7:31 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

THÀ THẮP LÊN MỘT NGỌN NẾN - CHU THẬP

17 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 22242)
ngonen-large-content


 Tháng 12 mỗi năm, tôi có nhiều Lễ Giáng Sinh để mừng.

Trước hết, dĩ nhiên, phải nói đến Lễ Giáng Sinh trong các siêu thị. Chỗ nào cũng thấy có Ông già Noel và Cây thông Giáng Sinh. Chỗ nào cũng thấy bán hạ giá. Dù chỉ vào các siêu thị để nghe nhạc Giáng Sinh, hòa mình với đám đông đi mua sắm hay chuẩn bị quà cáp cho nhau, tôi cũng thấy đủ vui rồi. Đây là Lễ Giáng Sinh mà bất luận thuộc văn hóa, ngôn ngữ, phái tính và nhứt là tôn giáo nào, ai cũng đều tham gia mừng cả. Rõ ràng là ông Già Noel hay Santa Claus không có kỳ thị. Tôi tin rằng dù cho Chúa Kitô không còn “giáng sinh” nữa, và ngay cả dù ngày nay người ta thường hay “làm lơ” ý nghĩa đích thực của Giáng sinh thì Lễ Giáng Sinh vẫn cứ còn đó!

Lễ Giáng Sinh thứ hai mà năm nào tôi cũng mừng là buổi tiệc trong khu xóm của tôi. Tôi không biết có bao nhiêu người theo Kitô giáo, nhưng năm nào mọi cư dân trong cái xóm nhỏ của tôi cũng đều gặp nhau trong một bữa tiệc đơn sơ mà thực đơn gồm các món do mỗi người tự đóng góp. Mục đích chính không phải là ăn uống, mà là để ít nhứt mỗi năm một lần, mọi người trong xóm “nhận diện” nhau và cố gắng nhớ tên nhau để khỏi lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Chính nhờ mấy cái lễ Giáng Sinh này mà tôi đã thuộc được tên của hầu hết mọi cư dân trong khu xóm. Ra ngõ, được ai đó gọi đúng tên và nhứt là chính mình gọi được tên của ai đó cũng đã là một món quà Giáng Sinh lớn đối với tôi.

Kế đó, không thể thiếu sót được là Lễ Giáng Sinh trong gia đình tôi. Trong năm, thỉnh thoảng cũng có những cuộc gặp gỡ trong hàng quán hay trao đổi với nhau trên điện thoại. Nhưng “hơi ấm” của tình gia đình chỉ thực sự có trong Ngày Giáng Sinh mà thôi. Lễ Giáng Sinh thiết yếu vẫn là lễ của Gia đình.

Nhưng với riêng tôi là một tín hữu Kitô, thì lễ Giáng Sinh quan trọng nhứt vẫn là Lễ “Christmas”, tức “Lễ của Chúa Kitô” được cử hành như một nghi thức tôn giáo. Không có lễ tôn giáo thì mọi thứ “lễ lạc” khác đều vô nghĩa. Chính vì tầm quan trọng của Ngày Lễ này mà hằng năm Giáo hội của tôi dành gần cả tháng trời để chuẩn bị. Thời gian chuẩn bị ấy thường được gọi là “Mùa Vọng”. Vọng là hy vọng, là chờ đợi. “Mùa Vọng” là nói theo tiếng Việt. Còn trong các ngôn ngữ Tây phương bắt nguồn từ tiếng Latin thì mùa chuẩn bị Lễ Giáng Sinh được gọi là “Mùa Đến” (Adventus, Advent hay Avent). Kết hợp ngôn ngữ Tây phương với tiếng Việt, tôi hiểu được rằng thời gian chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh là Mùa chuẩn bị tinh thần để đón rước Chúa Kitô là “Đấng Đang Đến”. Đây là điểm giáo lý nòng cốt mà năm nào trong các thánh lễ Mùa Vọng, các linh mục cũng nhắc nhở để qua đó mời gọi các tín hữu chúng tôi luôn trong tư thế sẵn sàng để nhận biết và đón tiếp Ngài là Đấng đang đến trong mọi biến cố, hoàn cảnh, con người và từng phút giây của cuộc sống. Luôn tỉnh thức như thế quả là một thách đố quá lớn đối với tôi. Cứ ngẫm nghĩ và “xét mình”, quả thực tôi thấy không biết bao nhiêu lần Ngài đã “đi qua” mà tôi không nhận ra hay cố tình không muốn nhận biết hoặc ngay cả khước từ Ngài.

Tôi nhận ra thái độ của mình trong nhân vật Đại phán quan trong quyển tiểu thuyết có tựa đề “Anh em nhà Karamazov” của văn hào Nga Fyodor Dostoyeski vào thế kỷ 19. Bối cảnh của câu chuyện là những vụ xử án của Tòa Điều Tra vào thời Trung cổ tại Âu Châu. Tác giả cho Chúa Kitô “đến” tại thành phố Sevilla, Tây ban nha, chỉ một ngày sau khi có 100 người bị kết án là “lạc giáo” và bị đưa lên giàn hỏa thiêu. Tác giả viết: “Mặt trời yêu thương bùng cháy trong trái tim Ngài” khi Ngài đi qua giữa dân chúng với một nụ cười cảm thông vô biên. Tất cả mọi người đều nhận ra Ngài; họ khóc lóc và hôn từng bước chân Ngài đi qua. “Trẻ em rải hoa trên lối đi của Ngài; chúng ca hát và hô lớn “Hosanna”.

Chúa Giêsu đi ngang qua một nhà thờ chính tòa khi người ta khiêng vào đó quan tài của một thiếu nữ 17 tuổi. Người mẹ của cô gái đến sụp lạy dưới chân Ngài và van nài: “Nếu Ngài là Chúa Giêsu, xin hãy làm cho con tôi được sống lại”. Ngài đưa mắt nhìn vào thi hài bất động với tất cả sự cảm thương và thốt lên: “Hãy trỗi dậy”. Lập tức cô gái ngồi dậy, bước ra khỏi quan tài, trên tay cầm một bó hoa hồng trắng.

Chính ngay lúc đó, vị đại phán quan là một vị hồng y già 90 tuổi cũng đi ngang qua nhà thờ chính tòa. Do tận mắt chứng kiến cảnh người chết sống lại cho nên ông ra lệnh bắt giữ Chúa Giêsu. Đêm hôm đó, ông vào nhà tù để gặp gỡ Tù Nhân. Vị đại phán quan nhìn rất lâu vào mặt Chúa Giêsu, rồi lên tiếng hỏi: “Có phải Ngài không?” Nhưng Người Tù chưa kịp trả lời thì ông lại nói: “Thôi, đừng nói gì cả. Dù thế nào thì ta cũng biết Ngài muốn nói gì rồi. Và Ngài không có quyền thêm bất cứ điều gì vào những gì Ngài đã nói lúc sinh thời. Tại sao Ngài trở lại để xen vào chuyện của chúng tôi?”

Vị hồng y đại phán quan đã độc thoại rất lâu trước mặt Chúa Giêsu và đe dọa sẽ đưa Ngài lên giàn hỏa thiêu bởi vì Ngài là “kẻ lạc giáo độc hại nhứt trong những kẻ lạc giáo”. Nhưng vị hồng y già không cảm thấy thoải mái lắm bởi vì “Người Tù” lúc nào cũng nhìn thẳng vào mắt ông, chăm chỉ lắng nghe mà cũng chẳng muốn nói một lời nào. Ông muốn cho Tù nhân nói một lời nào đó, dù là một lời cay đắng hay khủng khiếp. Nhưng Tù Nhân bỗng tiến gần đến Cụ Già và không nói không rằng, đặt một cái hôn lên đôi môi vô cảm của ông. Ông rùng mình. Một cái gì đó làm cho khóe miệng ông co giựt. Ông lùi lại phía trước, mở cửa ngục và nói với Chúa Giêsu: “Xin Ngài hãy đi và đừng trở lại nữa... Đừng bao giờ, đừng bao giờ trở lại nữa. ” (Geoffrey Plant, Tell Me a Story, Harper Collins religious, Australia 2000, trg 45-46)

Đừng bao giờ, đừng bao giờ trở lại nữa”: có lẽ đây cũng là câu nói tàn nhẫn mà biết bao nhiêu lần, vì không tỉnh thức hay vì ác ý, tôi cũng đã vô tình thốt lên với “Đấng Đang Đến” dưới hình dáng của vô số những người mà tôi gặp gỡ mỗi ngày, nhứt là những người cần được tôi giúp đỡ và cảm thông.

Tôi vẫn thường gẫm suy về câu chuyện được chuyên gia tâm lý Scott Peck ghi lại trong cuốn sách nổi tiếng có tựa đề “Con Đường Ít Được Đi” (The road less travelled, do nhà xuất bản Random House phát hành năm 1978). Theo câu chuyện, tại một vùng hẻo lánh nọ, có một tu viện rất nổi tiếng. Cuộc sống thánh thiện của các tu sĩ đã thu hút được rất nhiều người. Không bao lâu, tu viện biến thành một trung tâm hành hương. Nhưng không rõ vì một nguyên nhân nào đó, số người tìm đến tu viện ngày càng thưa thớt. Vị tu viện trưởng mới tìm đến một giáo trưởng Do thái thông thái để vấn kiến. Sau khi lắng nghe câu chuyện, giáo trưởng Do thái mới nói với bề trên tu viện rằng “một tu sĩ trong cộng đồng của ngài là Đấng Cứu Thế”. Vị tu viện trưởng liền tức tốc trở về tu viện và tập trung các tu sĩ lại để loan báo cái tin khủng khiếp đó. Kể từ hôm đó, mọi tu sĩ đều bắt đầu nhìn và đối xử với người bên cạnh mình như Đấng Cứu Thế. Cuộc sống trong tu viện thay đổi hẳn và dĩ nhiên cũng được lan truyền ra bên ngoài. Khách hành hương bắt đầu trở lại tu viện.

Nhìn thấy, tôn trọng và yêu thương mỗi một tha nhân như “Đấng Cứu Thế”: đây chính là “chìa khóa” của Mẹ Têrêxa Calcutta đã và đang dùng để xoa dịu được phần nào nỗi khổ đau của vô số người dân nghèo khổ tại Ấn độ và trên khắp thế giới. Người nữ tu này không phải là một nhân viên xã hội lại càng không phải là một chính trị gia, một nhà kinh tế học hay một chuyên gia thảo kế hoạch. Một số người trách cứ Mẹ Têrêxa chỉ giải quyết vấn đề trong đoản kỳ, mà không tìm cách chữa trị căn bệnh tự trong gốc rễ. Chúng ta thường nghĩ rằng những thách đố “toàn cầu” chỉ có thể giải quyết được bởi những nhà lãnh đạo có viễn kiến, những tài nguyên vô giới hạn và những cuộc họp thượng đỉnh. Thật ra, mỗi người trong chúng ta, ai cũng có thể đóng góp để làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp và đáng sống hơn. Chúng ta không cần phải đóng góp bằng những chương trình vĩ đại hay tham gia một phong trào vĩ đại, mà bằng những hành động nhỏ mỗi ngày và những quyết định qua đó, cùng với hành động của triệu triệu người khác trên thế giới, có thể thay đổi bộ mặt thế giới. Đây chính là niềm xác tín của Mẹ Terexa Calcutta, một niềm xác tín được xây dựng trên niềm tin là: bất cứ nghĩa cử nào, dù nhỏ bé đến đâu, được làm cho tha nhân cũng chính là làm cho Đấng Cứu Thế.

Tôi đặc biệt nghĩ đến người nữ tu được trao tặng Giải Nobel Hòa bình năm 1979 này mỗi lần nhìn thấy những gói quà Giáng Sinh được mang đến nhà thờ trong các ngày chúa nhựt Mùa Vọng. Năm nay, giáo xứ nơi tôi thường đi lễ sẽ gởi những món quà Giáng Sinh này đến những gia đình nghèo tại Mount Druit, miền Tây Sydney. Nhìn những gói quà với đủ mọi nhu yếu phẩm kèm theo được gói ghém cẩn thận, tôi đoán được rằng những người trao tặng muốn đặt vào đó tất cả tình thương của mình dành cho những người kém may mắn. Tôi chợt nhớ đến câu nói rất quen thuộc của Mẹ Têrêxa Calcutta: “Hãy làm một cái gì đẹp cho Thiên Chúa”. Đây là câu nói đã được ký giả người Anh Malcolm Muggeridge mượn làm tựa đề cho một cuốn sách để giới thiệu cho thế giới về Mẹ Têrêxa và công cuộc từ thiện của các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ thành lập. Hiện nay các nữ tu của Mẹ đang có mặt tại 123 nước trên thế giới. Họ ưu tiên phục vụ cho những người cùng khổ và những thành phần bị đẩy ra bên lề xã hội như các bệnh nhân phong cùi, những người mắc bệnh Aids.

“Triết lý” và chủ trương của Mẹ Têrêxa vẫn tiếp tục bị chỉ trích. Luận điệu quen thuộc vẫn là: Mẹ chỉ giúp cho người nghèo được sống cầm hơi chứ không nhỗ tận gốc rễ căn nguyên của sự nghèo đói. Chủ trương của Karl Marx và chủ nghĩa cộng sản thì hoàn toàn ngược lại: Họ chủ trương giải quyết tận căn nguyên. “Rằng hay thì thật là hay”. Nhưng rõ ràng cái thiên đường cộng sản chỉ là một thứ không tưởng mỵ dân bằng những chiếc bánh vẽ. Biết bao lần trong lịch sử đã chứng minh rằng con đường dẫn xuống hỏa ngục thường được lát toàn bằng những “thiện ý”! Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản đã bị quăng vào hố rác của lịch sử, nhưng những ý tưởng, chương trình và kế hoạch “vĩ đại” vẫn còn đó và những mục tiêu lớn được đề ra vẫn mãi mãi là những “chữ chết” trong các tuyên ngôn quốc tế. Một hành động nhỏ luôn vĩ đại hơn một lý thuyết hay ho.

Trong các thánh lễ Mùa Vọng bằng Anh ngữ, tôi thấy ở mỗi đầu thánh lễ, vị linh mục chủ tế có thắp lên một ngọn nến được đặt trên một vòng hoa. Tôi không rõ nguồn gốc của vòng hoa và việc đốt nến này. Đây có lẽ chỉ là truyền thống riêng của các dân tộc “Anglo Saxon”. Mùa Vọng ở các nước Tây phương thường cũng đã là Mùa Đông. Giữa mùa Đông lạnh lẽo, một ánh nến được đốt lên như để hâm nóng niềm hy vọng của con người. Giữa mùa giá rét, hoa của hy vọng vẫn có thể nở rộ.

Riêng với tôi, ý tưởng thường xuất hiện trong đầu tôi mỗi khi tham dự vào nghi thức đốt nến ở đầu thánh lễ vẫn là câu nói mà ông Peter Benenson, một luật sư người Anh sáng lập Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã nói tại một buổi lễ cử hành Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 1961: “Thà đốt lên một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối. ” (better to light one candle than to curse the darkness)

Mỗi khi gặp gỡ một ánh mắt nhìn thân thiện, tôi luôn cảm thấy như được sưởi ấm. Và tôi tin rằng ai cũng có cùng một cảm nhận tương tự từ những cử chỉ thân ái nhỏ nhặt từ người khác. Thực tình mà nói, ngọn nến không khó để thắp lên, vấn đề là tôi có đủ can đảm bỏ bớt thì giờ dành riêng cho mình để bước ra hòa mình và chia sẻ với người khác hay không.

Một Lễ Giáng Sinh trọn vẹn không thể không có thật nhiều những ngọn nến yêu thương như thế.
CHU THẬP( VL)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 2014(Xem: 20844)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10223)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 13031)
ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11278)
Một chính quyền không những tước đoạt tài sản, sự tư hữu của nhân dân, lại còn tước đoạt luôn cả quyền được tự bảo vệ của dân
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10022)
dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
29 Tháng Tám 2014(Xem: 11562)
Tên tù trong câu chuyện hẳn sẽ nể phục cái khoảnh khắc người đàn bà này đã làm nên.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 9274)
Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản
21 Tháng Tám 2014(Xem: 9907)
Phan Ái Minh, người bạn đa tài của tôi, và nhớ tới những vì sao sớm vụt tắt trên bầu trời tuổi thơ của chúng tôi thuở trước
19 Tháng Tám 2014(Xem: 15103)
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa.
14 Tháng Tám 2014(Xem: 10798)
Mai chưa hề đọc thánh kinh, nhưng nàng đã biết chọn chỗ ngồi thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 10426)
Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10016)
Dân tôi đang cùng Việt Khang đặt bước chân mình trên con đường dẫn tới những ngày vinh quang cho quê mẹ./.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 10472)
ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11222)
không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 13290)
Kẻ thù còn đó mà nhiệm vụ cứu quốc chưa hoàn thành thì lòng nào đành đoạn dứt bỏ "huynh đệ chi binh".
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 9937)
Ruộng đồng lúa mọc lơ thơ Máu pha nước mắt ngập bờ tre xanh!
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 8994)
“hạnh phúc – nhỏ nhoi so với nỗi đau ngút ngàn phải trải qua”
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 11578)
Nhà “ngoại cảm” đã đem theo bí mật xuống đáy mồ.
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 11492)
Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
22 Tháng Năm 2014(Xem: 11537)
Sắc không sao ngăn nổi mấy giọt nước mắt từ từ lăn xuống, quyện với mồ hôi làm lưỡi anh mặn chát.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 9728)
Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ”
03 Tháng Năm 2014(Xem: 10441)
Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 10243)
Thân xác em như chiếc lá thu ngoài sân trại tỵ nạn Sikiew ngày nào, đang hòa tan vào trong lòng đất
25 Tháng Tư 2014(Xem: 13000)
Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng đội cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây
24 Tháng Tư 2014(Xem: 11974)
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
12 Tháng Tư 2014(Xem: 9192)
Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản.
02 Tháng Tư 2014(Xem: 17214)
Chúng tôi không còn là chúng tôi nữa, chỉ vì chúng tôi là chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ miền Nam tự do,
01 Tháng Tư 2014(Xem: 12359)
Nào ngờ đồng bào đi trước, giặc cướp trộn trấu theo sau, vì dĩ nhiên "lòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của những người anh em Trâu Điên tách bầy
31 Tháng Ba 2014(Xem: 9763)
Trong những giấc mơ đôi lúc tôi thấy ba thằng chúng tôi nằm bên nhau, ngâm nga thơ phú trên ngọn đồi có nhiều tảng đá, một bên là núi một bên là biển, giữa bầu trời vằng vặc trăng sao
29 Tháng Ba 2014(Xem: 11512)
Chúng ta phải cố gắng hết sức mình, bằng tất cả nghị lực, để xoá tan khoảng cách của hận thù, để trái tim lên tiếng tình thương !
27 Tháng Ba 2014(Xem: 10723)
Trong lịch sử dân tộc ta, dường như chưa có thời kỳ nào mà số phận của nhiều người con gái, phụ nữ Việt Nam lại bi thương rẻ rúng như bây giờ.
25 Tháng Ba 2014(Xem: 12418)
Các ông suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay cộng sản.
24 Tháng Ba 2014(Xem: 13037)
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc
21 Tháng Ba 2014(Xem: 10607)
Phần lớn con trai có tánh này nhiều hơn. Chúng mang mầm bệnh tâm lý về sự ẩn ức dục tính.”
09 Tháng Ba 2014(Xem: 10101)
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10667)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười !
05 Tháng Ba 2014(Xem: 8589)
Chung vui với nước Úc chăng? Chắc phải làm thế, vì bà ra đi là quốc gia rất tử tế này bớt đi được một người thù ghét nước Úc.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9213)
Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9709)
Hay họ chỉ cần một vòng tay, một tình thương yêu của người vợ, người con, người mẹ mà họ bật lên những tiếng kêu đó, để gọi bà vào?
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11886)
Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie.Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...
25 Tháng Hai 2014(Xem: 9801)
Nên hãy quên ngay những mất mát, hãy trân trọng giữ gìn những cái được rất đáng quý, đừng để nó trôi tuột khỏi tầm tay
24 Tháng Hai 2014(Xem: 11746)
Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
22 Tháng Hai 2014(Xem: 10109)
lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .
18 Tháng Hai 2014(Xem: 11962)
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ. Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 10865)
Trong khi người ta thành khẩn dúi tiền vào tay Phật, thì lại vô cùng thờ ơ với hàng dài người ăn xin ngồi ngay lối đi vào chùa. Cái nghịch cảnh ấy vô tư diễn ra trước nơi được coi là Thánh Thiện.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 10946)
Tôi chỉ có một ước muốn khiêm nhường là làm sao nói lên được lòng yêu nước và cố giữ đúng phong thái của một Sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 10814)
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
01 Tháng Hai 2014(Xem: 10284)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10266)
nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.
28 Tháng Giêng 2014(Xem: 9401)
Nhưng điều này bây giờ đâu còn có ý nghĩa gì khi Ngộ đã thực sự bước ra khỏi đám mây mù quá khứ. Tất cả như đã cuốn theo dòng nước chảy qua cầu.