6:07 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG

27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 19665)


CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG

blank

 Anh Đinh Văn Lại mù cả hai mắt

Những bước chân của người đàn ông mù loà bước như chao trên mặt đất. Đột nhiên, anh rẽ ngoặt, dò dẫm một chút rồi tự tin bước thêm hai bước nữa, đưa tay vào cánh cửa xe ô tô khách, giật mạnh cánh cửa. Anh tra chìa khoá vào ổ, nổ máy. Đoạn, anh giật luôn nắp máy xe, ghé tai nghe tiếng máy, gật gật đầu rồi gọi:” Cháu ạ. Lên đường thôi”. Người cháu ngồi vào vị trí tài xế, yên tâm vì chú của mình đã khẳng định máy nổ tốt. Hai chú cháu lên đường. Chiếc xe khách cũ 17 chỗ ngồi bắt đầu lăn bánh trên con đường núi cao chon von, bắt đầu cho chuyến xe khách như thường ngày: Lâm Hoá- Tân ấp.

Gãy mắt tuổi 17

Đinh Văn Lại gọi đôi mắt mù loà của mình là gãy.” Tui bị gãy mắt lúc 17 tuổi. Hôm đó, tui ở trong đội thuỷ lợi của xã. Tui nhận viêc nổ mìn phá đá để bà con đào kênh mương. Nhưng hôm đó không may. Mìn nổ trên tay. Ba ngón tay cụt. Đôi mắt từ đó mù loà. Cực ơi là cực. Anh biết không. Ngày nớ, hai người anh trai của tui mới hy sinh. Mạ tui đang khóc hết nước mắt, thì tui lại bị mù loà, rứa thì còn chi để nói nữa. Tui ra viện, lò mò về nhà, đi bên trái vấp cột nhà bên trái, đi bên phải vấp cột nhà bên phải. Tui ôm lấy mạ tui, khóc rồi nói, e con chết. Mạ tui nói, hai anh trai con hy sinh rồi, con chết nữa thì mạ sống mần chi. Nhưng sống chi khổ rứa mà sống được. Bây chừ khi mô trước mắt tui cũng đêm tối. Cảnh gia đình đã nghèo khổ, mạ tui cũng đã già yếu, tui mù loà, lại sống ở vùng quê xe tít trên non cao này, anh tính, người mắt sáng còn đói nhăn ra nữa huống hồ cảnh ngộ tui như ri. Thỉnh thoảng mạ tui thở dài” Tuổi mười 17 bẻ gãy sừng trâu, rứa mà con gãy mắt”. Nhưng gãy mắt, mù loà thì tui vẫn là tuổi 17. Tui khoẻ mạnh. Ngủ khoẻ, ăn khoẻ, cái chi trong người cũng khoẻ, chỉ có đôi mắt mù.Khoẻ rứa không lẽ để mạ tui nuôi báo cô. Mà lấy chi để nuôi? Tui ngồi ngoài sân nhiều ngày liền rồi quyết định đi buôn. Mạ tui hét lên: thằng ni điên, mù loà lại còn đi buôn. Tui tính rồi. Tui không điên. Tui goi thằng cháu 12 tuổi đến. Tui mượn bà con ít vốn liếng, rồi hai chú cháu lên đường. Tui cần đến chợ mô, thằng cháu dắt tay đến chợ đó. Đi bộ cả ngày. Chợ này mua cá khô, kim chỉ, giấy bút, bột canh, mắm ruốc, sang bán cho chợ xa hơn, lấy công làm lãi. Không ai hiểu được chuyện buôn bán của tui. Nhưng tui đã quyết rồi. Đã buôn thì phải có lãi. Công việc quen dần. Tui quen với công việc, quen với việc cầm những đồng tiền, quen với cả nhu cầu thị trường. Hàng năm trời hai chú cháu như hai kẻ hành khất, gồng gánh, mang vác hàng hoá, len lỏi vô đến tận từng nhà người ta bán. Ai mua chi cũng bán, mua một cái kim cũng bán, mua một tờ giấy cũng bán, một điếu thuốc lẻ cũng bán, bán hết. Buôn một lúc rồi có kinh nghiệm, rồi có vốn, rồi quen. Rứa mà sau mấy năm, tui đã tích cóp được chút vốn…Rứa là bắt đầu tự sống được…Rứa là tui không còn lo sợ chi đến đôi mắt gãy nữa…

blank

 Anh Lại lắp xe đạp thoăn thoắt

Trung tâm sản xuất xe đạp…lắp ráp

Tui phát hiện ra rằng, bà con mấy xã vùng núi của tui rất cần có cái xe đạp đi lại, nhưng giá xe đạp trên thị trường còn rất cao. Trên ni, bà con nghèo, kiếm được ngàn bạc cháy cả lưng áo, nên ai bán chi rẻ vài đồng là mua, đắt lên một đồng thôi mua. Tui tính. Nếu mua phụ tùng xe đạp về, lắp ráp thành xe đạp, bán, rẻ hơn giá xe đạp nguyên chiếc cả trăm ngàn, chắc là bà con mua. Rứa thì mần thôi. Tui mua khung xe, mua đầy đủ phụ tùng rồi bắt đầu thực tập việc lắp ráp xe. Ui chao nói rứa mà khó cực kỳ.Mắt sáng mà người ta còn chưa lắp được, mình mù, e không mần nỗi. Tui lắp chiếc thứ nhất. Thằng chàu đi thử. Được nửa vòng quanh làng nó về bảo, chú ơi, xe đạp chú lắp cứ bị rơi ra một số thứ, không biết là thứ chi. Tui cay đắng cười. Lắp ngu thì một số thứ phụ từng nó rơi ra chớ gì nữa. Tui mần lại. Mần đi mần lại. Mần cả đêm cả ngày. Rồi cuỗi cùng tui cũng xuất xưởng được chiếc đầu tiên. Bán rẻ. Có người mua ngay. Tui rút kinh nghiệm, họp với thằng cháu một buổi rút kinh nghiệm, lắp tiếp. Lắp đến đâu tui bán đến đó, bán chay như tôm tươi, bán có tháng được cả trăm chiếc. ở vùng quê tui nơi khỉ ho cò gáy này, có ai lắp ráp xe đạp đâu, mà lại rẻ, rứa là bán chạy, rứa là lãi, lãi lắm, mỗi tháng kiếm bạc triệu như chơi.Người ta đến đặt hàng mần không kịp. Họ đến, vừa ngó tui lắp xe như ngó tiết mục làm xiếc. Họ khen tui mù loà mà giỏi. Được khen lại mần ra được tiền, cái mũi tui khi mô cũng phổng lên, sướng. Tui làm lại nhà cho mạ, lại còn bán gạo, cá mắm, hàng xén trong nhà phục vụ cho cả xã. Mần ăn phát đạt lắm. Có hôm tui uống rượu say, tui ca cải lương, tui cười nói, tui ba hoa: Ai ở xã ni nhiều tiền bằng thằng mù tui? Ai? Không ai cả. Mạ tui sướng lắm, tự hào về con trai của mình nhưng cả ngày nhắc: Cưới vợ đi con ạ. Tui nói, con mù loà, ma nó lấy. Mạ tui im lặng”.

blank

 Chị Duyên giờ đã lớn tuổi vẫn còn lưu nhiều nét xinh xắn

Cưới vợ

Vợ chồng anh Lại ngồi trước mặt tôi, tủm tỉm cười, rủ rỉ kể chuyện họ đã thành vợ chồng như thế nào. Chị Duyên vợ anh Lạc rất đẹp. Thế là anh Lạc không những cưới được vợ mà con cưới được vợ đẹp. Chị Duyên kể:” Mới đầu anh Lạc lân la đến chơi, em sợ. Con gái như em, được coi là đẹp nhất xã, ai đời lại có con trai mù loà đến cưa kéo thì ngượng chết. Bọn thanh niên mắt sáng không biết răng vì nể anh Lại, sợ anh Lại hay thương anh Lại mà khi biết anh Lại đến tán tỉnh em, các anh ấy lùi xa hết, anh Lại tha hồ tán ngày tán đêm. Anh Lại cười:” Tui có biết o Duyên đẹp xấu như răng. Lần đầu tiên đến nhà o Duyên tui dắt thằng cháu theo để nó quan sát hộ xem o Duyên như răng. Ra về tui hỏi cháu tui: O Duyên như răng? Thằng cháu nói đẹp. Tui cáu, tao không cần đẹp, tao cần o Duyên như răng, có vú to không? Cháu tôi gật đầu nói vú to. Có mạnh khoẻ không? Có. Mông có nở không? Có. Mũi có cao không? Cao. Mắt có sáng không? Sáng. Chân có dài không? Dài. Mạ tui cáu: Mi hỏi chọn vợ như chọn trâu giống. Chớ răng nữa. Xã ni ai mà không phục tài tui chọn trâu bò giống. Chọn trâu bò giống được, chọn vợ được. Nghe cháu tui tả rứa là yên tâm. Tui lân la đến nhà o Duyên. Lân la nói chuyện, o Duyên thuận cho nói chuyện. Lân la cầm tay, o Duyên thuận cho cầm tay. Một hôm, tui liều kéo o Duyên lại, hôn vào má, vào mắt, vào môi, o Duyên cũng cho. Rứa là ưng nhau. Nhưng đến khi nhà tui mang thủ lợn, cau trầu đến xin cưới thì nhà o Duyên cương quyết từ chối, lấy ai thì lấy chứ không thể lấy cái thằng mù. Anh tính như rứa cực không?”. Chị Duyên mỉm cười:” Hôm nớ nhìn anh Lại dữ tợn lắm. Anh ấy thuyết mãi nhưng gia đình em không cho cưới. Rứa là anh nớ lấy cái dao ra, dí vào cổ và hét:” Duyên. Nếu nhà em không cho anh cưới em thì em lại đây mà coi anh đâm chết anh đây nì. Một . Hai. Ba. Khiếp quá. Em chạy đến giật con dao ra. Gia đình em sợ quá, cuối cùng cho cưới. Sau khi thành vợ chồng, em hỏi anh ấy, có thật là nếu gia đình không cho anh cưới em, anh đâm dao vào cổ chết à? Anh Lại phồng má lên cãi:” Chết răng được. Không cưới được o ni thì cưới o khác chớ, răng mà chết? Tức không? Điêu không?”. Hai vợ chồng cười to trước mặt tôi. Cả thằng con trai 10 tuổi của họ cũng tít mắt cười khi nghe chuyện của bố mẹ.

blank

 Ga ra xe đấy các bác ạ

Hơn cả triệu phú

Tích cóp được vốn liếng, anh Lại quyết định mua ô tô khách. Anh Lại lý luận:” Nhu cầu đi lại của bà con tuyến đường từ xã tui lên ga Tân ấp rất lớn nhưng không có xe. Đoạn đường chỉ vài ba chục cây số đường rừng thôi nhưng nếu không có ô tô khách thì việc đi lại, giao thương hàng hoá cực lắm. Tui bảo vợ tui đưa cái bồ gạo đựng tiền ra, đổ cả bồ tiền ra giữa nhà đếm, được gần trăm triệu, số tiền tui làm ăn được nhờ buôn bán, nhờ lắp ráp xe. Tui gọi đứa cháu đến, đưa tiền cho nó đi học lái xe. Sau 6 tháng học, nó về, tui và nó đi mua xe. Tìm kiếm mãi rồi cũng mua được một chiếc xe cứu thương cũ, lắp thêm ghế, chở khách được. Bây chừ, vào mỗi buổi sáng, cháu tui lái, tui phụ xe, thu tiền. Răng lại không thu tiền được. Tui đố ai đưa nhầm tiền cho tui. Tiền to, tiền nhỏ, tui cầm, vuốt một cái biết ngay. Chạy xe khách kiếm tiền hay lắm. Tui lại mò mẫm xem máy xe. Có chi khó. Lắp xe đạp còn được thì coi máy ô tô cũng được. Tui mò mẫm cả mấy ngày, rồi hỏi thêm cháu, tự nghe tiếng máy, tự sửa chữa những thứ vụn vặt, tập vá lốp, lắp lốp, làm mãi thì quen. Chạy xe buổi sáng, buổi chiều tui lắp ráp xe đạp. Cứ rứa, tháng mô tui cũng kiếm được bạc triệu. Trong nhà tui còn bán gạo, bán hàng tạp hoá phục vụ cả xã.Trong xã có việc chi cần tui giúp đỡ kinh phí tui giúp liền. Bà con ai túng thiếu cũng chạy đến tui. Có người nói:” Ngượng thiệt. Ai người sáng lại đến nhờ vã người mù”. Nhưng quan trọng chi chuyện nó. Mình làm ra được tiền, bà con khó khăn phải giúp thôi. Họ nói tui là triệu phú. Đáng chi chuyện đó. Trong nhà tui khi mô cũng có năm ba chục triệu. Trên này mà nói đến tiền triệu như ở thành phố nói đến tiền tỷ. Rứa mà tui giàu lên được. Vui lắm. E cũng nhờ trời giúp nữa. Trời cướp đi mắt tui thì trời cho tui lại mắt khác, cũng rứa thôi. Bà con nói, mắt tui là mắt trời, có mắt trời tui mới mần được nhiều việc, trở thành giàu có. Trời đất chi. Nghiến răng lại mà mần, đừng thối chí là được thôi, phải không anh?”

blank

 Cả nhà đang ăn cơm, quên không mời Trưởng thôn

Đó là những câu chuyện kể của người thanh niên mù Đinh Văn Lại, xã Lâm Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Để lên được nơi này nghe anh kể những câu chuyện thần kỳ ấy, tôi phải vượt gần hai trăm cây số đường rừng. Và khi trở về, nhiều lần tôi đưa tay lên đôi mắt sáng của mình và thấy ngượng, mắt sáng như thế mà tôi sống thêm đời nữa e cũng không làm được nhiều tiền như anh Lại. …

 blank Trưởng thôn Khoai Lang đang hỏi chuyện anh Lại ( chụp ngược sáng để các em tưởng trưởng thôn đẹp trai, he he)

Ý kiến bạn đọc
30 Tháng Năm 20127:00 SA
Khách
Dang phuc.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14839)
“ Sông có thể cạn, đá núi lâu ngày cũng mòn nhưng miên viễn tình người VN và tình đồng đội giữa những người lính VNCH.”. cho dù thời gian có bị phôi pha nhưng tuyệt đối chẳng bao giờ thay đổi.
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15436)
Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13734)
Đừng hối tiếc những sai lầm đã phạm. Có rất nhiều việc buộc chúng ta phải lầm lạc. Chúng ta là con người, cho nên chúng ta lầm lạc
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14032)
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14748)
Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện
16 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17842)
Nhưng dù có đi đâu, ở đâu, mỗi khi bắt gặp cơn mưa đầu mùa, lòng ta lại nhớ về cái âm thanh lộp độp của những tàu chuối sau hè…
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13388)
Ước mong Thái Thụy Vy, nhà-thơ-yêu-màu-tím, sáng tác nhiều hơn để cho vườn hoa văn học Việt Nam hải ngoại nói riêng mang nhiều sắc thái độc đáo, và để cho nền văn học Hoa Kỳ nói chung, vốn đã đa dạng lại càng thêm phong phú.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13962)
"Hai bờ Bến Hải" vẫn còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược, dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13523)
Còn tôi, tôi không thể nhìn cảnh trí nơi đây một cách bàng quan như thế. Tôi không thể nhìn nó mà không kèm theo những xúc động vui buồn hết sức riêng tư.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13875)
Qua câu chuyện của hai người già, bộ phim có lẽ đang nhắn nhủ một điều rất trẻ: lắng nghe, yêu thương và để những người thân của chúng ta được sống với đam mê của họ. Vì cuộc đời rất ngắn.
29 Tháng Mười 2012(Xem: 16436)
Ngay lúc đó, nó đã mong sẽ thôi không lớn nữa, cứ sống mãi với ruộng vườn cùng với ông bà ngoại trong căn nhà gỗ, với ánh đèn dầu và lũ bạn rách rưới tinh ranh vẫn hằng đêm cùng nó đọc làu làu những con chữ đầu đời.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 16112)
Hơn ba mươi năm lìa bỏ quê ra đi, tôi đã trở lại ba lần. Cả ba lần, không lần nào tôi tìm được quê hương ngày xưa. Tất nhiên tôi không buồn vì những thay đổi ngoại cảnh
22 Tháng Mười 2012(Xem: 18602)
Đúng như vậy, vào khoảng hơn mười giờ sáng, tôi thấy anh tới phòng, chào và nói một câu tôi nghe quá quen thuộc. Dịch ra tiếng Việt thì anh đã nói: “Tôi là Frostic đây, thầy còn nhớ tôi không?”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 15737)
Từ chuyến đi đó đến nay, tôi đã nguyện với lòng mình rằng tôi sẽ không bao giờ trở về cho đến khi nào quê hương Việt Nam không còn bóng ma cộng sản đã gây ra bao nhiêu cảnh tang tóc đau thương cho quê hương, cho đồng bào của tôi.
21 Tháng Mười 2012(Xem: 18293)
Cười ha hả Hiệu và Bảng đi ra sau lái tàu để một mình Đạt đứng tần ngần nhìn dòng kinh nước trong một màu vàng của phèn. Người lính trẻ mới đổi về đơn vị tác chiến của hải quân chợt thở dài.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 17752)
Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
16 Tháng Mười 2012(Xem: 26101)
Bộ môn nghệ thuật của miền Nam trước 1975 biểu tượng sự tự do và phóng khoáng với những khuôn mặt vang bóng một thời
13 Tháng Mười 2012(Xem: 16473)
Mẹ có thể dạy con cách chia sẻ, nhưng không thể bắt con sống quảng đại Mẹ có thể dạy con niềm kính trọng, nhưng không thể ép con tôn trọng người
08 Tháng Mười 2012(Xem: 21031)
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
02 Tháng Mười 2012(Xem: 16664)
Tôi làm thơ không phải để in và bán. Tôi làm thơ cho những trăn trở và mất mát của riêng tôi và dường như có sự thôi thúc của người chồng quá cố của tôi như là anh đã chọn cho tôi
01 Tháng Mười 2012(Xem: 16987)
Chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ còn lại Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20916)
Bạn bè đồng lứa có đứa đã biết e ấp làm điệu với những bạn trai, với những người tình, nhưng tôi chưa một lần xao xuyến với những cái lẻ tẻ này.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 17476)
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn
28 Tháng Chín 2012(Xem: 18029)
Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cộng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi
27 Tháng Chín 2012(Xem: 18901)
Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 17404)
“Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ
24 Tháng Chín 2012(Xem: 17855)
Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 20578)
Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái … đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” … Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
21 Tháng Chín 2012(Xem: 16903)
Do đó, quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. Bình đẳng không phải vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 18661)
Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt
11 Tháng Chín 2012(Xem: 19911)
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: " Cương ơi ! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu ! ". Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!
09 Tháng Chín 2012(Xem: 19469)
Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!
07 Tháng Chín 2012(Xem: 21195)
nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng ta. Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy cụ ???
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39077)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 18884)
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
02 Tháng Chín 2012(Xem: 19867)
Một món quà từ cô bé mắt màu xanh biển và tóc màu cát đã dạy tôi biết coi trọng thời gian của cuộc sống và biết nhận thấy sự yêu thương.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 21240)
Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
31 Tháng Tám 2012(Xem: 19308)
Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 20626)
Kiếp phù sinh như hình như ảnh; Có chữ rằng vạn cảnh giai không. Ai ơi lấy Phật làm lòng, Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19859)
Tôi tự hỏi, đối với bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau tình cảm phải chia lìa với gia đình và con dại? Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?
27 Tháng Tám 2012(Xem: 19147)
Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn
26 Tháng Tám 2012(Xem: 18100)
Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
24 Tháng Tám 2012(Xem: 19352)
bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ. Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.
23 Tháng Tám 2012(Xem: 28062)
để tưởng nhớ người bạn gẫy cánh trên chiến-trường các bay trên nơi bạn mình rớt mở canopy ném xuống cho bạn một bao thuốc lá Lucky-strike. Hôm nay nhớ anh viết về anh, tôi đốt một điếu thuốc để đay cho anh, mong anh thích Marlboro lights .
23 Tháng Tám 2012(Xem: 20361)
ng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi Bệnh xá, đứng trên Quốc lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.
21 Tháng Tám 2012(Xem: 20867)
Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 21416)
tất cả gặp nhau một chút rồi chia tay. Từng ngày hãy gieo vào tâm thức những hạt giống thiện lành, thay vì phá hoại cuộc sống mình và người bằng những tâm hành tiêu cực!
14 Tháng Tám 2012(Xem: 18096)
Và vì vậy mà tôi biết, sẽ có một ngày, tôi bỏ lại tất cả nơi đây để về với mẹ. tôi chỉ xin lạy Phật ngàn lạy, vạn lạy mà cầu cho ngày đó đến trước khi quá muộn
13 Tháng Tám 2012(Xem: 19253)
Đứa con út ốm đau Vẫn hằng đêm đòi sữa Chẳng còn gì bán nữa Ngoài giọt máu mẹ cha
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21800)
Giọt nước mắt của người chồng Mỹ với người vợ Việt, của người cha Mỹ khóc thương cho đứa con trai vắn số cũng mặn như giọt nuớc mắt của bất cứ người chồng người cha nào khác . Có khác gì đâu. Vô thường!