3:08 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Gia đình nào có khả năng cho con du học? HUY PHƯƠNG

29 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 14496)
Gia đình nào có khả năng cho con du học?

blank


 

Du học sinh Việt tại Mỹ

Huy Phương/Người Việt

Trong số 60,000 du học sinh Việt Nam hiện nay, ngoại trừ khoảng hơn 4,000 người học bằng ngân sách chính phủ theo đề án 322, vài ngàn người theo học bằng các học bổng chính phủ, số còn lại đi học bằng con đường tự túc. Số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học và cao đẳng của Mỹ lên tới gần 15,000 người trong năm học hiện tại, đưa Việt Nam lên thứ 8 trong danh sách các nước có nhiều sinh viên học tại Mỹ. Trong năm học này, số sinh viên người Việt theo học tại các đại học và cao đẳng của Mỹ đã tăng 14%, từ 13,112 người lên thành 14,888 người. Với con số này, Việt Nam hiện xếp thứ 8 trong số những nước có nhiều sinh viên du học nhất ở Mỹ, cách đây 5 năm, số sinh viên du học Mỹ chỉ đứng hạng 20. 

Những con số

Những con số thực tế sau đây do gia đình một du học sinh tại Mỹ (thuộc loại giàu có) cung cấp cho chúng tôi vào thời điểm 2011:

- Đóng lệ phí xin visa: $140 cho lãnh sự quán tại VN (nếu phỏng vấn không đậu thì không hoàn trả)

- Dịch vụ làm hồ sơ (chọn trường, liên lạc với trường và hướng dẫn làm thủ tục phỏng vấn, hồ sơ chứng minh tài chính ...) từ $1,500 - $2,000 (nếu mình tự làm thì không mất tiền).

- Chi phí cho du học: Nếu vào trường cộng đồng: Học phí từ $15,000 - Vào thẳng các đại học từ $30,000 đến $40,000/năm (tùy theo trường và tiểu bang).

- Ăn, ở, đi lại tự túc: Thuê nhà hoặc share phòng từ $350 đến $1,000 (rẻ như ở Dallas, đắt như San Francisco) một tháng. Một năm khoảng $4,000 - $12,000. Tiền ăn, tiền xe khoảng $150- $200/1 tháng. Một năm khoảng $1,800- $2,400.

- Ở ký túc xá: Ăn ở trong trường 1 năm từ $10,000 -$15.000.

Tiền di chuyển: ít đi lại khoảng $600-$1,000/ năm

- Bảo hiểm y tế: $1,000/năm

- Sách và tài liệu: $500 (tùy thuộc vào môn học).

- Chi phí về thăm nhà mỗi năm một: $1,500.

Tổng số chi phí cho 1 năm du học tại Mỹ từ: $45.000 - $60,000.

Một sinh viên từ Việt Nam muốn sang du học tại Mỹ thường phải lo từ các dịch vụ ở Mỹ, “bao trọn gói” khoảng $2,000. Dịch vụ sẽ tìm đại học ghi danh cho sinh viên cho đến khi họ được cấp mẫu I-20, nghĩa là chấp nhận cho sinh viên được ghi danh theo học tại một trường ở Mỹ, lúc đó Tòa Đại Sứ Mỹ mới cho phép sinh viên được vào phỏng vấn. Cũng không phải ai được ghi danh tại một trường ở Mỹ đều giỏi Anh ngữ, bên cạnh nhân viên sứ quán Mỹ có thông dịch viên. Nhân viên phỏng vấn sẽ xem xét học bạ, giấy tờ công ăn việc làm, tài khoản ngân hàng, bất động sản của cha mẹ, ý hướng của du học sinh. Việc phỏng vấn du học sinh càng ngày càng gay go, nhưng cứ đóng lệ phí $200 là được vào phỏng vấn, nên có du học sinh kiên nhẫn đi phỏng vấn đến lần thứ 4 mới đậu, nhưng cũng có du học sinh cảm thấy khó khăn nên chuyển sang các nước khác.

Dư luận vẫn thường cho rằng sinh viên Việt Nam được du học sang Mỹ đều là “con ông cháu cha” hay “con cái cán bộ cao cấp,” nhưng theo kỹ sư Nguyễn Hoan, một công dân Mỹ ở Dallas Ft Worth có những khế ước làm việc tại Việt Nam và là người gần gũi với các du học sinh ở địa phương thì cho rằng cũng có 30% là thuộc gia cảnh trung bình đã tạo đầy đủ chứng từ nhà đất, tài khoản hay học bạ vì muốn sở hữu mọi thứ giấy tờ ở Việt Nam không phải là chuyện khó. Một viên chức chỉ có số lương $500 mỗi tháng, có thể làm những hợp đồng (ma) với những công ty quen biết, để có thể có đủ con số lợi tức cho con du học.

Du học ở đâu?

Một sinh viên tên Thảo ở Saigon, sau khi được cấp visa du học vào Mỹ đã cho biết cô đã phấn đấu để được du học Mỹ vì Mỹ có hệ thống giáo dục tân tiến, bằng cấp được cả thế giới công nhận, đại học Mỹ có các hoạt động văn hóa thể thao, và có những con người năng động giúp cho cô có kinh nghiệm sống, và giúp tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau của một quốc gia đa văn hóa như tại Mỹ. Nhiều gia đình cũng tính toán vào giá trị của đồng ngoại tệ, du học ở Anh Quốc, Thụy Sĩ thì tiền quá cao, rẻ thì chọn New Zealand, Phần Lan hay chọn “gần nhà” như Úc, Singapore. Cách đây hai năm, du học ở Úc rẻ như Mỹ nhưng bây giờ du học ở Úc lại tốn kém hơn, nên có sinh viên sau hai năm ở Úc lại đổi sang quốc gia khác.

Nhiều người cho rằng Mỹ cấp visa du học căn cứ vào khả năng tài chánh của gia đình ứng viên du học, nhưng sự thật có nhiều con em của các “đại gia” giàu có nổi tiếng ở Saigon khi vào phỏng vấn vẫn bị rớt. Năm ngoái một tờ báo ở Saigon đã nêu vấn đề thắc mắc về nguyên tắc để được cấp visa du học, đã được Lãnh Sự Quán Mỹ tại Saigon trả lời là vấn đề này do các viên chức phỏng vấn sứ quán có toàn quyền quyết định mà không cần giải thích hay cứu xét khiếu nại.

Về hay ở lại?

Ở Việt Nam hiện nay du học nằm trong cơn sốt xuất ngoại, cũng như việc lấy chồng ngoại quốc, hay xuất khẩu lao động. Lấy chồng Đài Loan hay đi làm công nhân là đường ngắn, những gia đình có học vấn nghĩ con đường xa, đầu tư cho tương lai gia đình bằng cách tạo cơ hội cho con ra ngoại quốc du học, nên dù phải bán xới của cải, vay mượn để có tiền lo cho con. Trên lý thuyết cho con đi du học là để kiếm bằng cấp và tương lai cho con, nhưng sự thật thì cha mẹ nào cũng muốn cho con có cơ hội ở lại ngoại quốc (có việc làm hay kết hôn) dù là Mỹ, Canada hay Úc, để lập một “đầu cầu” sau này cho toàn bộ gia đình rời bỏ Việt Nam. Hầu như tất cả du học sinh đi làm trong các tiệm ăn ở Dallas Ft Worth mà tôi được gặp, cố đặt câu hỏi “về hay ở lại” với các em, đều được trả lời với một cái nhún vai hay một nụ cười rộng mở. Các em cho biết có du học sinh sang đây chưa đầy hai năm đã có cơ hội kết hôn rồi. Sinh viên Đào Nhật, quê ở Hải Phòng, mới sang Mỹ chưa đầy năm, thì dè dặt hơn, cho biết một cách thành thật: “ngày ấy nếu không có ai níu kéo thì về,” và “nếu kiếm được việc làm ở Mỹ thì cũng tốt thôi!” Đó là đối với các sinh viên không có cha mẹ là cán bộ cao cấp trong chính phủ, không có cơ sở làm ăn của gia đình hay không là “đại gia.” Trong mười năm, ít nhất là một vài lần, tôi được những người quen có con cháu du học, nửa đùa nửa thật nói rằng: “Cháu nó qua du học, bác có đám nào thì giới thiệu cho cháu đi!”

Nhiều sinh viên khá giả du học trở về để quản lý các dịch vụ hay tài sản của gia đình. Báo chí kể về cô Bùi Khánh Trang 23 tuổi, được gia đình cho du học Anh Quốc về ngành quản lý kinh tế, về nước năm 2010, hiện nay quản lý một nhà hàng ăn ở Saigon với số vốn lên đến 400,000 đô la, số nhân viên lên đến 80 người, doanh thu mỗi ngày lên đến 2,000 đô la. Hay như con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, tiến sĩ công chánh, du học xong chắc chắn phải về nước, đã sẵn có thế lực để “củng cố đời con,” bây giờ đã có chức thứ trưởng. Những trường hợp như vậy thì đâu cần ở lại ngoại quốc.

 

Đời sống du học sinh vất vả và căng thẳng

blank


 

Huy Phương/Người Việt

Đoàn Xuân, 20 tuổi, có cha là một giám đốc Sở Văn Hóa và mẹ là giám đốc công ty bảo hiểm ở một tỉnh miền Bắc Việt Nam, đến Dallas Ft Worth chỉ mới được 5 tháng, đang theo học tại Richland Community College. Tuy con nhà khá giả, Xuân đã có ý tự lập hơn là xài tiền của cha mẹ. Được bạn bè giới thiệu, Xuân đã xin được một chân hầu bàn trong một tiệm phở ở thành phố Garland. Với khuôn mặt còn quá trẻ, khá ngây ngô, qua sự gợi chuyện của chúng tôi, Xuân đã thật thà “khai báo” những chuyện đáng lẽ cần phải che giấu về gia cảnh, khiến chúng tôi đâm ra ái ngại, không muốn đưa hình ảnh của em lên trang báo này. Cha mẹ nào không buồn nhớ, thương con đi xa nhà, chắc hẳn cũng đau lòng khi thấy hình ảnh của con đang bưng phở cho khách qua một trang báo trên Internet. Trong giới du sinh tại Mỹ, con số ăn chơi huy hoắc có thể nói là số ít, đi nhiều chỗ, chúng tôi đã gặp một số em vất vả để kiếm thêm tiền chi dụng trong thời gian du học, trong đó có con em những gia đình khá giả.

Xuân thuê chung với bạn bè một ngôi nhà ở gần trường, có một phòng riêng nhưng chỉ trả mỗi tháng $250, em rất ít khi nấu nướng, thường ăn tại chỗ làm khoảng 4 ngày, ngày nghỉ đi ăn tại nhà một hai người bà con xa hay thường trực mì gói. Phương tiện liên lạc với gia đình mỗi đêm thường là qua Internet. Khi hỏi là mùa Hè em có trở lại Việt Nam thăm nhà như nhiều người bạn khác không, Xuân cho biết sợ mất việc làm vì mùa Hè đông khách, chủ tiệm sẽ thuê người khác, và em cũng muốn tiết kiệm cho gia đình. Mới 20 tuổi, ít khi xa nhà, hồi mới sang đây, nhiều đêm Xuân cũng khóc vì nhớ mẹ, nhưng nhờ ở chung nhà với bạn bè từ Việt Nam, nên dần dà cũng quen.

Về chuyện giải trí vui chơi, Xuân cho biết mùa Hè chưa biết sẽ ra sao, chứ hiện nay, bận đi học, đi làm ở tiệm ăn, nhiều khi không có thời gian để ngủ, nên chỉ xem TV hay “chat” với bạn bè. Người du sinh này muốn trở thành một bác sĩ y khoa, nhưng con đường quá dài, chưa biết có đi đến đích được không. Em cũng không có ý hướng muốn trở về Việt Nam để làm việc sau khi tốt nghiệp: “Đến lúc đó hãy hay!” 

Xe hơi, xe đạp hay đi bộ? 

Ngọc Mai 21 tuổi, sinh trưởng trong một gia đình khá giả ở Saigon, đến Cali gần hai năm nay, theo học tại Irvine College, Nam California, sau khi đã qua 6 tháng tại một trường chuyên dạy ESL tại Tustin. Nhờ gia đình có phương tiện, trước khi đến Mỹ, em đã có cơ hội tham dự một trại hè học sinh hai tháng tại nhiều tiểu bang ở Úc Châu, du lịch Thái Lan và Singapore, trước khi vào college đã có dịp sống và sinh hoạt trong một gia đình người Mỹ tại đây, nên không gặp khó khăn về Anh ngữ. Mùa Hè năm rồi, Mai được cha mẹ cho vé máy bay về thăm nhà, và cũng như hầu hết các du sinh khác, gần như mỗi đêm Mai đều nói chuyện điện thoại với gia đình.

Cô du sinh gốc Saigon này hiện share chung một condo ở Irvine với hai nữ du sinh từ Đài Loan và Ấn Độ với giá $650 một tháng, tự lo lấy chuyện nấu nướng, cơm nước. Mai lấy bằng lái xe đã lâu nhưng tiết kiệm, không muốn mua xe hơi mà cỡi xe đạp đến trường, xa khoảng 15 phút đạp xe. Hỏi về dự định tương lai, Mai chỉ cười. Có lẽ trong đầu óc của người du sinh trẻ tuổi này không có khái niệm về chuyện phục vụ đất nước, chỉ thấy được đi du học Mỹ là toại nguyện, cũng không quan tâm đến chuyện chính trị và những gì đang xẩy ra trên đất nước Việt Nam. Mai cho biết tất cả đều tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ, và bây giờ chỉ nghĩ đến chuyện học.

Qua câu chuyện hằng ngày, người ta cũng có nói đến những du học sinh đến Mỹ có nhà mua bạc triệu trả đứt, có xe mới nhưng thực tế chúng tôi chưa được trông thấy và tiếp cận, nhưng những nơi đi qua, chúng tôi đã gặp những du sinh Việt Nam bưng phở, đứng ngoài đường rao bán thẻ điện thoại, bán hàng trong tiệm tạp hóa, chợ Việt Nam... để có thêm tiền sinh sống ở Mỹ là số nhiều. Nhiều du sinh Việt thuê chung cư ở gần trường để... đi bộ, nhiều em mua xe cũ từ 4 đến 6,000 đã gọi là sang. Những du sinh con các viên chức lớn trong chính quyền thường chọn các đại học đắt tiền và sống xa lánh với các cộng đồng người Việt tị nạn, ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Chúng tôi gặp một người chủ tiệm ăn ở thành phố Irvine, bà cho biết trong tiệm bà có ba du sinh từ Việt Nam. Các em chịu khó và lịch sự với khách hàng hơn là những người Việt Nam lớn tuổi trước đây mà bà đã thuê. Nước Mỹ có truyền thống thuê mướn các sinh viên nghèo đang theo học đại học để giúp đỡ các em phương tiện học hành và nhất là để các em có cơ hội tiếp xúc và cư xử với người khác trong xã hội.

Nhiều du học sinh cho rằng đi học tại Mỹ có trở ngại là quá xa nhà, đi về khó khăn, nhưng bù lại tốt nghiệp ở Mỹ dễ kiếm việc làm, có nhiều người Việt sinh sống, có bà con hay bạn bè của cha mẹ, và nhất là có chợ và nhà hàng bán thức ăn Việt Nam, đỡ nhớ nhà và cô đơn như du học ở Anh Quốc, Singapore hay Nhật Bản. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Năm 2023(Xem: 1642)
Chân thành cám ơn nhân dân và đất nước Hoa kỳ, một đất nước cơ hội và nhân bản, chúc mừng gia đình anh cựu học sinh khóa 6
19 Tháng Năm 2023(Xem: 1630)
Biển thơ mộng nhưng biển cũng nguy hiểm. Là một thuyền nhân, tôi có kinh nghiệm về điều này. Khi một con sóng kinh khủng cấp 5 đổ ập xuống con thuyền của các bạn
24 Tháng Tư 2021(Xem: 7532)
Pháo binh thuộc quân đoàn và sư đoàn sẽ khai mào bằng một loạt đại bác vào sáng sớm mai để yểm trợ cho bộ binh tấn công.
20 Tháng Tư 2021(Xem: 6848)
Hơn nữa, do kho dự trữ nhiên liệu và đạn dược, đặc biệt là đạn đại bác, đã gần cạn, bắt đầu từ tháng Hai, ông thực hiện hai chương trình
20 Tháng Tư 2021(Xem: 6556)
Họ dự trù sẽ có cuộc hoảng loạn đối với hằng ngàn người Mỹ và các đồng minh của Nam Việt, các thợ thuyền công chức và bạn bè họ trong thành phố thiếu phòng ngự.
30 Tháng Tư 2020(Xem: 22850)
Chúng ta không nên sợ hãi hay xấu hổ khi tỏ lòng tôn kính với quốc kỳ Việt Nam thực sự. Chúng ta nên cố gắng hết sức để dạy thế hệ trẻ tiếng Việt
16 Tháng Giêng 2020(Xem: 27819)
Có 2 thứ bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên và làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.
30 Tháng Mười Một 2019(Xem: 27303)
sự công khai mới sẽ tiếp tục trỗi cao lên và ngân vang xa hơn trên suốt con đường đưa ta đến thế giới hòa giải, tình thân, và hòa bình mới.
11 Tháng Chín 2019(Xem: 27535)
song dù thành công hay thất bại, thì Hoàng Chí Phong vẫn là một "siêu phẩm" đi vào lịch sử đấu tranh đòi dân chủ của nhân loại.
29 Tháng Sáu 2019(Xem: 7586)
không biết các bạn trẻ cùng trang lứa ở đất quê cha đang nghĩ gì? Hay vẫn chưa tỉnh cơn mê. Hay chỉ biết rơi nước mắt vì trái banh trên sân cỏ
19 Tháng Tư 2019(Xem: 7950)
Tháng Tư lại về, ký ức đau thương của người dân miền Nam lại gợi nhớ những chết chóc tang thương do cuộc chiến phi nghĩa của cộng sản Bắc Việt tạo ra
30 Tháng Năm 2017(Xem: 14399)
Đời này tới đời kia, người dân chỉ biết biết cắm cúi sống và cắm cúi làm việc. Nghĩa là đi từ kiếp con người sang kiếp của loài vật.
17 Tháng Ba 2017(Xem: 42075)
GIỚI TRẺ DẤN THÂN YÊU NƯỚC CÀNG NGÀY CÀNG NHIỀU ,THÌ TỔ QUỐC QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM SẼ SỚM CÓ TỰ DO ,DÂN CHỦ, PHÚ CƯỜNG
15 Tháng Ba 2017(Xem: 26083)
Hãy cùng theo dõi Video Clip này đến hết, để nếu mình còn thương còn nhớ VN, thì chúng ta sẽ chờ dịp góp phần công sức với những trí thức đấu tranh
13 Tháng Hai 2016(Xem: 16560)
Hình ành tiêu biểu cùa Western Insuranc văn phòng hội ái hữư Biên Hòa California
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 12090)
Những đồng bào của tôi ơi, nhất là những người trẻ trong nay mai sẽ phải kê vai nâng cả một gánh sơ hà, xin đừng để cho kẻ xấu ác tiếp tục khủng bố bằng cụm chữ răn đe “hãy tránh xa chính trị.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 9680)
chúng tôi miễn dịch với mọi sự dối trá và độc ác của cộng sản, nhiều người vẫn đang đi tìm tự do, và sẽ có ngày chân lý sẽ chiến thắng.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 9276)
Chỉ còn mỗi cách là toàn dân Tổng Nổi Dậy lôi cổ chúng xuống và đuổi chúng ra khỏi bờ cõi trao chúng cho giặc Tầu là xong
15 Tháng Ba 2015(Xem: 9956)
Các thế hệ tương lai tại Việt Nam xứng đáng được nghe, được nghĩ, được nói điều chân thật, được hưởng một đất nước lành lặn, sạch sẽ. Ngày ấy sẽ tới.
02 Tháng Ba 2015(Xem: 9057)
Cho đến bao giờ ngày này không phải để cho người cười kẻ khóc, mà chỉ còn là một vết sẹo thời gian trong lòng mọi người Việt Nam?
07 Tháng Hai 2015(Xem: 10352)
“Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 10308)
Bọn chúng, khi đuối lí, chỉ có mỗi một cách, đó là giơ nắm đấm lên. Đừng học lũ mất dạy đó, ông ạ.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 9243)
Lời của bài hát nầy tôi thấy rất hay rất" tâm tư", nó diễn tả rất đúng cuộc sống nơi " thiên đường " mà tôi đang sống.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10719)
một người Việt Nam bình thường, đơn giản như hạt gạo, củ sắn, củ khoai, con mắm, ngọn rau nhưng cũng vô cùng cao quý
02 Tháng Mười 2014(Xem: 24325)
Tương lai đất nước nằm trong tay bạn, đừng thờ ơ, đừng làm ngơ.
24 Tháng Chín 2014(Xem: 10269)
chín mươi hay một trăm cũng chỉ có một thời tuổi trẻ và khi qua đi, tuổi trẻ sẽ không bao giờ trở lại.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 13698)
mong chờ có ai đó đứng ra trả lời những câu hỏi trên, như đã nêu ra sự thật về Hoàng Sa.
13 Tháng Năm 2014(Xem: 10158)
Chủ nhật ngày 18 tháng Năm năm 2014, Toàn quốc xuống đường! Hãy xuống đường để nhà cầm quyền Việt Nam thấm thía rằng số phận họ gắn liền với dân tộc Việt Nam
01 Tháng Năm 2014(Xem: 9517)
Thật lạ khi ai cũng biết cha mẹ quan trọng hơn, nhưng một vài người lại dành nhiều yêu thương, giấy bút, tâm trí hơn cho những thần tượng ở đâu đó.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 13918)
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc
30 Tháng Tư 2014(Xem: 9969)
Ba mươi tháng tư đến như tên khách lạ, không mời, không mong, không đợi, không chờ, đến nhà gõ cửa không hỏi, không chào. Ba mươi tháng tư, một nửa miền Nam cúi đầu dưới họng súng đi theo một nửa miền Bắc đau thương xã hội chủ nghĩa
15 Tháng Tư 2014(Xem: 8933)
Vừa biểu tình thầm lặng trong mưa Vừa nhắc nhở cô bác chống Tàu xâm lăng
10 Tháng Tư 2014(Xem: 10072)
Chẳng biết viết gì hơn bao nhiêu người khắp trong nước và thế giới đã viết về anh, tôi chỉ xin phép hương hồn anh và gia đình anh thứ lỗi cho tôi về những gì “có ý khác
07 Tháng Tư 2014(Xem: 9445)
chó là con vật được đánh giá cao vì sự thông minh, lanh lợi, lòng trung thành, tình cảm chan chứa, và nhất là mối thân hữu tự nhiên đối với loài người.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 12762)
Hãy hy vọng và cầu nguyện, ngay cả khi chúng ta bị phản bội, đang thất bại, hoặc gặp hoạn nạn… Tất cả rồi cũng trôi qua với cuộc đời tạm thời này
25 Tháng Ba 2014(Xem: 11193)
Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường
21 Tháng Ba 2014(Xem: 23338)
Cuộc Chiến Quốc Cộng đang đi vào giai đoạn kết thúc. Số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ Việt Cộng đã được quyết định, vấn đề còn lại chỉ là khi nào và bằng cách nào.
28 Tháng Hai 2014(Xem: 10310)
tuổi trẻ Việt Nam và người dân yêu chuộng tự do dân chủ sẽ là người tiên phong quyết định vận mạng của đất nước cho VIỆT NAM NGÀY MAI
27 Tháng Hai 2014(Xem: 11909)
Vũ điệu trên những xác chết... Sự ngu dốt của một thiếu tá... Sự chết lịm của một chính thể.
24 Tháng Hai 2014(Xem: 14376)
Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả, "Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân...
24 Tháng Hai 2014(Xem: 9330)
Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, nhưng như con chim một lần bị tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm những nụ hồng.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 9355)
Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai.
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 11185)
Nên chăng phải in câu “Người tiêu thụ vé số kiến thiết từ trẻ em, người già, người tàn tật là tiếp tay với vi phạm pháp luật” trên từng tờ vé số kiến thiết
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9555)
Việt Dzũng đã ra đi, nhưng tinh thần và lý tưởng phục vụ cho tha nhân, cho quê hương đất nước cùng dòng nhạc của anh vẫn còn tồn tại và sẽ sống mãi trong lòng những người thương mến anh.
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9408)
Mỗi con người sinh ra đều có điều kiện và giới hạn của họ. Vấn đề là mỗi người phải cố gắng sống và làm việc để phát triển hết mức khả năng của mình.
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9619)
Xin Anh, nhờ Ơn Trên, phù hộ cách riêng cho những ai còn sống đang tiếp tục con đường Anh từng đồng hành và gây nguồn cảm hứng.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10128)
Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn.