9:59 CH
Thứ Tư
17
Tháng Tư
2024

Tại sao là Miến Điện mà không phải Việt Nam? Huỳnh Thục Vy

03 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 13935)

Tại sao là Miến Điện mà không phải Việt Nam?

blank

Đã gần hai tháng trôi qua nhưng dư âm của cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ở Miến Điện vẫn có sức lan tỏa lớn. Vẫn còn nhiều dè dặt, thậm chí là hoài nghi về những đổi thay chính trị chóng vánh ấy, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không được quyền tin tưởng vào một tương lai mới, tốt đẹp hơn cho xứ sở vàng này.

Miến Điện thay đổi, Việt Nam thì chưa

Nhiều nguyên nhân của sự thay đổi được nói đến: 1/do tác động của Hoa Kỳ và phương Tây lên chính quyền Miến Điện vì họ không muốn Miến Điện với vị trí địa chính trị quan trọng, rơi vào tay Trung cộng; 2/do sức ép về sự nghèo khổ, lạc hậu và ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc; 3/do tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của những người lãnh đạo Miến Điện trước hiện trạng đất nước bị cô lập với thế giới ; 4/do sự đấu tranh ngoan cường của nhân dân Miến Điện dưới biểu tượng Aung San Suu Kyi, cùng với tác động của các cuộc nổi dậy ở Ả Rập khiến Nhà cầm quyền nhận thấy sự cần thiết phải nới lỏng chính sách cai trị “bàn tay sắt” của mình nếu không muốn chịu chung số phận với những kẻ độc tài đã ra đi ở Ả Rập…

Có thể mức độ tác động của những nhân tố này lên sự cải cách chính trị ở Miến Điện là không giống nhau, nhưng thiển nghĩ nguyên nhân của vấn đề nằm trong mối quan hệ cộng hưởng tất cả các nhân tố này. Không phải là cái này hay cái kia mà là tất cả; vấn đề là nhấn tố nào đóng vai trò cốt yếu, thúc đẩy các nhân tố còn lại.

Với nguyên nhân đầu tiên, tức là vị tri chiến lược của Miến Điện đã giúp họ, ta có thể đặt câu hỏi là Việt Nam với bờ biển dài nhìn ra một vùng biển chiến lược không quan trong trong con mắt người phương Tây và Mỹ sao? Nếu căn cứ vào nguyên nhân thứ hai, tức tình trạng nghèo khổ và bị cô lập, thì ta ngỡ ngàng tự hỏi: Bắc Triều Tiên không nghèo khổ và bị cô lập với thế giới ư? Về nguyên nhân thứ ba, nếu tập đoàn độc tài Miến Điện yêu nước thì sao lại khiến Miến Điện kiệt quệ như thế rồi mới đổi ý, tại sao mới đây họ vẫn đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình năm 2007; lâu nay họ vẫn cai trị bằng chính sách khắc nghiệt, tại sao bỗng nhiên trở nên đầy lương tri như thế? Và với nguyên nhân cuối cùng, ta có thể nhận thấy rằng, người Mỹ và phương Tây chỉ can thiệp vào những nơi mà tự nó đã có một phong trào vững mạnh và cũng chính sự phản kháng mạnh mẽ ấy của người dân Miến mới là điều gợi lên trong tâm trí những kẻ cầm quyền ý muốn thay đổi nhiều nhất, vì họ cảm thấy thực sự bất an về tương lai của mình. Với kiến thức hạn hẹp của mình, tôi nghĩ, đây mới là nguyên nhân nền tảng, là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng đến các nguyên nhân còn lại.

Miến Điện phản kháng mạnh mẽ, Việt Nam thì chưa

Từ cách nhìn nhận rằng một phong trào quần chúng phản kháng bền vững và mạnh mẽ là vô cùng quan trọng, nhiều câu hỏi cứ quanh quẩn trong đầu tôi, và có lẽ cũng ám ảnh khá nhiều người. Tại sao ngay từ năm 1974 đã có những cuộc biểu tình lớn ở Miến Điện, và năm 1988 đã có nửa triệu người tham gia meeting nghe bà Aung San Suu Kyi đọc diễn văn? Tại sao năm 2007, hơn 20.000 người bao gồm các nhà sư và dân chúng Miến Điện đi biểu tình, còn Việt Nam vào năm 2011, số người đi biểu tình chỉ bằng 1/10 con số ấy vào lúc cao điểm (dù ở ta, chỉ là biểu tình phản đối Trung Quốc chứ không phải là biểu tình đòi tự do dân chủ-một đòi hỏi tiến bộ, quan trọng và cũng nhạy cảm hơn nhiều)?

Người Miến Điện không sợ hãi sao? Không, đã là con người không ai muốn mang sự an toàn và sinh mạng của mình ra thách đố, đặc biệt là thách đố những kẻ cai trị có vũ trang. Người Miến Điện cũng vậy. Bằng chứng là theo các phóng viên quốc tế có mặt tại Miến Điện, sau những tuyên bố cải cách của chính quyền, nhiều người dân còn rất dè dặt, có người còn không dám dừng lại nhìn ảnh Aung San và con gái quá lâu vì họ e ngại những sự “cởi trói” này là giả dối (kiểu như năm 1986 Nguyễn Văn Linh “cởi trói văn nghệ sĩ “).

Người Miến Điện dám dấn thân vì họ từng có kinh nghiệm với nền dân chủ ư? Đồng ý kinh nghiệm về một nền dân chủ là điều kiện thúc đẩy lòng kháo khát được sống tự do. Nhưng người dân bình thường rất dễ quên, trong một khoảng thời gian đủ dài bị cai trị quá khắt nghiệt, họ sẽ quên mất mình từng được hưởng điều gì; huống chi lớp người đã từng kinh qua nền dân chủ ở Miến Điện vào thời điểm năm 1988 đã già và những người hăng hái đấu tranh nhất trong cuộc nổi dậy 8888 lại là những người trẻ. Và một câu hỏi quan trọng được đặt ra ở đây là : người miền Nam Việt Nam không có kinh nghiệm với dân chủ sao?

Hay vì dân Miến Điện quá đói khổ và thiếu thốn mọi phương tiện khiến họ phải đấu tranh, còn ở Việt Nam dù sao vẫn còn có thể chịu đựng được? Chúng ta hãy nhớ lại, năm 1962 khi Ne Win thiết lập chế độ độc tài, thì đến năm 1974, tức là 12 năm sau, đã có những cuộc biểu tình phản kháng chế độ. Còn ở miền Bắc Việt Nam, từ năm 1954 trải qua cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu cùng thời kỳ tem phiếu bao cấp đói khổ cùng cực, cho đến năm 1986 là hơn ba mươi năm, thành thị và làng quê tan hoang nhưng không có cuộc phản kháng nào xảy ra cả. Ở miền Nam, từ năm 1975 đến 1986 trải qua thời kỳ bao cấp quằn quại cũng gần 12 năm nhưng mọi thứ vẫn im ắng. Bởi vậy, sự nghèo đói không thể là động lực giúp dân chúng vượt qua sợ hãi để đứng lên, nếu không muốn nói là nó có thể làm kiệt quệ tinh thần phản kháng.

Vậy thì tại sao Miến Điện có một phong trào phản kháng mạnh mẽ như thế, còn chúng ta thì không? Có lẽ nếu muốn đơn giản hóa vấn đề, ta chỉ cần quy kết cho vận mệnh mỗi dân tộc. Nhưng dù sao trước tiên chúng ta hãy tự cho mình cơ hội suy nghĩ một chút về vấn đề này.

Người Miến Điện giữ được nội lực, Người Việt Nam thì đã mất nội lực

Từ trước khi bà Aung San Suu Kyi về nước năm 1988, những cuộc biểu tình lớn đã nổ ra; nhưng không thể phủ nhận sự tham gia và lãnh đạo của bà đối với Liên Đoàn quốc gia vì Dân chủ đã làm phong trào đấu tranh dân chủ Miến Miến có thêm sức mạnh và sự gắn kết. Nhận định và đánh giá cao vai trò của bà-con gái một vị anh hùng dân tộc trong việc kết nối mọi thành phần đấu tranh, các trưởng lão dày dạn kinh nghiệm đã mời bà tham gia và trở thành người lãnh đạo Liên đoàn cũng như phong trào đối lập, dù trước đó bà chưa có kinh nghiệm chính trị nào. Tôi thật sự khâm phục những con người khả kính này, những con người đã đặt quyền lợi dân tộc lên trên cái tôi hão huyền để có được một người lãnh đạo có uy tín, một biểu tượng của phong trào-điều mà những người đối lập ở Việt Nam chưa có được. Bởi, như một người bạn mà tôi quý trọng đã nói rằng : “những người hoạt động ở Việt Nam có một tâm lý rất lạ: một mặt họ chống lại lãnh đạo (hiểu theo nghĩa lãnh tụ), mặt khác họ hành xử đầy tính lãnh tụ”. Vậy là ngay từ bước đầu tiên này chúng ta đã không thể sánh với người Miến Điện; còn chuyện thế nào là lãnh đạo, thế nào là lãnh tụ và vai trò của người lãnh đạo, tôi xin được nói trong một bài khác.

Có một người lãnh đạo nhiều uy tín là một điều quan trọng, nhưng sẽ là vô ích nếu người dân không hưởng ứng. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây, khi nói về sự lớn mạnh của phong trào phản kháng ở Miến Điện chính là cái NỘI LỰC của họ. Dù sợ hãi chế độ độc tài, người Miến Điện đã có được một thứ NỘI LỰC mà người Việt Nam không có. NỘI LỰC ấy nằm ở sức mạnh văn hóa.

Mặc dù dưới những năm cầm quyền của mình, Ne Win muốn học tập Trung Quốc, định hướng cho Miến Điện theo con đường XHCN. Nhưng nhìn chung Miến Điện không bị áp đặt một chủ thuyết nào lên toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế. Chế độ cầm quyền ở đó là quân phiệt chứ không phải cộng sản như Việt Nam. Một chính thể độc tài không mang theo mình một chủ thuyết độc hại như chủ nghĩa cộng sản thì bản chất nó cũng gần giống với một nền quân chủ chuyên chế; nó có thể làm cho xã hội trì trệ và lạc hậu, nhân cách xuống cấp ở một mức độ nào đó nhưng ít ra nó không phá hủy triệt để những giá trị văn hóa truyền thống của xã hội, để thay vào đó là một loại văn hóa, loại mô hình xã hội bệnh hoạn, duy ý chí như trường hợp Việt Nam, Trung Quốc.

Ở Miến Điện, văn hóa, đạo đức và tôn giáo vẫn giữ được giá trị nội tại, đời sống văn hóa tinh thần của người dân vẫn nhân văn và thuần phác. Một nền luân lý Phật giáo đúng nghĩa đứng ở vị trí trung tâm trong đời sống tinh thần của họ. Như những nhà báo quốc tế ghi nhận thì, người dân Miến tuy sống nghèo khổ nhưng rất hiền lành, đa số họ thiền định mỗi ngày. Nghèo khổ và lạc hậu ở họ không đồng nghĩa với sự hèn nhát và sự xuống dốc về văn hóa và đạo đức. Chính vì giữ được sức mạnh tinh thần ấy, chính vì đứng trên cái trụ văn hóa nhân bản, trong đói khổ, đàn áp và sợ hãi, người dân Miến không ngừng phản kháng, đòi tự do, dân chủ.

Trái lại, dưới chế độ cộng sản Việt Nam, văn hóa, đạo đức và các truyền thống tôn giáo tốt đẹp đã gần như bị hủy hoại tận gốc rễ. Một xã hội hiện đại nửa mùa, một nền văn hóa mới theo kiểu Tây phương chưa xây dựng được (mà chỉ bắt chước người ta những thói xấu), còn cội nguồn văn hóa truyền thống thì đã biến thái thành những thứ quái dị. Những nhân đức hiền lành, chất phác, lòng yêu nước thiết tha biến thành những mánh mung, lừa đảo, vị kỷ. Một tôn giáo truyền thống từng góp phần to lớn xây dựng nên khí chất Việt Nam, bây giờ đã trở thành một thứ mê tín dị đoan. Đã mấy mươi năm sống dưới một chế độ độc tài hủy diệt văn hóa, bóp méo ý chí lành mạnh và làm thui chột năng lực tinh thần thì lúc đói khổ chúng ta chỉ lo miếng cơm, lúc sung túc chúng ta chỉ lo hưởng thụ. Mất cái gốc tinh thần (văn hóa, luân lý) chúng ta đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về ý chí và nhân cách. Cái gốc của mọi hành động là tinh thần, ý chí yếu đuối, tinh thần bạc nhược, thì chẳng thể làm những việc lớn lao (nếu không có những điều kiện đột biến làm đòn bẩy).

Vì thế, giáo dục dân trí thông qua những luận bàn nghiêm túc về văn hóa (kể cả văn hóa chính trị), đạo đức, xã hội, chính trị… sẽ là cực kỳ cần thiết để vực dậy cái nội lực đã hư hao ấy; để chính sự phục hồi này, nếu không tạo được một biến cố cho sự đổi thay thì nó cũng giúp cho một thể chế tiến bộ trong tương lai dễ vận hành hơn. Và như John Stuart Mill đã nói: “Một dân chúng có thể còn chưa sẵn sàng cho một thiết chế tốt đẹp, nhưng việc nhen nhóm lên lòng mong ước có được thiết chế ấy phải là phần việc cần thiết cho sự chuẩn bị”. Văn hóa suy đồi, tinh thần khiếp nhược chính là những thứ chúng ta phải chung tay từng giờ để tháo gỡ, hầu mang lại một nội lực mới cho dân tộc. Có nội lực ấy rồi, không những chúng ta có thể dễ dàng xóa bỏ chế độ độc tài, mà còn có thể tiến vào chế độ dân chủ tự do không chút trở ngại.

Sài Gòn, ngày 25 tháng 5 năm 2012

Huỳnh Thục Vy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10130)
ọc “diễn văn đưa tiễn” trong ngày trọng đại của ông vì hôm đó tất cả vợ con và cháu chắt của ông đều có mặt, và ông muốn họ được nghe một “ông xếp” nói bằng trái tim chứ không phải chỉ bằng miệng lưỡi.
13 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9559)
Vì tôn trọng, bảo vệ Luật là tôn trọng bảo vệ nhân dân, lẽ phải, công lý và đạo đức xã hội, là nền tảng vững chắc của một chế độ dân chủ.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10019)
Vinh danh một đấng anh hùng Tướng Trần Nguyên Hãn quên mình vì dân Hậu Trần mạt vận thê lương Cha ông mất sớm, mẫu từ tha hương
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17490)
Thế hệ trẻ còn một con đường dài ở phía trước. Vẫn còn đó con đường mà Cụ Phan Chu Trinh còn đang bỏ ngỏ nhưng rất sáng giá và tỏ ra có ưu thế trong tình hình nước ta hiện nay.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11721)
Yêu thương kẻ khác mà phương hại đến mình thì đúng là khó. Thế nhưng chúng tôi còn bế tắc hơn nữa trong việc yêu thương chính mình. Chúng tôi không dám ăn mặc khác mọi người khi ra đường.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9891)
Nếu bà nội tôi còn sống lại ở thời nay chắc cũng sợ hãi mà la to: Các con ơi đừng có chống Tàu mà triều đình bắt nhốt tù.
29 Tháng Mười 2012(Xem: 10366)
Có đâu trên thế gian này lòng yêu nước cần phải được kín giấu, nếu không muốn bị xỉ vả, bị đấu tố, bị giam cầm tra tấn và bị tù đày?
26 Tháng Mười 2012(Xem: 10403)
Nhiều người cho rằng chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm rồi, vả lại Việt cộng cũng thay đổi rồi, sao lại chống? Với tôi, những bài học, những kinh nghiệm thương đau mà thế hệ Cha Anh đã có với Việt cộng nhắc tôi phải cảnh giác luôn luôn.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 9995)
Đôi dòng viết vội để tỏ lòng mến phục và trân trọng tuổi trẻ Việt Nam cương quyết, can trường. Ước mong bạn nhỏ Phương Uyên lẫm liệt, uy mãnh như các chị Minh Hạnh, Thanh Nghiên, “Uy vũ bất năng khuất.”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 25434)
hãy cùng nhau đấu tranh dành một nền Tự Do cho đất nước khỏi ách cộng sản và cùng chung vai xây dựng đất Việt phú cường. Chỉ có thếgiấc mơ Tự Do và Dân Chủ của nước mình mới trở thành sự thật được
13 Tháng Mười 2012(Xem: 11335)
I can tell you how to live, but I cannot give you eternal life I can love you with unconditional love... All of my life... and I will
10 Tháng Mười 2012(Xem: 12652)
Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975
04 Tháng Mười 2012(Xem: 12254)
Thơ Nguyễn Chí Thiện - không cần thiết tác giả là ai, Cám Ơn Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã công bố cho nhân loại.VC tung hỏa mù, vô hiệu hóa tài sản vô giá này cho nhân loại.
04 Tháng Mười 2012(Xem: 11815)
Mi ngu si, mi chăng biết gì! Cha mẹ mi là dân tộc Việt Anh chị mi là dân tộc Việt Mi ngủ với ai mà là cha già của họ, hỡi Hồ Ly!
26 Tháng Chín 2012(Xem: 12210)
Một quân đội anh hùng không thể khom lưng đứng nhìn Trung cộng bắt giữ, đánh dập đồng bào ngư dân trên chính quê hương mình như hiện nay. Họ chiến thắng không phải vì họ tài giỏi mà thực chất họ được đặt vào cái thế "Kiểu gì cũng thắng".
25 Tháng Chín 2012(Xem: 12387)
Liệu ai đó có rút ra được gì từ bài học “tha tù cứu nước” để tiến tới dân chủ của Myanmar hay lời chân tình bàn về tự do và chữ tín của đứa con bị bỏ rơi Philipp Roesler khi đến Hà Nội.
24 Tháng Chín 2012(Xem: 12698)
Tới đây người dân bắt đầu bị phân hóa: người cúi đầu ngoan ngoãn sử dụng sự tuân phục không hé lời; kẻ biến sự tuân phục có lợi cho bản thân mình trong con đường hoan lộ danh lợi, tiền tài…
24 Tháng Chín 2012(Xem: 22594)
Trí thức là nguyên khí quốc gia Cho nên ta mới thảo Hịch này Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo!
19 Tháng Chín 2012(Xem: 13993)
Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng
14 Tháng Chín 2012(Xem: 13489)
Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton tới “Vương Quốc ở trung tâm thế giới” một luận điệu phê phán đầy mỉa mai đã lan tỏa như virut trên Sina Weibo, một mạng xã hội của Trung Quốc,
10 Tháng Chín 2012(Xem: 14565)
Gánh sơn hà nặng lắm một mình em hay cả hai chị em mình không thể nào gánh nổi! Chị ơi, làm thế nào để cả thế hệ của mình đủ sức gánh nổi sơn hà hả chị?
04 Tháng Chín 2012(Xem: 13252)
Những bánh xích chiến xa của cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam VN cất cánh bay lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày nay.
27 Tháng Tám 2012(Xem: 18471)
được sức mạnh đoàn kết của toàn dân mà các con rất cần vào lúc này. Phải công khai nhìn nhận các nỗ lực và hy sinh của người dân và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đối với toàn vùng lảnh thổ của đất nước.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 14698)
Như cha ông đã làm như thế Gái nối chí Bà Trưng, Bà Triệu Trai Bình Định vương Lê Lợi, Quang Trung Quyết liều thân vì dân, vì nước
19 Tháng Tám 2012(Xem: 14436)
Theo tôi thì tuổi trẻ luôn đúng và họ đã đúng. Đảng Cộng sản và Bác Hồ của họ đâu phải đại diện cho nền Văn hoá Việt Nam, ngược lại họ giết chết nền văn hoá dân tộc bằng cách đem phục vụ cho lý tưởng cộng sản sai trái và đầy hoang tưởng.
19 Tháng Tám 2012(Xem: 13648)
Lòng quyết tử tiến lên đường gió bụi Hai bàn tay thề phục lại sơn hà Thái bình dương quyết san bằng nguồn nhục tủi Đem máu đào thề rửa sạch máu yêu ma
15 Tháng Tám 2012(Xem: 12293)
Tôi tin rằng người Việt có đủ trí tuệ sáng suốt tìm được cho VN một lộ trình dân chủ phù hợp với thực tế, tránh cho VN rơi vào một hệ thống chuyên chế
13 Tháng Tám 2012(Xem: 13969)
Tuổi trẻ Việt Nam cần lắng nghe để nhìn rõ thực trạng của đất nước. Nhận rõ con đường các bạn phải đi vì đã đến lúc không thể ngồi yên
08 Tháng Tám 2012(Xem: 78026)
Tưởng theo Đảng cho em điều học hỏi Học làm người xây dựng nước nhà Nam Thật tủi thay chúng dạy phải đi làm Phải ngăn cản bọn biểu tình yêu Nước
07 Tháng Tám 2012(Xem: 11982)
Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại môt cách trung thực.
05 Tháng Tám 2012(Xem: 12755)
Mấy vần thơ mộc mạc đó mạnh hơn những bài bình luận thời cuộc. Vì đó là những câu thơ nói sự thật, đọc lên tất cả mọi người thấy đau nhức trong lòng.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 88981)
Trong mấy ngày gần đây,truyền thông đưa tin Trung Cộng quyết định thành lập thành phố Tam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) thể hiện tham vọng Đại Hán bá quyền,người VN chúng ta,dù ở bất cứ nơi nào,...bằng mọi cách bão vệ non sông cẩm tú.
30 Tháng Bảy 2012(Xem: 13600)
Sau 4000 năm mưu sinh trên sân nhà Biển Đông của tiền nhân để lại có một cái “Lưỡi Bò” chín khúc của Trung Quốc chìm ở dưới mà nay Trung Quốc mới vớt lên và cảnh báo cho Việt Nam đừng đi nhầm vào đó nữa “nguy hiểm” lắm!
23 Tháng Bảy 2012(Xem: 13878)
Nghe Thái Bá Tân kể chuyện bạn nghĩ sao? Riêng tôi khi đóng trang blog của ông lại nỗi cay đắng cứ dìm mình vào buồn bã chừng như không thề thoát ra. Thơ Thái Bá Tân rồi đây sẽ được rất nhiểu người thuộc vì nó dễ nhớ đã đành mà hơn thế nó làm cho người ta khóc người ta cười, giận dữ, khinh bỉ lẫn xót thương…
01 Tháng Bảy 2012(Xem: 13162)
Trong hiện tình của đất nước, người Việt Nam không có chọn lựa nào khác hơn là hãy cùng nhau đi chung một con đường. Con đường của khí phách làm người Việt Nam. Con đường của tự do dân chủ. Tự do dân chủ là xu thế chung của lịch sử loài người
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 14269)
Bây giờ những Tố Hữu, Chế Lan Viên đã nằm xuống; cả những Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường. Bây giờ là lúc của Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Tạ Duy Anh. Ước gì những con người ấy sẽ tới lúc không còn phải ngậm ngùi
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 14966)
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 12302)
Những “anh ba”, “chị năm” đó bây giờ đang sống trong những biệt thự cao sang, có kẻ hầu người hạ và những chàng sinh viên một thời bồng bột nay chỉ là những “kẻ lạ của hoàng hôn” “lặng nghe những dư âm sâu lắng của quá khứ đọng lại, rồi trôi theo những món ăn với một vị đắng đắng”
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 13410)
Tôi đã thấy trong tim anh rực lửa Lửa tiên rồng thời Quốc Toản ra quân Lửa hiên ngang bất khuất, đốt hung thần Quân bán Nước: quên cội nguồn Dân tộc…
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 14433)
Nhà nước không thành công trong cuộc chiến chống mại dâm, ma túy và tệ nạn xã hội nhưng đã rất thành công trong việc dẹp tan những buổi thể hiện lòng yêu nước của nhân dân.
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 13621)
Nền tự do mà người dân miền Nam an hưởng trước 1975 sẽ không bao giờ có được nếu không có những sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ QLVNCH cùng sát cánh với những người lính của các quân binh chủng Hoa Kỳ, những người lính Mỹ đó giờ chúng ta gọi là cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam.
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 13867)
Cuộc chiến giữa doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến và các thế lực chính quyền đang gièm pha trù dập bà, sẽ là một nỗ lực để xác định các quy tắc của trò chơi, và sẽ mục tiêu tranh đấu của tầng lớp tư bản mới tại Việt Nam…
31 Tháng Năm 2012(Xem: 13697)
Cá nhân tôi, vì tôi là người được hưởng tự do nên tôi không có những suy nghĩ của người phải sống trong gông cùm nô lệ. Tôi muốn tất cả mọi người phải được tự do như tôi.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 30525)
khi về đến nhà tôi sẽ phải báo tin cho các con tôi là công an Việt Nam đã giữ bố. Chắc Khoa, Trí sẽ buồn nhưng các cháu sẽ hiểu. Và nếu các cháu chia sẻ được những khó khăn với bố mẹ trong lúc này, các cháu cũng biết được những giá trị về trách nhiệm của bố mẹ đối với quê hương, đối với cội nguồn của mình.
16 Tháng Năm 2012(Xem: 20378)
Và còn biết bao nhiêu điều xin nhường cho các coment bình luận... Quốc ca của một đất nước phần nào cũng thể hiện quan điểm của một dân chế độ đúng không các bạn? Chẳng trách hôm nay chúng ta...
11 Tháng Năm 2012(Xem: 14119)
tôi tin rằng nhân dân và sau này là lịch sử, là người công bằng nhất phán xét cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác. Tôi xác tín như vậy nên tôi chẳng sợ gì cả, kể cả tù tội, cái chết. Tôi phải trả nợ cho những người đã nằm xuống trong đó có những bạn bè thân thiết của chúng tôi.
10 Tháng Năm 2012(Xem: 14786)
Riêng với người Việt Nam, tôi nghĩ câu chuyện của Trần Quang Thành có thể là một nguồn cảm hứng lớn. Từ ông, chúng ta có thể nghĩ ngợi được nhiều điều liên quan đến chúng ta. Và đất nước của chúng ta.
15 Tháng Tư 2012(Xem: 14408)
Đây cũng chính là thời điểm mà người Việt hải ngoại cần đoàn kết, chung sức thúc đẩy cổ động và hậu thuẩn mạnh mẻ cho những tuổi trẻ can đảm trong nước.
15 Tháng Tư 2012(Xem: 12790)
Dân tộc Việt không thể làm được điều ấy, nếu quân đội không đứng lên cùng với họ. Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?
13 Tháng Tư 2012(Xem: 14009)
Trong trường hợp đó, quý dân trong nước hãy ráng chịu còng lưng, bịt mồm, bịt tai, bịt luôn cả mắt vài thế hệ nữa, vài thập niên nữa, cho tới khi quyết tâm nổi dậy một lần.