4:35 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

THÀ THẮP LÊN MỘT NGỌN NẾN - CHU THẬP

17 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 22295)
ngonen-large-content


 Tháng 12 mỗi năm, tôi có nhiều Lễ Giáng Sinh để mừng.

Trước hết, dĩ nhiên, phải nói đến Lễ Giáng Sinh trong các siêu thị. Chỗ nào cũng thấy có Ông già Noel và Cây thông Giáng Sinh. Chỗ nào cũng thấy bán hạ giá. Dù chỉ vào các siêu thị để nghe nhạc Giáng Sinh, hòa mình với đám đông đi mua sắm hay chuẩn bị quà cáp cho nhau, tôi cũng thấy đủ vui rồi. Đây là Lễ Giáng Sinh mà bất luận thuộc văn hóa, ngôn ngữ, phái tính và nhứt là tôn giáo nào, ai cũng đều tham gia mừng cả. Rõ ràng là ông Già Noel hay Santa Claus không có kỳ thị. Tôi tin rằng dù cho Chúa Kitô không còn “giáng sinh” nữa, và ngay cả dù ngày nay người ta thường hay “làm lơ” ý nghĩa đích thực của Giáng sinh thì Lễ Giáng Sinh vẫn cứ còn đó!

Lễ Giáng Sinh thứ hai mà năm nào tôi cũng mừng là buổi tiệc trong khu xóm của tôi. Tôi không biết có bao nhiêu người theo Kitô giáo, nhưng năm nào mọi cư dân trong cái xóm nhỏ của tôi cũng đều gặp nhau trong một bữa tiệc đơn sơ mà thực đơn gồm các món do mỗi người tự đóng góp. Mục đích chính không phải là ăn uống, mà là để ít nhứt mỗi năm một lần, mọi người trong xóm “nhận diện” nhau và cố gắng nhớ tên nhau để khỏi lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Chính nhờ mấy cái lễ Giáng Sinh này mà tôi đã thuộc được tên của hầu hết mọi cư dân trong khu xóm. Ra ngõ, được ai đó gọi đúng tên và nhứt là chính mình gọi được tên của ai đó cũng đã là một món quà Giáng Sinh lớn đối với tôi.

Kế đó, không thể thiếu sót được là Lễ Giáng Sinh trong gia đình tôi. Trong năm, thỉnh thoảng cũng có những cuộc gặp gỡ trong hàng quán hay trao đổi với nhau trên điện thoại. Nhưng “hơi ấm” của tình gia đình chỉ thực sự có trong Ngày Giáng Sinh mà thôi. Lễ Giáng Sinh thiết yếu vẫn là lễ của Gia đình.

Nhưng với riêng tôi là một tín hữu Kitô, thì lễ Giáng Sinh quan trọng nhứt vẫn là Lễ “Christmas”, tức “Lễ của Chúa Kitô” được cử hành như một nghi thức tôn giáo. Không có lễ tôn giáo thì mọi thứ “lễ lạc” khác đều vô nghĩa. Chính vì tầm quan trọng của Ngày Lễ này mà hằng năm Giáo hội của tôi dành gần cả tháng trời để chuẩn bị. Thời gian chuẩn bị ấy thường được gọi là “Mùa Vọng”. Vọng là hy vọng, là chờ đợi. “Mùa Vọng” là nói theo tiếng Việt. Còn trong các ngôn ngữ Tây phương bắt nguồn từ tiếng Latin thì mùa chuẩn bị Lễ Giáng Sinh được gọi là “Mùa Đến” (Adventus, Advent hay Avent). Kết hợp ngôn ngữ Tây phương với tiếng Việt, tôi hiểu được rằng thời gian chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh là Mùa chuẩn bị tinh thần để đón rước Chúa Kitô là “Đấng Đang Đến”. Đây là điểm giáo lý nòng cốt mà năm nào trong các thánh lễ Mùa Vọng, các linh mục cũng nhắc nhở để qua đó mời gọi các tín hữu chúng tôi luôn trong tư thế sẵn sàng để nhận biết và đón tiếp Ngài là Đấng đang đến trong mọi biến cố, hoàn cảnh, con người và từng phút giây của cuộc sống. Luôn tỉnh thức như thế quả là một thách đố quá lớn đối với tôi. Cứ ngẫm nghĩ và “xét mình”, quả thực tôi thấy không biết bao nhiêu lần Ngài đã “đi qua” mà tôi không nhận ra hay cố tình không muốn nhận biết hoặc ngay cả khước từ Ngài.

Tôi nhận ra thái độ của mình trong nhân vật Đại phán quan trong quyển tiểu thuyết có tựa đề “Anh em nhà Karamazov” của văn hào Nga Fyodor Dostoyeski vào thế kỷ 19. Bối cảnh của câu chuyện là những vụ xử án của Tòa Điều Tra vào thời Trung cổ tại Âu Châu. Tác giả cho Chúa Kitô “đến” tại thành phố Sevilla, Tây ban nha, chỉ một ngày sau khi có 100 người bị kết án là “lạc giáo” và bị đưa lên giàn hỏa thiêu. Tác giả viết: “Mặt trời yêu thương bùng cháy trong trái tim Ngài” khi Ngài đi qua giữa dân chúng với một nụ cười cảm thông vô biên. Tất cả mọi người đều nhận ra Ngài; họ khóc lóc và hôn từng bước chân Ngài đi qua. “Trẻ em rải hoa trên lối đi của Ngài; chúng ca hát và hô lớn “Hosanna”.

Chúa Giêsu đi ngang qua một nhà thờ chính tòa khi người ta khiêng vào đó quan tài của một thiếu nữ 17 tuổi. Người mẹ của cô gái đến sụp lạy dưới chân Ngài và van nài: “Nếu Ngài là Chúa Giêsu, xin hãy làm cho con tôi được sống lại”. Ngài đưa mắt nhìn vào thi hài bất động với tất cả sự cảm thương và thốt lên: “Hãy trỗi dậy”. Lập tức cô gái ngồi dậy, bước ra khỏi quan tài, trên tay cầm một bó hoa hồng trắng.

Chính ngay lúc đó, vị đại phán quan là một vị hồng y già 90 tuổi cũng đi ngang qua nhà thờ chính tòa. Do tận mắt chứng kiến cảnh người chết sống lại cho nên ông ra lệnh bắt giữ Chúa Giêsu. Đêm hôm đó, ông vào nhà tù để gặp gỡ Tù Nhân. Vị đại phán quan nhìn rất lâu vào mặt Chúa Giêsu, rồi lên tiếng hỏi: “Có phải Ngài không?” Nhưng Người Tù chưa kịp trả lời thì ông lại nói: “Thôi, đừng nói gì cả. Dù thế nào thì ta cũng biết Ngài muốn nói gì rồi. Và Ngài không có quyền thêm bất cứ điều gì vào những gì Ngài đã nói lúc sinh thời. Tại sao Ngài trở lại để xen vào chuyện của chúng tôi?”

Vị hồng y đại phán quan đã độc thoại rất lâu trước mặt Chúa Giêsu và đe dọa sẽ đưa Ngài lên giàn hỏa thiêu bởi vì Ngài là “kẻ lạc giáo độc hại nhứt trong những kẻ lạc giáo”. Nhưng vị hồng y già không cảm thấy thoải mái lắm bởi vì “Người Tù” lúc nào cũng nhìn thẳng vào mắt ông, chăm chỉ lắng nghe mà cũng chẳng muốn nói một lời nào. Ông muốn cho Tù nhân nói một lời nào đó, dù là một lời cay đắng hay khủng khiếp. Nhưng Tù Nhân bỗng tiến gần đến Cụ Già và không nói không rằng, đặt một cái hôn lên đôi môi vô cảm của ông. Ông rùng mình. Một cái gì đó làm cho khóe miệng ông co giựt. Ông lùi lại phía trước, mở cửa ngục và nói với Chúa Giêsu: “Xin Ngài hãy đi và đừng trở lại nữa... Đừng bao giờ, đừng bao giờ trở lại nữa. ” (Geoffrey Plant, Tell Me a Story, Harper Collins religious, Australia 2000, trg 45-46)

Đừng bao giờ, đừng bao giờ trở lại nữa”: có lẽ đây cũng là câu nói tàn nhẫn mà biết bao nhiêu lần, vì không tỉnh thức hay vì ác ý, tôi cũng đã vô tình thốt lên với “Đấng Đang Đến” dưới hình dáng của vô số những người mà tôi gặp gỡ mỗi ngày, nhứt là những người cần được tôi giúp đỡ và cảm thông.

Tôi vẫn thường gẫm suy về câu chuyện được chuyên gia tâm lý Scott Peck ghi lại trong cuốn sách nổi tiếng có tựa đề “Con Đường Ít Được Đi” (The road less travelled, do nhà xuất bản Random House phát hành năm 1978). Theo câu chuyện, tại một vùng hẻo lánh nọ, có một tu viện rất nổi tiếng. Cuộc sống thánh thiện của các tu sĩ đã thu hút được rất nhiều người. Không bao lâu, tu viện biến thành một trung tâm hành hương. Nhưng không rõ vì một nguyên nhân nào đó, số người tìm đến tu viện ngày càng thưa thớt. Vị tu viện trưởng mới tìm đến một giáo trưởng Do thái thông thái để vấn kiến. Sau khi lắng nghe câu chuyện, giáo trưởng Do thái mới nói với bề trên tu viện rằng “một tu sĩ trong cộng đồng của ngài là Đấng Cứu Thế”. Vị tu viện trưởng liền tức tốc trở về tu viện và tập trung các tu sĩ lại để loan báo cái tin khủng khiếp đó. Kể từ hôm đó, mọi tu sĩ đều bắt đầu nhìn và đối xử với người bên cạnh mình như Đấng Cứu Thế. Cuộc sống trong tu viện thay đổi hẳn và dĩ nhiên cũng được lan truyền ra bên ngoài. Khách hành hương bắt đầu trở lại tu viện.

Nhìn thấy, tôn trọng và yêu thương mỗi một tha nhân như “Đấng Cứu Thế”: đây chính là “chìa khóa” của Mẹ Têrêxa Calcutta đã và đang dùng để xoa dịu được phần nào nỗi khổ đau của vô số người dân nghèo khổ tại Ấn độ và trên khắp thế giới. Người nữ tu này không phải là một nhân viên xã hội lại càng không phải là một chính trị gia, một nhà kinh tế học hay một chuyên gia thảo kế hoạch. Một số người trách cứ Mẹ Têrêxa chỉ giải quyết vấn đề trong đoản kỳ, mà không tìm cách chữa trị căn bệnh tự trong gốc rễ. Chúng ta thường nghĩ rằng những thách đố “toàn cầu” chỉ có thể giải quyết được bởi những nhà lãnh đạo có viễn kiến, những tài nguyên vô giới hạn và những cuộc họp thượng đỉnh. Thật ra, mỗi người trong chúng ta, ai cũng có thể đóng góp để làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp và đáng sống hơn. Chúng ta không cần phải đóng góp bằng những chương trình vĩ đại hay tham gia một phong trào vĩ đại, mà bằng những hành động nhỏ mỗi ngày và những quyết định qua đó, cùng với hành động của triệu triệu người khác trên thế giới, có thể thay đổi bộ mặt thế giới. Đây chính là niềm xác tín của Mẹ Terexa Calcutta, một niềm xác tín được xây dựng trên niềm tin là: bất cứ nghĩa cử nào, dù nhỏ bé đến đâu, được làm cho tha nhân cũng chính là làm cho Đấng Cứu Thế.

Tôi đặc biệt nghĩ đến người nữ tu được trao tặng Giải Nobel Hòa bình năm 1979 này mỗi lần nhìn thấy những gói quà Giáng Sinh được mang đến nhà thờ trong các ngày chúa nhựt Mùa Vọng. Năm nay, giáo xứ nơi tôi thường đi lễ sẽ gởi những món quà Giáng Sinh này đến những gia đình nghèo tại Mount Druit, miền Tây Sydney. Nhìn những gói quà với đủ mọi nhu yếu phẩm kèm theo được gói ghém cẩn thận, tôi đoán được rằng những người trao tặng muốn đặt vào đó tất cả tình thương của mình dành cho những người kém may mắn. Tôi chợt nhớ đến câu nói rất quen thuộc của Mẹ Têrêxa Calcutta: “Hãy làm một cái gì đẹp cho Thiên Chúa”. Đây là câu nói đã được ký giả người Anh Malcolm Muggeridge mượn làm tựa đề cho một cuốn sách để giới thiệu cho thế giới về Mẹ Têrêxa và công cuộc từ thiện của các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ thành lập. Hiện nay các nữ tu của Mẹ đang có mặt tại 123 nước trên thế giới. Họ ưu tiên phục vụ cho những người cùng khổ và những thành phần bị đẩy ra bên lề xã hội như các bệnh nhân phong cùi, những người mắc bệnh Aids.

“Triết lý” và chủ trương của Mẹ Têrêxa vẫn tiếp tục bị chỉ trích. Luận điệu quen thuộc vẫn là: Mẹ chỉ giúp cho người nghèo được sống cầm hơi chứ không nhỗ tận gốc rễ căn nguyên của sự nghèo đói. Chủ trương của Karl Marx và chủ nghĩa cộng sản thì hoàn toàn ngược lại: Họ chủ trương giải quyết tận căn nguyên. “Rằng hay thì thật là hay”. Nhưng rõ ràng cái thiên đường cộng sản chỉ là một thứ không tưởng mỵ dân bằng những chiếc bánh vẽ. Biết bao lần trong lịch sử đã chứng minh rằng con đường dẫn xuống hỏa ngục thường được lát toàn bằng những “thiện ý”! Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản đã bị quăng vào hố rác của lịch sử, nhưng những ý tưởng, chương trình và kế hoạch “vĩ đại” vẫn còn đó và những mục tiêu lớn được đề ra vẫn mãi mãi là những “chữ chết” trong các tuyên ngôn quốc tế. Một hành động nhỏ luôn vĩ đại hơn một lý thuyết hay ho.

Trong các thánh lễ Mùa Vọng bằng Anh ngữ, tôi thấy ở mỗi đầu thánh lễ, vị linh mục chủ tế có thắp lên một ngọn nến được đặt trên một vòng hoa. Tôi không rõ nguồn gốc của vòng hoa và việc đốt nến này. Đây có lẽ chỉ là truyền thống riêng của các dân tộc “Anglo Saxon”. Mùa Vọng ở các nước Tây phương thường cũng đã là Mùa Đông. Giữa mùa Đông lạnh lẽo, một ánh nến được đốt lên như để hâm nóng niềm hy vọng của con người. Giữa mùa giá rét, hoa của hy vọng vẫn có thể nở rộ.

Riêng với tôi, ý tưởng thường xuất hiện trong đầu tôi mỗi khi tham dự vào nghi thức đốt nến ở đầu thánh lễ vẫn là câu nói mà ông Peter Benenson, một luật sư người Anh sáng lập Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã nói tại một buổi lễ cử hành Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 1961: “Thà đốt lên một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối. ” (better to light one candle than to curse the darkness)

Mỗi khi gặp gỡ một ánh mắt nhìn thân thiện, tôi luôn cảm thấy như được sưởi ấm. Và tôi tin rằng ai cũng có cùng một cảm nhận tương tự từ những cử chỉ thân ái nhỏ nhặt từ người khác. Thực tình mà nói, ngọn nến không khó để thắp lên, vấn đề là tôi có đủ can đảm bỏ bớt thì giờ dành riêng cho mình để bước ra hòa mình và chia sẻ với người khác hay không.

Một Lễ Giáng Sinh trọn vẹn không thể không có thật nhiều những ngọn nến yêu thương như thế.
CHU THẬP( VL)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20432)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10975)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12416)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10771)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14717)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11988)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29452)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10628)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10153)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10647)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10945)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10528)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12201)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9202)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11571)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15509)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10268)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14176)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11771)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11164)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10870)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10472)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11162)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9903)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9665)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13125)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8999)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18105)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12405)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9440)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102637)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10373)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10845)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10441)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12195)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10560)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9666)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8889)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 11002)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27362)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10864)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10113)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11460)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11172)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11355)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.