11:28 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

HÀ NỘI VÀ CANH BẠC NHÂN QUYỀN - PHẠM CHÍ DŨNG

04 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8600)

nhanquyen-large-contentKhúc dạo đầu. . .

Người Pháp chầm chậm rời khỏi quán cà phê nhỏ trên đường Đại Cồ Việt. Nền trời Hà Nội xâm xẩm mây mù đầu đông. Mắt ông ngỡ ngàng. Ngay trên vỉa hè lớp nhớp trước mặt ông, một viên cảnh sát trật tự cấp hàm đại úy đang hùng hổ vung tay chỉ đạo cấp dưới quẳng bàn ghế của quán cà phê lên chiếc xe thùng nhỏ - vốn được dành riêng cho thể loại “sinh hoạt đường phố” này. Những bóng người mờ nhạt loăng quăng trong tiếng quát tháo chói tai như càn khoét vào làn sương cô tịch của Hà thành.

Màn sương trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016.

Quầng sáng cuối cùng của mặt trời cũng vừa tắt hẳn. Gương mặt viên bí thư thứ nhất về chính trị của tòa đại sứ Pháp đầy vẻ u ám. Ngán ngẩm và khinh bỉ, giọng Jean Philippe Gavois trầm đặc buồn bã hướng đến chúng tôi: “Các bạn không cần phải nói cho tôi về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nữa. Tôi đã nhìn thấy tất cả”.

Trước đó ít phút trong một quán cà phê khác, ông đã vô tình lặp lại một cử chỉ đặc trưng cho nền văn hóa đối lập đương đại ở Hà Nội: chụp ảnh những nhân viên an ninh trước một vòng rào máy quay phim chĩa vào ông từ những người không mặc sắc phục.

Một trong hai người chúng tôi là Nguyễn Văn Đài - một luật sư được chính quyền khoác cho bộ trang phục “tuyên truyền chống nhà nước” và đã phải thụ án tù vì tội danh cao quý đó, đã không còn được ông chủ quán cà phê quen thuộc nồng hậu đón tiếp, sau lời cảnh cáo đanh thép sẽ “đóng cửa quán” từ những người đại diện cho pháp luật Việt Nam.

Thêm ít phút nữa, bà chủ của quán cà phê thứ hai mà chúng tôi đặt chân vào ôm ngực hổn hển nói với Đài “Các anh mà không ra thì họ đến đóng cửa quán của tôi mất”. Tròng mắt bà ngân ngấn một vẻ đồng cảm xót xa. Hình như một cơn đau tim ngôn luận đang quấn siết ngực bà.

Thưa các ông nhân quyền, Hà nội chúng tôi đây!

Câu chuyện mặt đối mặt đậm sắc thái bất hòa ấy xảy ra vào ngày 28/11/2013, chỉ nửa tháng sau khi giới cầm quyền Hà Nội lần đầu tiên được lọt qua cánh cửa của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.

Jean Philippe Gavois đã có được một kỷ niệm không hiếm hoi: trước và sau tuyên thệ “Luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người”, bản cương lĩnh đảng - vừa giành được tỷ lệ phiếu thuận ngất ngưởng đến 98% thông qua hiến pháp mới nơi nghị trường quốc hội - đã ngay lập tức quay lưng với bài học đáng quên trong lịch sử phong kiến về quyền tự do cá nhân của dân chúng.

Một ngày sau kỷ niệm không đáng nhớ trên, tôi đến thăm nhà văn Nguyễn Thanh Giang tại nhà ông. Cũng như luật sư Nguyễn Văn Đài, vị tiến sĩ địa vật lý này được Công an Hà Nội đặc tả như một nhân vật chống đối và áp dụng chế độ cách ly đặc biệt, cho dù những gì tôi biết về ông là tư chất ôn hòa, tuổi già và những kiến nghị đau đáu cuối đời.

Vào lần này, kỷ niệm đầu đông Hà Nội thật nồng cháy. Ngôi nhà cô tịch của Nguyễn Thanh Giang nằm trong một ngõ nhỏ đã bị đội ngũ dày đặc nhân viên an ninh che kín từ hồi nào. Ngay cả lời mời tha thiết của chủ nhà cũng không làm cho hàng rào cách ly lay động. Không vào nhà cùng tham dự cuộc thăm hỏi theo lời đáp từ của nhà văn Nguyễn Thanh Giang, những viên chức an ninh lạnh lùng còn lập tức xô đẩy các vị khách của ông ra khỏi cửa.

Dĩ nhiên tôi cũng nằm trong số khách bất hạnh đó.

Hà Nội những ngày lập đông như đóng băng trong dòng người lặng cúi trên phố. Không may mắn như viên bí thư của Đại sứ quán Pháp, tôi chẳng có cơ hội nào diện kiến người mà tôi muốn học hỏi những kiến thức cao niên.

Thay vào đó, một thể tài kiến thức rất chuyên biệt đang chờ tôi.

Bởi trong khi những vị khách khác chỉ bị “mời” về, một chiếc xe hơi đã trờ tới cạnh tôi. Tôi hiểu, mình đã bị “đón lõng”.

Đồn công an Trung Mỗ thuộc huyện Từ Liêm cách nhà ông Nguyễn Thanh Giang khoảng một cây số, nằm trong một khu vực nhà cao tầng đang thi công, gạch vữa bặm trợn cùng những khuôn mặt cũng chẳng thiện cảm hơn. Trong đồn, một kế hoạch đã được sắp đặt từ hồi nào để tiếp đón tôi.

Ngồi trên xe và áp tải tôi là Trung, một cán bộ của A67 - Cục bảo vệ chính trị 7 thuộc Bộ Công an. Tuổi trung niên, Trung khá điển trai và có lẽ không thiếu tham vọng. Trung hứa hẹn sẽ chỉ “trao đổi” với tôi khoảng một tiếng đồng hồ.

Nhưng buổi lấy cung đã kéo dài gấp sáu lần so với hứa hẹn ban đầu - một tỷ lệ khiến tôi liên tưởng đến hố phân hóa không tưởng về nợ xấu ngân hàng trong báo cáo của cùng hai cơ quan nhà nước là Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - từ 35-37%, và từ Ngân hàng nhà nước - gần 6%.

Tỷ lệ 1/6 cũng là một đặc trưng hiếm có của thể chế độc trị ở Việt Nam: cứ 6 người dân lại có một người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến lực lượng công an.

Có lẽ cũng vì nguyên do bội cung như thế mà buổi hỏi cung tôi tập hợp đến hơn một chục nhân viên an ninh. Cùng với A67, cơ quan chủ trì lấy cung là Phòng PA24 - Cơ quan an ninh điều tra của Công an Hà Nội, chứ không phải PA83 về chính trị nội bộ hay một bộ phận an ninh nào khác. Hai phiên hiệu A67 và PA24 lại chính là cơ chế phối hợp để bắt khẩn cấp và khởi tố tôi về tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền” vào tháng 7/2012.

A67 cũng là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời tôi. Thủ trưởng cơ quan đặc biệt này là Hoàng Phước Thuận. Trước chiến dịch bắt giam tôi vào năm ngoái, Hoàng Phước Thuận đóng lon đại tá. Sau đó, ông được thăng hàm thiếu tướng.

Tôi không bị bắt, các ông thấy đấy. . .

Không nhiều thời gian để người dân kiếm sống, nhưng lại quá dư dả thời giờ cho công an quản lý họ.

Một hồ sơ chi tiết về tôi đã được Công an Hà Nội xác lập. Lý lịch cá nhân. Gần 200 bài viết và trả lời phỏng vấn trên các báo quốc tế VOA, BBC, RFA, RFI, ABC… và báo chí hải ngoại. Và tất nhiên cả mục đích chuyến đi Hà Nội cùng các cuộc gặp gỡ vào tháng 11/2013 của tôi với nhiều “đối tượng” như các ông bà Nguyễn Trọng Vĩnh, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân…

Toàn bộ các vấn đề đều được nhân viên an ninh hỏi và ghi chép một cách chu đáo, hoàn toàn không khác với những gì mà tôi đã trải nghiệm trong trại tạm giam B34 ở Sài Gòn. Tất cả đều có thể làm cho bạn hình dung ra một cuộc bắt giữ không chính thức.

Không chính thức vì đơn giản là không có bất cứ một giấy tờ nào liên quan đến thủ tục giữ người mà phải được PA24 thông báo cho tôi - âu cũng là một hiện tượng ngoài lề phổ biến trong hoạt động “bảo vệ an ninh quốc gia” ở Việt Nam.

Không ngạc nhiên và hoàn toàn bình tâm, tôi thỏa mãn cơ bản các câu hỏi của giới điều tra, bất chấp tính chất ngoài lề của họ. Kể cả việc tôi sẵn lòng chịu đựng nếu họ bắt giam tôi thêm một lần nữa.

Điều an ủi duy nhất cho tôi là gương mặt đôn hậu, trung thực và biểu cảm có văn hóa của người hỏi cung chính - một cán bộ thuộc Cơ quan an ninh điều tra Hà Nội. Đức khoảng trên ba chục tuổi, thông minh và mẫn cảm. Nếu không phải vì những cuộc hỏi cung đầy tính sách nhiễu và giáo điều như thế này, những nhân viên an ninh như Đức sẽ không quá xa cách với những người như tôi trong quán cà phê.

Đa số nhân viên an ninh bao quanh tôi cũng trẻ như Đức. Không đề cập đến những bất đồng sắc cạnh xung quanh điều 4 hiến pháp, tôi nhận ra vẻ ưu tư đầy đặn trong mắt họ, trong thần sắc của họ khi tôi nói về nạn tham nhũng kinh hoàng, các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, các bất công kinh tế cùng bất ổn xã hội đang lên đến tột đỉnh. Đó cũng là những nội dung trong các bài viết đăng công khai của tôi.

Ít nhất, tôi không nhận ra thái độ hoàn toàn vô cảm của họ - những người làm công ăn lương như tôi. Tối thiểu, tôi nhận ra họ khác với nhũng quan chức bệ vệ, giả dối và “ăn của dân không chừa thứ gì” như bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng thốt lên. Và tuy vẫn giữ im lặng, cơ mặt họ đã không tránh khỏi vài co giật bức xúc.

Diễn dịch theo người xưa, trong cái rủi lại có cái may. Không phải tất cả những người có học vây quanh tôi đều thiếu văn hóa đến mức có thể sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay với dân oan đất đai hoặc giới hoạt động nhân quyền. Lần đầu tiên từ khi rời trại giam, tôi được cọ xát với giới chức an ninh Hà Nội.

Cũng theo cái cách mà họ hài hước là muốn “giao lưu” với tôi.

Sau 16 năm, tôi vẫn không thể hiểu

Văn hóa là sự khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của loài người. Tôi đã nghe một người bạn kể lại chuyện anh bị công an đọc lệnh bắt, và ngay sau đó anh quay lưng lại, cùng lúc vỗ vào… mông.

Nhưng cũng ngay sau cái vỗ mông như một tác phẩm chưa từng có trong hồ sơ văn chương thế giới, tờ lệnh bắt anh đã được cho vào ngăn kéo. Người ta quẳng đồ lại cho anh rồi đẩy anh ra ngoài đường.

Thật kinh khủng! Thật khó hình dung nổi vì sao có những người dân Hà Nội lại chọn cách thức trình diễn như thế để đối sánh với ngành công an.

Không thật tán đồng về cách hành xử của người bạn đó, trong tôi vẫn chằn chặn dấu hỏi: vì cái gì và do ai mà khuynh hướng đối đầu giữa dân chúng và công an ngày càng khẩn trương?

Cũng khẩn cấp đến mức bất đồng về ý thức hệ đã cùng lúc hóa thân vào những xung đột cá nhân?

Bầu không khí Thủ đô đang đậm đặc tia kích nổ. Ở khắp nơi, người ta công khai nói về những nhược điểm và sai lầm quá lớn của chế độ và cá nhân lãnh đạo. Ở nhiều nơi, những đám đông tự phát có thể hiện ra, bùng phát bất cứ lúc nào vì những lý do nhỏ nhặt, và càng ghê gớm nếu lý do liên quan mật thiết đến nhân viên công lực. Dù rằng vẻ nín lặng đến mức kinh ngạc của người Hà Nội vẫn làm cho nhà cầm quyền chưa bỏ được thói quen hoang tưởng về quyền năng của mình, song cái âm ỉ trong dân chúng lại giống với hình ảnh một thùng thuốc súng.

Sẽ ra sao nếu vào một ngày nào đó, con sóng biểu tình sôi trào sẽ khiến không thể cứu vãn mối dây lỏng lẻo còn lại giữa lực lượng an ninh với rất nhiều người dân bị thiệt thòi quyền lợi? Sẽ có bao nhiêu nhân viên an ninh giữ được sự đồng cảm với chính những người đã sinh ra họ hoặc là đồng bào của họ? Hoặc ở một thái cực quá trái ngược, họ sẽ nổ súng vào đoàn biểu tình như quang cảnh đẫm máu đã loang tràn ở Romania dưới thời cai trị độc tài của Ceaucescu?

Công tác an ninh, xét cho cùng, là tư chất và hành động nhân văn. Từ trái tim đến trái tim chứ không thể là cái gì khác. Nhân tâm phải là trái tim để các mạch máu của chế độ và dân chúng chung hòa một mối. Nhân tâm cũng là cứu cánh duy nhất trong thế cùng tắc biến cho một chính thể không còn đủ lý do để tồn tại… Trong 16 năm là cán bộ nghiên cứu về chính sách an ninh, tôi đã rút ra kết luận quý giá này. Giá trị của kết luận đó còn cao cả hơn rất nhiều lần sự tồn tại của một nền chính trị.

Thế nhưng vì sao những người được xem là “bạn của dân” lại đang bị không ít dân chúng coi là “côn đồ”?

Hà Nội làm sao vậy? Trong tận cùng trái tim của Thủ đô, đất trời Hà Nội đang chao đảo bởi một nền văn hóa cướp hoa, nền văn hóa giành giật bánh sushi và bây giờ đang nhanh chóng tiến đến nền văn hóa đấm đá nhân quyền.

Trong tận cùng của nhân quyền lại là quyền lợi sinh tồn của những dân oan đất đai - một đòi hỏi chính đáng và chính danh đến mức không thể bị bất kỳ quan chức xảo ngôn nào đánh tráo khái niệm. Nhưng nhiều năm qua, nhiều nhân viên an ninh đã rơi vào cái vòng xoáy tráo trở ấy, trở thành một thứ công cụ đặc thù và diệu nghiệm để các nhóm lợi ích bất động sản trục lợi. “An ninh quốc gia” được trưng ra như một thứ bùa được trả lương. Còn nếu cuộc đối đầu với dân oan rơi vào thảm cảnh và đổ máu như vụ cưỡng chế gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, sẽ chỉ có lực lượng công an và người dân bị thí chốt. Trong khi đó, những bóng ma nhóm lợi ích và quan chức nhúng chàm đều biến mất…

Nhưng sau tất cả những suy tưởng mông lung, tôi lại tự cật vấn mình rằng nếu tôi bị công an và dân phòng Hà Nội đánh bầm dập như họ đã hành xử đối với Phương Uyên, Lê Quốc Quyết và một số blogger vào tháng 9/2013, hay với Lê Thị Công Nhân và Trương Dũng vào tháng 11/2013, liệu tôi có giữ được bình tâm để suy nghiệm về cái chân thiện mỹ trong con người cán bộ an ninh thời nay?

Cuộc bắt giữ và câu lưu tôi đã thành công. Tôi không còn thời gian để gặp nhà văn Nguyễn Thanh Giang. Tôi cũng chẳng thể đến nhà thờ Thái Hà để thăm linh mục Nguyễn Nam Phong. Chỉ còn vừa đủ thời gian ra sân bay Nội Bài để về Sài Gòn theo vé khứ hồi đã đặt.

Ngược lại, giới chức an ninh Hà Nội đã có dịp “giao lưu” khá đầy đủ với tôi về những chủ đề thật nhạy cảm như quan điểm của tôi về Diễn đàn xã hội dân sự, những tổ chức “chống đối” như Dân Làm Báo, Việt Tân… Ngay cả những bài viết của tôi đã đăng trên báo chí quốc tế cũng được họ cẩn thận đề nghị tôi lưu bút về “quyền tác giả” - một động tác không thừa nếu sau này họ muốn bắt lại tôi.

Cuối cùng, sau khi đáp lại gợi ý của cán bộ A67 về “ở chơi Hà Nội đến ngày mai” bằng lời chân thành nhất “tôi đã sẵn sàng nếu bị bắt”, tôi được thông báo về một bản cảnh cáo viết tay, không đóng dấu, liên quan đến việc tôi tiếp xúc với các “đối tượng” Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân. Tất nhiên, tôi không ngần ngại bút ký vào biên bản ấy nội dung “Tôi không vi phạm pháp luật”.

Chỉ có lời tự vấn về phẩm chất và văn hóa an ninh của tôi vẫn còn ở phía trước.

Và những gì còn lại

Nhưng ngay trước cái phía trước ấy lại là một kết quả gây ra sự ồn ào vào ngày 29/11/2013 mà những người chỉ đạo chiến dịch “phân hóa” có lẽ đã không lường hết: vào cuối ngày, báo chí quốc tế và giới truyền thông xã hội đồng loạt đưa tin và bình luận về vụ việc cách ly ông Nguyễn Thanh Giang, tất nhiên không quên trường hợp bị cản trở hôm trước của luật sư Nguyễn Văn Đài. Một người quen ở nước ngoài còn cho tôi biết đã có sự lên tiếng trong giới nghị sĩ quốc hội Australia về câu chuyện đặc biệt này - đặc biệt như một dẫn chứng hùng hồn cho 14 lời cam kết của Nhà nước Việt Nam trước Chủ tịch đại hôi đồng Liên hiệp quốc, và như một minh họa không thể sinh động hơn cho điều được xem là “thành tâm chính trị” của Nhà nước Việt Nam ngay sau khi được chấp thuận vào Hội đồng nhân quyền.

Những người bạn của tôi trong giới truyền thông quốc tế còn nêu lên những câu hỏi không thể lẩn tránh: Ai đã chỉ đạo “chiến dịch” sách nhiễu luật sư Nguyễn Văn Đài, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và bắt câu lưu nhà báo Phạm Chí Dũng? Phải chăng là Bộ Chính trị? Hoặc nếu không phải từ những cấp lãnh đạo tối cao thì lẽ nào các cơ quan cấp dưới đã tự tung vận hành cái thói quen trấn áp và đàn áp của thời phong kiến như thế?

Giới truyền thông cũng bình phẩm về một đặc trưng không thể đặc biệt hơn trong nền chính trị đương đại Việt Nam: ngành công an chính là những chuyên gia tạo event giỏi nhất. Ai và cái gì đã tạo nên khả năng và kỹ năng tuyệt vời gây sự kiện, hơn nữa lại là sự kiện quốc tế, như thế?

Chỉ có điều, mọi lý giải cho những câu hỏi trên có thể đều không còn cần thiết nữa. Trong con mắt giới nhân quyền và các nhà nước dân chủ quốc tế, Nhà nước Việt Nam vừa ghi thêm một điểm xấu về thành tích “bảo đảm quyền con người”.

Nếu không vì sứ mệnh ngoại giao bắt buộc, hẳn những người như viên bí thư Jean Philippe Gavois đã lập tức xách vali rời khỏi đất nước quá giả dối chính trị cộng thêm sự ghẻ lạnh tình người này.

Phạm Chí Dũng, nhà văn.

Nguồn RFA

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 13680)
“Phim tài liệu” của miền Nam trong các trận hải chiến Hoàng/Trường Sa từ 19/1/1974 – mà hồi trước (Việt cộng) mình cố thắng nó nên phải nhìn nhận việc cắt đất tổ tiên (VN) của đồng chí Phạm văn Đồng đúng “không chệch vào đâu được”
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10521)
tôi cũng là một người Biên Hòa, cảm ơn người giấu mặt này đã nói thay suy nghĩ của mình. Lạ là công an Phường sở tại đã "xóa dấu tích" việc làm này. Họ không thấy xấu hổ chăng?
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10248)
Xấu hổ với hành vi ăn cướp bia của chiếc xe tải bị lật, một người dân Biên Hòa đã treo băng rôn phê phán hành động này và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 22043)
Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng”:làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8546)
Đã đến lúc những người như tôi cần nhận chân rằng vai trò của Đảng Cộng sản không phải là vĩnh viễn. Cũng không thể gìn giữ lòng trung thành tuyệt đối với một lý tưởng chỉ còn là câu chữ cửa miệng.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15174)
Người nào đứng về phía nhân dân thì tương lai sẽ mở cửa ra với họ, còn ai chống lại nhân dân là tự sát
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10514)
Nhưng đảng cộng sản VN của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không biết sám hối?
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21068)
lời-lẽ cảm-xúc và hùng-tráng, cử-chỉ đầy nhân-ái, hào-hiệp nên ảnh-hưởng dễ khiến cho những bạn đọc qua sách này, phong-độ thêm thanh quí và tâm-hồn thêm cao-thượng hơn.
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10128)
Giá như còn ông Diệm, chắc hắn đã không phải sống cuộc đời ly hương hiện tại mà hắn luôn luôn thấy cô độc, như lời Cervantès, “L’exité par tout est seul”.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10748)
Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ. Sửa nó? đúng là nằm mơ giữa ban ngày.
20 Tháng Mười 2013(Xem: 8639)
Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!”
18 Tháng Mười 2013(Xem: 17359)
Anh có thể nói dối một số người trong một lúc và lừa dối mọi người trong vài lúc. nhưng anh không thể lừ dối tất cả mọi người mãi mãi..
16 Tháng Mười 2013(Xem: 14414)
đừng vì tiền tài danh vọng mà dối trá với lòng mình, dối trá với dân tộc mình... Hãy lên tiếng nói lên sự thật và đừng IM LẶNG nữa.
15 Tháng Mười 2013(Xem: 9178)
Bao nhiêu thế hệ trai làng quê tôi ra đi không trở lại. Có gia đình chết đến tám người con trai. Tuổi thơ của tôi ngập ngụa trong sợ hãi đớn đau, oán giận, khóc than. Nỗi kinh hoàng cứ ập đến mỗi gia đình
25 Tháng Tám 2013(Xem: 7729)
Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi Mọi người! Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
08 Tháng Tám 2013(Xem: 8950)
chẳng cần một lời luận bàn lý giải tôi đứng lặng nhìn, lòng khoan khoái lá cờ vẫn còn đây thì quê hương ơi! Sẽ có một ngày.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 10035)
Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai!
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18783)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 9154)
Tiếng hô của người chiến sĩ đã ngã xuống: “Thà hy sinh không để mất biển đảo của Tổ Quốc” như còn vang vọng. Quá khứ đã mở cho mỗi chúng ta một góc nhìn vào hiện tại và tương lai.
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 17080)
Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cộng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14300)
Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 14474)
ĐÁNH ĐỔ CỘNG SẢN BÁN NƯỚC TRƯỚC ĐÁNH ĐUỔI TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG SAU Như lời nguyền của tuổi trẻ Phương Uyên
20 Tháng Năm 2013(Xem: 8356)
hiên ngang của hai bạn trẻ trước tòa án cũng đã “giúp cho xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.” Thanh niên Việt Nam từ nay có thể nhìn thấy tấm gương của họ để tự hỏi chính mình phải làm gì giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
19 Tháng Năm 2013(Xem: 8941)
Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu
19 Tháng Năm 2013(Xem: 8131)
Tự do tuyên án bạo quyền Cám ơn mẹ sinh Phương Uyên tuyệt vời Bỏ tù hoa, bỏ tù người Bỏ tù đất nước giống nòi quê hương
18 Tháng Năm 2013(Xem: 8043)
Dõng dạc tuyên ngôn Khởi phát cuộc Cách mạng Dân tộc Diệt nội xâm cộng sản Giải trừ ách nô lệ Tàu
10 Tháng Tư 2013(Xem: 8420)
Ngày 30 tháng 04 năm 1975 cũng là ngày lịch sử nhưng không chỉ riêng hoàn toàn về mặt chính trị, mà nó còn mang nhiều tính cách, bao trùm nhiều phương diện không riêng của VN
10 Tháng Tư 2013(Xem: 8646)
Với nền cong lý này "đảng cướp ta" đã thực hiện một kỳ tích có một không hai: cho tới kẻ đui mù nhất (trừ những thành viên của đảng) phải sáng mắt sáng lòng.
27 Tháng Ba 2013(Xem: 8517)
Trang sử sau này nhớ viết ra Từ khi lũ giặc cướp Quê nhà Chứng từ Tàu Cộng còn ghi nhận Chữ ký Phạm Đồng nét bút sa
15 Tháng Ba 2013(Xem: 12740)
Không ai có thể xúi dục được tôi, không ai mua chuộc được tôi mà CHÍNH LƯƠNG TÂM TÔI ĐÃ MÁCH BẢO, CHÍNH TRÁI TIM TÔI ĐÃ THÚC DỤC TÔI LÀM THẾ
04 Tháng Ba 2013(Xem: 8786)
Chúng ta đều là con dân nước Việt Nam và không có gì có thể thay đổi được điều đó cả. Không có ý thức hệ nào, không có giới tuyến nào nên chia rẻ chúng tôi… đấy là điều tôi băn khoăn nhiều và điều tôi quan tâm nhiều nhất.
01 Tháng Ba 2013(Xem: 8639)
Chỉ có những kẻ còn ngủ mê của đảng CSVN mới không nhìn ra, hoặc đã thấy nhưng vẫn tham quyền cố vị nên cứ ngoi ngóp lội ngược dòng ?
28 Tháng Hai 2013(Xem: 9011)
Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam
27 Tháng Hai 2013(Xem: 8668)
mai này cháu khôn lớn cháu sẽ thấy thấm thiết nhiều hơn, bây giờ thì cứ hát và hiểu theo tuổi đời của cháu bao nhiêu cũng được, miễn là mình phải hãnh diện mình là người Việt Nam
24 Tháng Hai 2013(Xem: 10378)
“Nhà nước, đảng ta” không có lấy một nén hương, một cành hoa hay một lời nhắc nhở nào với vong linh và thân nhân các anh hùng liệt sĩ nhân ngày “Giỗ lớn, Đại Tang này”.
20 Tháng Hai 2013(Xem: 8931)
Dân ta phải học sử ta, nếu mà không học thì tra google," là câu được truyền miệng từ vài năm nay khi Việt Nam ngày càng kết nối chặt chẽ vào mạng toàn cầu
16 Tháng Hai 2013(Xem: 9705)
thay vì đem đến cho họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế.
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 18402)
Lá Cờ vàng ba sọc đỏ hoàn toàn đối nghịch với lá Cờ đỏ sao vàng chẳng những về màu sắc, nhưng quan trọng nhất đối nghịch cả về ý nghĩa chính trị.
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 9924)
Hôm nay em trở lại trường học, không biết cô giáo dậy em vẽ gì, em sẽ nhờ cô vẽ cho em hai cái răng cửa, em buộc trái bóng bay vào gửi lên bầu trời xanh.
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 17511)
Nhưng khi đa số của Quốc hội Hoa Kỳ phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này.
03 Tháng Giêng 2013(Xem: 13006)
Cuối cùng tôi muốn đi để xem vì sao, hấp lực gì mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp tục đến bây giờ bằng nhiều cách.
25 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 9425)
Mùa Giáng Sinh, mùa của lòng nhân ái, xin tất cả chúng ta hãy dành cho những người cùng khổ, tù đày trên đất nước này một chỗ khiêm tốn trong tim
25 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 11147)
Nỗi đau thua cuộc đã được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính mình mới là người có chính nghĩa.
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 10573)
cái chúng tôi êm ẩm. Chính là các anh thay mặt kẻ cướp nước. Bọn cướp biển bẻ tay đánh đập, đàn áp, bắt bớ CHÍNH ĐỒNG BÀO MÌNH
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 9626)
Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
11 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 8605)
Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ .”
10 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 9013)
Tôi muốn nói với mọi người sau sự kiện hôm qua, đặc biệt với những vị đã gắn bó hơn nửa đời người với Đảng và Nhà nước là đừng ảo tưởng nữa. Hãy dũng cảm làm những việc đúng mình muốn và nói những lời đúng lòng mình.
30 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10417)
Danh tướng hai lần phá giặc Nguyên, Giúp Trần giữ nước, dạ trung kiên, Diên Hồng hội nghị, dân đoàn kết, Hạch tướng sĩ văn, đấng tuấn hiền,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10095)
cháu yêu hòa bình và muốn công bằng, xã hội sẽ có những người mang trái tim lương thiện cùng 1 ý nghĩ “ Sống cho người khác, bỏ quên thân mình” nhưng ở đời chán ngán thay con người lại là loài ích kỷ nhất trên đời
22 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10131)
ọc “diễn văn đưa tiễn” trong ngày trọng đại của ông vì hôm đó tất cả vợ con và cháu chắt của ông đều có mặt, và ông muốn họ được nghe một “ông xếp” nói bằng trái tim chứ không phải chỉ bằng miệng lưỡi.