5:01 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Trần Trung Đạo: Thời sinh viên ở Sài Gòn

14 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 12270)


Trần Trung Đạo: Thời sinh viên ở Sài Gòn

 Nhân dịp đọc bài viết của Hoàng Thanh Trúc trên Dân Làm Báo và qua đó đọc thêm các bài viết khác Không hổ thẹn về một thời trai trẻ của một nhóm tác giả và Cuộc họp mặt “có một không hai” của Huỳnh Tấn Mẫm trên báo Tuổi Trẻ sau buổi hội thảo “tầm vóc và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của sinh viên – học sinh trí thức, văn nghệ sĩ… tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975” được tổ chức tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) trong hai ngày 19 và 20-5-2012, tôi chợt nhớ lại một bài thơ tôi viết từ lâu lắm cũng có nhắc đến các anh chị này.


blank

(Ảnh Nguyễn Đức Cung)
Bài thơ Đêm cuối đi qua trường Luật viết ra trong những ngày mới đến Mỹ nhưng bắt nguồn từ những ý hiện lên trong một đêm mưa tháng Sáu 1981 ở Sài Gòn. Tôi không ghi lại ngày tháng viết bài thơ nhưng có in trong tập thơ đầu tay ở Mỹ năm 1991. Bài thơ khá dài, dưới đây là một đoạn có liên quan đến bài viết này:

Trời Sài Gòn tháng Sáu mưa đêm

Như từng nhát dao chém xuống đời vội vã

Tôi ra đi dặn lòng quên tất cả

Những hẹn thề toan tính thuở hoa niên

Bốn phương trời lưu lạc một bầy chim

Đã lạc lối về sông Dương Tử

Tổ quốc Việt Nam

Bốn nghìn năm lịch sử

Còn lại hôm nay là những tang thương

Tôi nhìn qua bên góc kia đường

Tấm bảng Hội Liên Hiệp Sinh Viên

Vẫn còn đong đưa trên vách

Chợt nhớ ra tên các chị các anh

Những Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban

Những Nguyễn Hoàng Trúc, Võ Như Lanh

Các anh, các chị

Giờ nầy chắc vẫn còn đang thức

Để viết xong bài tự kiểm trước nhân dân

Nhớ viết thật nhiều về những chiến công

Đã đốt bao nhiêu xe Mỹ Ngụy

Đã bán đứng bao nhiêu bè bạn anh em

Đã cắm được bao nhiêu cờ mặt trận

Tôi không hề trách các anh

Vì chẳng bao giờ ai trách

Những tên cầm cờ, khiêng kiệu

Hãy cố cong lưng và thu mình thật nhỏ

Hãy biết dại khờ và biết ngây ngô

“Độc lập, Hòa Bình, Thống Nhất, Tự Do”

Phải nhớ luôn luôn là tất yếu

Kể cả chuyện tình yêu trai gái

Cũng phải học thuộc lòng

Định nghĩa mới hôm nay

Đừng bao giờ nhắc những chuyện không may

Như những Ủy Ban Đòi Quyền Sống

Những Phong Trào Dân Chủ Tự Do

Dân Việt Nam bây giờ

Không có gì đáng để lo

Hơn những chuyện cháo rau, khoai sắn

Và không có một chút quyền

Dù chỉ là quyền để than thân trách phận.

Tôi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn cuối tháng Tám 1972. Nơi tôi ghi danh học đầu tiên là trường Luật. Có thể nói tôi là một trong những tân sinh viên nộp đơn vào năm thứ nhất niên khóa 1972-1973 trễ nhất. Ghi danh vào trường Luật không cần phải thi, chỉ cần trình bằng tốt nghiệp Tú Tài phần hai là đủ. Phòng ghi danh là một khu nhà lụp sụp phía sau trường chung một hàng rào với đại học Kiến Trúc. Tôi được phát một thẻ sinh viên tạm. Số sinh viên của tôi dài tới năm số. Tôi không nhớ chính xác nhưng hai số thứ tự đầu đã lên đến trên mười ngàn. Trường Luật, được chính thức thành lập dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa, là một trong những trường già nua về cả hình thức lẫn chiều dài lịch sử, trong số các trường đại học thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Trường không có nhiều đất trống ngoại trừ khoảng sân không mấy rộng giữa trường. Cổng trường còn lại những viên ngói đỏ rêu phong từ khi mới thành lập. Giảng đường chỉ là những phòng học dài nối nhau. So với các trường trung học như Gia Long, Petrus Ký, trường đại học Luật Khoa Sài Gòn nhỏ hẹp và chật chội hơn nhiều. Vì số thẻ sinh viên của tôi cao trên mười ngàn nên có lần tôi viết câu thơ mô tả trường Luật “mười ngàn sinh viên trong giảng đường vài trăm chỗ / học suốt năm không thấy mặt thầy”.
Công việc đầu tiên của một tân sinh viên sau khi ghi danh, nhận lớp, là đi mua “cua” tức sách giáo khoa giảng dạy của các thầy, từ dân luật, hình luật đến cổ luật. Vì hiếm khi gặp mặt thầy, không có “cua” là rớt. Sau khi ghi danh ở Luật, tôi sang ghi danh Ban Kinh Tế khoa Khoa Học Xã Hội ở đại học Vạn Hạnh. Khoa Khoa Học Xã Hội ở Vạn Hạnh phải thi vào nhưng cũng chỉ thi cho đúng thủ tục vì tôi không nghe ai thi rớt vào khoa Khoa Học Xã Hội ở đại học Vạn Hạnh bao giờ.
Trường Luật chật hẹp mà sinh viên lại quá đông, chúng tôi thường la cà trong những quán cốc. Nhiều nhất là chung quanh công trường Quốc Tế, thường gọi là Hồ Con Rùa, bên ngoài trụ sở “Tổng Hội Sinh Viên” số 4 Duy Tân hay góc Thư Viện Quốc Gia trên đường Gia Long. Các quán cà phê thường không có tên. Ngoài quán cà phê Bà Vú bên ngoài đại học Vạn Hạnh, phần lớn các quán chung quanh trường Luật do sinh viên tự đặt tên bằng địa điểm để dễ hẹn nhau. Số sinh viên ghi danh vào Luật cao nhưng bỏ trường ra đi sớm rất đông và thi rớt cũng nhiều. Trong số những người bỏ cuộc có tôi. Tôi học cả hai trường và vì kỳ thi cuối khóa cùng ngày nên tôi không theo đuổi việc học Luật hết năm thứ nhất. Bạn bè tôi phần đông học Luật nên mỗi tuần tôi đều trở lại trường. Ở đó, dưới những gốc me, vỉa phố, bên những ly cà phê đen, cà phê sữa, trên những ghế thấp, cạnh những chiếc bàn vuông, chúng tôi để cho những thao thức về chiến tranh và số phận đất nước có dịp tuôn trào. Tuổi đời còn rất trẻ nhưng chiến tranh đã làm chúng tôi già sớm hơn tuổi mười tám của mình.
Khi sang Vạn Hạnh tôi có dịp học với thầy Trần Văn Tuyên môn Chính Trị Quốc Nội và thầy Vũ Quốc Thông môn Luật Hiến Pháp Đối Chiếu. Đây là hai môn học tôi thích nhất. Luật Sư Trần Văn Tuyên không mang theo sách vở hay tài liệu giảng dạy gì và những bài giảng của thầy là kinh nghiệm sống trong thời hoạt động chính trị. Vì thầy dạy không theo giáo khoa nên giảng đường lúc nào cũng đông. Sinh viên phải có mặt để ghi lời thầy giảng. Tôi thường tìm cách gần gũi thầy Trần Văn Tuyên để hỏi những chuyện đất nước trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954. Thầy Trần Văn Tuyên đơn giản, tóc cắt cao và thường mặc áo sơ-mi trắng ngắn tay. Thầy Vũ Quốc Thông thì khác, lúc nào cũng đường bệ, chuẩn bị kỹ càng và luôn đến lớp với một cặp-táp (le cartable) đầy tài liệu giảng dạy. Tôi hay thắc mắc với thầy Vũ Quốc Thông về cách dùng chữ. Ví dụ thầy dùng chữ “Chủ nghĩa Tập Sản” thay cho “Chủ nghĩa Cộng Sản”. Tôi cho rằng khái niệm “Chủ nghĩa Tập Sản” hay “Chủ nghĩa Bình Sản” được nhắc đến nhiều trước năm 1975, chỉ là một phạm trù thuần kinh tế, nghĩa hẹp nhiều so với chủ nghĩa Cộng Sản vốn là cả một hệ thống triết học giải thích toàn bộ đời sống con người, xã hội và vũ trụ. Thầy chăm chú lắng nghe ý kiến nhưng không thay đổi cách gọi “tập sản” của mình. Thầy Vũ Quốc Thông dạy tận tụy và trích dẫn nhiều từ các sách Pháp, trong đó có cả Tuyển tập Marx-Engel. Thầy chúng tôi, Giáo sư Trần Văn Tuyên chết trong tù Cộng Sản năm 1976 và Giáo sư Vũ Quốc Thông chết năm 1987, chỉ một thời gian ngắn sau khi ra khỏi nhà tù. Tình nghĩa thầy trò ở miền Nam, dù tiểu học, trung học hay cả đại học đều thắm thiết, thân thương, đáng kính, đáng yêu và đáng nhớ. Tôi cố gắng rất nhiều nhưng không phải là người tự học. Kiến thức của tôi là của các thầy cô trao lại. Đứa sinh viên năm thứ nhất ngày xưa không còn trẻ nữa nhưng mỗi khi nghĩ đến các thầy cô tự nhiên thấy mình nhỏ lại thật nhiều.
Thời gian từ năm 1973 đến năm 1975 là thời gian yên tỉnh. Chương trình bình định đại học khá thành công. Mùa hè năm 1973, một nhóm sinh viên chúng tôi đại diện cho trường tham dự trại hè sinh viên toàn quốc do Bộ Giáo Dục và Thanh Niên tổ chức ở Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Đông sinh viên du học cũng về tham dự trại. Dĩ nhiên không có “lãnh tụ sinh viên” đường phố nào. Đó là những ngày vui nhất của mùa hè. Không chỉ sinh viên Sài Gòn, Vạn Hạnh, Minh Đức mà cả Huế, Cần Thơ, Đà Lạt và các trường đại học tư mới thành lập cũng cử phái đoàn tham dự. Buổi tối chúng tôi quây quần trong sân cờ của trường Thiếu Sinh Quân trao đổi kinh nghiệm học hành, chuyện đất nước và hát nhạc Du Ca như có lần tôi đã kể lại trong bài viết Khi bài hát trở về. Ngoại trừ các nhóm chống chính phủ bốn mùa của các bà Ni Sư Khất Sĩ Huỳnh Liên, Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành, năm 1973, các phong trào sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn do Cộng Sản tổ chức phần lớn đã được dập tắt. Các “lãnh tụ sinh viên học sinh” mặt nổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban, Trần Thị Lan, Lê Văn Nuôi, Võ Như Lanh, Nguyễn Xuân Lập v.v. đã bị kết án và vừa được trao trả tù binh.
Nhắc đến chuyện trao trả tù binh không thể quên tác phẩm Tù Binh và Hòa Bình của nhà văn Phan Nhật Nam, trong đó anh dành trọn một chương để viết về những người mà anh gọi là “Những người lỡ làng”. Hôm đó, buổi chiều ngày 27-3-1973, những “lãnh tụ sinh viên” sắp được trao trả về phía Cộng Sản đang tụm nhau ngồi trong một chiếc lều để chờ được nhận. Những bài hát của Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn được cất lên từ chiếc lều nhỏ. Họ gồm Võ như Lanh, Trịnh đình Ban, Cao thị quế Hương, Trần thị Lan, Trần thị Huệ, Nguyễn thành Công. Không ai biết họ hát để nung cao khí thế hay hát để che đi sự lo âu trước tương lai mờ mịt núi rừng đang chờ đợi họ. Trong quan điểm đấu tranh giai cấp, dù các anh chị là đảng viên Cộng Sản cũng chỉ là đảng viên thành phố, gốc tiểu tư sản, vừa gia nhập và không được tin tưởng hoàn toàn. Nhà văn Phan Nhật Nam tả cảnh anh Nguyễn Thành Công khi tiếp xúc với viên Đại Tá Hungary trong “đôi mắt có vẻ lạc thần, giọng nói đã đượm màu mệt mỏi”. Anh Phan Nhật Nam viết đoạn đó thật cảm động. Anh không giận hay trách móc những tù binh gốc sinh viên anh sắp sửa trao trả mà cảm thông cho sự bồng bột tuổi trẻ của họ nhiều hơn:
“Phải, tôi hiểu rằng nhóm sinh viên đang ngồi ở dưới tàn cây cao su, đang gảy nên những âm thanh trầm lắng với tiếng hát nhiệt thành trong sáng kia quả tình không thể nào là những người cộng sản được. Họ không thể nào là những người cộng sản chuyên chính, dù cho họ đã vào khu học tập, dù đã là cán bộ nội thành làm nhiệm vụ sinh viên vận theo đường lối và kỹ thuật đấu tranh phát xuất từ Cục R, kiểm soát và điều hành bởi ủy viên thanh niên thuộc thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn. Họ cũng không phải là cộng sản dù có chứng minh thư xác nhận là thành viên của đảng lao động, hoặc thành viên của đoàn thanh niên trong mặt trận giải phóng…Vì tiếng hát, điệu đàn, nét mặt và lời nói tất cả vẫn là phản ảnh của một hoài bão, hoài bão bất diệt của tuổi trẻ. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh bít bùng của đời sống hiện tại, đấu tranh và xây dựng một quê hương rạng rỡ tốt đẹp hơn. Và chính phát xuất từ ý định đẹp đẽ mơ tưởng này, hoài bão của họ đã được đồng hóa với mục tiêu chiến thuật đoản kỳ của cộng sản. Và họ trở thành loại cán bộ tiền phong đắc lực thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sài Gòn, nơi Giảng Đường, trong lòng cộng đồng tuổi trẻ Việt Nam.”
Trong bài viết Những người đi tìm tổ quốc trên talawas năm 2006, tôi cũng viết về các anh chị đó:
“Thời sôi nổi trong giảng đường đại học, trên đường phố Sài Gòn đã là dĩ vãng, giữa rừng cao su Lộc Ninh họ là những thanh niên thành phố đang bước vào một cuộc đời mới ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Như những con cá bị vớt khỏi sông và bỏ vào trong chậu, ngơ ngác, rụt rè, sợ hãi. Họ không còn là bè bạn của nhau, không còn gọi nhau bằng tên, bằng thứ mà sẽ là đồng chí. Đồng chí cũng đồng nghĩa với nghi ngờ, kiếm soát và dò xét lẫn nhau. Họ hối hận không? Họ thật sự có phải là Cộng sản không? Họ có phân biệt được, dù chỉ là căn bản, những điểm khác nhau giữa xã hội mà họ vừa bỏ lại và xã hội mà họ đang tìm đến không? Không ai hỏi và họ cũng sẽ không trả lời thật với lòng. Có những tâm sự, sống giữ kín chết mang theo, chứ không bao giờ chia sẻ với ai. Hồi xưa tôi cũng có cái nhìn khắt khe về những người bỏ đi. Các anh có quyền biểu tình, có quyền chống độc tài, chống tham nhũng, chống độc diễn nhưng khi bỏ đi sang hàng ngũ của những người ném lựu đạn vào quán ăn, pháo kích vào trường học, đặt mìn trên quốc lộ, các anh đã phản bội quyền sống trong hoà bình của nhân dân miền Nam. Giống như những đứa con lớn lên trong một gia đình nghèo, có bà mẹ bịnh tật, có người cha say rượu hay đánh đập con cái và còn một bầy em nhỏ dại. Thay vì khuyên răn người cha, săn sóc người mẹ, che chở cho đám em khờ, các anh lại bỏ đi, và chẳng những đã bỏ đi mà còn dắt kẻ gian về đốt phá nhà mình.”
Ngày nay, các tài liệu của Đảng đều xác nhận hoạt động của các phong trào chống đối chính quyền VNCH chẳng phải là tự phát chống bất công, độc tài, độc diễn gì mà đều được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản trực thuộc Thành ủy Sài Gòn Gia Định nhắm vào mục tiêu duy nhất là đánh sụp chế độ Cộng Hòa non trẻ ở miền Nam và áp đặt chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị trên phạm vi cả nước. Tất cả tổ chức, phong trào, tôn giáo, đoàn thể đều được Đảng khai thác, vận dụng một cách tinh vi để phục vụ cho mục đích cuối cùng của đảng Cộng Sản.
Những tên tuổi, hình ảnh được báo chí đối lập và thân Cộng ở Sài Gòn đánh bóng mà nhà văn Phan Nhật Nam nhắc đến chỉ là những khuôn mặt đấu tranh công khai trên đường phố Sài Gòn. Họ không biết những đảng viên Cộng Sản nòng cốt thực sự điều khiển phong trào từ bóng tối là ai. Những kẻ mài dao giết người thường trốn kỹ trong rừng. Những kẻ trao lựu đạn cho sinh viên để ném vào nhà hàng, trường học, chợ búa thường giấu mặt. Họ không gọi nhau bằng tên thật, bằng mày tao thân tình trong quán cà phê bên ngoài khuôn viên đại học Văn Khoa, Luật Khoa mà gọi bằng bí danh, bằng thứ tự.
Những “anh ba”, “chị năm” đó bây giờ đang sống trong những biệt thự cao sang, có kẻ hầu người hạ và những chàng sinh viên một thời bồng bột nay chỉ là những “kẻ lạ của hoàng hôn” “lặng nghe những dư âm sâu lắng của quá khứ đọng lại, rồi trôi theo những món ăn với một vị đắng đắng” như anh Hạ Đình Nguyên, một trong những “lãnh tụ phong trào sinh viên” đã viết trong bài Về một vị đắng sau buổi họp mặt kỷ niệm “Phong trào Đấu tranh của Thanh niên-Sinh viên-Học sinh Sài gòn” năm ngoái.
Khi tôi vào năm thứ nhất, nhiều trong số anh chị tham gia xuống đường vài năm trước vẫn còn học năm thứ ba, thứ tư, và qua họ tôi biết con số sinh viên tham gia biểu tình không đông như báo chí thân Cộng mô tả và cũng không mang tầm vóc “quốc tế” chỉ với vài chàng thanh niên phản chiến Mỹ như bài ký thổi phồng của anh Huỳnh Tấn Mẫm. So với nhiều chục ngàn sinh viên liên khoa thuộc đại học Sài Gòn và các đại học tư tại miềm Nam thời đó, vài trăm anh chị bị xúi giục xuống đường chỉ là con số nhỏ. Thành thật mà nói, phần đông những sinh viên đi biểu tình là những người nặng tình cảm dành cho đất nước nhưng vô cùng nông nỗi. Các anh chị bất mãn trước các bất công trong xã hội và phẩn uất khi nhìn cảnh điêu tàn đổ nát do cuộc chiến gây ra nhưng không nhận thức đúng nguyên nhân sâu xa của thực trạng bi thảm đang diễn ra trên đất nước và không đủ trưởng thành để cân nhắc trước một chọn lựa sinh tử của đời mình.
Tuổi trẻ ở đâu cũng thế, nhiệt tình, phản kháng, cương trực, vô tư, nhưng như tôi có lần đã viết, tại Việt Nam những đặc tính đó của tuổi trẻ bị Đảng Cộng sản lợi dụng tận cùng, không chỉ tiếng hát lời ca, mà còn cả thịt xương và từng giọt máu.
Bài hát quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 nói lên một mơ ước chân thành của thế hệ trẻ “Rồi hòa bình sẽ đến, đến cho dân tộc Việt, đôi bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa…”, nhưng sau năm 1975, đàn bồ câu đã biến thành bầy kiến gặm nhấm vết thương dân tộc đang mưng mủ. Tiếng hát của các anh chị trên đường phố được thay bằng những tiếng rên của những bà mẹ đang bán máu ở các nhà thương. Lời ca của các anh chị sau được thay bằng là tiếng khóc của em thơ trên các vùng kinh tế mới. Đất nước chìm đắm trong độc tài và đói khát. Hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, chết trên biển cả, chết dưới bàn tay hải tặc.
Các anh các chi, có thể không phải là thủ phạm nhưng không thể phủ nhận là những người đã góp phần gây ra những điêu tàn đổ nát hôm nay. Xin đừng im lặng nữa. Nếu không đủ sức để hành động, hãy viết, hãy nói, hãy kể lại cho các thế hệ trẻ những bài học dù thất bại, những ước mơ dù bị phản bội, những kinh nghiệm dù được đổi bằng xương máu của mình. Là những người có lương tâm, hôm nay, không có tòa án nào kết án các anh chị nặng bằng tòa án lương tâm của chính các anh chị. Là những người vốn nặng tình cảm, hôm nay, không có tình cảm nào cấu xé các anh chị bằng tình cảm các anh chị đã từng dành cho đất nước. Xã hội Việt Nam băng hoại, trụy lạc, tha hóa ngày nay là chiếc gương, các anh chị hãy soi vào đó để thấy lại chính mình.
Chế độ dân chủ non trẻ mà các anh chị góp phần đánh gục, đã quỵ xuống sáng ngày 30-4-1975 nhưng không chết. Và tại Việt Nam hôm nay, các gía trị dân chủ quý giá đó không chỉ là của miền Nam thôi, không chỉ là của Việt Nam Cộng Hòa thôi mà đang là tài sản, hành trang và mục tiêu chung của cả dân tộc.
Dân chủ là khúc khải hoàn ca đang được nhân loại cất vang trên mọi nơi của quả địa cầu, từ Bắc Phi sang Đông Á nhưng không có nghĩa chỉ mới bắt đầu vài năm qua mà từ nhiều ngàn năm trước. Có người bàn về dân chủ như một mục đích đòi hỏi nhiều tiền đề và điều kiện. Điều đó không đúng. Dân chủ không phải là hải đảo xa xôi phải cần ghe tàu, lương thực, thời gian mới đạt tới nhưng là một thực tế gần gũi trước mắt và thậm chí có thể nắm bắt trong tay. Dân chủ không phải món quà của ai ban cho khi đến tuổi trưởng thành mà là quyền làm người bắt đầu từ trong bụng mẹ.
Quốc gia Mông Cổ, một quốc gia không có truyền thống dân chủ, là một ví dụ. Nhiều người cho Mông Cổ khó có thể trở thành một nước dân chủ sau một giai đoạn phong kiến hàng ngàn năm nối tiếp bằng một chế độ Cộng Sản chuyên chính chư hầu Liên Xô suốt hơn bảy chục năm. Khi tôi viết bài này, nhân dân Mông Cổ đánh dấu tròn 20 năm được sống dân chủ. Đôi cánh thiên thần đó đã giúp đưa Mông Cổ từ một quốc gia cô lập, bất ổn cùng hạng với Afghanistan, Nigeria và Somalia trở thành một trung tâm du lịch an toàn và đầy hấp lực văn hóa. Hai mươi năm trước đường phố thủ đô Ulaanbaatar gần như hoang vắng nhưng ngày nay tấp nập và phồn vinh. Theo tạp chí Economist, dù kinh tế thế giới còn đầy khó khăn, mức phát triển kinh tế của Mông Cổ trong ba tháng giữa 2011 đã tăng 21% so với cùng thời kỳ trong năm trước đó. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đoán kinh tế Mông Cổ sẽ tăng trung bình 14% từ 2012 đến 2016. Là một quốc gia trong vị trí trái độn với vỏn vẹn 2.5 triệu dân và không có chiều dày truyền thống dân chủ như nhiều quốc gia khác, Mông Cổ sẽ còn gặp nhiều khó khăn nhưng cơ chế chính trị mới giúp cho người dân sống yên tâm trong tự do, thanh bình, no ấm và nỗ lực vì một tương lai tươi đẹp cho con cháu họ.
Việt Nam thì khác.
Sau 37 năm, tiếng súng đã vắng đi trên đất nước Việt Nam, non sông liền một dải nhưng người dân vẫn sống trong nỗi bất an lo sợ, hàng trăm ngàn người con gái Việt phải rời bỏ quê hương đi ăn mày, làm điếm, ở đợ khắp thế giới, phần lớn trong số hơn hai triệu người Việt hải ngoại vẫn còn bị xem là “thành phần phản động bám theo chân đế quốc”, và trong nước, những quyền căn bản như ngôn luận, đi lại, thờ phụng của người dân vẫn chưa có được, hàng ngàn người yêu nước vẫn còn bị tù đày. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.
Sau 37 năm, mấy chục ngàn thân xác thanh niên làm bia đở đạn cho đảng CSVN trong chiến tranh biên giới năm 1979, hàng ngàn xác thanh niên Việt Nam bị đốt cháy thành than trong trận Lão Sơn 1984, hàng trăm xác thanh niên Việt chìm sâu quanh bờ đảo Gạc Ma năm 1988, hàng trăm ngư dân Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi bị bắn thủng ngực, hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu như đôi mắt Việt Nam bị đã bị kim Trung Quốc tẩm thuốc độc đâm sâu và đang chảy máu. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.
Nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới đã làm những người Việt đang quan tâm đến vận mệnh đất nước không khỏi cảm thấy thẹn thùng. Dù ban ngày vẫn phải sống bằng thái độ tích cực, trả lời phỏng vấn bằng ngôn ngữ tự tin nhưng ban đêm thế nào cũng gác tay lên trán âm thầm tự hỏi tại sao Liên Xô, Đông Âu cho tới Bắc Phi, Miến Điện nhưng viễn ảnh một Việt Nam tự do, dân chủ, hùng mạnh vẫn còn là một mục tiêu chưa đến. Nỗi lo lắng và niềm đau xót này không phải của riêng ai mà của tất cả người Việt Nam còn biết xót xa, còn biết hổ thẹn trước sự lạc hậu của Việt Nam so với đà tiến quá nhanh của nhân loại.
Một câu hát trong bài Tự Nguyện quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 “nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa Hướng Dương”, chưa bao giờ hơn lúc này Việt Nam cần những người yêu nước biết vươn cao, đứng thẳng như những cành Hướng Dương Dân Tộc. Con người đến và đi nhưng lịch sử Việt Nam như dòng sông không ngừng chảy. Đất nước sẽ vượt qua và lớn lên như đã từng vượt qua và lớn lên sau ngàn năm Bắc Thuộc.
Trần Trung Đạo
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10103)
ọc “diễn văn đưa tiễn” trong ngày trọng đại của ông vì hôm đó tất cả vợ con và cháu chắt của ông đều có mặt, và ông muốn họ được nghe một “ông xếp” nói bằng trái tim chứ không phải chỉ bằng miệng lưỡi.
13 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9528)
Vì tôn trọng, bảo vệ Luật là tôn trọng bảo vệ nhân dân, lẽ phải, công lý và đạo đức xã hội, là nền tảng vững chắc của một chế độ dân chủ.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9992)
Vinh danh một đấng anh hùng Tướng Trần Nguyên Hãn quên mình vì dân Hậu Trần mạt vận thê lương Cha ông mất sớm, mẫu từ tha hương
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17400)
Thế hệ trẻ còn một con đường dài ở phía trước. Vẫn còn đó con đường mà Cụ Phan Chu Trinh còn đang bỏ ngỏ nhưng rất sáng giá và tỏ ra có ưu thế trong tình hình nước ta hiện nay.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11685)
Yêu thương kẻ khác mà phương hại đến mình thì đúng là khó. Thế nhưng chúng tôi còn bế tắc hơn nữa trong việc yêu thương chính mình. Chúng tôi không dám ăn mặc khác mọi người khi ra đường.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9857)
Nếu bà nội tôi còn sống lại ở thời nay chắc cũng sợ hãi mà la to: Các con ơi đừng có chống Tàu mà triều đình bắt nhốt tù.
29 Tháng Mười 2012(Xem: 10337)
Có đâu trên thế gian này lòng yêu nước cần phải được kín giấu, nếu không muốn bị xỉ vả, bị đấu tố, bị giam cầm tra tấn và bị tù đày?
26 Tháng Mười 2012(Xem: 10383)
Nhiều người cho rằng chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm rồi, vả lại Việt cộng cũng thay đổi rồi, sao lại chống? Với tôi, những bài học, những kinh nghiệm thương đau mà thế hệ Cha Anh đã có với Việt cộng nhắc tôi phải cảnh giác luôn luôn.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 9971)
Đôi dòng viết vội để tỏ lòng mến phục và trân trọng tuổi trẻ Việt Nam cương quyết, can trường. Ước mong bạn nhỏ Phương Uyên lẫm liệt, uy mãnh như các chị Minh Hạnh, Thanh Nghiên, “Uy vũ bất năng khuất.”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 25348)
hãy cùng nhau đấu tranh dành một nền Tự Do cho đất nước khỏi ách cộng sản và cùng chung vai xây dựng đất Việt phú cường. Chỉ có thếgiấc mơ Tự Do và Dân Chủ của nước mình mới trở thành sự thật được
13 Tháng Mười 2012(Xem: 11312)
I can tell you how to live, but I cannot give you eternal life I can love you with unconditional love... All of my life... and I will
10 Tháng Mười 2012(Xem: 12635)
Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975
04 Tháng Mười 2012(Xem: 12210)
Thơ Nguyễn Chí Thiện - không cần thiết tác giả là ai, Cám Ơn Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã công bố cho nhân loại.VC tung hỏa mù, vô hiệu hóa tài sản vô giá này cho nhân loại.
04 Tháng Mười 2012(Xem: 11790)
Mi ngu si, mi chăng biết gì! Cha mẹ mi là dân tộc Việt Anh chị mi là dân tộc Việt Mi ngủ với ai mà là cha già của họ, hỡi Hồ Ly!
26 Tháng Chín 2012(Xem: 12185)
Một quân đội anh hùng không thể khom lưng đứng nhìn Trung cộng bắt giữ, đánh dập đồng bào ngư dân trên chính quê hương mình như hiện nay. Họ chiến thắng không phải vì họ tài giỏi mà thực chất họ được đặt vào cái thế "Kiểu gì cũng thắng".
25 Tháng Chín 2012(Xem: 12358)
Liệu ai đó có rút ra được gì từ bài học “tha tù cứu nước” để tiến tới dân chủ của Myanmar hay lời chân tình bàn về tự do và chữ tín của đứa con bị bỏ rơi Philipp Roesler khi đến Hà Nội.
24 Tháng Chín 2012(Xem: 12667)
Tới đây người dân bắt đầu bị phân hóa: người cúi đầu ngoan ngoãn sử dụng sự tuân phục không hé lời; kẻ biến sự tuân phục có lợi cho bản thân mình trong con đường hoan lộ danh lợi, tiền tài…
24 Tháng Chín 2012(Xem: 22513)
Trí thức là nguyên khí quốc gia Cho nên ta mới thảo Hịch này Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo!
19 Tháng Chín 2012(Xem: 13957)
Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng
14 Tháng Chín 2012(Xem: 13453)
Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton tới “Vương Quốc ở trung tâm thế giới” một luận điệu phê phán đầy mỉa mai đã lan tỏa như virut trên Sina Weibo, một mạng xã hội của Trung Quốc,
10 Tháng Chín 2012(Xem: 14531)
Gánh sơn hà nặng lắm một mình em hay cả hai chị em mình không thể nào gánh nổi! Chị ơi, làm thế nào để cả thế hệ của mình đủ sức gánh nổi sơn hà hả chị?
04 Tháng Chín 2012(Xem: 13218)
Những bánh xích chiến xa của cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam VN cất cánh bay lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày nay.
27 Tháng Tám 2012(Xem: 18443)
được sức mạnh đoàn kết của toàn dân mà các con rất cần vào lúc này. Phải công khai nhìn nhận các nỗ lực và hy sinh của người dân và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đối với toàn vùng lảnh thổ của đất nước.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 14674)
Như cha ông đã làm như thế Gái nối chí Bà Trưng, Bà Triệu Trai Bình Định vương Lê Lợi, Quang Trung Quyết liều thân vì dân, vì nước
19 Tháng Tám 2012(Xem: 14410)
Theo tôi thì tuổi trẻ luôn đúng và họ đã đúng. Đảng Cộng sản và Bác Hồ của họ đâu phải đại diện cho nền Văn hoá Việt Nam, ngược lại họ giết chết nền văn hoá dân tộc bằng cách đem phục vụ cho lý tưởng cộng sản sai trái và đầy hoang tưởng.
19 Tháng Tám 2012(Xem: 13618)
Lòng quyết tử tiến lên đường gió bụi Hai bàn tay thề phục lại sơn hà Thái bình dương quyết san bằng nguồn nhục tủi Đem máu đào thề rửa sạch máu yêu ma
15 Tháng Tám 2012(Xem: 12259)
Tôi tin rằng người Việt có đủ trí tuệ sáng suốt tìm được cho VN một lộ trình dân chủ phù hợp với thực tế, tránh cho VN rơi vào một hệ thống chuyên chế
13 Tháng Tám 2012(Xem: 13940)
Tuổi trẻ Việt Nam cần lắng nghe để nhìn rõ thực trạng của đất nước. Nhận rõ con đường các bạn phải đi vì đã đến lúc không thể ngồi yên
08 Tháng Tám 2012(Xem: 77787)
Tưởng theo Đảng cho em điều học hỏi Học làm người xây dựng nước nhà Nam Thật tủi thay chúng dạy phải đi làm Phải ngăn cản bọn biểu tình yêu Nước
07 Tháng Tám 2012(Xem: 11954)
Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại môt cách trung thực.
05 Tháng Tám 2012(Xem: 12728)
Mấy vần thơ mộc mạc đó mạnh hơn những bài bình luận thời cuộc. Vì đó là những câu thơ nói sự thật, đọc lên tất cả mọi người thấy đau nhức trong lòng.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 88821)
Trong mấy ngày gần đây,truyền thông đưa tin Trung Cộng quyết định thành lập thành phố Tam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) thể hiện tham vọng Đại Hán bá quyền,người VN chúng ta,dù ở bất cứ nơi nào,...bằng mọi cách bão vệ non sông cẩm tú.
30 Tháng Bảy 2012(Xem: 13575)
Sau 4000 năm mưu sinh trên sân nhà Biển Đông của tiền nhân để lại có một cái “Lưỡi Bò” chín khúc của Trung Quốc chìm ở dưới mà nay Trung Quốc mới vớt lên và cảnh báo cho Việt Nam đừng đi nhầm vào đó nữa “nguy hiểm” lắm!
23 Tháng Bảy 2012(Xem: 13834)
Nghe Thái Bá Tân kể chuyện bạn nghĩ sao? Riêng tôi khi đóng trang blog của ông lại nỗi cay đắng cứ dìm mình vào buồn bã chừng như không thề thoát ra. Thơ Thái Bá Tân rồi đây sẽ được rất nhiểu người thuộc vì nó dễ nhớ đã đành mà hơn thế nó làm cho người ta khóc người ta cười, giận dữ, khinh bỉ lẫn xót thương…
01 Tháng Bảy 2012(Xem: 13131)
Trong hiện tình của đất nước, người Việt Nam không có chọn lựa nào khác hơn là hãy cùng nhau đi chung một con đường. Con đường của khí phách làm người Việt Nam. Con đường của tự do dân chủ. Tự do dân chủ là xu thế chung của lịch sử loài người
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 14242)
Bây giờ những Tố Hữu, Chế Lan Viên đã nằm xuống; cả những Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường. Bây giờ là lúc của Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Tạ Duy Anh. Ước gì những con người ấy sẽ tới lúc không còn phải ngậm ngùi
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 14935)
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 13373)
Tôi đã thấy trong tim anh rực lửa Lửa tiên rồng thời Quốc Toản ra quân Lửa hiên ngang bất khuất, đốt hung thần Quân bán Nước: quên cội nguồn Dân tộc…
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 14393)
Nhà nước không thành công trong cuộc chiến chống mại dâm, ma túy và tệ nạn xã hội nhưng đã rất thành công trong việc dẹp tan những buổi thể hiện lòng yêu nước của nhân dân.
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 13585)
Nền tự do mà người dân miền Nam an hưởng trước 1975 sẽ không bao giờ có được nếu không có những sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ QLVNCH cùng sát cánh với những người lính của các quân binh chủng Hoa Kỳ, những người lính Mỹ đó giờ chúng ta gọi là cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam.
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 13830)
Cuộc chiến giữa doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến và các thế lực chính quyền đang gièm pha trù dập bà, sẽ là một nỗ lực để xác định các quy tắc của trò chơi, và sẽ mục tiêu tranh đấu của tầng lớp tư bản mới tại Việt Nam…
03 Tháng Sáu 2012(Xem: 13866)
Văn hóa suy đồi, tinh thần khiếp nhược chính là những thứ chúng ta phải chung tay từng giờ để tháo gỡ, hầu mang lại một nội lực mới cho dân tộc. Có nội lực ấy rồi, không những chúng ta có thể dễ dàng xóa bỏ chế độ độc tài, mà còn có thể tiến vào chế độ dân chủ tự do không chút trở ngại.
31 Tháng Năm 2012(Xem: 13679)
Cá nhân tôi, vì tôi là người được hưởng tự do nên tôi không có những suy nghĩ của người phải sống trong gông cùm nô lệ. Tôi muốn tất cả mọi người phải được tự do như tôi.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 30430)
khi về đến nhà tôi sẽ phải báo tin cho các con tôi là công an Việt Nam đã giữ bố. Chắc Khoa, Trí sẽ buồn nhưng các cháu sẽ hiểu. Và nếu các cháu chia sẻ được những khó khăn với bố mẹ trong lúc này, các cháu cũng biết được những giá trị về trách nhiệm của bố mẹ đối với quê hương, đối với cội nguồn của mình.
16 Tháng Năm 2012(Xem: 20295)
Và còn biết bao nhiêu điều xin nhường cho các coment bình luận... Quốc ca của một đất nước phần nào cũng thể hiện quan điểm của một dân chế độ đúng không các bạn? Chẳng trách hôm nay chúng ta...
11 Tháng Năm 2012(Xem: 14103)
tôi tin rằng nhân dân và sau này là lịch sử, là người công bằng nhất phán xét cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác. Tôi xác tín như vậy nên tôi chẳng sợ gì cả, kể cả tù tội, cái chết. Tôi phải trả nợ cho những người đã nằm xuống trong đó có những bạn bè thân thiết của chúng tôi.
10 Tháng Năm 2012(Xem: 14766)
Riêng với người Việt Nam, tôi nghĩ câu chuyện của Trần Quang Thành có thể là một nguồn cảm hứng lớn. Từ ông, chúng ta có thể nghĩ ngợi được nhiều điều liên quan đến chúng ta. Và đất nước của chúng ta.
15 Tháng Tư 2012(Xem: 14390)
Đây cũng chính là thời điểm mà người Việt hải ngoại cần đoàn kết, chung sức thúc đẩy cổ động và hậu thuẩn mạnh mẻ cho những tuổi trẻ can đảm trong nước.
15 Tháng Tư 2012(Xem: 12775)
Dân tộc Việt không thể làm được điều ấy, nếu quân đội không đứng lên cùng với họ. Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?
13 Tháng Tư 2012(Xem: 13986)
Trong trường hợp đó, quý dân trong nước hãy ráng chịu còng lưng, bịt mồm, bịt tai, bịt luôn cả mắt vài thế hệ nữa, vài thập niên nữa, cho tới khi quyết tâm nổi dậy một lần.