4:28 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

Lần theo nỗi chết - Hoài-Ziang-Duy

01 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 20782)

Lần theo nỗi chết

Tôi thấy lại ngày cũ một thời tuổi nhỏ tôi. Tôi thấy lại đời sống của mấy chục năm xa vắng, một thuở yêu đương, một thời chinh chiến với khổ đau bất hạnh ở 117 truyện ngắn của ngần ấy tác giả trong bộ sưu tập 3 cuốn Văn miền Nam trước năm 75. Quá khứ gần lại từ những trang sách là một đời sống thực, một thời đao binh khói lửa ở Miền Nam Việt Nam, với những lãng mạn khát khao của những người viết tự do, viết cho mình, cho bằng hữu, cho tháng năm sau nầy.
Và bây giờ quả thực, nó không mất. Những đứa con lạc loài trong cùng cảm giác về lại mái nhà. Ở người đọc, ở những con chữ rộn ràng, thân phận con người. Tôi tìm lại tôi, và có thể bạn, đọc lại hay người mới đọc lần đầu, sẽ thấy lại chợ trời chữ nghĩa, không khí văn chương miền Nam thuở nào.
Cái hạnh phúc tìm được tưởng chút ấm êm trãi dài, bất chợt khưng lại. Đó là lúc những bút hiệu quen thuộc như Doản Dân, Y Uyên, Song Linh. Tên tác giả được ghi chú chết trận ở cuối bài. Chỉ mấy giòng ngắn ngủi đó thôi, nhưng trong tôi xao xuyến chút ngậm ngùi. Họ là những người chết trẻ, đi vào cõi chết với tâm hồn của người viết nửa chừng. Họ chết trước, chết dùm chúng tôi những người cầm bút, cầm súng trong cùng một cuộc chiến khổ nạn.
Bây giờ là tháng mười, tháng mười với mùa thu se lạnh trên xứ người, nhưng tháng mười với tôi, ký ức không quên, một trong mấy lần chết lưng chừng không thật.
blank
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Chuyện ở trung tuần tháng 10 năm 72. Như lệ thường, trung đoàn hành quân trực thăng vận. Buổi sáng sau khi đổ các tiểu đoàn xuống, đi theo mục tiêu ở phóng đồ hành quân. Cho đến buổi trưa, bốc tiểu đoàn 3/15 xuống lằn ranh Long Tiên, Long Sơn. Xuống được hơn hai đại đội, thì chạm địch dữ dội. Tình thế không mấy thuận lợi cho quân vừa xuống đất. Lúc bấy giờ là hai giờ trưa. Bộ chỉ huy hành quân trung đoàn 15, đóng tại Ba Dừa, đông nam Cai Lậy. Tôi đang trực ở trung tâm hành quân, qua máy nghe Đại tá Cẩn gọi về, bảo tôi chuẩn bị ra bãi. Đã nhiều lần với tôi như vậy, tôi biết ông sẽ xuống đất tham dự trận đánh, sau khi đổ quân xong. Ông có lý do của ông để nâng cao tinh thần binh sĩ. Gọi một sĩ quan hành quân đi theo, để đêm nhận báo cáo tọa độ điểm ngủ, chuyển lệnh cho ba tiểu đoàn và đại đội trinh sát, liên lạc bộ chỉ huy ở nhà. Đó là lúc bộ chỉ huy nhẹ chúng tôi ở lại với tiểu đoàn qua đêm. Mỗi lần vậy tôi rất cực, khổ nổi ông chỉ chọn mình tôi đi theo.
Trên máy bay chỉ huy lúc bấy giờ, chỉ có Đại tá Cẩn, trung tá Jonhson, cố vấn Mỹ, và tôi. Không hiểu sao lần đó lại không có tiểu đoàn trưởng pháo binh như lệ thường. Năm chiếc trực thăng của phi đoàn Thần Điểu tiếp tục bốc quân đổ xuống mặt trận, tình hình có vẻ khó khăn hơn, từ phòng không địch. Lối đổ quân của Đại tá Cẩn là càng xuống sau càng gần vào mục tiêu hơn. Về phía phi hành đoàn ý kiến muốn ngưng nửa chừng, do vấn đề an toàn. Nhưng Đại tá Cẩn quyết định bất cứ giá nào, phải cho xuống đủ tiểu đoàn để tiếp ứng. Lúc bấy giờ máy bay chỉ huy vòng vòng trên mặt trận để theo dõi. Pháo binh vẫn bắn ở tọa độ chạm. Chúng tôi xuống thấp, xuống thấp nữa, đang ở độ cao khoảng 700 feet.. Thình lình, một ánh lửa vụt tới. Một tiếng nổ lớn, máy bay rung động. Tôi nghe qua hệ thống vô tuyến từ tiểu đoàn dưới đất. “ Máy bay Thuỷ Tiên đứt đuôi rồi”. Thời đó trực thăng, ống tống khói còn thổi ngang về phía sau, (nên dễ bị loại tầm nhiệt hít vào, sau nầy mới thiết kế cho thổi lên trời). Lần nầy đạn SA7 chui tọt vào ống khói và nổ đứt thân máy bay. Lúc bấy giờ máy bay chỉ còn thân phía trước, mất thăng bằng, lảo đảo. Hai viên phi công, tôi chỉ nhớ một người là trung úy Diệm (pilot trực thăng) giật cần lái cho phi cơ tâng lên liên tục, để làm giảm sức rơi xuống chậm lại. Kính chắn ở đầu phi cơ bị sức gió thổi bung. Tiếng Đại tá Cẩn la lên trong ống liên hợp: “Máy bay Thuỷ Tiên rớt rồi”. Quay sang tôi ông la lên “Đưa máy cho Mỹ”. Tôi đạp máy truyền tin qua hắn ta. Viên trung tá cố vấn Mỹ làm dấu thánh giá.
blank
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện và trung tá cố vấn Mỹ Craig Mandeville
Lần đầu trong đời tôi biết cảm giác của người sắp chết. Khi con người trong một tình huống không còn lưạ chọn nào khác. Không hốt hoảng, không là mình, không là gì hết, bởi mọi sự chỉ diễn ra trong tích tắc.Thoáng chốc tôi nghĩ đến cha tôi, người mà tôi vương vấn sống một mình nơi quê nhà, đến người vợ của mối tình từ thuở học trò, rồi thôi. Tôi còn đủ tỉnh táo, niệm Phật được hai câu là máy bay quay vòng vòng lao thẳng xuống. Tôi không còn chổ nào bám giữ, cả thân mình bị xốc tâng lên cao và rớt xuống, ngực đập vào thành ghế ngồi của viên phi công phía trước.
Một tiếng động vang lên, khi máy bay rớt dựng chúi thẳng xuống sình đất. Bên trong máy bay mọi người bị tung lên, đầu chúi xuống đất, chân đưa ngược lên trời. Không khí yên tỉnh, bất động. Mấy đôi mắt nhìn nhau không nói. Một không khí chết. Tiếng người phi công la lên “Chun ra, chun ra Đại tá”. Tôi lấy bàn tay chùi vết máu từ tuyến mang tai chảy xuống, biết mình còn sống. Bên ngoài tiếng đạn Ak, tiếng đạn M 16, M79 nổ tưng bừng. Thì ra trong lúc máy bay bị bắn rớt, diễn tiến xảy ra trước mắt cánh quân ở dưới. Một đại đội được lệnh bỏ ba lô để nhanh chóng tiến quân về hướng phi cơ rớt.
Tiếng la “chun ra, chun ra” là tiếng kêu đánh thức cái không gian bất động trong thoáng chốc. Vì máy bay vùi thân chúi dưới sình, cửa hai bên thân đóng kín. Mọi người chỉ còn cách thoát ra từ cửa kính chắn ở đầu phi cơ bị sức gió văng mất. Tiếng la của viên phi công. “Chạy đi, máy bay nổ”. Xoay mình được hai bước. Đại tá Cẩn bảo tôi lấy máy liên lạc. Tôi thò bàn tay xuống, nâng máy lên, chiếc cà rá mang ở ngón tay tuột mất. Khi lấy được máy, coi ra ống liên hợp bị đứt. Không còn sử dụng được, tôi quăng lại. Có tiếng la “máy bay nổ”. Tôi bỏ máy xuống quay mình chạy theo. Tâm trạng lúc bấy giờ vừa hốt hoảng thoát chết, vừa nghe tiếng đạn bên tai. Chúng tôi chưa đủ thời gian định vị phương hướng, cắm đầu chạy vô bìa rừng trước mặt, thấy lố nhố lính đội nón sắt là chạy về hướng đó, Hai viên phi công kè hai phụ xạ thủ bị thương chân. Tôi kè đại tá Cẩn, ông bị thương ở miệng do ống liên hợp xốc vào, ba bông mai trắng thêu trên cổ aó lúc nầy thật nổi bật. Trung tá Johnson thì một thân một mình lo liệu. Chạy cách máy bay khoảng mười thước, thì máy bay phừng lửa, bắt mồi cho đạn trong máy bay nổ tứ tung. Cũng nhờ cái may mắn nầy mà địch không băng ngang đồng trống rượt truy kích, trong lúc hướng trước mặt chúng tôi là đơn vị đang tràn lên bắn cầu vồng, yểm trợ cho chúng tôi chạy về phía trước.
Lúc nầy trên bầu trời xuất hiện hai trực thăng võ trang, bay theo máy bay của Đại tá Lãm ( Trung đoàn trưởng trung đoàn 14) đang hành quân ở Kiến Hòa, được Bộ tư lệnh sư đoàn điều sang, đang bắn róckét yểm trợ. Bất thình lình, máy bay Đại tá Lãm đáp khẩn cấp chận đầu, bốc cả đoàn chúng tôi lên. Máy bay chỉ huy đưa anh em không quân về phi trường Cần Thơ, cố vấn Mỹ xuống luôn. Chúng tôi về bệnh viện 3 dã chiến ở Mỹ Tho. Thú thật lúc chết sống, mình còn sức để chạy. Bây giờ về nơi an toàn, mới nghe toàn thân ê ẩm, đi đứng khó khăn, trước ngực, sau lưng cơn đau không chịu nổi. Lúc chờ kết quả chụp quang tuyến. Tôi nghe có điện thoại của thiếu tướng Di, tư lệnh sư đoàn 9 gọi tới thăm hỏi tình hình. Đại tá Cẩn nói. Nếu thiếu tướng cho tôi nghỉ tại chổ đơn vị hành quân, không bay hai tuần thì tôi vẫn ở mặt trận coi trung đoàn được. Trả lời về phần tôi ông nói tình hình tôi có vẻ nặng hơn. Sau nửa giờ đồng hồ khám bệnh, Đại tá Cẩn nói với tôi. Vậy là mình không chết, rớt máy bay mà không chết là số mình khó chết. Máy bay chúng tôi bị bắn rớt, lúc ở giai đoạn nầy là chiếc thứ 19 của quân đoàn 4, và là lần đầu tiên tất cả đều sống sót.
Đại tá Cẩn rủ tôi ra trước cổng bệnh viện. Ông hỏi. Mầy có tiền mang theo không. Tôi mở bóp coi, đáp có bốn ngàn. Ông nói đủ rồi. Đứng trước cổng, một chiếc xe Jeep của viên đại uý tiểu khu vừa chạy tới. Ông đưa tay chận xe nhờ quá giang ra khách sạn Minh Cảnh, có bar rượu trên lầu. Lúc nầy quần áo hai thầy trò còn dính bùn đất. Ngồi trên quán, ông kêu chai Henessy, một dĩa đậu phọng, chúng tôi nói chuyện vừa qua. Một lát, rượu thấm, vết thương chịu đựng cũng thấm. Ông mệt, tôi cũng mệt. Vừa lúc ba xe Jeep của trung đoàn, tìm được địa điểm của hai thầy trò ngồi nhậu để rước về. Ông hỏi tôi. Mầy về hay ở lại?. Không chờ tôi trả lời, ông nói luôn. Thôi về bệnh xá trung đoàn nằm đi. Số mình lớn mà, không chết đâu. Không biết trong bọn mình mạng ai cứu ai.
Chúng tôi trở về căn cứ hành quân. Vừa xuống xe, sĩ quan trung đoàn xum xoe chạy đến bên Đại tá. Phần tôi lúc còn đang trong cảm giác lạc lõng, bất chợt một dáng người nhỏ bé nắm tay tôi. Ông thầy có sao không? Tôi nhận ra Sâm. Sao mầy không theo vô tiểu đoàn. Nghe tin máy bay rớt, em trốn lại coi ông có sao không, rồi mai theo chuyến supply đạn vào. Tôi nhìn lấy nó. Người thân của tôi lúc nầy là đây, là người lính nhỏ ở đơn vị theo tôi mấy năm rồi. Tôi bỏ tiểu đoàn về đây, cùng lúc với ba sĩ quan khác, những người bị thương nhiều lần, gọi là cho nghĩ tạm một thời gian, nhằm thay thế một lúc các sĩ quan khác thuyên chuyển, dịp đổi trung đoàn trưởng.
Sâm là người lính ở gần bên tôi. Hồi đó Huỳnh văn Sâm khi được bổ sung về đơn vị, máy bay thả xuống trong hành quân. Tôi nhớ cận ngày Giáng sinh. Nghe nó hỏi mấy người lính đứng gần. Ở đây không có làm Noel hả. ? Mấy thằng ôm bụng cười. Đúng là thằng em ở Sài gòn, lo cái mạng mầy chưa xong, ở đó mà lo. Thật vậy, ở chiến trường không có mùa Giáng sinh. Có chăng là có tấm lòng, cóù kỷ niệm ở bài hát qua radio mang theo. Có không tình yêu bỏ nơi chốn cũ. Vui bên tiếng nói cười, rộn ràng đèn đuốc , có tiếng chuông nhà thờ ở thành phố, nơi chốn bình yên. Có sách vở thơ văn ca tụng mang theo ở túi ba lô. Tất cả là nỗi nhớ.
Còn ở đây, chỉ có chết chóc máu xương, có nỗi chết cận kề. Một tình yêu đơn độc, người đi đâu chắc buổi nào về. Sâm lúc đó, còn quá trẻ với vóc dáng, khuôn mặt búng ra sửa. Thương tình, tôi giữ nó lại chung với mấy người lính quanh mình. Sâm gần bên tôi ở chiến trường mười sáu tỉnh đồng bằng, ở mặt trận Kam puchia, ở An Lộc. Tình cảm thầy trò như một tình thân trong nhà. Ở lâu đã quen, rời đi về đây tôi thấy cũng buồn, cũng nao lòng xao xuyến khi nhìn thâý đơn vị mình. Thật ra có gì ở ngày cũ ? Có gì ở khung cảnh đó ? Hay chỉ có chết chóc, trận đánh, mìn nổ, thương tích. Không có tương lai, không có gì hết. Vậy mà sao, vẫn nhớ vẫn buồn. Phải chăng cái tình thân gần gũi bên sống chết không rời, sống là không chấp nhận, nhưng khi xa lại thấy ngậm ngùi nuối tiếc. Tất cả là sự mệt mỏi ở tuổi trẻ, hư hao với năm tháng, không biết bao giờ tới phiên mình nằm xuống.
Lần bị thương, lần thứ tư đó, tôi không về phép. Tình hình chiến sự căng thẳng, trung đoàn phải tăng phái giải tỏa nhiều nơi, nhiều chỗ. Sĩ quan đại diện trung đoàn phải ra ngoài nhiều hơn. Không đủ người, tôi ở lại trung đoàn trên hành quân, có bác sĩ điều trị. Vết thương bên ngoài không có gì trầm trọng. Nhưng nội thương từ huyết ứ bên trong, đau lói sau lưng, mỏi không cách nào chịu nổi khi ngồi lâu. Chụp quang tuyến cũng không thấy gì. Uống, chích thuốc bớt cầm hơi vậy thôi. Ba tôi viết thư khuyên. Tôi làm theo. Năm con cua đồng, rửa sạch, đập vỏ dập một chút. Một tách rượu trắng chưng cách thuỷ. Uống lấy rượu, ăn cả xác cua. Làm khoảng hai lần, cơ thể hồi phục hơn,.ở thời trẻ tuổi.
Bây giờ đây hơn ba mươi năm qua. Vết lói phía lưng thỉnh thoảng khi trở trời, thân thể yếu, làm mỏi, khó chịu khi nằm, ngược lại với hồi trước. Hơn ba mươi năm cuộc chiến lụn tàn, nhưng ký ức mang theo không đánh mất. Tôi có thể nhớ rỏ từng chi tiết một khi thời gian ở tuổi già, ở quá khứ qua đi. Điều tôi muốn nói ở đây, không phải là chiến công, trận đánh. Không có hào quang xưng tụng. Bởi ở chỗ đã kết thúc. Chúng tôi nhìn, dưới cái nhìn của người trong cuộc. Dù quan hay quân, ở đâu cũng có tấm lòng chân thật trong đối xử. Kỷ niệm sống chết ở tôi, ở anh em như một nặng nợ suốt đời mang theo.
Ngày Sâm tử trận. Tôi nghe tin muộn một tuần sau đó. Thương nó, thương cảm cho cái tính trung hậu thật thà. Lo phần an nguy, tôi đã đưa Sâm về ban 2 trung đoàn. Gọi về trình diện. Sâm thưa. Em không có chữ nghĩa làm sao làm được. Tôi nói không cần, chỉ đứng gác, bảo vệ thôi. Nhưng Sâm quyết liệt không chịu. Sâm nói. Ông cho tôi về đây là tôi đào ngũ, tôi muốn sống ở đơn vị mình. Tôi biết bản tính Sâm chân thật, không biết khôn ngoan nắm lấy cơ hội an thân, chỉ biết sống trong cái nhận chịu quen thuộc. Lúc Sâm chết, bấy giờ là hạ sĩ nhất. Tôi buồn, thật buồn.
Về phần Đại tá Cẩn, có thể từ lần rớt máy bay sống chết đó, và tháng ngày làm việc gần gũi ( tôi chỉ thuần tuý theo ông ở mặt trận). Ông có vẽ ưu ái nhiều mặt với tôi hơn. Có thể ông thích tôi vì bản tính ít nói. Có thể vì ông thích làm việc với người trẻ ( lúc ông mang Đại tá là 33 tuổi). Qua đối xử, tôi cảm nhận một điều, cái tình anh em ông đối với tôi, hơn là cung cách của một người chỉ huy. Thật vậy, cho đến sau nầy, khi ông rời trung đoàn về làm tỉnh trưởng Chương Thiện. Tôi nhớ mấy tháng sau, dịp về Bộ tư lệnh sư đoàn 21, tôi ghé qua thăm ông. Nghe sĩ quan chánh văn phòng báo tên . Ông rời văn phòng , cặp cổ rủ tôi về nhà chơi (dinh tỉnh trưởng). Lúc nầy trông ông thoãi mái. Bàn ăn chỉ có hai người. Cũng thứ rượu quen thuộc. Buồn vui chuyện cũ, ngày nào ở trung đoàn, chuyện mới ở điạ vị bây giờ, khó khăn đơn vị địa phương quân giữ đồn bót, khó khăn ở khuôn thước một vị tỉnh trưởng hành chánh. Vợ Đại tá Cẩn, tôi gọi danh xưng bằng cô như lúc ở trung đoàn. Cô dẫn tôi ra phía sau trong dinh, khoe công trình của cô, trên là chuồng nuôi mấy con heo, dưới là ao thả cá. Tôi thấy hơi ngỡ ngàng ở địa vị mới của cô. Cô vẫn vậy, vẫn mộc mạc đời sống thực tế của một người đàn bà vợ lính.
Bây giờ đây, chiến tranh Việt nam đã là quá khứ. Máu xương của người Việt, cái giá phải trả của người hai miền Nam Bắc. Trong những người chết trận, những người thành danh quan chức, những chiến sĩ vô danh, những người cầm bút viết cho chúng tôi đọc. Anh không là người cầm bút, mà là người cầm quân tôi cảm phục. Có biết bao đồng đội hy sinh ở chiến trường. Nhưng cái chết của Đại tá Hồ ngọc Cẩn lại khác. Một cái chết đi vào lịch sử , biểu tượng bất khuất cô độc.
Nhắc lại anh, là nhắc lại một tình thân, khơi lại vết thương lòng, nỗi đau tủi nhục của người mất nước sống lưu vong. Có điều an ủi, dù bẽ bàng cho một phận người. Nấm mồ chôn dập vùi hoang lạnh thân xác anh ngày nào, đã được đào lên, tro cốt mang ra đất nước tự do, yên nghỉ ở chùa nghe câu kinh tiếng kệ siêu thoát.
Tôi sống ở đất nước nầy. Mỗi ngày y như giờ thường lệ. Lúc chiếc xe sắp đến sở làm cận phi trường, là lúc nhìn thấy những chuyến bay xuống thấp, xuống thấp nữa trước tầm mắt. Những chuyến bay an bình, thanh thản ở xứ người.
Năm tháng qua đi, một thời chiến tranh chỉ còn lại trong sách vở. Đọc rồi bất chợt nhớ ngày nào. Đôi khi tôi muốn quên, không nhắc, không nhớ. Không nghĩ gì hết. Tôi sợ sống lại với nỗi đau không gì bù đắp nổi. Thà với hư không. Quá khứ là nỗi lặng. Mây vẫn bay trên đầu. Tôi sống lấy cùng tôi.
HOÀI ZIANG DUY
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10169)
Em gái Hoàng Sa Em đẹp như bài ca Thân em dài thon thả Nằm giữa biễn trời xanh
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 9895)
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
08 Tháng Giêng 2014(Xem: 11667)
Ngày hôm nay 29 năm về trước 8/1/1985, cộng sản đã xử bắn anh hùng TRẦN VĂN BÁ. Hôm nay, xin gửi đến anh lời tri ân và biết ơn sâu sắc
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 12790)
Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 9591)
Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11583)
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
25 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10967)
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
23 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11720)
Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết?
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12797)
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10361)
Người đi, người ở, người về? Thôi thì, cứ hãy bắt đầu một giấc mơ đẹp của người đi tìm lại hình bóng quê hương
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9620)
Chẳng hiểu sao định mệnh cứ đưa đẩy đất nước vào những nghịch lý triền miên như vậy, và điều ấy khiến con người càng ngày càng xa cách nhau hơn.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11592)
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11203)
Cái tình là cái chi chi, Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng? Huống ta ở chốn bụi hồng , Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 14047)
Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11155)
Hãy cầu nguyện cho linh hồn của ba em và sống đẹp cuộc đời em đang sống. Có lẽ ở cõi nào đó ông sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tạ ơn dù có muộn màng.
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11427)
“Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!”
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12583)
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13000)
tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa. Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11395)
Không còn răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời còn lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt ...
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10879)
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Chiến trường đi đâu tiếc ngày xanh
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11240)
Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?
20 Tháng Mười 2013(Xem: 13023)
Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là thiên thần của một ai đó...
20 Tháng Mười 2013(Xem: 50691)
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
19 Tháng Mười 2013(Xem: 13766)
Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc
17 Tháng Mười 2013(Xem: 17560)
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên man bàn luận kéo dài đến quá trưa
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12650)
Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12261)
Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
13 Tháng Mười 2013(Xem: 11138)
Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.... Nếu không được giải phẫu... thỉ cô gái này sẽ ra sao
12 Tháng Mười 2013(Xem: 11162)
Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông
02 Tháng Mười 2013(Xem: 11911)
Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10764)
chiếc cầu bắt qua những chặng thăng trầm và chúng ta phải luôn tri ân họ như cành hoa biết cám ơn những giọt sương mai nhỏ xuống cuộc đời mình.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12822)
Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng.
25 Tháng Chín 2013(Xem: 11828)
Ngôi chùa Thới Hòa đã được trùng tu trở lại và bắt đầu có đông đảo các Phật tử đến thăm viếng như xưa sau năm năm thầy trở về nhưng đó cũng chính là lúc mà thầy viên tịch, rời bỏ chốn hồng trần
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11444)
Hình ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói gì. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đã vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người..
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11789)
đoàn người chúng tôi ra về với niềm tin tất thắng ở tương lai đối với công cuộc giải trừ Cộng Sản bạo tàn. Tôi ngẩng cao đầu, nhìn bầu trời xanh màu hy vọng thầm khấn hứa “Mẹ VN ơi ! Chúng con vẫn còn đây".
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11411)
Có thể, đối với thầy chỉ là nhỏ nhoi, nhưng với tôi là rất đáng trân quý. Và cũng để mừng thầy trong ngày thượng thọ 80, khi tôi không có mặt chúc thọ thầy, để được nói với thầy một lời cám ơn, dù rất muộn màng.
17 Tháng Chín 2013(Xem: 10823)
dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề “ít vốn dễ làm” này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 11280)
Trong hồi ức của tôi, sự đổi thay không đến từ thiên nhiên; tất cả đều do con người, là những lớp sóng phế hưng của thời đại tác động qua năm tháng . Trong giòng đổi thay đó cũng thấy mình trong ấy
21 Tháng Tám 2013(Xem: 14594)
Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 13160)
Trong bản năng tiềm thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’. Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
20 Tháng Tám 2013(Xem: 11010)
Bút ký vốn là một thể loại mang tính báo chí, và với tư cách báo chí, nó gắn liền với thời sự; mà bản chất của thời sự là sự kiện, là biến cố.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 11487)
ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 11263)
Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?
08 Tháng Tám 2013(Xem: 11439)
Thời gian trôi qua rất nhanh, hãy trân trọng những giây phút bạn còn đang có bố mẹ ở bên để bày tỏ sự yêu thương của mình với các bậc sinh thành nhé!
05 Tháng Tám 2013(Xem: 14861)
Bà là người không may. Bà bị cả hai bên Quốc Cộng mạ lỵ tàn ác. Không chỉ bọn Bắc Cộng bịa chuyện xấu về đời tư của bà, nhiều người Quốc Gia cũng vu khống bà
02 Tháng Tám 2013(Xem: 13189)
Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 17801)
Thôi thế lòng anh mãn nguyện rồi Vì tình là mộng đó mà thôi Lòng em một phút yêu anh đó Cũng thể yêu anh suốt một đời.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11142)
Tình yêu trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết.
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 13904)
Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18791)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.