7:33 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Chuyện Giáng Sinh, Chuyện thường ngày- Chu Thập

25 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 18112)

Chuyện Giáng Sinh,

Chuyện thường ngày

Chu Thập

 Giáng Sinh là Ngày Lễ có nhiều chuyện để kể cho nhau nghe nhứt. Với một lịch sử kéo dài hơn hai ngàn năm, những câu chuyện xoay quanh Lễ Giáng sinh đã được tích lũy nhiều đến nỗi có thể gom thành một pho sách dày. Tuy nhiên, cái hay của những câu chuyện Giáng sinh là người ta có thể kể đi kể lại và nghe đi nghe lại hoài mà không thấy chán. Năm nay, tôi lại “thu thập” thêm một câu chuyện khác cho cái “kho” của tôi. Câu chuyện thật cảm động. Tôi thấy cần phải chia sẻ với mọi người...

Một vị mục sư mới ra trường được Giáo hội bổ nhiệm về một giáo xứ nhỏ tại Brooklyn, ngoại ô New York, Hoa kỳ. Sứ mệnh được giao phó là làm sống lại một giáo xứ đã chết. Vị mục sư và người vợ cảm thấy rất phấn khởi với sứ vụ mới. Nhưng khi nhận ra tình trạng xuống cấp của ngôi thánh đường, ông cảm thấy lo ngại, bởi vì chỉ còn hai tháng nữa là đến Lễ Giáng Sinh. Hai vợ chồng vị mục sư liền bắt tay vào công việc sửa chữa và dự trù sẽ cử hành buổi thờ phượng đầu tiên vào Đêm Giáng Sinh.

Tường nhà thờ được sơn quét lại. Bàn ghế được đóng lại. Công việc xem như hoàn tất vào ngày 18 tháng 12. Nhưng sang ngày 19, một cơn giông bão dữ dội từ đâu thổi đến và kéo dài hai ngày. Ngày 21, khi cơn bão qua đi, vị mục sư liền đi rảo xung quanh nhà thờ để xem xét tình hình. Tim ông muốn rụng rời khi ông nhận thấy mái nhà thờ bị dột, nước mưa đã xói mòn và tạo ra một lỗ lớn trên bức tường phía sau cung thánh.

Một lần nữa, vị mục sư lại bắt tay ngay vào việc dọn dẹp bên trong ngôi thánh đường. Nhưng tình trạng này không cho phép cử hành phụng tự cho nên ông đành ra thông cáo hoãn lại Lễ Đêm. Ra khỏi nhà thờ, thấy dân địa phương tổ chức một hội chợ từ thiện, ông liền ghé vào. Đập vào mắt ông tức khắc là một tấm khăn trải bàn lớn màu ngà được thêu bằng tay rất đẹp. Ở giữa tấm khăn có hình một Thánh Giá. Tấm khăn lại vừa đủ kích thước để che cái lỗ hổng phía sau cung thánh. Ông liền mua tấm khăn và mang về nhà thờ.

Tuyết bắt đầu rơi. Từ trong nhà thờ, ông thấy một lão bà cố băng qua đường để bắt chuyến xe buýt ở trạm đối diện với nhà thờ. Nhưng bà đã lỡ chuyến xe. Vị mục sư liền mời bà vào nhà thờ để trú lạnh trong khi chờ đợi chuyến xe kế tiếp sẽ đến trong 45 phút nữa. Bà ngồi vào ghế mà chẳng buồn chú ý đến công việc của vị mục sư. Ông đang bắc thang để treo chiếc khăn trải bàn lên bức tường bị lủng lỗ. Thật ngạc nhiên, tấm khăn bàn không những che được cái lỗ hổng mà còn làm cho cả ngôi thánh đường đẹp hẳn ra.

Một lúc sau, ông thấy bà bỗng rời khỏi ghế và tiến về phía cung thánh. Sau một lúc gần như bất động trước tấm khăn, lão bà lên tiếng hỏi: “Thưa mục sư, làm sao mục sư có được tấm khăn trải bàn này?” Ông liền giải thích cho bà nghe là ông vừa mới mua được trong hội chợ bên cạnh. Bà nhờ ông xem ở góc phải của tấm khăn có ba chữ “EBG” không. Vị mục sư nhìn kỹ vào tấm khăn và gật đầu. Đây chính là ba chữ viết tắt mà bà đã thêu lên tấm khăn này.

Bà cho biết: trước Đệ Nhị thế chiến, vợ chồng bà có một cuộc sống hạnh phúc tại Áo. Nhưng khi Đức quốc xã xâm chiến Áo quốc, họ bị buộc phải ra đi. Bà đi trước và chồng bà hứa sẽ gặp lại bà một tuần sau. Nhưng ông đã bị bắt giữ, giam tù và hai vợ chồng đã chẳng bao giờ gặp lại nhau suốt 35 năm qua.

Nghe xong câu chuyện, vị mục sư muốn tặng lại cho bà tấm khăn. Nhưng bà xin ông cứ giữ lại cho nhà thờ. Không biết làm gì để cám ơn lão bà, vị mục sư xin phép được chở bà về nhà. Nhà bà ở phía bên kia của đảo Staten Island. Bà chỉ đến Brooklyn một ngày để phụ giúp việc nhà cho một gia đình giàu có.

Nhờ tấm khăn trải bàn đó, Lễ Giáng Sinh đã được cử hành như dự định. Ngôi nhà thờ nhỏ chật ních người. Mọi người đã có một buổi phụng vụ sốt sắng. Sau lễ, vị mục sư và vợ ông đi chúc mừng Giáng Sinh từng người. Rồi ai nấy lần lượt ra về. Nhưng ở cuối nhà thờ, vẫn còn một cụ già ngồi nán lại. Mắt ông không rời khỏi tấm khăn trải bàn được treo phía sau cung thánh. Chờ cho mọi người ra về hết, cụ ông mới tiến đến hỏi vị mục sư làm sao ông có được bức khăn này, bởi vì nó giống y chang với tấm khăn trải bàn mà vợ ông đã thêu cách đây 35 năm, lúc còn bên Áo. Cụ già cứ mãi thắc mắc: sao lại có hai tấm khăn giống nhau như đúc như vậy. Ông cũng kể cho vị mục sư rằng khi Đức quốc xã xâm chiếm nước Áo, ông đã buộc vợ ông phải đi trốn và hứa sẽ đi theo bà. Nhưng sau đó, ông bị bắt và giam tù. Ông đã không thể trở về nhà và cũng chẳng gặp lại vợ mình suốt 35 năm nay.

Nghe xong câu chuyện, vị mục sư hỏi cụ già có muốn được ông chở đi một vòng không. Ông đưa cụ đến đảo Staten Island và đến trước ngôi nhà nơi ông đã từng đưa cụ bà về cách đó ba ngày. Ông giúp cụ leo lên căn hộ của cụ bà và gõ cửa.

Câu chuyện Giáng sinh đã kết thúc ở đó: sau 35 năm xa cách, nhờ một tấm khăn trải bàn và tấm lòng của vị mục sư, hai vợ chồng lưu lạc nơi đất khách quê người đã được đoàn tụ.

 

Lễ Giáng Sinh thường được kể như một câu chuyện thần tiên. Và dĩ nhiên, cũng như mọi câu chuyện thần tiên, Lễ Giáng sinh dễ được thi vị hóa. Chúa Giêsu đã chào đời trong Ánh Sáng rực rỡ của Đêm Belem. Trong máng cỏ có súc vật quì thở mang lại hơi ấm. Trên không trung có tiếng đàn ca của các thiên sứ. Câu chuyện ấy lại càng trở nên huyền hoặc hơn với hình ảnh của Santa Claus hay ông Già Noel mỗi năm từ một xứ tuyết xa xôi nào đó ở Bắc Cực cỡi chiếc xe được kéo bởi một bầy sơn dương mang đến vô số quà tặng cho trẻ con và người lớn. Câu chuyện Giáng Sinh lại càng thơ mộng hơn với Cây Thông đầy tuyết và những ngôi sao lấp lánh mọc lên khắp nơi.

Khung cảnh mộng mơ và lãng mạn ấy dễ làm cho người ta quên đi cái thực tế rất là “đời thường” của Giáng Sinh. Hãy thử tưởng tượng nỗi lo lắng của cặp vợ chồng trẻ nghèo phải vất vả tìm một chỗ qua đêm ở chốn xa lạ mà chẳng được ai mở cửa đón tiếp. Hãy thử tưởng tượng cái cảnh dơ bẩn và hôi thối của một chuồng súc vật. Chính đó là nơi mà người vợ buộc lòng cho đứa con của mình chào đời! Chính trong khung cảnh đó mà một trẻ thơ được sinh ra và bầu khí ấm cúng của gia đình được thành hình. Khung cảnh ấy, dù sang giàu hay nghèo hèn, cũng đều giống nhau bởi vì đó là thực tế của cuộc sống.

Như vậy, câu chuyện Giáng Sinh thiết yếu cũng là câu chuyện hàng ngày trong cuộc sống con người. Có vất vả, sầu đau. Có lo lắng, vui mừng. Có chia cách, đoàn tụ.

Câu chuyện đoàn tụ của cặp vợ chồng già trong đêm Giáng Sinh được kể lại trên đây là tiêu biểu của vô số những chia ly, cách trở, mong đợi, tìm kiếm và đoàn tụ trong cuộc sống con người. Như tấm khăn trải bàn của cụ bà, câu chuyện được dệt lên từ nhiều tình tiết vốn cũng là chuyện mỗi ngày: ngôi nhà thờ xuống cấp vì vắng người, nỗ lực hy sinh của vợ chồng vị mục sư trong những ngày chuẩn bị Lễ Giáng Sinh, phiên chợ từ thiện với trăm thứ lỉnh kỉnh được mang ra bán với hy vọng góp một tay vào việc giúp đỡ những người túng thiếu, một cụ bà lỡ chuyến xe buýt được mời vào bên trong nhà thờ để sưởi ấm, một cụ ông đơn chiếc được chở đi một vòng trong đêm Giáng Sinh...Cuộc hội ngộ bất ngờ và kỳ thú là đỉnh điểm và hội tụ của những chuyện “đời thường” ấy.

Chuyện Giáng sinh là chuyện thường ngày đã trở thành bất tử, cho nên bất cứ điều gì được nhìn trong Ánh Sáng của Giáng Sinh cũng trở thành bất tử. Chẳng có bài thánh ca nào đơn giản về âm nhạc lẫn ca từ cho bằng bài “Silent Night” (Đêm thánh vô cùng). Vậy mà bao lâu trên trái đất này còn có lễ Giáng Sinh thì chắc chắn mọi người trên thế giới, nếu không lắng nghe thì cũng cất hát lên bài thánh ca này. Riêng với người công giáo Việt nam thì, dù có lưu lạc ở đâu, bao lâu còn mừng lễ Giáng Sinh, ngay cả giữa mùa hè nóng chảy lửa như ở Úc đại lợi, bài thánh ca “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” vẫn mãi mãi được hát lên. Giáng Sinh đã làm cho những cái đơn sơ nhứt trở thành bất tử.

Trọng tâm của Lễ Giáng Sinh là một “Trẻ Thơ”. Từ ngàn xưa, một vị ngôn sứ của dân tộc Israel đã loan báo “Một Trẻ Thơ đã được ban tặng cho chúng ta”. Đây cũng chính là điều được thiên sứ lập lại trong đêm Giáng Sinh: “Ta báo cho các ngươi một tin vui: một hài nhi đã chào đời”. Dù tin hay không, đã mừng Giáng Sinh thì ít nhứt cũng phải tin có một Em Bé đã chào đời. Em Bé ấy đã được ban tặng cho con người để, như lời dạy của chính Chúa Giêsu, con người cũng phải trở nên như em bé để được vào Nước Trời.

Trong văn hóa nào, trẻ thơ cũng luôn là biểu tượng của hồn nhiên, trong trắng, ngây thơ. Không có trẻ thơ, ai sẽ nhắc nhở chúng ta về sự hiện hữu của Ông Già Noel, của sự tử tế, tấm lòng quảng đại, vị tha và chia sẻ. Không có trẻ thơ, ai sẽ mở mắt chúng ta để không ngừng biết ngạc nhiên và ngây ngất trước những điều kỳ diệu của cuộc sống.

Mỗi năm, lễ Giáng Sinh trở về để đánh thức Em Bé trong mỗi người chúng ta. Với em bé ấy, chúng ta sẽ tiếp tục tiến bước trong cuộc sống với đôi mắt lúc nào cũng mở lớn để chiêm ngưỡng những điều vĩ đại trong thực tế của cuộc sống mỗi ngày. Văn hào Pháp Marcel Proust đã từng nói “cuộc thám hiểm thật sự không phải là tìm kiếm những vùng đất mới, mà chính là có được đôi mắt mới.” (trích trong “The Power of Small” của Linda Kaplan và Robin Koval)

 

Mỗi ngày, tôi đã thử làm cuộc “thám hiểm” đó trong khu vườn nhỏ sau nhà tôi. Cố gắng nhìn thiên nhiên bằng “đôi mắt mới”, mỗi ngày tôi khám phá ra không biết bao nhiêu điều mới lạ. Tôi hiểu được tâm trạng hơi “bất thường”, nếu không nói là thật “trẻ con” của ông bạn tôi: chuẩn bị về hưu, ông khệ nệ “rước” một tổ ong về nuôi thử. Định nếu khấm khá sẽ nuôi thêm để có chút tiền đi du lịch. Những ngày đầu tiên, đã 9-10 giờ tối mà bạn tôi vẫn hăm hở đốt đèn lên, lò mò ra tổ ong để gọi là “chiêm ngắm” những điều kỳ thú trong xã hội loài ong.

Có những ngày, tôi cũng đã từng đứng hàng giờ như thế để ngắm cá bơi, ngắm bông hoa và cây trái trong vườn. Đọc sách có thể chán. Viết lách có thể cạn ý. Nhưng tôi có thể đứng “thừ người” trước thiên nhiên mà không thấy mỏi mệt. 

“Đứa trẻ” trong tôi không những cho tôi những giây phút “ngất ngây” trước thiên nhiên, mà cũng mời gọi tôi luôn trong tư thế sẵn sàng để nhận ra bao điều kỳ diệu trong cuộc sống mỗi ngày, nhứt là trong những quan hệ và gặp gỡ với người khác. Cái lý trí hẹp hòi, dễ có thành kiến và thiển cận của tôi không thể nào hiểu được cái thế giới đầy bí ẩn của bất cứ người nào tôi gặp gỡ. Tôi chỉ có thể cố gắng đi vào đó bằng ánh mắt “chiêm ngắm” và nhứt là cảm thông và tha thứ.

Sinh ra trong một gia đình công giáo, tôi đã từng nghe nói đến ông Già Noel. Từ lúc nhỏ cho đến giờ, tôi chưa từng được ông Già Noel nào chiếu cố đến. Tôi cũng chưa bao giờ mơ hay mong được ông Già Noel đêm đêm lén bỏ quà vào chiếc vớ đặt ở cuối giường. Vả lại, suốt tuổi thơ, tôi chỉ biết đi chân đất thì làm gì có vớ để ông Già Noel cho quà vào đó. Vậy mà bây giờ, khi bắt đầu bước từng bước mỏi mệt xuống bên kia đồi của cuộc sống, tôi lại tin có ông Già Noel. Nhờ ông mà tôi luôn cố gắng để mở to đôi mắt trẻ thơ hầu nhận ra Ánh Sáng hy vọng, vui tươi và an bình trong cuộc sống “đời thường” mỗi ngày. Tôi thấy có lẽ ông già Noel là người hạnh phúc nhứt trên đời này, vì lẽ ông được nhìn thấy bao nhiêu giọt lệ sung sướng của người khác. Vì vậy, tôi cũng muốn “nhập vai” của ông mỗi khi có thể. Nhìn người khác vui vì một cử chỉ nhỏ của mình là một phần thưởng lớn nhứt cho tôi.

Có thể nói: “Một câu chuyện đời thường tuyệt diệu không nhứt thiết phải là một câu chuyện mới lạ, mà chính là câu chuyện tầm thường với một kết cục “có hậu”.

Không ai có thể viết nên câu chuyện đời cho người khác nhưng vẫn có thể góp phần đưa đến có một kết thúc “có hậu” tốt đẹp như những câu chuyện Giáng sinh.

 Chu Thập

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2011(Xem: 18453)
Rải tro theo gió... trên đỉnh đèo Hải Vân... ý nguyện của người đã khuất gợi lên trong tôi hình ảnh vừa bi hùng lại vừa lãng mạn, như là sự kết hợp tuyệt vời giữa mối tình của viên dũng tướng với cô con gái đầu lòng của nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.
27 Tháng Tư 2011(Xem: 19595)
Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »
23 Tháng Tư 2011(Xem: 18044)
Tôi ngồi đó để tưởng nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của tôi. Tôi để hình tôi trên bàn thờ là coi như mình đã chết theo với nước Việt Nam Cộng Hòa của tôi. Tôi chỉ sống lây lất, lo nhang khói cho đồng đội, cho cha mẹ, vợ con
03 Tháng Tư 2011(Xem: 19705)
Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc... đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.... *
23 Tháng Ba 2011(Xem: 20141)
tưởng đã được giải quyết, phân tán người Việt Nam tỵ nạn trên nước Mỹ, nhưng không ngờ Xe đò Hoàng đơn thân độc mã mỗi ngày một chuyến kéo hai thành phố đông dân cư Việt Nam lại càng gần với nhau hơn nữa.
21 Tháng Hai 2011(Xem: 19845)
Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18519)
Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ' Bầu bí một giàn'
04 Tháng Hai 2011(Xem: 19466)
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
02 Tháng Hai 2011(Xem: 21370)
Hương thơm của gạo, vị ngọt của cơm lẩn với cát sạn tựa như cuộc đời của những quân nhân QLVNCH nói chung, SVSQTĐ nói riêng đã tự hào vào ngày mãn khóa sau mấy tháng quân trường mồ hôi thử thách đó là hương thơm của gạo. Để rồi chuẩn bị dấn thân vào cuộc đời đầy gian khổ hiểm nguy sống chết khó lường
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 21001)
Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt.
21 Tháng Giêng 2011(Xem: 19746)
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
16 Tháng Giêng 2011(Xem: 20190)
Thành phố lên đèn, tôi vật vờ vô định thoáng nghe bên tai tiếng dương cầm giai điệu bản "Giao hưởng số chin, cung rê thứ" của L.V. Beethoven mà tôi học ngày nào. Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết - quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 21897)
Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du ...
07 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20711)
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lông hồng.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21722)
Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một tình yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc – suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện trò điều này với người trong nhà… – càng khiến dư luận nghĩ vậy.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20172)
Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho "ra đi trong vòng trật tự" sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được ở trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 20952)
Một câu chuyện thật dí dỏm. Câu chuyện phần nào đã gợi nhớ đến một quảng đời thơ ấu thật êm đềm, hoa bướm ở vùng quê . Phải chi không có biến cố tháng tư 75, cuộc sống của những người dân miền nam hiền hòa chắc chắn là mãi mãi thanh bình, thịnh vượng, và an lành như tác giả "Lấy vợ miền quê" đã mô tả rất chân thật trong câu chuyện
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19293)
Bây giờ, nhìn chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú: “Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”
08 Tháng Mười 2010(Xem: 20145)
Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nhìn núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa...
08 Tháng Mười 2010(Xem: 21878)
Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi. Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút... Sống sao cho đáng sống mới là việc khó. Đời là vô thường!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 27853)
Kính nguyện cầu Đấng Thiên Thựợng Đế tối cao và Hồn thiêng sông núi phù hộ cho toàn dân Việt sớm có ngày "đắc lộ thanh vân", đưa nước Việt lên đỉnh đài vinh quang thịnh trị ngàn đời.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 22594)
Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18795)
Tháng 8-1999, tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn. Trên ngăn kệ cao của closet, người mướn trước để sót lại một xấp “hồi ký” dầy 27 trang viết tay. Đêm đầu tiên ở phòng trọ mới, tôi đọc đoạn “hồi ký” bi hùng đó với nỗi niềm thương cảm không tả xiết: Thương cảm cho một danh tướng trong bước đường cùng của vận nước đen tối; thương cảm cho phu nhân và 2 người con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ, có lẽ là Chánh Văn Phòng của vị tướng anh hùng, tức tác giả của đoạn “hồi ký” nầy.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19615)
Lần nầy, bà Hoa quyết định tự tay đem hộp tro xương ông chồng về tận Việt Nam. Bà sợ thất lạc thêm lần nữa, thì tấm lòng hoài.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 23160)
Người chết lâu rồi , người còn ở lại Từ cuối chân mây đêm bấc lạnh lùng Ngày hiển thánh cả giống nòi mong mỏi Của những linh hồn hữu thủy hữu chung
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19698)
Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!!
06 Tháng Mười 2010(Xem: 21552)
Cổ nhân cũng đã có câu “ngu si hưởng thái bình”, hay là ta cứ an phận thủ thường, con gái thì mong trời sinh ra đừng quá đẹp, con trai thì đừng có quá tài ba. Còn giàu có bạc muôn không ham, chỉ mong đừng chạy gạo từng ngày. Cứ làng nhàng là xong, không ai thèm muốn, đố kỵ, ganh ghét, nghĩ chuyện đời: “Giàu như người ta cơm ngày ba bữa, đói như mình đây cũng đỏ lửa ba lần.”
05 Tháng Mười 2010(Xem: 19470)
hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.