8:02 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

Aung San Suu Kyi: Cuộc Tranh Đấu Cho Dân Chủ Tự Do của Miến Điện

13 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 14015)

Aung San Suu Kyi: Cuộc Tranh Đấu Cho Dân Chủ Tự Do của Miến Điện

blankI. Aung San Suu Kyi là ai?

Aung San Suu Kyi tiêu biểu cho cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ của Miến Điện.

Bà sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945 tại Rangoon, Miến Điện.[1] Thân sinh Bà, Tướng Aung San, là vị anh hùng bị sát hại bởi phe thù nghịch trong cuộc giải phóng giành độc lập cho Miến Điện và thân mẫu Bà, Khin Kyi, là một nhà ngoại giao lỗi lạc.

Sau trung học, năm 1960, Bà sang học tại New Delhi, khi thân mẫu Bà nhận làm Đại Sứ Miến Điện tại Ấn Độ. Sau đó, Bà sang Luân Đôn, Anh Quốc học tại Oxford Universty.

Năm 1972, Bà kết hôn với Michael Aris, một viện sĩ tại Đại Học Oxford. Bà sinh được hai trai, Alexander [1973] và Kim [1977].

Năm 1988, khi từ Luân Đôn trở về nước để chăm sóc mẹ già lâm bệnh, Bà đã thấy tận mắt cảnh Miến Điện cực kỳ xáo trộn, dân chúng bị bóc lột, hành hạ, tù đày bởi bạo quyền quân phiệt. Bà lập tức tham gia cuộc biểu tình chống chế độ, nhân dịp Tướng Ne Win từ nhiệm vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, mà lịch sử sau này gọi là cuộc Nổi Dậy 8888.[2] Cuộc khởi nghĩa đã thất bại dưới bạo lực quân đội, tiếp nối bởi sự chấp chính của nhóm quân phiệt khác.

Theo gương bất bạo động của Mahātmā Gāndhī,[3] Aung San Suu Kyi nhập cuộc tranh đấu nhân dân một cách ôn hoà và ngày 28 tháng 9 năm 1988, Bà đứng ra triệu tập Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ [National League for Democracy] với vị trí Tổng Thư Ký của Tổ chức. Gốc gác gia truyền chuẩn bị Bà vào thế lực này.[4]

Tức khắc, Bà bị nhà cầm quyền quản thúc tại gia[5] từ ngày 20 tháng 7 năm 1989, tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm 1990, Liên Minh Dân Tộc cho Dân Chủ đã chiếm được 80% số ghế Nghị Viện. Nhưng kết quả cuộc bầu cử đã bị chế độ quân phiệt hủy bỏ, nên Bà tiếp tục bị giam giữ tại gia ở Rangoon.

Trong thời giam bị quản chế, Bà đã nhận lãnh Giải thưởng Tự Do Tư Tưởng Sakharov[6] năm 1990 và Giải Nobel Hoà Bình[7] năm 1991. Bà đã dùng số tiền trao tặng để lập Hiệp Quỹ Y tế và Giáo dục cho nhân dân Miến Điện.

Bà tiếp tục bị giam giữ tại nhà bà, trong nhiều giai đoạn tái diễn tranh đấu, cho tới ngày 13 tháng 11 năm 2010, khi đáo hạn án lệnh câu lưu, dù trước đó, các tổ chức quốc tế nhân quyền và Ủy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền thuộc Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần can thiệp cho Bà, nhưng vô hiệu.

Lý do Bà được phóng thích trong năm 2010 có lẽ cũng vì chế độ quân phiệt cần Bà tham chính để thực hiện một bình phong chính trị đa nguyên, đa dạng, hầu cầu mong thế giới tự do giảm bớt áp lực phong toả.

Tuy nhiên, Bà vẫn giữ vững lập trường chống đối chế độ độc tài khi nhà cầm quyền còn nằm dưới trướng quân phiệt. Bà đã hy sinh lìa bỏ gia đình, chồng và hai con sinh sống tại Anh Quốc, để ở lại một mình trong nước tranh đấu cho toàn dân Bà.

blank

2. Sau Tù Đày, Quyết Tâm Tham Chính

Năm 2012 là cơ hội để Aung San Suu Kyi lần đầu tiên tham chính, nhằm giữ một vài trò tối quan trọng tại Nghị Viện Miến Điện, sau hơn 20 năm cấm cố, tù đày.

Vai trò của Bà đáp ứng hai khía cạnh của bàn cờ chính trị:

[a] về mặt quốc tế, với cảm tình mà Bà đã gây dựng trong một quá khứ đấu tranh bền bỉ cho dân chủ tự do, sự tham chính của Bà sẽ là chìa khoá mở cửa hậu thuẫn Tây phương, với triển vọng Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ thuận ý bãi bỏ lệnh cấm vận và các biện pháp phong toả ngoại giao gây khó khăn cho chính quyền Miến Điện;

[b] về mặt quốc nội, Bà sẽ linh động hợp tác hay cương quyết đối lập với chính quyền mà đa số còn thuộc phe thân quân phiệt để bảo vệ quyền lợi của dân hay giúp các sắc tộc thiểu số kết sinh ôn hoà.

Với tư cách Chủ tịch của Liên Minh Dân Tộc Cho Dân Chủ,[8] Aung San Suu Kyi lần đầu tiên dùng đài phát thanh và đài truyền hình để xác định trước công chúng lập trường chính trị của Bà gồm có ba điểm chính:

  • thực thi pháp trị;[9]
  • tôn trọng hoà bình quốc tế;[10]
  • tu chính Hiến Pháp.[11]

Cho tới giờ, Miến Điện không tôn trọng pháp trị khi ngành tư pháp trực thuộc guồng máy nhà nước quân phiệt; truyền thông báo chí bị quốc hữu hoá; và toàn dân bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận ở mọi địa hạt phát biểu tư tưởng, sáng tạo.

Do đó Bà chủ trương thực thi tự do dân chủ, nhân quyền và công bằng xã hồi. Đòi hỏi công dân, nhân công, chính trị gia phải được luật pháp bảo vệ một cách chính đáng. Đòi hỏi ngành tư pháp và truyền thống báo chí phải thực sự độc lập để bảo vệ người dân trong nước. Đòi hỏi Hiến pháp năm 2008 phải được tu chính để phù hợp với các tiêu chuẩn dân chủ chân chính, công minh.

Bà đề cao đường lối ngoại giao ôn hoà nhằm thăng bằng tiến bộ kinh tế toàn cầu với quyền lợi của người dân trong nước; cải thiện hệ thống tài chính, kinh doanh và đầu tư nhân sự, với sự hợp tác của Ngân Hàng Thế Giới và các tổ chức phi chính phủ.[12]

Trong cuộc bầu cử ngày 1 tháng 4, 2012, Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ [NLD] đã chiếm được 43 ghế trong số 45 ghế dành cho cuộc bầu cử bổ túc năm nay để hoàn tất tổng số 664 ghế trong Quốc Hội.

ĐỂ TẠM KẾT

Sự thành công gây ấn tượng của Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ như vậy là công lao lãnh đạo của Aung San Suu Kyi, nhưng đồng thời cũng là do thiện chí hay “thâm ý” của Tổng Thống Thein Sein.

Thật vậy, sau khi nhiệm cách vào tháng Ba năm 2011, TT Thein Sein đã thi hành một số cải cách về mặt chính trị và kinh tế để ve vãn thế giới tự do, mong họ giảm bớt áp lực ngoại giao, đồng thời tìm cách hoà hoãn với các sắc tộc ly khai trong nước. Do đó, cuộc bầu cử bổ túc khá cởi mở đầu tháng Tư năm 2012 tại Miến Điện có thể coi là tiến diễn mưu toan phù thủy trong sáng nhất của chế độ quân phiệt nhằm bày hàng mua và bán bùa dân chủ để lấy lòng đối tác Tây phương, theo đường lối thực tiễn: “không thắng địch thì kết hợp với địch”.[13]

Nhưng liệu sự kết hợp giao lưu ở cấp lãnh đạo – trước đây đối nghịch – nay miễn cưỡng liên kết như một cuộc “phối ngẫu” chẳng đặng đừng,[14] vì hoàn cảnh bắt buộc, vì lợi lộc đối tác, có đủ đảm bảo cho sự phát khởi thực sự của nền dân chủ chân chính hay không? — mà trọng tâm và cứu cảnh phải có liên hệ mật thiết với ý chí toàn dân trong nước, chứ không chỉ vì nhu cầu tạm bợ của phe đảng, của ngoại bang.

Nếu Aung San Suu Kyi và Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ không đủ bản lĩnh thực hiện đúng mức đường lối dân chủ như đã hứa hẹn, thì cuối cùng cũng chỉ trở thành những ngoại vi bất đắc dĩ, với tác dụng gây thêm vây cánh cho chế độ quân phiệt, không khác gì công lao của hai gánh xiếc đội lốt dân chủ sẵn có tại Miến Điện — Union Solidarity and Development Party (USDP) và Unity and Peace Party (UPP)– vẫn đặt dưới trướng Phe Quân Phiệt.

Song song, nếu bất cứ ai có ý đồ ứng dụng “gánh xiếc dân chủ” [nếu quả thật là như vậy] của Miến Diện cho Việt Nam, thì chúng ta có thể thấy:

  1. sự cấu kết thịnh vượng được”hợp thức hoá” một cách thuận lợi giữa các đại gia tài phiệt Mỹ và CSVN — giữa ích lợi quốc gia của Hoa Kỳ và quyền lợi duy nhất đảng phiệt của CSVN;
  2. sự “phối ngẫu bán chính thức” về mặt chính trị địa lý giữa Hoa Kỳ và CSVN được “tiêu chuẩn hoá” vững vàng hơn với mục đích chính là be bờ quyền bá chủ của Trung Quôc tại Đông Nam Á-Thái Bình Dương, vốn là của ngõ đột kích toàn cầu của Hán tộc;
  3. Và như vậy CSVN sẽ trở thành một cộng tác viên thuận tiện của Hoa Kỳ, nên sẽ được lưu nhiệm theo giao ước ngầm song thuận, mà không cần mặc cả gì thêm về mặt dân quyền và tự do trong nước.

Chỉ khi nào các đối tác thực sự muốn xây dựng và đôn đốc một nền tảng dân chủ tự do với khả năng tham dự và quyết định của toàn dân, trên ba diện kết sinh pháp trị căn bản:

  1. Nhân quyền, dân quyền & công quyền;
  2. tổ chức xã hội dân sự;
  3. quyền tư hữu và chế độ kinh doanh tư nhân

thì lúc đó mới thực có dân chủ.

Còn nếu chỉ dùng ảo thuật dân chủ kiểu “ba lá” thì tất nhiên sẽ chỉ có tác dụng cấp thêm bùa và môn bài làm ăn lâu bền cho CSVN. Thật vậy, nếu tiếp tục diễn trò “múa rối nước Hà Nội”, đem ảo thuật dân chủ để bôi bác sự thật, như trưng bằng giả che mắt thế gian, thì dù CSVN có giả bộ dân chủ mà bãi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp 1992 của họ, thì họ vẫn sẵn có vài chục đảng và tổ chức ngoại vi, đội lốt “dân chủ đa đảng” vây quanh và bóp nghẹt số đảng đối lập, lon ton kéo về hay èo ợt nhô lên bầy vẽ dân chủ một cách khiếm diện, lép vế, trong khi Đảng Ta vẫn ung dung duy trì xã hội chủ nghĩa với độc quyền tham nhũng, bán nước, hại dân.

CSVN vẫn phè phỡn tồn tại vì mua được cái “bằng cớ dân chủ”, có dấu ấn chứng thực của thế giới tự do, có đồng minh hợp tác vì quyền lợi ngắn hạn, đặc cách.

Tháu cáy, bịp bợm chính trị chẳng khác mấy trò chơi đỏ đen sòng bài roulette. Mại dzô, Mại dzô, trắng tay bất tử.[15]

blank

Trong trường hợp đó, quý dân trong nước hãy ráng chịu còng lưng, bịt mồm, bịt tai, bịt luôn cả mắt vài thế hệ nữa, vài thập niên nữa, cho tới khi quyết tâm nổi dậy một lần.

Trân trọng,

TS-LS Lưu Nguyễn Đạt

www.vietthuc.org

[1] Miến Điện, trước đây là Burma, Birmanie, nay đổi thành Myanmar, giáp ranh với India, Bangladesh, China, Laos và Thailand.

[28888 Uprising

[3] Mahātmā Gāndhī (1869-1948] sử dụng vũ khí bất bạo động để chống lại sự đô hộ của Nước Anh

[4] Thân sinh Bà, Tướng Aung San, là vị anh hùng bị sát hại bởi phe thù nghịch trong cuộc giải phóng giành độc lập cho Miến Điện và thân mẫu Bà, Khin Kyi, là một nhà ngoại giao lỗi lạc.

[5] house arrest

[6] Giải Thưởng Tự Do Tư Tưởng Sakharov là giải thưởng của Nghị viện châu Âu dành tặng cho những cá nhân hoặc tập thể có nhiều nhiệt tâm và đóng góp vào lãnh vực nhân quyền và tự do tư tưởng. Giải này được đặt theo tên của khoa học gia, nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Dmitrievich Sakharov. Ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình vào năm 1975.

[7] Giải Nobel Hòa bình (tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy: Nobels fredspris) là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao “cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình”. Có nhiều người cho rằng Nobel đã lập ra giải thưởng này trong di chúc như một cách đền bù cho các chất nổ phát minh của ông vốn được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh như dynamit hay ballistite. Thực tế thì ngoại trừ ballistite, không một loại chất nổ nào của Nobel được sử dụng trong chiến tranh khi ông còn sống

[8] National League for Democracy (NLD)]

[9] rule of law

[10] international peace

[11] tu chính Hiến Pháp = constituional amendments

[12] Non-governmental organizations [NGO]

[13] If you cannot beat them, join them.

[14] mariage forcé

[15] “Faites vos jeux. Les jeux sont faits. Rien ne va plus.

blankblank
blankblank
blankblank
Lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi đang tiếp xúc với đồng bào cử tri ngày bầu cử quốc hội mùng 1 tháng 4 tại Kaw Hmu, Myanmar/Miến Điện. (Mikhail Galustov/Getty Images)

www.vietthuc.org
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 13222)
ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên
06 Tháng Sáu 2011(Xem: 13254)
Tôi thật nể phục một anh trung niên người miền Trung khi anh ta đặt câu hỏi cho những anh công an: “Nếu chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng đánh kẻ thù? Chúng tôi hay các anh? Để bảo vệ ai? Bảo vệ con tôi, và con của các anh nữa!”
06 Tháng Sáu 2011(Xem: 12050)
Việt Nam phải trả một cái giá quá đắt cho sự thống nhất. Cả nước rơi vào vùng ảnh hưởng của cộng sản, phát triễn đất nước theo một con đường mà khởi tổ ra nó là ông trùm số một Liên Xô đã rơi vào khủng hoảng và tự sụp đổ.
04 Tháng Sáu 2011(Xem: 13027)
HỠI THANH NIÊN ƠI! HÃY ANH HÙNG XỨNG DANH CON CHÁU VUA QUANG TRUNG ĐỨNG THẲNG NGƯỚC CAO TA CÙNG BƯỚC CON CHÁU QUANG TRUNG SỐNG UY HÙNG!
28 Tháng Năm 2011(Xem: 26733)
"Vấn đề giáo dục con cái không phải là một sớm, một chiều và sự hy sinh vô điều kiện của bố mẹ là điều cần thiết. Tôi giải thích cho các cháu tại sao bố mẹ phải bỏ xứ ra đi. Đất nước Hoa kỳ này đã cưu mang chúng ta, chúng ta cũng nên sống với tinh thần phục vụ cho tha nhân"
19 Tháng Năm 2011(Xem: 14062)
Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:
11 Tháng Năm 2011(Xem: 14447)
Tưởng theo cách mạng làm được nên vương nên tướng gì chứ về nuôi heo nái vẫn không đủ sống thì theo cách mạng làm con chó gì. Khốn khổ khốn nạn cho cậu phi công Trần văn On là vậy
08 Tháng Năm 2011(Xem: 13414)
Các vị lão thành cách mạng, những người trực tiếp trong guồng máy ĐCSVN vì lương tâm biết thốt lên lời nói tạ tội với đồng bào quốc dân,can đảm thừa nhận những lỗi lầm, anh em VNCH với lòng vị tha nhân ái sẵn sàng vì tình thương cùng bắt tay nhau để có một mẫu số chung trong việc thành lập một thể chế chính trị trong sáng
08 Tháng Năm 2011(Xem: 12419)
Đừng tự hào vì nước Việt Nam nghèo nhưng có lắm người giỏi. Hãy tự hỏi vì sao lắm người giỏi mà Việt Nam vẫn nghèo ?
05 Tháng Năm 2011(Xem: 13116)
Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn sinh năm 1979 tại Hố Nai, Biên Hòa trong một gia đình công giáo gốc di cư. Anh tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM năm 2001. Từ đó sống ở Sài Gòn.
30 Tháng Tư 2011(Xem: 12374)
Thử hỏi nếu không có lá cờ vàng, thì ta nói gì với con, cháu và thế hệ tiếp nối khi ta qua đây. Ta nói với con ta, là người Việt Nam phải biết yêu quê hương và bảo vệ truyền thống dân tộc. Cháu sẽ hỏi cái gì tượng trưng cho quê hương
23 Tháng Tư 2011(Xem: 12441)
Tôi có thể nói một cách thành thật rằng nếu Chính phủ Mỹ không phản bội chúng tôi và không đâm sau lưng chúng tôi, người dân Việt Nam sẽ cảm thấy rất biết ơn.
21 Tháng Tư 2011(Xem: 12709)
Viết với tất cả tâm thành để cho lớp trẻ sau này còn biết đến những hành vi tàn ác, bất nhân của những kẻ đã từng gieo rắc tang thương, máu lệ cho đồng bào vô tội; hầu cho họ biết đường mà tránh xa phuờng lục lâm, tặc phỉ, để khỏi rơi xuống hố sâu của tội ác. Bởi đó, chính là lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút.
19 Tháng Tư 2011(Xem: 13623)
giới thiệu cùng quý vị và các bạn bài thơ Bài Thơ Của Đêm dài trên 100 câu của con gái một vị Đại tá quân đội VNCH. Khi Saigon xụp đổ tuổi cô bé mới 13. Bài thơ được viết ra sau 5 năm miền Nam “giải phóng”, cô bé đã là người thiếu nữ 18, lòng trĩu nặng ưu tư .
17 Tháng Tư 2011(Xem: 14071)
Để tướng nhớ các Anh Hùng thà tử tiết chứ không đầu hàng giặc ! một lịch sử quân đội có 1 không 2 trên thế giới .Chúng ta dành một phút mặc niệm .!!! nhân ngày tháng tư đen .
13 Tháng Tư 2011(Xem: 13731)
Bạo lực là sự đe dọa dùng sức mạnh để tước đi sinh mạng, hành hạ, đọa đày thể xác nhằm làm tê liệt ý chí phản kháng của đối thủ. Các thể chế độc tài luôn dùng bạo lực làm công cụ để tự vệ trước sự phản kháng của cộng đồng bị trị. Và đây là loại công cụ mà loài thú hoang dã cũng đã, đang và sẽ sử dụng để tồn tại.
13 Tháng Tư 2011(Xem: 18433)
Hỡi ai thương nhớ quê hương Xin nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư Tháng Tư, trời đất mây mù Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn!
10 Tháng Tư 2011(Xem: 13568)
Sống là sống với bạn bè. Không có bạn bè, đời sống chỉ là cành cây khô. Tôi có rất nhiều bạn: bạn học cùng lớp, bạn văn thơ, bạn đồng nghiệp, bạn trong quân ngũ…
09 Tháng Tư 2011(Xem: 13651)
Tao với mầy cũng cùng chung chạn tuổi Cùng sinh ra trên mãnh đất miền Nam Không họ hàng cũng chung làng chung xóm Vì loạn ly mà trở mặt lầm than
16 Tháng Ba 2011(Xem: 12997)
Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc “Minh Trị duy tân” hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, giờ đây Nhật Bản lại khiến người ta ngạc nhiên về tính kỷ luật phi thường, bất chấp cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 12254)
Hãy cùng tôi tích cực dọn đường cho sự thay đổi của Việt Nam. Vì chính chúng ta, vì Việt Nam, để không còn nỗi nhục nhược tiểu,
25 Tháng Hai 2011(Xem: 13290)
“Kinh hoàng trước hành động bạo lực của chính quyền Gadhafi, đã đem trực thăng võ trang và máy bay quân sự oanh kích thường dân”. Hội Đồng Bảo An có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ dân lành.
22 Tháng Hai 2011(Xem: 13369)
Trong bài diễn văn về Tự do internet tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ ngày 15/2, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề cập đến trường hợp các bloggers tại Việt Nam bị đàn áp chỉ vì họ dám cất tiếng nói cho lẽ phải
21 Tháng Hai 2011(Xem: 16474)
Trung cộng nhà cầm quyền Bắc Kinh thình lình điều quân đến vây kín khu vực trước một tiệm ăn "Mc Donald" cũng tại thủ đô Bắc Kinh, ngay sau khi một sinh viên 25 tuổi có tên là Liu Xiaobai đặt một cánh hoa lài màu trắng trong một chậu hoa trước cổng tiệm ăn này.
19 Tháng Hai 2011(Xem: 13215)
Chế độ này tồn tại là dựa trên sự sợ hãi của người dân. Họ muốn mọi người sợ hãi. Nếu anh có thể phá vỡ rào cản tâm lý đó, chắc chắn anh có thể làm một cuộc cách mạng
18 Tháng Hai 2011(Xem: 13215)
Hỡi ai cùng khát vọng tự do, Vá đi thôi dãy sơn hà rách nát! Khiêng lên vai mảnh tổ quốc điêu linh, Đứng lên đi cho đất mẹ phục sinh!
13 Tháng Hai 2011(Xem: 13436)
Cách mạng dân chủ tại Việt Nam nay mai chẳng những sẽ không có tiếng súng, không có giết chóc, không có cốt nhục tương tàn mà còn diễn ra rất nhanh chóng, bởi vì đại đa số người Việt đang bùng cháy trong lòng một ao ước giống nhau là mong được thấy quê hương hồi sinh và thăng tiến.
11 Tháng Hai 2011(Xem: 11907)
Trong trường hợp Việt Nam một cuộc cách mạng cũng sẽ chỉ xảy ra khi đồng bào chúng ta, đồng lòng, đồng tâm đóng góp công của, tài lực, trí dũng để cùng đứng dậy cùng hưởng Tự Do.
07 Tháng Hai 2011(Xem: 12950)
Đồng ý rằng trong cuộc sống mới tại quê hương mới, mọi người đều cần có thời gian thư giản sau những ngày làm lụng mệt nhọc, nhưng bên cạnh những cuộc vui chơi thư giản, xin đừng quên mình là cựu quân nhân, đừng quên mình đã từng mang trên người 6 chữ vàng TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 14097)
Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta
02 Tháng Hai 2011(Xem: 12952)
Cuộc cách mạng ở Ai Cập bùng nổ vì người dân không chịu sống mãi trong nhục nhã. Với dân số 84 triệu người tương đương với Việt Nam, lợi tức theo đầu người là 5,650 đô la, cao gấp hai lần người Việt Nam,
13 Tháng Giêng 2011(Xem: 13333)
Quyền tự do phát biểu là cơ sở của nhân quyền, là nguyên uỷ của nhân tính và là mẹ của sự thật. Cấm đoán tự do ngôn luận là giày xéo lên quyền con người, bóp nghẹt nhân tính, và trấn áp sự thật.Tôi không thấy mình có tội gì khi sử dụng quyền tự do phát biểu hiến định, để làm tròn trách vị công dân của mình. Dẫu có bị kết tội vì đã làm thế, tôi cũng chẳng than phiền điều gì cả. Lưu Hiểu Ba
08 Tháng Giêng 2011(Xem: 12661)
Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi Với cao tay quờ quạng chút hơi người Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm
05 Tháng Giêng 2011(Xem: 32788)
Muộn còn hơn không! Quốc hội Liên bang Nga (Duma) đã thông qua một nghị quyết về vụ thảm sát Katyn. “Mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ sự dối trá về Katyn” –
05 Tháng Giêng 2011(Xem: 18915)
Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưới cuộc đời
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 13672)
Thương quê hương, bao lần tôi bật khóc Thấy lương dân trong kiếp sống khốn cùng Thương dân hiền cam chịu kiếp lao lung Khổ đến nổi đem con mình đi bán!
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 13999)
Được sinh ra ở bến xe, trên máy bay, trong công viên, là những hoàn cảnh bất ngờ thuộc loại chuyện lạ bốn phương. Nhưng có một cô gái Việt Nam ra đời trên một chiến hạm.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 14750)
Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là “giặc” thì tôi vẫn cứ tự hào về họ, những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa! Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ!
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 15009)
Tôi tự nghĩ những tâm tư của tôi sau đây có thể là đại diện tiếng nói chung của sinh viên và những người trẻ đang sống trong xã hội Việt Nam hôm nay
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 15573)
cho đến ngày hôm nay nước Mỹ cũng không có ngày nào gọi là ngày kỷ niện ăn mừng chiến thắng miền nam cả. Lá cờ của phe miền nam vẫn được treo ở các toà đô chính ở tiểu bang miền nam
10 Tháng Mười 2010(Xem: 16473)
Con ngựa già một đời Chưa thấy được ngày vui Mắt mỏi mòn trông đợi Những mầm cỏ xanh tươi.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 16060)
Người bạn trẻ hãy cùng chúng tôi giữ thơm cho quê mẹ