9:04 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

LỜI GIỚI THIỆU CHO TÂM TÌNH NGƯỜI CON VIỆT - CAO MINH HUNG

03 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 13720)


blankLời Giới Thiệu Cho Tâm Tình Người Con Việt

Khoảng thời gian từ khi tôi được có dịp quen biết Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết cho đến khi tôi viết những dòng chữ này, tính ra chưa đầy hai năm. Chúng tôi quen nhau trong một dịp sinh hoạt của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, một tổ chức được thành lập dưới sự cố vấn của Nhạc sĩ Anh Bằng vào năm 2009. Tuy thời gian và những lần có dịp sinh hoạt chung với nhau không nhiều, nhưng tôi vẫn nhớ lần đầu tiên khi tôi có dịp gặp Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết.

Anh bảo tôi gọi anh bằng “anh” cho thân mật, dù chúng tôi có tuổi đời cách nhau khá nhiều. Tính cởi mở và chân tình đó làm tôi cảm thấy ở anh đức tính bình dị và thân tình. Tôi xin phép độc giả cho tôi dùng chữ “anh” trong suốt bài viết này thay cho danh xưng”Tiến Sĩ” hay “Giáo Sư” Mai Thanh Truyết vì tôi đoán chắc anh cũng muốn như vậy. Khi anh cho biết muốn tôi viết lời bạt cho quyển sách có tựa đề “Tâm Tình Người Con Việt”, tôi thật sự ngạc nhiên vì tôi biết anh có rất nhiều người bạn trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều người đã quen biết hay sinh hoạt với anh lâu hơn tôi rất nhiều. “Anh muốn nghe cảm nghĩ từ một thế hệ trẻ nhận xét về quyển sách này”- Câu nói của anh làm tôi an tâm và tôi nghĩ đây cũng là dịp cho tôi biết nhiều hơn về anh, vì như tựa đề của quyển sách Tâm Tình Người Con Việt, chắc chắn sẽ chất chứa nhiều tâm tình anh sẽ chia sẻ trong đó.

Lần giở những trang sách, tôi bị lôi cuốn bởi những điều anh ghi lại. Không giống như nhiều quyển hồi ký của các tác giả thường kể về những thành tích của “một thời vang bóng” của họ, mà trái lại, khi đọc những mẩu chuyện của anh, tôi có cảm giác như một người anh đi xa lâu ngày không gặp đang ngồi trước mặt tôi để kể lại những gì đã trải qua trong một quảng đời của anh. Bình dị, từ tốn, mộc mạc và chân tình.

Anh là một nhân chứng của lịch sử trong một cuộc đổi đời làm thay đổi vận mệnh của cả quê hương Việt Nam. Anh kể cho chúng ta nghe về khoảng thời gian trước và sau năm 1975, tuy chỉ có vài năm, nhưng chúng ta có thể hình dung lại cả một biến cố lịch sử, những đổi thay khắc nghiệt trong tâm thức con người và cuộc sống, qua lăng kính của một giáo sư trẻ trong khuôn viên của trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Từ cái không gian nhỏ bé này, người đọc có thể liên tưởng được những đổi thay, biến chuyển, bước loạn ly, niểm đau, tiếng nấc nghẹn ngào của một xã hội miền Nam bị nhuộm đỏ bởi cộng sản Bắc Việt in dấu nơi đây.

Bắt đầu từ quyết định của một sinh viên du học vừa mới rời khỏi ghế nhà trường với ý nghĩ “Đi” hay “Ở” trong “Ngày Trở Về” vào một mùa hè của năm 1973. Rồi chính tình yêu quê hương đất nước đã thôi thúc anh trở về quê hương dù biết rằng đất nước đang trong thời chiến tranh loạn ly, thay vì chọn cuộc sống ổn định và an bình nơi xứ người. Cũng chính vì những ươc mơ mà anh đã ấp ủ trong lòng như anh chia sẻ trong quyển sách, dù cho đến ngày hôm nay, có những ươc mơ vẫn chưa thực hiện được, đã thôi thúc anh có quyết định trở về quê hương.

Từ ước mơ “cho Đất Nước thanh bình, con người không còn bốc lột người” đến những điều tưởng chừng rất bình thường như “Tôi ước mơ cho người nông dân mình biết được cách xử dụng phân bón, thuốc trừ sâu rầy, và có một sự hiểu biết về canh nông, chăn nuôi và trồng trọt ứng hợp với việc bảo vệ môi trường” và có lẽ ước mơ lớn nhất trong cuộc đời anh là “sẽ cùng bà con về lại Sài Gòn một ngày đẹp nắng”. Ước mơ đó có lẽ cũng là ước mơ của những người con dân Việt ly hương tị nạn cộng sản, trong đó có cá nhân tôi, nên anh đã tạo được mối dây đồng cảm ngay từ những trang đầu tiên trong quyển sách này.

Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, mà theo anh không biết “Duyên” hay “Nghiệp’, là nơi anh đã ghi lại những kỷ niệm của những ngày đầu nhận nhiệm sở với những cải cách của trường trong thời gian 2 năm anh làm việc ở đó. Cũng tại nơi đây, chúng ta cũng được anh cho thấy những đổi thay sau năm 1975, khi mà “nhà trường trở thành nơi “chế tạo” một thế hệ thanh niên thành công cụ rao giảng cho chế độ, nói tốt cho chế độ, còn việc giảng dạy chuyên môn trở thành thứ yếu.” Thật đau xót thay cho thảm cảnh của nền giáo dục Việt Nam sau năm 1975 và cho mãi đến ngày hôm nay.

Ngoài thời gian dạy học ở Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, anh còn đến làm việc tại Đại Học Cao Đài Tây Ninh. Khi đọc đến chương sách này, tôi cảm phục anh với tinh thần dấn thân, không ngại vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu đến một nhiệm sở mới qua việc mở các lớp giảng dạy và các phòng thí nghiệm cho Viện Đại Học ở đây. Cũng chính mảnh đất và con người Tây Ninh mà anh cho biết “triết lý và tinh thần Đạo Cao Đài đã soi rọi và hướng dẫn người viết trên bước đường đời còn lại”.

Như đã viết ở phần đầu, những sự kiện anh viết lại vào những năm tháng đầu sau biến cố 1975, lúc đó tôi còn là một cậu bé 5-6 tuổi. Tuy nhiên, hơn 13 năm phải sống dưới chế độ cộng sản trước khi được đến đất nước tự do này, tôi vẫn có thể cảm nhận những điều anh đã chia sẻ trong quyển sách về những năm tháng đó, vì dẫu là năm 1975 hay mười năm, hai mươi năm sau hay cho đến ngày hôm nay, bản chất của con người cộng sản vẫn không thay đổi, có chăng là sự tráo trở ngày càng tinh vi hơn.

Vì sống dưới hai chế độ khác nhau, anh có dịp chứng kiến được sự khác biệt, và bản chất xấu xa của chế độ cộng sản và những người đại diện cho nó. Trong chương “Bài Học Đầu Tiên”, anh kể lại thái độ khinh bỉ của anh khi lần đầu tiên nghe tên thi sĩ Xuân Diệu dám bêu xấu chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như “những cây cổ thụ xum xuê cành là…nhưng không có rễ.” Để đối lại, tôi thích lối so sánh của anh, dùng lại chính hình ảnh của cây cổ thụ, khi anh viết về chủ nghĩa cộng sản sau hơn 36 năm cai trị đất nước, “cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”. Một lối dùng hình tượng rất thâm thúy khi anh đã nêu lên một sự thật mà cộng sản không thể nào chối cãi được.

Khi đọc đến chương sách anh viết về “Chính sách tuyển sinh XHCN”, những điều anh viết đã đưa tôi trở về những ngày tháng của năm 1986, khi tôi vừa mới tốt nghiệp trung học và chuẩn bị thi vào đại học. Những ngày tháng không thể nào quên mà tôi đã có dịp ghi lại trong câu truyện “My Life” trước đây. Dù khoảng thời gian cách nhau mười năm, nhưng những gì xảy ra vào những năm 1976 vẫn còn kéo dài như bóng ma của chế độ cộng sản ám ảnh đến thế hệ của chúng tôi. Đó là tệ nạn “hồng hơn chuyên”, với hình thức tuyển sinh qua cách thức “xếp đối tượng”, ưu tiên cho những sinh viên “con ông cháu cha”, gia đình “liệt sĩ” hoặc “có công với cách mang” được nhận vào các đại học vơi số điểm rất thấp so với thành phần những thí sinh có cha mẹ là quân nhân hay “làm việc cho chế độ cũ”, v.v. Đó là số lớn tầng lớp những kỹ sư, bác sĩ, v.v. được đào tạo ra trường trong khoảng thời gian đó. Có viết ra những điều như vậy về nền giáo dục đào tạo của Việt Nam, các bạn trẻ ở các thế hệ sau này mới thấu hiểu tại sao quê hương của chúng ta ngày càng thụt lùi mà hệ quả kéo dài cho mãi đến ngày hôm nay. Trên cương vị là một giáo sư trong trường Đại Học Sư Phạm, anh còn cho chúng ta biết thêm về những thảm cảnh đau lòng từ việc ra đề thi, đến chấm bài và ai là những người có quyền quyết định kết quả thi trúng tuyển vào đại học. Đây là những tư liệu rất đáng quý, rất sống thực để cho các thế hệ sau này nhìn thấy một phần nào sự bất công và thối nát của chế độ cộng sản, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục.

Cũng trong môi trường giáo dục ở ngôi trường Đại Học Sư Phạm này, anh có dịp chứng kiến một “hiện thân” của một con người đại diện tầng lớp “trí thức” cộng sản, sau cuộc đổi đời lên nắm vai trò lãnh đạo. Hình ảnh Trần Thanh Đạm, Hiệu trưởng Đại Học Sư Phạm XHCN đã lột tả phần lớn các tính nết này, với những ranh mãnh, xảo quyệt, đố kị, v.v. đối với thành phần trí thức cũ, mà anh cũng là một trong số những nạn nhân của cuộc đổi đời.

Điều làm tôi cảm phục qua những chương sách anh viết, với những bố cục rất rành mạch, là phần kết thúc với một “lời nhắn”. Đó là những tâm tình, như tựa đề của quyển sách, từ đáy lòng, từ con tim của tác giả, có khi là một lời chia sẻ, một câu nhận xét, một lời lên án đanh thép, hay một góp ý chân tình cho đối tượng từ những người cộng sản trong nước mong họ sớm thức tỉnh đến những thế hệ mai sau chưa nhận ra hết chân tướng và những bản chất của chế độ và giới lãnh đạo cộng sản tham ô và thối nát. Ví dụ như trong một kết luận của chương sách viết về nhân vật Trần Thanh Đạm, anh kết luận như sau:

“Trong suốt 36 năm qua, chính sách giáo dục hoàn toàn không thay đổi, chúng ta vẫn còn thấy nhan nhản những Hiệu trưởng như TTĐ, thậm chí những Bộ trưởng giáo dục hay Phó Thủ tướng phụ trách trong ngành giáo dục vẫn tiếp tục đi theo vết xe cũ, nghĩa là chỉ chăm lo cũng cố quyền lợi và quyền lực mà quên đi mục tiêu tối hậu của giáo dục là đào tạo một tầng lớp công dân có đạo đức và hữu dụng cho công cuộc phát triển quốc gia và tạo dựng thêm của cải vật chất cùng phúc lợi cho xã hội.”

Vì là một nhà giáo, những suy nghĩ và chia sẻ của anh cũng mang nặng tính chất mô phạm qua chương sách viết về “Tính Liêm Sĩ của Người Thầy Giáo” qua câu chuyện kể về người bạn đồng nghiệp Trần Lương:

Anh viết, “Trong xã hội Việt Nam, nghề giáo là một trong những nghề cao quý và được dân chúng quý trọng. Do đó, “tiêu chuẩn” dành cho nghề giáo khắt khe hơn so với tất cả các nghề khác. Vì vậy, đã bước chân vào nghề “Thầy Giáo” cần phải giữ “lề” hơn nữa.” Tuy nhiên, điều đáng buồn như tác giả đã viết là sự thay đổi bản chất của người mang thiên chức của người Thầy trong chế độ “xã hội chủ nghĩa”, chỉ vì những điều rất tầm thường như chút ít địa vị, bổng lộc, miếng ăn hàng ngày, mà ngay cả bạn đồng nghiệp chí thân vẫn có thể phản bội nhau, như trường hợp của người bạn đồng nghiệp Trần Lương.

Ở một chương sách khác, anh viết “Đã 48 năm hương lửa bên nhau, em và tôi không thể nào đoạn tuyệt với nhau được. Và dĩ nhiên là phải có tiếp nối. Tiếp nối trong một giai đoạn thăng hoa mới của cuộc đời trong tương lai. Chắc chắn em và tôi sẽ bước những bước song hành trên con đường về Quê Hương dưới ánh bình minh rực sáng…”

Khi đọc những đoạn văn này, có lẽ người đọc sẽ nghĩ đó là những lời tâm tình của anh dành cho người bạn đời. Nhưng không, đó là những lời anh dành cho… chiếc áo blouse trắng, một người bạn đồng hành của anh trong suốt khoảng thời gian từ khi anh còn là một sinh viên y khoa, cho đến khi anh bước lên cương vị của một giáo sư, rồi một người có trách nhiệm cho một công ty dưới sự giám sát của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho đến những ngày cuối tại nhiệm sở như anh kể với một giọng văn khá hóm hỉnh trong chương “Lời Cuối Cho Một Cuộc Tình…”. Đây là một chương mà tôi rất thích thú khi đọc vì nó gói ghém nhiều tâm tư của anh trong đó, qua những lời thổ lộ tâm tình với người bạn đồng hành “chiếc áo khoác trắng”.

Trong phần phụ bản, chúng ta sẽ được đọc thêm những tâm tình của anh qua “Tôi Nói Với Tôi” với Quê Hương, Cha, Mẹ, con cái, bạn bè và ngay cả với những kẻ cầm quyền trong nước. Điều trăn trở của người con xa quê hương, như bao nhiêu người tị nạn khác, được anh ghi lại trong bài viết “Tản Mạn về Quê Tôi”, nhưng điểm đặc biệt ở đây, theo tôi, không phải là những ký ức, kỷ niệm về một nơi chôn nhau cắt rốn, mà qua lời tâm tình nhắn gửi của anh ở đoạn cuối của bài, khi anh viết “Bạn không sống gần QUÊ, trong QUÊ, nhưng QUÊ vẫn có trong bạn. Hồn Quê vẫn sống trong tiềm thức của bạn. Và Hồn Quê tôi muốn nói nơi đây, chính là HỒN NƯỚC đó bạn ạ! HỒN NƯỚC đang réo gọi chúng ta mau về dựng lại bức dư đồ rách do những người vô tâm đang dày xéo Đất và Nước chúng ta.”

Có lẽ bạn đọc sẽ đồng ý với tôi không còn lời tâm tình nào sâu sắc và đầy ý nghĩ hơn, từ tâm khảm của người môt người con xa quê. Tâm tư đó cũng được tác giả trải bày qua bài viết ngắn “Hoa Sen” mà nơi đó, ta tìm được tâm hồn thanh cao của tác giả qua lời bộc bạch:

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…

Tôi thành tâm ước vọng mình được làm bông sen dù trong giây phút để giũ sạch tất cả những vương bận của cuộc sống hàng ngày”.

Một trong những bài học hay mà tác giả đã chia sẻ trong những tháng ở trại tị nạn mà giới lãnh đạo trong nước không bao giờ làm theo, đó là “quyết định chọn nhân dân, nghĩa là chấp nhận chia sẻ nóng bức và áp bức cùng với đồng bào…” (Tôi Đi Vượt Biên). Chẳng trách gì bọn cộng sản cầm quyền ngày càng xa rời và dửng dưng trước những nỗi thống khổ của người dân vì chúng đâu bao giờ quan tâm hay tự nguyện sống, dù chỉ là một vài giây phút, trong hoàn cảnh của những người dân đang sống trong những cảnh đời khốn khó.

Sau cùng, đó là những lời tâm tình của anh trước thời cuộc, đến sự can đảm vùng lên của giới trẻ Việt Nam, qua bài viết ngắn, “Cùng Tuổi Trẻ Việt Nam” với lời khuyên hết sức chân tình và thực tế:

“Đi biểu tình không cần mang cờ máu theo làm “khiêng” che chở. Đi thẳng vào căn cứ địa cùa TC. Đó là Tòa Đại sứ và Tổng Lãnh Sự”.

Tôi tin rằng, những lời tâm tình của người con Việt tuy sống xa quê, nhưng lòng lúc nào cũng hướng về quê hương đất nước với những trăn trở muốn sớt chia của anh, từ những ngày còn là một sinh viên mới ra trường, cho đến khi bôn ba nơi hải ngoại sẽ được lắng nghe và trân trọng. Một ngày nào đó, khi những tâm tình này được biến thành hiện thực, thì ước mơ “sẽ cùng bà con về Sài Gòn một ngày đẹp nắng” có lẽ sẽ không xa.

Cao Minh Hưng

vietthuc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 13684)
“Phim tài liệu” của miền Nam trong các trận hải chiến Hoàng/Trường Sa từ 19/1/1974 – mà hồi trước (Việt cộng) mình cố thắng nó nên phải nhìn nhận việc cắt đất tổ tiên (VN) của đồng chí Phạm văn Đồng đúng “không chệch vào đâu được”
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10523)
tôi cũng là một người Biên Hòa, cảm ơn người giấu mặt này đã nói thay suy nghĩ của mình. Lạ là công an Phường sở tại đã "xóa dấu tích" việc làm này. Họ không thấy xấu hổ chăng?
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10252)
Xấu hổ với hành vi ăn cướp bia của chiếc xe tải bị lật, một người dân Biên Hòa đã treo băng rôn phê phán hành động này và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 22057)
Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng”:làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8551)
Đã đến lúc những người như tôi cần nhận chân rằng vai trò của Đảng Cộng sản không phải là vĩnh viễn. Cũng không thể gìn giữ lòng trung thành tuyệt đối với một lý tưởng chỉ còn là câu chữ cửa miệng.
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8604)
Nếu không vì sứ mệnh ngoại giao bắt buộc, hẳn những người như viên bí thư Jean Philippe Gavois đã lập tức xách vali rời khỏi đất nước quá giả dối chính trị cộng thêm sự ghẻ lạnh tình người này.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15178)
Người nào đứng về phía nhân dân thì tương lai sẽ mở cửa ra với họ, còn ai chống lại nhân dân là tự sát
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10518)
Nhưng đảng cộng sản VN của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không biết sám hối?
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21072)
lời-lẽ cảm-xúc và hùng-tráng, cử-chỉ đầy nhân-ái, hào-hiệp nên ảnh-hưởng dễ khiến cho những bạn đọc qua sách này, phong-độ thêm thanh quí và tâm-hồn thêm cao-thượng hơn.
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10132)
Giá như còn ông Diệm, chắc hắn đã không phải sống cuộc đời ly hương hiện tại mà hắn luôn luôn thấy cô độc, như lời Cervantès, “L’exité par tout est seul”.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10753)
Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ. Sửa nó? đúng là nằm mơ giữa ban ngày.
20 Tháng Mười 2013(Xem: 8642)
Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!”
18 Tháng Mười 2013(Xem: 17363)
Anh có thể nói dối một số người trong một lúc và lừa dối mọi người trong vài lúc. nhưng anh không thể lừ dối tất cả mọi người mãi mãi..
16 Tháng Mười 2013(Xem: 14417)
đừng vì tiền tài danh vọng mà dối trá với lòng mình, dối trá với dân tộc mình... Hãy lên tiếng nói lên sự thật và đừng IM LẶNG nữa.
15 Tháng Mười 2013(Xem: 9183)
Bao nhiêu thế hệ trai làng quê tôi ra đi không trở lại. Có gia đình chết đến tám người con trai. Tuổi thơ của tôi ngập ngụa trong sợ hãi đớn đau, oán giận, khóc than. Nỗi kinh hoàng cứ ập đến mỗi gia đình
25 Tháng Tám 2013(Xem: 7732)
Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi Mọi người! Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
08 Tháng Tám 2013(Xem: 8954)
chẳng cần một lời luận bàn lý giải tôi đứng lặng nhìn, lòng khoan khoái lá cờ vẫn còn đây thì quê hương ơi! Sẽ có một ngày.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 10037)
Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai!
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18790)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 9156)
Tiếng hô của người chiến sĩ đã ngã xuống: “Thà hy sinh không để mất biển đảo của Tổ Quốc” như còn vang vọng. Quá khứ đã mở cho mỗi chúng ta một góc nhìn vào hiện tại và tương lai.
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 17092)
Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cộng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14311)
Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 14487)
ĐÁNH ĐỔ CỘNG SẢN BÁN NƯỚC TRƯỚC ĐÁNH ĐUỔI TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG SAU Như lời nguyền của tuổi trẻ Phương Uyên
20 Tháng Năm 2013(Xem: 8363)
hiên ngang của hai bạn trẻ trước tòa án cũng đã “giúp cho xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.” Thanh niên Việt Nam từ nay có thể nhìn thấy tấm gương của họ để tự hỏi chính mình phải làm gì giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
19 Tháng Năm 2013(Xem: 8954)
Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu
19 Tháng Năm 2013(Xem: 8137)
Tự do tuyên án bạo quyền Cám ơn mẹ sinh Phương Uyên tuyệt vời Bỏ tù hoa, bỏ tù người Bỏ tù đất nước giống nòi quê hương
18 Tháng Năm 2013(Xem: 8048)
Dõng dạc tuyên ngôn Khởi phát cuộc Cách mạng Dân tộc Diệt nội xâm cộng sản Giải trừ ách nô lệ Tàu
10 Tháng Tư 2013(Xem: 8425)
Ngày 30 tháng 04 năm 1975 cũng là ngày lịch sử nhưng không chỉ riêng hoàn toàn về mặt chính trị, mà nó còn mang nhiều tính cách, bao trùm nhiều phương diện không riêng của VN
10 Tháng Tư 2013(Xem: 8648)
Với nền cong lý này "đảng cướp ta" đã thực hiện một kỳ tích có một không hai: cho tới kẻ đui mù nhất (trừ những thành viên của đảng) phải sáng mắt sáng lòng.
27 Tháng Ba 2013(Xem: 8519)
Trang sử sau này nhớ viết ra Từ khi lũ giặc cướp Quê nhà Chứng từ Tàu Cộng còn ghi nhận Chữ ký Phạm Đồng nét bút sa
15 Tháng Ba 2013(Xem: 12741)
Không ai có thể xúi dục được tôi, không ai mua chuộc được tôi mà CHÍNH LƯƠNG TÂM TÔI ĐÃ MÁCH BẢO, CHÍNH TRÁI TIM TÔI ĐÃ THÚC DỤC TÔI LÀM THẾ
04 Tháng Ba 2013(Xem: 8790)
Chúng ta đều là con dân nước Việt Nam và không có gì có thể thay đổi được điều đó cả. Không có ý thức hệ nào, không có giới tuyến nào nên chia rẻ chúng tôi… đấy là điều tôi băn khoăn nhiều và điều tôi quan tâm nhiều nhất.
01 Tháng Ba 2013(Xem: 8644)
Chỉ có những kẻ còn ngủ mê của đảng CSVN mới không nhìn ra, hoặc đã thấy nhưng vẫn tham quyền cố vị nên cứ ngoi ngóp lội ngược dòng ?
28 Tháng Hai 2013(Xem: 9016)
Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam
27 Tháng Hai 2013(Xem: 8673)
mai này cháu khôn lớn cháu sẽ thấy thấm thiết nhiều hơn, bây giờ thì cứ hát và hiểu theo tuổi đời của cháu bao nhiêu cũng được, miễn là mình phải hãnh diện mình là người Việt Nam
24 Tháng Hai 2013(Xem: 10379)
“Nhà nước, đảng ta” không có lấy một nén hương, một cành hoa hay một lời nhắc nhở nào với vong linh và thân nhân các anh hùng liệt sĩ nhân ngày “Giỗ lớn, Đại Tang này”.
20 Tháng Hai 2013(Xem: 8934)
Dân ta phải học sử ta, nếu mà không học thì tra google," là câu được truyền miệng từ vài năm nay khi Việt Nam ngày càng kết nối chặt chẽ vào mạng toàn cầu
16 Tháng Hai 2013(Xem: 9707)
thay vì đem đến cho họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế.
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 18405)
Lá Cờ vàng ba sọc đỏ hoàn toàn đối nghịch với lá Cờ đỏ sao vàng chẳng những về màu sắc, nhưng quan trọng nhất đối nghịch cả về ý nghĩa chính trị.
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 9928)
Hôm nay em trở lại trường học, không biết cô giáo dậy em vẽ gì, em sẽ nhờ cô vẽ cho em hai cái răng cửa, em buộc trái bóng bay vào gửi lên bầu trời xanh.
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 17516)
Nhưng khi đa số của Quốc hội Hoa Kỳ phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này.
03 Tháng Giêng 2013(Xem: 13010)
Cuối cùng tôi muốn đi để xem vì sao, hấp lực gì mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp tục đến bây giờ bằng nhiều cách.
25 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 9427)
Mùa Giáng Sinh, mùa của lòng nhân ái, xin tất cả chúng ta hãy dành cho những người cùng khổ, tù đày trên đất nước này một chỗ khiêm tốn trong tim
25 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 11152)
Nỗi đau thua cuộc đã được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính mình mới là người có chính nghĩa.
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 10581)
cái chúng tôi êm ẩm. Chính là các anh thay mặt kẻ cướp nước. Bọn cướp biển bẻ tay đánh đập, đàn áp, bắt bớ CHÍNH ĐỒNG BÀO MÌNH
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 9628)
Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
11 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 8613)
Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ .”
10 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 9017)
Tôi muốn nói với mọi người sau sự kiện hôm qua, đặc biệt với những vị đã gắn bó hơn nửa đời người với Đảng và Nhà nước là đừng ảo tưởng nữa. Hãy dũng cảm làm những việc đúng mình muốn và nói những lời đúng lòng mình.
30 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10420)
Danh tướng hai lần phá giặc Nguyên, Giúp Trần giữ nước, dạ trung kiên, Diên Hồng hội nghị, dân đoàn kết, Hạch tướng sĩ văn, đấng tuấn hiền,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10100)
cháu yêu hòa bình và muốn công bằng, xã hội sẽ có những người mang trái tim lương thiện cùng 1 ý nghĩ “ Sống cho người khác, bỏ quên thân mình” nhưng ở đời chán ngán thay con người lại là loài ích kỷ nhất trên đời