11:00 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

THÀ THẮP LÊN MỘT NGỌN NẾN - CHU THẬP

17 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 22222)
ngonen-large-content


 Tháng 12 mỗi năm, tôi có nhiều Lễ Giáng Sinh để mừng.

Trước hết, dĩ nhiên, phải nói đến Lễ Giáng Sinh trong các siêu thị. Chỗ nào cũng thấy có Ông già Noel và Cây thông Giáng Sinh. Chỗ nào cũng thấy bán hạ giá. Dù chỉ vào các siêu thị để nghe nhạc Giáng Sinh, hòa mình với đám đông đi mua sắm hay chuẩn bị quà cáp cho nhau, tôi cũng thấy đủ vui rồi. Đây là Lễ Giáng Sinh mà bất luận thuộc văn hóa, ngôn ngữ, phái tính và nhứt là tôn giáo nào, ai cũng đều tham gia mừng cả. Rõ ràng là ông Già Noel hay Santa Claus không có kỳ thị. Tôi tin rằng dù cho Chúa Kitô không còn “giáng sinh” nữa, và ngay cả dù ngày nay người ta thường hay “làm lơ” ý nghĩa đích thực của Giáng sinh thì Lễ Giáng Sinh vẫn cứ còn đó!

Lễ Giáng Sinh thứ hai mà năm nào tôi cũng mừng là buổi tiệc trong khu xóm của tôi. Tôi không biết có bao nhiêu người theo Kitô giáo, nhưng năm nào mọi cư dân trong cái xóm nhỏ của tôi cũng đều gặp nhau trong một bữa tiệc đơn sơ mà thực đơn gồm các món do mỗi người tự đóng góp. Mục đích chính không phải là ăn uống, mà là để ít nhứt mỗi năm một lần, mọi người trong xóm “nhận diện” nhau và cố gắng nhớ tên nhau để khỏi lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Chính nhờ mấy cái lễ Giáng Sinh này mà tôi đã thuộc được tên của hầu hết mọi cư dân trong khu xóm. Ra ngõ, được ai đó gọi đúng tên và nhứt là chính mình gọi được tên của ai đó cũng đã là một món quà Giáng Sinh lớn đối với tôi.

Kế đó, không thể thiếu sót được là Lễ Giáng Sinh trong gia đình tôi. Trong năm, thỉnh thoảng cũng có những cuộc gặp gỡ trong hàng quán hay trao đổi với nhau trên điện thoại. Nhưng “hơi ấm” của tình gia đình chỉ thực sự có trong Ngày Giáng Sinh mà thôi. Lễ Giáng Sinh thiết yếu vẫn là lễ của Gia đình.

Nhưng với riêng tôi là một tín hữu Kitô, thì lễ Giáng Sinh quan trọng nhứt vẫn là Lễ “Christmas”, tức “Lễ của Chúa Kitô” được cử hành như một nghi thức tôn giáo. Không có lễ tôn giáo thì mọi thứ “lễ lạc” khác đều vô nghĩa. Chính vì tầm quan trọng của Ngày Lễ này mà hằng năm Giáo hội của tôi dành gần cả tháng trời để chuẩn bị. Thời gian chuẩn bị ấy thường được gọi là “Mùa Vọng”. Vọng là hy vọng, là chờ đợi. “Mùa Vọng” là nói theo tiếng Việt. Còn trong các ngôn ngữ Tây phương bắt nguồn từ tiếng Latin thì mùa chuẩn bị Lễ Giáng Sinh được gọi là “Mùa Đến” (Adventus, Advent hay Avent). Kết hợp ngôn ngữ Tây phương với tiếng Việt, tôi hiểu được rằng thời gian chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh là Mùa chuẩn bị tinh thần để đón rước Chúa Kitô là “Đấng Đang Đến”. Đây là điểm giáo lý nòng cốt mà năm nào trong các thánh lễ Mùa Vọng, các linh mục cũng nhắc nhở để qua đó mời gọi các tín hữu chúng tôi luôn trong tư thế sẵn sàng để nhận biết và đón tiếp Ngài là Đấng đang đến trong mọi biến cố, hoàn cảnh, con người và từng phút giây của cuộc sống. Luôn tỉnh thức như thế quả là một thách đố quá lớn đối với tôi. Cứ ngẫm nghĩ và “xét mình”, quả thực tôi thấy không biết bao nhiêu lần Ngài đã “đi qua” mà tôi không nhận ra hay cố tình không muốn nhận biết hoặc ngay cả khước từ Ngài.

Tôi nhận ra thái độ của mình trong nhân vật Đại phán quan trong quyển tiểu thuyết có tựa đề “Anh em nhà Karamazov” của văn hào Nga Fyodor Dostoyeski vào thế kỷ 19. Bối cảnh của câu chuyện là những vụ xử án của Tòa Điều Tra vào thời Trung cổ tại Âu Châu. Tác giả cho Chúa Kitô “đến” tại thành phố Sevilla, Tây ban nha, chỉ một ngày sau khi có 100 người bị kết án là “lạc giáo” và bị đưa lên giàn hỏa thiêu. Tác giả viết: “Mặt trời yêu thương bùng cháy trong trái tim Ngài” khi Ngài đi qua giữa dân chúng với một nụ cười cảm thông vô biên. Tất cả mọi người đều nhận ra Ngài; họ khóc lóc và hôn từng bước chân Ngài đi qua. “Trẻ em rải hoa trên lối đi của Ngài; chúng ca hát và hô lớn “Hosanna”.

Chúa Giêsu đi ngang qua một nhà thờ chính tòa khi người ta khiêng vào đó quan tài của một thiếu nữ 17 tuổi. Người mẹ của cô gái đến sụp lạy dưới chân Ngài và van nài: “Nếu Ngài là Chúa Giêsu, xin hãy làm cho con tôi được sống lại”. Ngài đưa mắt nhìn vào thi hài bất động với tất cả sự cảm thương và thốt lên: “Hãy trỗi dậy”. Lập tức cô gái ngồi dậy, bước ra khỏi quan tài, trên tay cầm một bó hoa hồng trắng.

Chính ngay lúc đó, vị đại phán quan là một vị hồng y già 90 tuổi cũng đi ngang qua nhà thờ chính tòa. Do tận mắt chứng kiến cảnh người chết sống lại cho nên ông ra lệnh bắt giữ Chúa Giêsu. Đêm hôm đó, ông vào nhà tù để gặp gỡ Tù Nhân. Vị đại phán quan nhìn rất lâu vào mặt Chúa Giêsu, rồi lên tiếng hỏi: “Có phải Ngài không?” Nhưng Người Tù chưa kịp trả lời thì ông lại nói: “Thôi, đừng nói gì cả. Dù thế nào thì ta cũng biết Ngài muốn nói gì rồi. Và Ngài không có quyền thêm bất cứ điều gì vào những gì Ngài đã nói lúc sinh thời. Tại sao Ngài trở lại để xen vào chuyện của chúng tôi?”

Vị hồng y đại phán quan đã độc thoại rất lâu trước mặt Chúa Giêsu và đe dọa sẽ đưa Ngài lên giàn hỏa thiêu bởi vì Ngài là “kẻ lạc giáo độc hại nhứt trong những kẻ lạc giáo”. Nhưng vị hồng y già không cảm thấy thoải mái lắm bởi vì “Người Tù” lúc nào cũng nhìn thẳng vào mắt ông, chăm chỉ lắng nghe mà cũng chẳng muốn nói một lời nào. Ông muốn cho Tù nhân nói một lời nào đó, dù là một lời cay đắng hay khủng khiếp. Nhưng Tù Nhân bỗng tiến gần đến Cụ Già và không nói không rằng, đặt một cái hôn lên đôi môi vô cảm của ông. Ông rùng mình. Một cái gì đó làm cho khóe miệng ông co giựt. Ông lùi lại phía trước, mở cửa ngục và nói với Chúa Giêsu: “Xin Ngài hãy đi và đừng trở lại nữa... Đừng bao giờ, đừng bao giờ trở lại nữa. ” (Geoffrey Plant, Tell Me a Story, Harper Collins religious, Australia 2000, trg 45-46)

Đừng bao giờ, đừng bao giờ trở lại nữa”: có lẽ đây cũng là câu nói tàn nhẫn mà biết bao nhiêu lần, vì không tỉnh thức hay vì ác ý, tôi cũng đã vô tình thốt lên với “Đấng Đang Đến” dưới hình dáng của vô số những người mà tôi gặp gỡ mỗi ngày, nhứt là những người cần được tôi giúp đỡ và cảm thông.

Tôi vẫn thường gẫm suy về câu chuyện được chuyên gia tâm lý Scott Peck ghi lại trong cuốn sách nổi tiếng có tựa đề “Con Đường Ít Được Đi” (The road less travelled, do nhà xuất bản Random House phát hành năm 1978). Theo câu chuyện, tại một vùng hẻo lánh nọ, có một tu viện rất nổi tiếng. Cuộc sống thánh thiện của các tu sĩ đã thu hút được rất nhiều người. Không bao lâu, tu viện biến thành một trung tâm hành hương. Nhưng không rõ vì một nguyên nhân nào đó, số người tìm đến tu viện ngày càng thưa thớt. Vị tu viện trưởng mới tìm đến một giáo trưởng Do thái thông thái để vấn kiến. Sau khi lắng nghe câu chuyện, giáo trưởng Do thái mới nói với bề trên tu viện rằng “một tu sĩ trong cộng đồng của ngài là Đấng Cứu Thế”. Vị tu viện trưởng liền tức tốc trở về tu viện và tập trung các tu sĩ lại để loan báo cái tin khủng khiếp đó. Kể từ hôm đó, mọi tu sĩ đều bắt đầu nhìn và đối xử với người bên cạnh mình như Đấng Cứu Thế. Cuộc sống trong tu viện thay đổi hẳn và dĩ nhiên cũng được lan truyền ra bên ngoài. Khách hành hương bắt đầu trở lại tu viện.

Nhìn thấy, tôn trọng và yêu thương mỗi một tha nhân như “Đấng Cứu Thế”: đây chính là “chìa khóa” của Mẹ Têrêxa Calcutta đã và đang dùng để xoa dịu được phần nào nỗi khổ đau của vô số người dân nghèo khổ tại Ấn độ và trên khắp thế giới. Người nữ tu này không phải là một nhân viên xã hội lại càng không phải là một chính trị gia, một nhà kinh tế học hay một chuyên gia thảo kế hoạch. Một số người trách cứ Mẹ Têrêxa chỉ giải quyết vấn đề trong đoản kỳ, mà không tìm cách chữa trị căn bệnh tự trong gốc rễ. Chúng ta thường nghĩ rằng những thách đố “toàn cầu” chỉ có thể giải quyết được bởi những nhà lãnh đạo có viễn kiến, những tài nguyên vô giới hạn và những cuộc họp thượng đỉnh. Thật ra, mỗi người trong chúng ta, ai cũng có thể đóng góp để làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp và đáng sống hơn. Chúng ta không cần phải đóng góp bằng những chương trình vĩ đại hay tham gia một phong trào vĩ đại, mà bằng những hành động nhỏ mỗi ngày và những quyết định qua đó, cùng với hành động của triệu triệu người khác trên thế giới, có thể thay đổi bộ mặt thế giới. Đây chính là niềm xác tín của Mẹ Terexa Calcutta, một niềm xác tín được xây dựng trên niềm tin là: bất cứ nghĩa cử nào, dù nhỏ bé đến đâu, được làm cho tha nhân cũng chính là làm cho Đấng Cứu Thế.

Tôi đặc biệt nghĩ đến người nữ tu được trao tặng Giải Nobel Hòa bình năm 1979 này mỗi lần nhìn thấy những gói quà Giáng Sinh được mang đến nhà thờ trong các ngày chúa nhựt Mùa Vọng. Năm nay, giáo xứ nơi tôi thường đi lễ sẽ gởi những món quà Giáng Sinh này đến những gia đình nghèo tại Mount Druit, miền Tây Sydney. Nhìn những gói quà với đủ mọi nhu yếu phẩm kèm theo được gói ghém cẩn thận, tôi đoán được rằng những người trao tặng muốn đặt vào đó tất cả tình thương của mình dành cho những người kém may mắn. Tôi chợt nhớ đến câu nói rất quen thuộc của Mẹ Têrêxa Calcutta: “Hãy làm một cái gì đẹp cho Thiên Chúa”. Đây là câu nói đã được ký giả người Anh Malcolm Muggeridge mượn làm tựa đề cho một cuốn sách để giới thiệu cho thế giới về Mẹ Têrêxa và công cuộc từ thiện của các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ thành lập. Hiện nay các nữ tu của Mẹ đang có mặt tại 123 nước trên thế giới. Họ ưu tiên phục vụ cho những người cùng khổ và những thành phần bị đẩy ra bên lề xã hội như các bệnh nhân phong cùi, những người mắc bệnh Aids.

“Triết lý” và chủ trương của Mẹ Têrêxa vẫn tiếp tục bị chỉ trích. Luận điệu quen thuộc vẫn là: Mẹ chỉ giúp cho người nghèo được sống cầm hơi chứ không nhỗ tận gốc rễ căn nguyên của sự nghèo đói. Chủ trương của Karl Marx và chủ nghĩa cộng sản thì hoàn toàn ngược lại: Họ chủ trương giải quyết tận căn nguyên. “Rằng hay thì thật là hay”. Nhưng rõ ràng cái thiên đường cộng sản chỉ là một thứ không tưởng mỵ dân bằng những chiếc bánh vẽ. Biết bao lần trong lịch sử đã chứng minh rằng con đường dẫn xuống hỏa ngục thường được lát toàn bằng những “thiện ý”! Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản đã bị quăng vào hố rác của lịch sử, nhưng những ý tưởng, chương trình và kế hoạch “vĩ đại” vẫn còn đó và những mục tiêu lớn được đề ra vẫn mãi mãi là những “chữ chết” trong các tuyên ngôn quốc tế. Một hành động nhỏ luôn vĩ đại hơn một lý thuyết hay ho.

Trong các thánh lễ Mùa Vọng bằng Anh ngữ, tôi thấy ở mỗi đầu thánh lễ, vị linh mục chủ tế có thắp lên một ngọn nến được đặt trên một vòng hoa. Tôi không rõ nguồn gốc của vòng hoa và việc đốt nến này. Đây có lẽ chỉ là truyền thống riêng của các dân tộc “Anglo Saxon”. Mùa Vọng ở các nước Tây phương thường cũng đã là Mùa Đông. Giữa mùa Đông lạnh lẽo, một ánh nến được đốt lên như để hâm nóng niềm hy vọng của con người. Giữa mùa giá rét, hoa của hy vọng vẫn có thể nở rộ.

Riêng với tôi, ý tưởng thường xuất hiện trong đầu tôi mỗi khi tham dự vào nghi thức đốt nến ở đầu thánh lễ vẫn là câu nói mà ông Peter Benenson, một luật sư người Anh sáng lập Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã nói tại một buổi lễ cử hành Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 1961: “Thà đốt lên một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối. ” (better to light one candle than to curse the darkness)

Mỗi khi gặp gỡ một ánh mắt nhìn thân thiện, tôi luôn cảm thấy như được sưởi ấm. Và tôi tin rằng ai cũng có cùng một cảm nhận tương tự từ những cử chỉ thân ái nhỏ nhặt từ người khác. Thực tình mà nói, ngọn nến không khó để thắp lên, vấn đề là tôi có đủ can đảm bỏ bớt thì giờ dành riêng cho mình để bước ra hòa mình và chia sẻ với người khác hay không.

Một Lễ Giáng Sinh trọn vẹn không thể không có thật nhiều những ngọn nến yêu thương như thế.
CHU THẬP( VL)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2020(Xem: 7673)
binh nghiệp của mình đi lên từ cấp bậc “binh ba”, ông bảo: “Các anh nên hãnh diện đang có một người chỉ huy như thế!”
23 Tháng Tám 2020(Xem: 7426)
Và có được bao nhiêu người còn mang mểnh trong lòng bài ca vọng cổ, để thấy hình ảnh quê hương vẫn còn nằm nguyên trong đó
05 Tháng Tám 2020(Xem: 6822)
không thể tin được ở tai mình. Thật tội cho em, nếu em ở lại Việt Nam thì đáng thương cho một kiếp người.
05 Tháng Tám 2020(Xem: 7306)
“Ăn cơm chưa?”, tôi bâng khuâng nhớ lại mối tình yêu đầu và nao nao buồn thương mối tình đầu của tôi.
12 Tháng Bảy 2020(Xem: 7737)
Cuộc chiến này dù đã kết thúc như thế nào, người dân Miền Nam Việt Nam vẫn cúi đầu ghi nhớ công ơn các anh, sự hy sinh cao cả của các anh
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 6478)
Chính người da trắng văn minh đã cầm súng chiến đấu sống_chết với người da trắng và đấu khẩu không khoan nhượng trên các diễn đàn, mặt trận chính trị, tôn giáo và văn hoá để giải phóng cho nô lệ da đen.
30 Tháng Sáu 2020(Xem: 6744)
'Đây không thể là nước Mỹ. Đâykhông phải là nền dân chủ tự do lớn nhất trên thế giới. Đây là một quốc giađang có chiến tranh với chính mình
21 Tháng Sáu 2020(Xem: 7840)
Mộc Hóa và Long Khốt là những điểm trọng yếu QLVNCH cần trấn giữ để ngăn chặn quân CS (Tr đoàn Z-15) từ Svayrieng kéo sang.
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 8208)
‘Nhứt Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng.”Cả 4 vị tướng được dân chọn đều rất xứng đáng với lòng tin của dân chúng VNCH
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 7074)
Những lời lẽ trong bài ai điếu của ông Bùi Quang đã thể hiện hào khí của tinh hoa nước Việt được un đúc, truyền lại qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc
23 Tháng Năm 2020(Xem: 9323)
với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai
18 Tháng Năm 2020(Xem: 6934)
Ở một miền có tên là Quá Khứ. Thầy sẽ để thì giờ dẫn con về miền Quá Khứ..
08 Tháng Năm 2020(Xem: 7844)
điều mà ông gọi là lương tâm của nước Mỹ, hay là thật lòng. Những dẫu sao thì quốc hội Mỹ cũng đã quyết định thay giùm ông, rằng VNCH phải chết.
05 Tháng Năm 2020(Xem: 7422)
ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…
29 Tháng Tư 2020(Xem: 37092)
Đáng thương thay, một tài năng trẻ mà gia đình tôi hằng khâm phục và yêu thương đã bị hủy diệt. Anh là một trong những người lính VNCH
24 Tháng Tư 2020(Xem: 50904)
trịnh trọng như trong đời tôi lần đầu tiên tôi được ăn món này, món cháo huyết đậm tình người của bà xẩm Đakao
13 Tháng Tư 2020(Xem: 49911)
chiếc xe màu đen đang nổ máy đậu trước cửa. Chiếc xe lao nhanh vào bóng đêm mịt mùng
09 Tháng Tư 2020(Xem: 23112)
Những người trước đó đã nhăn nhó và phàn nàn thì ngượng nghịu vì cảm thấy xấu hổ!
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7149)
Họ hy vọng tiền Sài Gòn gửi ra bằng hàng không Air VN,thường thường vào buổi chiều,cho nên vẫn cố nán đợi
29 Tháng Ba 2020(Xem: 7023)
Chúng tôi vào đến thành phố Đà Nẵng vắng vẻ. Một vài nơi đổ nát hoang tàn, phố xá thảm hại, dân chúng chắc ở trong nhà nhiều hơn ngoài đường
20 Tháng Ba 2020(Xem: 8034)
có Anh, Người Lính mất Quê Hương - Người Lính Sống- Chết một lần với Miền Nam. Với Việt Nam
11 Tháng Hai 2020(Xem: 8753)
Người Nam Kỳ viết không sai chánh tả nhưng trong văn nói có nhiều đặc trưng của vùng
03 Tháng Hai 2020(Xem: 6925)
tôi cầu nguyện cho mọi người, cầu cho thái bình mau đến trên thế giới, đất nước và thành phố quê hương tôi
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 7851)
với tư cách một con dân Việt Nam và một người trả nợ ân tình cho người Miền Nam…Đó là ước mơ của tôi.
06 Tháng Giêng 2020(Xem: 7439)
Hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta, sẽ là mỗi ngày hạnh phúc và may mắn!
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8146)
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7025)
Tôi nghe lời mình từ bên trong: Con sẽ là một dấu cộng cạnh dấu cộng của ba…
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8308)
người lính này đã ra khỏi chiếc xe jeep của mình, đứng nghiêm trang trong khi trời đang mưa tầm tã.
06 Tháng Mười 2019(Xem: 7679)
Triều đình nhà Nguyễn đã gởi một phái đoàn ngoại giao đầu tiên sang phương Tây là vào năm 1863, với sứ bộ Phan Thanh Giản đi Pháp
29 Tháng Chín 2019(Xem: 7461)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
22 Tháng Chín 2019(Xem: 8758)
Chao ôi! Trí thức, trình độ dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao".
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7738)
lý do duy nhất là bài hát hay, mà vì lý do anh muốn nhắc nhở người nghe về thảm họa của dân tộc Việt Nam.
11 Tháng Chín 2019(Xem: 7441)
Chiến tranh mang lại những tổn thương khó lành trong tâm khảm những người lính tham chiến
05 Tháng Chín 2019(Xem: 11138)
Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ
29 Tháng Tám 2019(Xem: 7869)
Mẹ không nói, nhưng chắc vẫn nhớ nhiều điều trong quá khứ, nhất là cái ngày hai mẹ con mình đi nhặt lại xác cha,
15 Tháng Tám 2019(Xem: 9295)
Không. Không. Không được. Con của mẹ phải mạnh dạn, hùng dũng, không sợ ai cả. Mà ai dạy cho con câu nói nầy
11 Tháng Tám 2019(Xem: 7588)
Và tôi còn nợ nàng, nợ Ninh Hòa. Mảnh đất hiền hòa đã cho tôi một người vợ chung tình, cùng tôi qua bao cuộc biển dâu.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7626)
Ai ai cũng có cuộc sống của riêng mình, hãy để những ngày tháng tuổi già của cha mẹ là ngày tháng đẹp nhất và ấm áp tình thương yêud
09 Tháng Sáu 2019(Xem: 9783)
Chẳng phải Sài Gòn, những cuộc thảm sát đã xảy ra tại nhiều nơi ở miền Nam trong Tết Mậu Thân 1968. Bé trai con của Trung tá Nguyễn Tuấn
26 Tháng Năm 2019(Xem: 7954)
Con đừng giấu Dì nữa, con về mà không thấy Quan, Dì biết liền !” Nước mắt Hiền lại rơi thật nhanh xuống đất. Má Quan thất thểu bước vào nhà
15 Tháng Năm 2019(Xem: 9206)
Trong khi truy tìm tài liệu và tư liệu để viết bài này – cũng như suốt thời gian dài phỏng vấn rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ để thực hiện cuốn Tài Liệu Lịch Sử Hải Quân V.N.C.H.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 7914)
Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn tung bay trên các kỳ đài chiến hạm đang hải hành ngoài hải phận quốc tế nhưng đối với thế giới thì ngọn cờ nầy không còn tồn tại.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 8108)
Biến cố đã tạo ra một tin tức dội ngược về Hoa Kỳ, và bố mẹ tôi – không hay biết rằng tôi đang có một sứ mệnh bí mật tại Việt Nam
28 Tháng Tư 2019(Xem: 9491)
Thương làm sao cho những người lính trẻ của tôi, kể cả tôi nữa đang phải tự xa cách nỗi riêng tư để chỉ thấy trước mặt là lửa đạn.
16 Tháng Tư 2019(Xem: 7177)
Cùng ngày đó, những người Việt Nam còn kẹt lại bắt đầu một cuộc sống đen tối dưới bạo quyền cộng sản.
14 Tháng Tư 2019(Xem: 9440)
Trong cuộc chiến chống Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam, hàng ngàn anh linh hào kiệt của QLVNCH đã ngã xuống cho an nguy của dân tộc
14 Tháng Tư 2019(Xem: 7791)
Xin nghiêng mình tôn vinh một Vị Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hai giờ chiều ngày 29.3.1975, việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng
02 Tháng Tư 2019(Xem: 6994)
Nếu ai còn nhớ đến các anh linh tử sĩ thì hãy nhớ đến họ bằng câu kinh tiếng kệ, cây nhang, bó hoa, tùy lòng đóng góp cho Trai Đàn Chẩn Tế
01 Tháng Tư 2019(Xem: 8969)
Tại xa cảng xa lộ Biên Hòa, tất cả các quân nhân di tản đều được đưa lên những chiếc GMC đương đợi sẵn, xe vừa đầy là tài xế lăn bánh trực chỉ
11 Tháng Hai 2019(Xem: 8821)
Thế thì , vấn đề là: Ngày nay, câu nói giết người của anh Tầu cổ hủ: Nhất tướng công thành vạn cốt khô có còn đúng đắn không nhỉ?