hát Biên Hùng (tôi không nhớ có phải lúc sau nầy rạp hát đã đổi tên mới là rạp Thống Nhất hay không?). Gần đây, thầy Hảo đã có nhã ý gởi tặng cho các em cựu học sinh Ngô Quyền một bức ảnh chụp toàn thể ban giám hiệu và ban giảng huấn trường Ngô Quyền và các em cho biết là sẽ cho in trên quyển kỷ yếu năm nay vì đây là một bức ảnh tập thể và một kỷ niệm rất quí báu về trường Ngô Quyền.."

 

Chưa hết các bạn ơi! Trong quá trình đi dạy của Thầy Hoài, có những chi tiết rất thú vị mà nếu Thầy không kể ra thì chúng ta không biết. Thí dụ như Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo đã có sáng kiến thật hay để nối kết các Thầy Cô giáo NQ được gần gũi quen biết lẫn nhau. Trong đó có phần ẩm thực “Có thực mới vực được đạo”

 

"...Và khi trường Ngô Quyền có các lớp đệ nhị cấp, số giáo sư và nhân viên văn phòng và giám thị ngày càng đông hơn, thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo có đề nghị là mỗi tháng một lần, sau khi lãnh lương cuối tháng, các thầy cô cùng nhau ra quán Tân Hiệp trên đường Hàm Nghi, bên bờ sông Đồng Nai để dùng buổi cơm tối tập thể, và tổng số chi cho buổi cơm sẽ được chia đều cho những người tham dự. Tại đây chúng tôi được ăn những món đặc sản của tỉnh Biên Hòa như: món gỏi ngó sen trộn với tôm luộc, thịt ba chỉ, rau răm, đậu phộng rang, món bánh canh đầu cá (cá lóc bắt lên từ đồng ruộng ven sông Đồng Nai), cá hấp cuốn bánh tráng và rau sống, món xôi chiên ăn với gà nướng da giòn (xôi nấu với gạo nếp thơm Biên Hòa, rồi được chiên phồng lên như cái bánh tiêu của người Tàu, nhưng to bằng một cái dĩa cỡ trung) để rồi kết thúc bữa ăn với những lát thơm hay những múi bưởi Thanh của vùng đất Biên Hòa."

 

Thầy Hoài không những có cái nhìn rất đẹp về ẩm thực Biên Hòa Thầy còn nặng lòng với sông nước Đồng Nai. Trong bài viết “Sông Nước Đồng Nai” đăng trong Web Ngô Quyền mà tôi đã dùng trích dẫn đã viết rất rõ về Biên Hòa của chúng ta.

https://ngo-quyen.org/p7952a589/gs-phan-thanh-hoai-song-nuoc-dong-nai

 

Thầy đã kể rất chi tiết về vị công thần Trịnh Hoài Đức của hai triều vua đầu tiên nhà Nguyễn là vua Gia Long và Minh Mạng. Ngoài ra còn có những công thần có công khai phá và bảo vệ vùng đất Trấn Biên Biên Hòa như Ngài Trần Thượng Xuyên, Nguyễn Hữu Cảnh, Đoàn văn Cự.

 

Với những nhà văn tên tuổi của vùng đất Biên Hòa như Bình Nguyên Lộc, Lương Văn Lựu, Lý văn Sâm Thầy cũng kể rất chi tiết về tiểu sử cũng như kho tàng văn chương đồ sộ của họ.

 

Thầy Phan Thanh Hoài rất nặng lòng với Biên Hòa và ngôi trường Ngô Quyền. Khi còn trẻ Thầy là một giáo sư mẫn cán yêu nghề, khi làm Giám Học Thầy đã tận tụy bỏ rất nhiều công sức và tâm trí xây dựng trường vững mạnh. Học trò Ngô Quyền thành tích học tập có tiếng ở miền Nam VN. Khi ra nước ngoài, Thầy đã khuyến khích và giúp đỡ cựu học sinh Ngô Quyền thành lập hội Cựu Học Sinh Ngô Quyền như ngày nay. Thầy hết lòng giúp đỡ Ban Báo Chí mỗi lần ra đặc san, thành lập kỷ yếu hay Ngô Quyền Toàn Tập. Thầy cung cấp tài liệu, hình ảnh và tham mưu trong bất cứ vấn đề nào các cựu học sinh cần.

Thầy là một người Thầy, một vị Giám Học tận tụy với học trò cho đến cuối đời trong lòng của mỗi người cựu học sinh Ngô Quyền. Hình ảnh cao cao, nụ cười hiền hòa và cây gậy chống mỗi lần tham dự họp mặt đi vào lòng tôi mãi mãi.

 

Ngọc Dung đã face time cho tôi ở xa được nhìn mặt Thầy lần cuối. Thầy nằm trong quan tài như ngủ, giấc ngủ ngàn đời của một kiếp người. Nhìn các bạn Ngô Quyền ăn mặc trang trọng đến tiễn đưa thầy làm lòng tôi nao nao xúc động. Tấm banner của cựu học sinh trường Ngô Quyền đã nói lên được tấm lòng tri ân sâu sắc đối với  thầy Giám Học Phan Thanh Hoài.

Từ nay mỗi năm họp mặt Ngô Quyền, không còn thấy Thầy Phan Thanh Hoài hiện diện. Người Thầy thân yêu luôn luôn sát cánh với học trò Ngô Quyền đã mãi mãi vắng mặt.

 

Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.

 

Nguyện cầu hương linh Thầy Phan Thanh Hoài pháp danh Nhật Quang được siêu sinh Tịnh Độ.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19340)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20296)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21319)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20281)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20175)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20842)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 20011)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20095)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20506)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20088)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21577)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 21059)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21840)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20865)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21828)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 21047)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20355)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20955)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 20006)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19138)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20228)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19535)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20415)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21599)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20353)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19773)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19743)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20518)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19683)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19975)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 21026)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21001)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21684)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20567)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 21016)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20762)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19484)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20746)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20465)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18934)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19324)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18700)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19633)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21295)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20465)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18975)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20553)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19296)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18478)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18954)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?