11:49 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

CHỮ TÂM CÒN MỘT CHÚT NẦY - NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

28 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 19335)


Tác giả Nguyễn Trần Diệu Hương vừa từ San Jose gửi bài viết này với lời ghi chú “viết để gửi lòng về với quê hương”. Bài viết sau đây của cô có thể làm người đọc nhớ một bài viết đã phổ biến mới đây có tựa đề “Nói Với Việt Kiều”, được viết bởi tác giả Chung Mốc hiện sống trong nước và được chuyển đăng lại trên trang web Biên Hòa.
*

(Xin phép bắt chước cụ Nguyễn Du trong cách đặt tựa, để người đọc hiểu là bài này được viết với tâm trạng “chữ tâm còn một chút này” và với nguyên tắc “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”).

*

Bà cô tôi ở Paris, vốn là một nhà giáo rất để ý chữ dùng và cách hành văn, mỗi lần nói chuyện với tôi qua điện thoại đều nhắc nhở:

- Mỗi lần viết lách thì nhớ đừng chêm tiếng Mỹ vào bài viết tiếng Việt, nghe “nửa nạc nửa mỡ” đôi khi làm người đọc khó chịu.
Tôi im lặng nhận khuyết điểm của mình và cố nhủ lòng không chêm tiếng Anh vào tiếng Việt, nhưng rồi “đâu lại vào đấy”, vẫn có bóng dáng tiếng Mỹ trong những bài viết chỉ dành cho độc giả người Việt Nam. Viết thuần tiếng Việt cũng khó, viết thuần tiếng Mỹ cũng khó. Thành thật mà nói, viết bằng tiếng Việt chêm tiếng Mỹ là dễ nhất. Như lời chị Anh Thư, một người bạn vẫn than thở:
- Chết rồi, tụi mình ngày càng hỏng, sau gần hai mươi năm sống ở Mỹ, tiếng Mỹ đến độ bảo hòa, không giỏi thêm được chút nào, mà tiếng Việt ngày càng dở.
Về chuyện nói, nhiều khi ngồi tự phân tích, thời gian chúng tôi xử dụng tiếng Mỹ mỗi ngày nhiều hơn thời gian xử dụng tiếng Việt ít nhất là hai lần. Rồi những show tivi Mỹ prime time đầy hấp dẫn cuốn hút chúng tôi, và cách dùng chữ từ academic trong những chương trình bình luận đến những “slang word” trong những show giải trí, tất cả đóng thành từng lớp cao dần, bất di bất dịch trong vốn ngôn ngữ của những người Việt lưu vong, mà thời gian sống ở quê người dài hơn thời gian sống ở quê nhà.Về chuyện viết, tôi không phải là một người viết chuyên nghiệp nên những bài viết bằng tiếng Việt thường được viết tản mạn đâu đó trong giờ chờ một cuộc họp ở sở với toàn Anh ngữ chung quanh, thời gian quá ngắn không đủ để làm xong một công việc nào hết, tôi lôi bài viết dở dang ra viết, vừa để bớt đầu óc, vừa rút ngắn thời gian hoàn thành một project tinh thần, một thú giải trí rất là “tao nhân mặc khách” của riêng mình. Thời gian cũng không có nhiều, phải ngồi để nhớ ra những từ tiếng Việt chính xác thì chắc là cả năm mới xong được bài viết. Và cảm hứng cũng đã “rong chơi cuối trời phiêu lãng” , bài viết không hề có được bóng dáng của chữ “tâm”.
Cho nên những bài viết tiếng Việt không còn thuần chủng về ngôn ngữ như cái đất nước tạp chủng đã nuôi dạy chúng tôi thành người hữu dụng cho cả hai Tổ quốc.
Trong đối thoại hàng ngày với đồng hương ở Mỹ, tỷ lệ giữa tiếng Mỹ và tiếng Việt cao hay thấp còn tùy người đối diện. Nói chuyện với bạn bè cùng lứa thì như cá bơi lội trong sông, hồ, tha hồ bơi lội đủ kiểu. Thời gian gặp nhau không nhiều, thời gian hàn huyên càng ít hơn, mà không chêm tiếng Mỹ vào thì cả hai bên đều không cảm thấy thoải mái, và tự dưng bị “cà lăm” một cách không cần thiết, vô tội vạ. Nhưng khi nói chuyện với những người cao tuổi, chúng tôi đều phải “uốn lưỡi bảy lần” để giữ được tiếng Việt hoàn toàn vừa để tỏ lòng kính trọng, vừa để khỏi bị quở trách.
Nguyên tắc này cũng được áp dụng mỗi khi về thăm quê nhà (Thật sự chỉ còn là quê nhà trong ký ức và trong nếp nghĩ) chúng tôi tự dưng ít nói và nói chậm hơn để cố giữ được tiếng Việt hoàn toàn và không có một khoảng cách giữa Việt kiều và đồng bào trong nước. Khoảng cách đó, buồn thay ngày càng lớn dần vì nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ vì mỗi tội “Việt kiều hay chêm ngoại ngữ vào tiếng Việt”.
Chẳng hạn khi bạn bè ở quê nhà hỏi:

- Công việc bên đó bây giờ ra sao"

 Bèn trả lời rất vô thưởng, vô phạt, mục đích là để khoảng cách giữa mình và bạn càng nhỏ càng tốt:

- Vẫn thường, vẫn đi làm thuê cho người Mỹ để trả nợ cơm áo. Có điều may mắn là người đi làm thuê ở Mỹ được tôn trọng và có đầy đủ tự do.

 Bạn lại hỏi:
- Học hành tới đâu rồi, đã có đủ cử nhân, tiến sĩ chưa"

 Lại đáp rất khiêm nhường:
- Chỉ học đủ để khỏi bị ai ăn hiếp, để người bản xứ kính trọng mình và đủ để giải thích tại sao mình phải sống lưu vong. Ước gì được học mãi không ngừng, nhưng còn “nợ áo cơm” phải trả. Đến một tuổi nào, buồn thay “nợ áo cơm” nặng hơn “nợ sách đèn” nhiều!

Khi bạn đưa đi thăm những trại cùi, hay những viện mồ côi theo yêu cầu, chúng tôi vẫn cố giữ mình chìm vào dòng sông của quê nhà. Từ cái áo trắng đã cũ để chống lại cái nóng của miền nhiệt đới ngày càng tăng cao với môi trường đầy ô nhiễm, đến cái nón lá rộng vành vừa để bảo vệ làn da đã quen với trời lạnh từ lâu, vừa để nhớ lại thời trung học có nón lá lủng lẳng trên tay cầm của xe đạp, lại vừa để che dấu những giọt nước mắt rơi ra khi so sánh quê nhà với quê hương thứ hai của mình. Hoàn toàn không có chuyện phô trương áo quần, bởi vì bài học của anh chàng khoe đồng hồ với người bạn mù của mình từ “tâm hồn cao thượng” với bản dịch của nhà văn Hà Mai Anh vẫn còn trong tâm tưởng. Vả chăng, ngày xưa còn ở trong nước, chúng tôi cũng đã từng nhận quà của Việt Kiều nên hiểu mặc cảm của những người phải nhận ân huệ. Hạnh phúc của người cho luôn luôn lớn hơn hạnh phúc của người nhận.
Đi ngoài đường, vẫn giữ thói quen ở Mỹ, lúc nào cũng có chai nước uống nửa lít cận kề từ trên xe, trong văn phòng làm việc, trong một cuộc họp, ở thư viện, trong lúc đi mua sắm, hay ngay cả trong phòng ngủ, chai nước rất quen thuộc được mang theo khi di chuyển ở Việt Nam. Không ngờ, đó là một cách để người trong nước nhận ra là Việt Kiều. Để hòa vào đám đông, chắc là lần tới nếu có về thăm quê nhà không dám mang chai nước theo mình khi đi đường.
Nếu ai đó đã trách Việt kiều nói chung bằng hình ảnh của những anh chàng “áo gấm về làng” hưởng thụ và “trả thù dân tộc” (chic) trên thân xác của những cô gái Việt Nam mà xã hội đã đẩy họ vào cảnh “lầu xanh” (may quá những nhân vật “áo gấm về làng” không đại diện và là một tỷ lệ nhỏ trong gần hai triệu Việt kiều ở Mỹ) thì cũng xin đừng quên cả tỉ đôla Việt Kiều ở khắp nơi trên thế giới nhất là Việt kiều từ Mỹ đã gởi về để giúp đỡ quê hương, nhất là mỗi khi quê nhà chìm trong thiên tai, khốn khổ.
Mong đồng bào ở trong nước biết rằng ở Mỹ, những người có lòng, có tâm vẫn tằn tiện từng một phần tư dollar trên coupon mỗi lần đi chợ, phải tự hảm bớt lòng ham muốn của mình trước những shopping đầy ngập hàng hóa, trước những kiểu xe đời mới đầy tiện nghi hay những chuyến Âu du đầy hấp dẫn để dành tiền gởi về “bên nhà” giúp người không may. Hay có những kỹ sư Việt Nam mỗi tuần đều để ra một thời gian nhất định để tạo ra và updated những website thiện nguyện, kêu gọi lòng hảo tâm của đồng hương và của cả người bản xứ gởi tiền và gởi cả lòng về với quê hương.
Ở đâu quen đó, ông bà ngày xưa có câu “Quen việc nhà mạ, lạ việc nhà chồng” để chỉ những cô dâu mới về nhà chồng còn lóng cóng chuyện bếp núc, nội trợ. Năm tháng trôi qua, lâu lâu về thăm nhà cha mẹ ruột, người con gái ngày xưa lại bở ngở với nếp nhà thời son trẻ của mình vì bà chị dâu đã sắp đặt theo một trình tự khác. Việt kiều như cô gái của câu tục ngữ kể trên, ở càng lâu ở quê hương thứ hai càng bám rễ, nhiều cử chỉ, lời nói mặc dù cố giữ ý tứ vẫn làm đồng bào bên nhà không hài lòng. Nhưng không ai trách ai, bởi vì ai cũng hiểu là cùng là cá, nhưng cá biển và cá sông khác nhau rất nhiều.
Người Mỹ gốc Việt như người Mỹ bản xứ không có thói quen hôn lên má khi gặp nhau như người Pháp gốc Việt. Có lần một người bạn phái nam cùng trường tiểu học ngày xưa từ Pháp đến thăm, hiểu tập quán của người Pháp khi thấy xe bạn đậu ở drive way tôi chạy ra chào bạn, một tay đưa ra bắt tay bạn, tay kia đưa ra như là một lá chắn bảo vệ mình và cười nửa đùa nửa thật:
- Welcome to America. Còn nhớ “tui đây” không" “tui đây” chứ không phải “tây đui”.
Thấy bạn xưa ngẩn mặt chưa hiểu ra, sợ bạn phật lòng bèn tiếp luôn:
- “Khoan khoan ngồi đó chớ ra, chàng là nam tử, ta là nữ nhi” (xin cụ Nguyễn Đình Chiểu tha thứ cho kẻ hậu sinh) còn nhớ “Lục Vân Tiên” mình học hồi nhỏ không"

Vậy đó, không phải chỉ có đồng bào trong nước không thoải mái về phong cách của người Pháp ngay cả người Mỹ cũng thấy hình như mình đang bị “sexual harrassement” khi được chào hỏi theo cách của người Pháp. “Nhà mạ” và “nhà chồng” hồi xưa, nhiều khi chỉ cách nhau một lũy tre làng mà đã khác xa, thì phong tục của Mỹ Châu, Âu Châu và Á Châu ngăn trở bằng cả một đại dương, lại càng “nghìn trùng xa cách”. Xin hiểu điều đó và xin hiểu nhau để không ai trách ai, không ai làm ai buồn lòng.


Đời sống vốn ngắn ngủi, đời sống ở những nước kỹ nghệ như Mỹ lại càng ngắn ngủi hơn. Vậy mà người Mỹ gốc Việt vẫn dành thì giờ eo hẹp của mình để dạy thế hệ thứ hai hay như đồng bào trong nước vẫn gọi là “Việt kiều con” hiểu là đất nước cội nguồn của mình vẫn còn lạc hậu, đồng bào mình vẫn còn vất vả, khốn khó lắm các em phải biết cần kiệm. Cho nên, có những em học sinh Mỹ gốc Việt trong giờ ăn trưa ở trường em vét sạch thức ăn, cái đĩa giấy nhẵn bóng đứa bạn Mỹ bên cạnh tỏ lòng quan tâm:

- Mày còn đói hả" Có muốn ăn thêm không" Tao còn potato chip trong cặp.

Em cười ngây thơ, trả lời rất đúng bài bản ba mẹ dạy ở nhà:

- Không tao no rồi, nhưng ba mẹ tao dặn là trên thế giới ở đâu đó, ngoài nước Mỹ nhiều người còn đói lắm mình phải biết tiết kiệm thức ăn và cũng để tỏ lòng thông cảm với những người trồng làm ra thực phẩm.
Nếu may mắn người bạn bản xứ cũng tôn trọng và quý em nhỏ Việt Nam, bắt chước làm theo em, từ đó em học sinh Mỹ không hiểu có biết được nỗi vất vả “một nắng hai sương” của nhà nông không, nhưng cũng vét sạch đĩa thức ăn mỗi lần dùng bữa.
Còn hơn thế nữa, có những em bé Việt Nam sinh ra ở Mỹ, chỉ được nhìn thoáng quê hương trong hai tuần vacation ngắn ngủi của bố mẹ, vậy mà khi sang Mỹ trong một bài luận ở trường với đề tài lớn nên em sẽ chọn nghề gì" Em đã bày tỏ lòng mình với quê cha đất tổ rất dễ thương, rất mộc mạc. “Em muốn học để trở thành một kiến trúc sư để vẽ và xây nhà cho dân quê ở Việt Nam, họ không có nhà tắm có toilet đàng hoàng tiện nghi như ở Mỹ. Em thương họ và muốn giúp họ khi em lớn lên”.
Còn nhớ năm 1975 những người Hà Nội vào thăm miền Nam, tiếng Hà Nội của họ đã khác xa với tiếng Hà Nội của những người dân thủ đô ngàn năm văn vật di cư vào Nam năm 1954. và mãi cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn còn phân biệt được tiếng Hà Nội của năm 1975, và tiếng Hà Nội của năm 1954. Chỉ hai mươi mốt năm sau, tiếng nói của những người dân sinh ra và lớn lên ở cùng một thành phố vẫn ở trong cùng một đất nước, có những âm hưởng khác nhau, thì không ai có thể mong đợi tiếng nói của những người Mỹ gốc Việt đã xa quê hương gần ba mươi năm còn nguyên âm hưởng Việt Nam không pha trộn ngoại ngữ. Xin đừng đánh giá ngôn ngữ Việt Nam lưu vong với cái nhìn của một bà mẹ chồng nghiệt ngã.
Điều quan trọng nhất là mỗi tấm lòng Mỹ gốc Việt vẫn quặn thắt, mỗi trái tim Việt Nam lưu vong vẫn nhói lên với từng bất hạnh đến từ mọi phía của quê nhà.
Xin được phép mượn lời của nhà thơ Phan Văn Trị trong bài họa với Tôn Thọ Trường ngày xưa

Ai về nhắn với Chu Công Cẩn,

Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng”

để trả lời với những ai vẫn còn trách cứ, những ai vẫn còn buồn lòng vì “nó sống ở ngoại quốc một thời gian bây giờ thay đổi nhiều quá”.
Và xin ai đó vẫn lưu tâm đến một ngày mai tươi sáng hơn của đất nước, chất xám Việt Nam gặp đúng môi trường đã đang và sẽ cho rất nhiều hoa thơm quá ngọt, mặc dù chưa thể quay về phục vụ cố quốc, vẫn đã gởi nhiều hương hoa về cho quê cha đất tổ.

Nguyễn Trần Diệu Hương
để “gởi lòng về với quê hương”.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 2012(Xem: 27023)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi
20 Tháng Hai 2012(Xem: 21924)
Mình xem kìa! mùa thu sắp tàn, nhưng vẫn đẹp lắm, nếu biết nhìn, ta sẽ thấy mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng của nó. Và này… mình ơi! trên chặng đường cuối cùng, chúng ta vẫn còn đủ cả đôi, đó chẳng phải là một điều may mắn hay sao?
19 Tháng Hai 2012(Xem: 21227)
Mong vô cùng một ngày nào đó , chúng ta sẽ có một David, Ted, Anthony, William... Nguyễn, Phạm, Lê, Huỳnh… ở Mỹ; hay một Pierre , Daniel, Francois, Jean… Trần, Ngô, Đặng, Lý… ở Pháp, hay một Tuấn, Sơn, Minh, Nam.. Bùi, Đoàn, Phan, Trương ở Việt Nam...đi tiếp được con đường ông Steve Jobs đã đi. Lúc đó chắc là bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh, măng cụt Lái Thiêu , hay nhãn lồng ở Huế sẽ có chỗ đứng trang trọng cạnh bên trái táo cắn dở mà ông Steve Jobs đã vĩnh viễn bỏ lại sau lưng...
19 Tháng Hai 2012(Xem: 26519)
Xã hội Việt Nam ngày nay oan trái chập chùng, tang thương như thế! Nếu không biết cùng nhau toan liệu, ngày một ngày hai càng đổ nát, vô phương xoay trở! Hãy cùng nhau vùng lên tự cứu!
18 Tháng Hai 2012(Xem: 20196)
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.
17 Tháng Hai 2012(Xem: 20260)
Tôi lặng thinh, cô đơn trên bãi vắng, một mình. Không biết mấy ngày. Không biết mấy đêm. Bây giờ tôi không đủ sức để khóc thì làm sao đủ sức để nối hay gỡ những mối dây định mệnh.
14 Tháng Hai 2012(Xem: 20385)
Đáng lẽ với tình trạng đó, con Sơn ca phải ẩn mình - dù phải chờ chết cũng phải giấu biệt bộ lông xơ xác của mình để mọi người còn giữ được trong lòng những hình ảnh và sự nuối tiếc tuyệt đẹp về cô. Tôi thương cô, mong mỏi cô bình an hơn, ở một nơi nào đó....
13 Tháng Hai 2012(Xem: 23337)
Các anh chị cũng tự hào kể về cha mình, dù tuổi cao, sức yếu, vẫn đóng góp công sức cho cộng đồng người Việt đồng hương qua những buổi họp hội đoàn, đóng góp những đồng bạc chắt chiu do con cháu gởi tặng, những đồng tiền dành cho người già của chánh phủ Mỹ cho hàng tháng để dành tặng cho hội H.O và T.P.B, trẻ em nghèo khổ
12 Tháng Hai 2012(Xem: 27756)
Ở bên này, không có giống mai vàng mộc mạc má yêu thương. Những khi nhớ má, thì thật ngược đời, tôi lại khát khao được nâng niu một cánh mai vàng. Lúc ấy mà được ở bên nhà, tôi nhất định sẽ cùng má bón phân, tưới nước cho mai.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 22000)
“Nhốt mầy lại coi mầy còn phá nữa hết”. Gió chun vào thổi phồng quần lên. Hai ống quần bọc no nứt gió, bay nằm ngang trên không trung như hai khúc dồi. Nó vừa muốn túm lưng quần lại đề gói gió trong ấy, thì chợt nhận ra rằng ở đâu cũng có gió hết, gió chạy trên người nó để trôi ra phía sau, gió thổi cát bay, gió lay tàu chuối.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26660)
Nghe mà thấm thía hai tiếng Lạy Chúa của cái bà bắc bán xi rô đá nhận bên trường thầy Chín ngày nào. Mà cũng đâu biết đựơc chuyện đời ngày sau sẽ ra sao phải không? Không chừng nếu có một giáo phái nào đó tu như tui thì thế giới sẽ an bình phè phởn hơn nhiều.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26316)
Ai người tình nghĩa đồng hương xin làm ơn làm phước mà giúp tui kiếm dùm cho nó một con bé chủ tiệm vàng chứ không thì cái cỡ làm biếng bầy hầy như thế này thì chắc là tui phải nuôi nó suốt cả một đời. Mà tui thì còn phải đi tìm nhỏ Mai ngày xưa năm cũ. O La La! Biết đâu nhỏ Mai giờ là bà chủ tiệm vàng có cô con gái đẹp không chừng. Có vậy mà nãy giờ không nghĩ ra.
05 Tháng Hai 2012(Xem: 20132)
Buổi lễ tiển biệt được kết thúc trong bầu không khí trang nghiêm, nhưng ấm áp tình cảm gia đình đã để lại cho tang gia và đồng hương đến tham dự với những cảm xúc khó quên. Hương linh Bác sáu Lê văn Nhơn còn phảng phất đâu đây chắc hẵn sẽ mỉm cười…
02 Tháng Hai 2012(Xem: 19234)
đã gói ghé tấm lòng của Ban Biên Tập ( Với đoạn văn “ Những kỷ niệm thời thơ ấu” Kính mong bác sáu luôn mạnh và hình ảnh hai anh Nghĩa, Kỉnh vẫn còn kề cận bên bác sáu). Và hôm nay bác sáu đã ra đi, thân xác sẽ trở về với cát bụi, nhưng hương linh những người con bỏ ra đi trước, cũng sẽ trở về đoàn tụ với bác sáu nơi cõi vĩnh hằng…
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19530)
Tôi thắp hương trên bàn thờ Phật. Cung kính niệm Đức Dược Sư Quang Như Lai. Xin cho bình an và cứu độ muôn loài. Tôi cầu nguyện cho Cữu huyền thất tổ , cha mẹ hai bên. Xin gia hộ cho chồng tôi sức khoẻ tốt hơn, cho các con, các cháu tôi khoẻ mạnh, vui vẻ, biết yêu thương và biết chịu đựng mọi khó khăn, trắc trở của đời sống.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19054)
Chuyện bình thường trong xã hội này không dưng trở thành nỗi ngạc nhiên trong một thể chế khác. Hình như có những chiếc lá vàng may mắn đã bay lượn trong hoan ca trước khi về với đất...
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 19322)
“Tôi không thể ngồi yên Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm Một nghìn năm hay triền miên tăm tối
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 22606)
Thưa các anh, các anh đã gục ngã với tình yêu quê hương, vì hai chữ tự do cho tha nhân, chúng tôi những người sống sót trong cuộc chiến, không bao giờ quên các anh, mong được về thăm lại những nơi mà chúng ta đã cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc.
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 19099)
Đã bao mùa Xuân trôi qua ...có nhiều biến chuyển trong cuộc đời...Ba và thầy Rao đã yên lành nơi cõi vĩnh hằng. Tôi vẫn không quên những lần thầy đến nhà tôi, Ba và thầy đứng cạnh hồ cá trước sân nhà. Cả hai nói về chuyện thời sự và về việc học của tôi. Thầy luôn luôn quan tâm ..
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 25977)
Đau quá nên đâu biết đã chín giờ tối, có lệnh lên tàu hỏa. Tay kéo lê chiếc sac marin, bước thấp, bước cao lê lết lên tàu. Điều kỳ lạ là mới vừa ngồi xuống, thở phào, chợt nghe cơn đau dịu xuống, rồi vong bặt
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 26451)
Hồi đó, tôi chưa đọc Kinh Phật nên không lý giải được hiện tượng kể trên. Về sau, trong những năm cày cuốc trên Khu Kinh Tế Mới Bảo Lộc, tôi lần mò đọc Kinh Luận mới vỡ lẽ. Nếu hồi đó tôi hiểu được lẽ "Tùy Thuận Duyên Giác",
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 18587)
Anh đó, Nuôi dưỡng bằng đất bồi Cửu Long, Tim đỏ thắm như bã trầu của mẹ quê, sinh con trai lớn lên làm cách mạng, ôi cách mạng Thế Giới Thứ Ba nổi trôi hơn thân phận con người.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 25780)
Ngựa hoang muốn về tắm sông, nhẫn nhục. Dòng song mơ màng chết trong thơm ngọt! Trong cuộc sống có lúc cảm thấy đau khổ tột cùng, rồi hắn đắc ý với câu nói của vua Lia trong tác phẩm của văn hào Shakespear :- "khi con người ta đau khổ đến cùng cực là lúc ta sung sướng nhất !
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 19288)
Những điều em nghĩ về anh, tưởng tượng về anh thuở đó đã tạo trong em hình ảnh một người khổng lồ, là anh. Và em đã yêu anh qua hình ảnh người khổng lồ đó. Nhưng anh nào có biết gì đâu.
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 18684)
Bài toán cuộc đời chưa và có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm được ẩn số hài lòng người giải nhưng cứ mỗi một năm mới đến lại đem theo hy vọng cho một dấu nhân của chia xẻ và thương yêu, một dấu trừ cho bạo lực và chiến tranh. Được như vậy thì có lẽ mùa Xuân sẽ vẫn ở quanh năm trên quyển sổ cuộc đời.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19691)
gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thuở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh, ngồi lặng ngắm bầy chim sãi cánh tìm về tổ ấm. Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, văng vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19446)
Ngày xưa, ông Carnot khi thành nhân còn có dịp về ngôi trường làng thăm thầy cũ. Những Carnot Việt Nam trong những ngày tàn của thế kỷ có một quê hương mà không được về. Đến khi về được chắc không còn thầy để thăm.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18475)
Tôi đã chạy như bay đến bệnh viện khi được thằng con trai báo tin là vợ tôi đã được cứu sống. Tôi lao vào căn phòng có vợ tôi đang nằm im lìm, thoi thóp. Tôi kịp giữ nàng lại lúc nàng cố gắng lấy sức tàn để đập đầu vào tường tự sát một lần nữa. Tôi ôm nàng và khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi van xin nàng hãy vì tôi, vì các con mà sống.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19196)
Con người nào có hơn gì cây cỏ! Thiên nhiên làm chủ vạn vật; con người chỉ là sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ bao la. Dù ở nơi nào trên mặt đất, con người vẫn chỉ là sinh vật nằm trong bàn tay của Thượng Đế.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19252)
Rồi ngày tháng dần trôi, cháu ngoại em nay đã vào lớp 9. Cháu ngoại tôi cũng chuẩn bị vào lớp1. Gặp tôi, em nở nụ cười và gật đầu chào. Tôi đáp lại. Gặp nhau chẳng biết nói năng gì?. Tôi định chép lại những bài thơ để tặng em. Chắc ngày xưa em có đọc, nhưng bây giờ không còn nhớ. Nếu em có địa chỉ email thì hay quá.
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20050)
Tôi có nghe ai đó nói: Với thế giới này, bạn chỉ là một người. Nhưng với một người, bạn là cả thế giới của họ. Cảm ơn bác, cảm ơn người đàn bà nhặt lon trên đất Mỹ. Chính bác đã mở ra trong tâm hồn cháu cả một thế giới lắng đọng bao la: Một thế giới kiến tạo từ đôi tay gầy guộc của người mẹ tần tảo.
09 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 21335)
Những cánh cửa hé mở... Những dòng đời trôi theo một nhịp thiết tha, trôi theo mệnh nước, trôi theo phận người, trôi nổi bềnh bồng, chan chứa đam mê, đau khổ, và khát vọng trong ánh sáng chói lòa của tình yêu. Tình yêu, từ thuở hồng hoang, chỉ đơn thuần có hai màu trắng và đen.
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18649)
Không biết đối với mọi người mùa Giáng Sinh ra sao, riêng tôi, mùa Giáng Sinh ở tuổi nào vẫn đem lại màu xanh tươi vui mà tâm hồn tôi luôn mở ra để đón nhận.
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 24663)
Tự dưng ông Dũng thở dài đứng bật dậy đặt nhẹ tờ giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi ra bên đường, nheo mắt nhìn lên bầu trời xanh thẩm mà ngở như là mình đang trên chiếc xe đạp thả dốc Kỷ Niệm gió phanh ngực áo về hướng Biên Hùng mắt đỏ hoe. Hẳn là đã vướng bụi đời lang thang .
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25641)
Mau quá tụi bây há! Thoáng cái mà đã gần nữa thế kỷ rồi. Cũng như thằng Luận nói, tao chẳng bao giờ nghĩ là tao sẽ sống đến ngày nay mà gặp lại được tuị bây. Vậy thì ơn trời đất ban cho, từ nay về sau sống thêm ngày nào thì ráng mà vui thêm với đời ngày đó vậy, coi như tụi mình đã lấy lại vốn và đang gom lời.
01 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20085)
Theo quan niệm của người Á Đông mình, được gọi là THỌ khi đã bước qua tuổi 60, lục tuần, tức là đã đi hết một vòng tuần hoàn của thiên can, địa chi.Đối với tôi, đó cũng là điều hảnh diện và sung sướng khi cảm nhận mình hiện diện trên cỏi đời nầy được 60 năm,
29 Tháng Mười Một 2011(Xem: 16720)
Khi đề cập đến phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy sinh
28 Tháng Mười Một 2011(Xem: 17819)
Chẳng ai biết tên thật của ông ta là gì, mãi cho đến lúc câu chuyện khủng khiếp đó xảy ra. Thường ngày Người Chăn Vịt Trại Châu Bình chúng tôi vẫn gọi ông là ông Năm Cò. Tôi cũng không hiểu tại sao ông lại có cái tên này.
25 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18207)
Chán đời phiêu bạt bị gậy trờ lại mái nhà xưa đuổi gà cho vợ, đến ngày lể Tạ Ơn nhìn mặt mình trong kiếng sao thấy gần giống con gà tây ngoài vườn. Chắc là tại ăn nhiều gà quá hay chăng?
24 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19620)
Ấy chết! Thứ Năm tuần này là Lễ Tạ Ơn, sao Lão Móc lại đi nói chuyện bá láp làm phiền nhiều người như vậy nhỉ? Nhân Lễ Tạ Ơn, Liên Đoàn Gà Tây toàn quốc có tặng Tổng Thống Hoa Kỳ một con gà tây, và con gà tây này sẽ được Tổng Thống tha mạng,
21 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19587)
Đã 20 năm rồi, những kỷ niệm về muà Tạ Ơn đầu tiên trên nước Mỹ vẫn còn nằm nguyên trong trí nhớ cuả tôi. Tôi yêu đất nước này biết bao, một lần trở về chốn cũ
16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 21129)
Một số cặp vợ chồng tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 22692)
Tôi biết… tôi biết… Hễ nói tới chiếc áo dài trắng là mọi người nghĩ ngay đến sự ngây thơ hồn nhiên, vẻ dịu dàng xinh xắn của các cô nữ sinh. Nhưng nào có ai biết đưọc nổi khổ của bọn con gái tụi tô
01 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18082)
Hò… ơ… Rồng chầu ngoài Huế, Ngựa tế Đồng Nai. Nước sông trong sao cứ chảy hoài, Thương người xa xứ lạc loài đến đây.
31 Tháng Mười 2011(Xem: 18796)
con còn đi khắp thế gian khóc cười. Cuộc đời là vậy đó. Con còn nặng nợ với đời và sẽ tiếp bước ba, theo sau . Câu trả lời chỉ còn là thời gian. Vĩnh biệt ba kính yêu của con.
23 Tháng Mười 2011(Xem: 19522)
Tiếng khóc nức nở làm tôi tỉnh lại, tôi thấy thằng Đầu Bự đang ôm xác thằng kia khóc lóc. Tôi la lên Đầu Bự… Đầu Bự…đừng…đừng… Hắn quay lại nhìn tôi, rồi từ từ leo lên bàn. Tôi thấy hình như hai đứa nhập lại thành một và từ từ ngồi dậy
21 Tháng Mười 2011(Xem: 18046)
Mùa Thu là mùa của lá rụng, ai cũng ngẩn ngơ nhìn cảnh tàn tạ của những chiếc lá khô đã sống hết một đời của lá, rơi xuống và nằm thinh lặng trên mặt cỏ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 19236)
Hòa trong nỗi sầu vào thu, suối mơ cũng buồn vì suối lưu luyến tình nhân thế. Nỗi buồn tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, tình yêu tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, chẳng bợn chút dục vọng, sầu thương, mà dường ru con tim nguôi ngoa lắng dịu.
13 Tháng Mười 2011(Xem: 20974)
Em không nghe, không biết gì hết… Nhưng còn tôi, tôi nghe và hiểu được sự rung động của tim mình và cũng biết rằng mình đang yêu nhưng không nói ra được vì …vì nhút nhát, rụt rè… của cái tuổi học trò mới lớn đang biết yêu. Cũng có thể em đã nghe nhưng vẫn giả đò làm ngơ, như con nai vàng ngơ ngác
03 Tháng Mười 2011(Xem: 20102)
Để rôi năm tháng dần trôi theo cõi đời nghiệt ngã, ông cởi áo đi tù, gậm nhấm nỗi hờn vong quốc, bà vẩn ở lại nhà đêm đêm cố tìm lấy hơi ấm của chồng qua manh áo cũ.