7:25 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG - LÊ DINH

29 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 21056)

gayong-large-content

Tôi không biết chính xác nguyên thủy “ Hồ Chủ tịch sống mãi trong quần chúng” như thế nào, nhưng từ năm 1975, tôi đã bắt đầu nghe khẩu hiệu châm biếm ” Hồ Chủ tịch sống mãi trong quần chúng ta” rồi Tiếng Việt chúng ta thật hay vô cùng, chỉ cần bớt một chữ hoặc thêm một chữ, ý nghĩa trái ngược khôn lường. Chỉ cần thêm có mỗi chữ “ta” vào cuối khẩu hiệu ca tụng Hồ Chí Minh mà thành ra muôn đời HCM ở mãi trong đáy quần của mọi người. Gậy ông đập lưng ông, khẩu hiệu CS đưa ra để rồi đập lại CS

Đó là về khẩu hiệu. Trong bài viết này, tôi chỉ nói đến lãnh vực âm nhạc thôi. Từ giữa tháng 6 năm 1975, CS bắt đầu tiêu diệt văn hóa của VNCH của chúng ta. Không biết từ đâu, bỗng một chiều giữa đêm tháng 6-1975, có tin truyền miệng nói rằng tối nay, công an sẽ đi lùng xét từng nhà, nhà nào còn cất giữ sách báo cũ, bài hát, băng nhạc cũ, dù là tiếng việt hay tiếng ngoại quốc... những thứ mà chúng gọi là “ văn hóa đồi trụy” này sẽ bị tịch thu và chủ nhà bị trừng phạt bằng cách đưa đi vùng kinh tế mới. Báo hại đêm đó, cả thành phố Saigon – Chợ Lớn và vùng ngoại ô, khói lên như cháy nhà, người người, nhà nhà đem sách báo cũ, tiếng Việt, tiếng ngoại quốc, sách khảo cứu, tự điển, bản nhạc, băng nhạc... ra thiêu hủy tất cả.

gayong1-large-contentgayong2-large-content

Rồi chẳng bao lâu sau đó, lệnh cấm trình bày những ca khúc được viết trước 1975, dù là thuộc loại quê hương hay tình cảm, đều bị coi như là quốc cấm. Chúng gọi đó là “ nhạc vàng” theo nghĩa của chúng là nhạc vàng vọt, yếu đuối, ủy mị, bệnh hoạn. Còn loại nhạc mà chúng gọi là “ nhạc phản động” nghĩa là nhạc chống CS, ca ngợi quân nhân, đề cao anh hùng chiến sĩ quốc gia trước đây, thì đương nhiên chúng còn “ chiếu cố” nhiều hơn nữa. Thay vào đó, chúng ta nghe ra rả suốt ngày, ồn ào trên đài phát thanh, trên loa phóng thanh phường khóm, những bài “ Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “ Cô gái vót chông”..., được tru tréo, eo éo suốt ngày không ngừng, nghe thật đinh tai, nhức óc.

gayong3-large-content

“ Nhạc Vàng”  đã thực sự chết từ dạo đó. Trên đài phát thanh cũng như trên sân khấu các buổi nhạc hội lại xuất hiện một loại nhạc lạ lùng, nhạc không ra nhạc, âm điệu thì dù cố gắng nhớ cũng không nhớ nổi một đoạn ngắn, thể điệu thì cà tưng cà tưng, bắt chước Âu Mỹ, còn lời ca thì không biết nói cái gì, mà văn chương thì cỡ lớp ba trường làng. Hãy tưởng tượng khi nghe lời ca “ Dậy đi mua đồ nấu canh chua, về cho ba mầy bửa cơm trưa...” trong âm nhạc, thì quý vị nghĩ sao? Thỉnh thoảng cũng có vài bài thuộc loại kha khá, nhưng không hợp chút nào với thính giả ở phân nửa bên này đất nước, vì những bài đó ca tụng một cái gì đó mơ hồ, xa xôi ở miền Bắc, nơi Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, nơi Hà Nội trở gió, sào huyệt của quân cướp nước, nơi xuất phát đánh chiếm miền Nam cho nên những bài hát loại này không có cảm tình đối với người dân miền Nam.

Trong việc sản xuất CD, DVD cũng đầy dẫy loại nhạc của,một số khá đông nhạc sĩ trẻ sáng tác, nhưng một số viết câu nhạc chưa chỉnh, yếu kém về kỷ thuật, còn lời ca thì ấu trỉ. Trên sân khấu cũng vậy, ca sĩ, nhất là nữ ca sĩ, thì chỉ cần đẹp đẹp, ăn mặc hở hang, miệng thì gào thét, la hét cái gì cũng được, bởi vì dân chúng có nghe hát đâu mà họ chỉ xem thôi. Một số có lẽ cũng nhận thức được sự không tạo ra âm điệu hay êm tai nên “cọp” luôn những bài hát ngoại quốc nỗi tiếng Á châu, của Nhật, của Tàu, của Hong Kong, của Đại Hàn - thậm chí lấy luôn nhạc của phương Tây – viết lời Việt vào và làm của riêng mình. Nhưng người ta biết ngay đó là đạo nhạc. Dần dần, người dân thờ ơ với loại nhạc sinh sau đẻ muộn, thiếu ngày thiếu tháng này cho nên bẵng đi một thời gian, tân nhạc VN ở trong nước lừ đừ, mệt mỏi, lắng đọng. Nhưng thiếu gì thì còn có thể thiếu được, chứ món ăn tinh thần cần thiết này thì không thể thiếu.

Những con buôn văn nghệ trong nước bèn nghĩ tới những ca khúc của thời trước 1975, thuộc loại tiền chiến, quê hương hay vô thưởng vô phạt, đem ra thu thanh lại sản xuất CD, DVD để phổ biến và để...kiếm tiền. Rượu cũ mà bình mới. Đương nhiên, loại nhạc này không cần quảng cáo cũng được đa số người dân –dù cũ, nghĩa là sống ở miền Nam từ trước, hay mới, nghĩa là từ miền Bắc mới vào – cũng đều ưa thích. Đây cũng là một cách giải quyết tạm thời cho sự thiếu thốn, để bù đắp món ăn tinh thần trong giai đoạn này.

Nhưng nói tới văn nghệ là phải nói tới sáng tạo, dù là trong lãnh vực nào. Trong âm nhạc cũng vậy, không lẽ chỉ có bấy nhiêu đó thôi và những con buôn âm nhạc là những người nhạy bén, đi đầu trong việc kiếm tiền bằng âm nhạc,mới tìm cách xoay chiều, đổi mới. Không biết họ chạy chọt, “ biết phải quấy” thế nào mà chúng ta thấy từ từ những bài nhạc cũ, trước 1975, xuất hiện. Ban đầu là những bài ca tụng quê hương, rồi dần dần đến những bài tình cảm, do nhạc sĩ miền Nam trước 1975 sáng tác.”Nhạc vàng” bắt đầu chuyển mình thức giấc. Rồi, theo đà đó, những ca khúc khác của miền Nam Việt Nam được viết trước 1975, đều tái xuất hiện trên CD, DVD, trong những chương trình đại nhạc hội. Có điều thật tréo cẵng ngỗng là cả những bài ca ngợi quân lực VNCH trước đây hay những bài dù có đả kích CS đôi chút, cũng được đem ra trình bày lại tuốt luột. (Cơ quan kiểm duyệt những bài hát này khôngbiết ở đâu? )

gayong4-large-content

Những ca sĩ xuất xứ từ trong nước, sau 1975, hát hoài những bài hát của những nhạc sĩ sau 1975 cũng dần dần không còn rầm rộ như trước nữa. Dân chúng cũng lơ là theo thời gian. Lúc bấy giờ thời vàng son của những ca sĩ hải ngoại về nước – thời gọi là về nguồn của những ca sĩ ở hải ngoại – nối gót theo, anh trước em sau về VN hát và hát những bài cũ, được viết trước 1975. Những ca sĩ này được đón rước như những thượng khách trong làng âm nhạc và giá vé những đêm nhạc hội do họ tổ chức cũng vượt ra ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Nhưng thiên hạ vẫn nườm nượp kéo nhau đến xem dù giá có đắt bao nhiêu đi nữa. Và đến giai đoạn này là “ nhạc vàng” đã thật sự sống dậy và sống mạnh, sống hùng dũng hơn bao giờ hết. Thôi thì lần này hết còn “ văn hóa đồi trụy” nữa rồi, từ những ca khúc phản tuyên truyền, những ca khúc ca ngợi người lính VNCH (được sửa đổi vài chữ)... đều được đem ra xài và những người đem ca khúc này tới tai dân chúng bây giờ là ai? Là những ca sĩ ở hải ngoại đã trở về nước để... hát “ cho đồng bào tôi nghe”

gayong5-large-content

Xét đúng ra, những ca sĩ này, vừa là người có tội mà đồng thời cũng là người có công. Cái tội là họ phản bội thính giả hải ngoại. Ngày trước, họ sợ CS mà bỏ trốn CS, ra hải ngoại được đồng bào mến mộ, ủng hộ một thời gian dài, giúp họ làm nên sự nghiệp. Rồi bây giờ họ lại về, phản bội lại chính họ và họ quên công ơn những người đã yểm trợ họ. Nhưng, họ về với mục đích chính là để kiếm tiền thôi, chứ một trăm phần trăm là họ không để ý gì đến vấn đề “ chính chị, chính em” gì đâu? Đừng bảo họ thích Cộng sản, không họ chỉ thích tài sản thôi. Nhưng cái công của họ, nếu chúng ta nghĩ tới, thì rất lớn. Họ làm sống lại “ nhạc vàng”, từ “ vàng vọt” trở thành xanh biếc, tốt tươi, chiếm cả đất nước từ Nam chí Bắc và họ đã thật sự đá một cú đá thật” Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” ấu trỉ, hời hợt kia để thay vào đó bằng những sáng tác giá trị, để đời, thời nào cũng được người dân ưa thích. “ Gậy ông đập lưng ông” là đó. Người CS muốn giết chết nền tân nhạc của VNCH nhưng chính loại nhạc này lại đổ lên đầu họ.

Vậy chúng ta nên xét lại và nên cư xử công bằng. Người có tội đã đành, nhưng nhờ có công thì cái công đó của họ. Vì vậy tôi mong muốn cho những ca sĩ cũ trước 1975 – và những ca sĩ mới nổi tiếng sau này ở hải ngoại – Về VN nhiều nữa đi, để đem tiếng hát phóng khoáng gieo rắc khắp bốn phương trời VN, đè bẹp cái loại nhạc mẫu giáo “ Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” dị hợm đó đi và ca ngợi sự thật, cái hay, cái đẹp, những cái đứng đắn và cũng để đề cao tự do, bác ái, yêu thương, tình người... bàng bạc trong những sáng tác trước 1975.

Cần nhất là các bạn – nam nữ ca sĩ về VN – đừng tuyên bố tráo trở này nọ, nặng mùi bưng bô, lố bịch và tỏ ra vô ơn đối với đồng bào hải ngoại, đừng để mất liêm sĩ với mục đích lấy lòng CS, vô ích. Các bạn hát thì cứ hát, đừng có những lời giáo đầu xảo trá vô duyên. Đi VN hát để kiếm tiền thì cứ nói đi VN hát để kiếm tiền, có ai kết tội người làm việc kiếm tiền đâu ? Đừng có ba hoa chích chòe, nào là “ được hát giữa lòng dân tộc, giữa lòng đồng bào thân thương”, nào là “ bao nhiêu năm nay mới có ngày mong đợi này”, nào là “tôi về theo lời mời của cơ quan Unesco, để làm từ thiện”, nào là “ được phục vụ khán giả quê nhà bao giờ cũng là ước vọng cả đời”, nào là “quê hương ta sao ta lại không về”..., và còn nữa, khi hát ở hải ngoại, nữ thì mặc áo dài in hình cờ VNCH, nam thì mặc áo lính, còn về VN hát thì có những lời tuyên bố khó nghe, ngược với hành động của mình khi ở ngoại quốc. Nói xuôi cũng được mà làm ngược cũng hay.

Nếu người CS, ngay từ tháng tư năm 1975, tuyên bố cấm hát những bài nhạc nào đi ngược với chế độ thôi, còn những bài nào ca tụng quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu thì cứ để cho hát, đó là họ khôn ngoan. Đàng này họ gom lạo một đống, bảo đó là “ nhạc vàng, nhạc úa, nhạc héo” rồi cấm đoán tất cả, để rồi ngày nay, loại nhạc này bừng sống và sống mạnh lại thì có phải mất mặt hay không? Mà những người truyền bá loại nhạc này là ai? Đó là công lao của những nam nữ ca sĩ cũ của chúng ta, những người đã chịu bao búa rìu dư luận, để vì miếng cơm manh áo và vì không khéo léo, vì vô ý thức, bị mang tiếng, mang nỗi oan khuất, bởi những lời tuyên bố vô trách nhiệm để lấy lòng CS của những đồng nhiệp đi trước. Nếu CS khôn ngoan hơn, đừng có cho là nhạc vàng, nhạc tím gì cả, đừng cấm đoán một cách lố bịch loại nhạc trước 1975 thì ngày nay, họ đâu có bị gậy ông đập lưng ôngnhư vậy.

Tôi cũng muốn nói thêm điều này là dù cho ca sĩ ở hải ngoại có về VN hát, được đồng bào đón chào một cách nồng nhiệt thì cũng là lúc ban đầu thôi. Cái thuở ban đầu lưu luyến mà! Đồng bào chúng ta,nhất là những người miền Bắc, chỉ nghe tiếng chứ chưa bao giờ thấy mặt ca sĩ miền Nam trước 1975, nghe nói thì cũng hiếu kỳ cho nên mua vé – dù đắt đến đâu – đến xem một lần cho biết mặt. Rồi dần dần, cái gì cũng theo thời gian mà phai phôi, những anh chị này chỉ được mến chuộng lúc đầu, lâu ngày dài tháng cũng ế độ và cũng phải trở ra hải ngoại,để tìm một cuộc sống thoải mái, đáng sống hơn. Bao nhiêu người đi trước đã chứng minh việc này – họ vẫn biết vậy- nhưng vì họ là những người chưa về hát ở VN lần nào cho nên họ về cho biết và cũng để kiếm tiền, vì vậy, họ bị gán cho là cá mè một lứa, bị xếp chung là “ xướng ca vô loại”.

Vậy mới biết chúng ta có một gia tài âm nhạc thật giá trị, thật quý báu, không có gì có thể hủy diệt được. Cái gì có giá trị thì tồn tại lâu dài, sống mãi với thời gian. Vàng thiệt không sợ lửa.

Nhưng văn nghệ là phải luôn luôn đổi mới. Rồi phải có ca sĩ mới, sáng tác mới, được viết trong hoàn cảnh mới mà điều kiện là những tác phẩm phải xuất phát từ cảm hứng chân thật của những người có đầy đủ trình độ, có tâm hồn, có tự do suy nghĩ, trong khung cảnh yêu thương, trong tinh thần dân chủ, bình đẳng của nhân loài. Ngày mà nhạc sĩ sáng tác VN được tự do viết nhạc, ngày mà ca sĩ VN được tự do ca hát sẽ đến với chúng ta, vì không lẽ dân VN sống mãi trong đêm tăm tối dài vô tận. Trời chưa kịp sáng, nhưng vầng ô đã bắt đầu lố dạng ở chân trời.

LÊ DINH

02- 2012

Nguồn ledinh.ca

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20293)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10856)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12321)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10680)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14585)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11887)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29261)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10529)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10101)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10573)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10864)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10444)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12102)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9144)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11473)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15398)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10177)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14059)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11671)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11056)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10784)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10378)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11092)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9820)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9606)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13044)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8919)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17881)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12317)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9358)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102453)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10293)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10752)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10342)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12123)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10473)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9600)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8778)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10924)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27259)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10775)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10020)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11377)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11097)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11227)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.