7:31 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

VIỆT CỘNG CON” Nguyễn Khắp Nơi

26 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 20763)

“VIỆT CỘNG CON”
Nguyễn Khắp Nơi
Description: http://viet-luan.com/250512/NKN1.JPG
Viết theo lời kể của một cô gái người Bắc.
Đương nhiên, tên của tôi không phải là “Việt Cộng Con” rồi.
Và tôi cũng không phải là Việt Cộng, xin bảo đảm một trăm phần trăm.
Tên tôi là Trinh, Trần Thị Ngọc Trinh. Tôi lấy chồng là một người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Con trai tôi tên là Nam, cháu nay đã được năm tuổi rồi. Mỗi lần về thăm nhà, cháu luôn luôn hãnh diện khoe với ông bà ngoại:
“Ông ơi, bà ơi, cháu là con của Lính Cộng Hòa đấy.”
Tức là, tôi không có dính dáng gì đến Việt Cộng cả. Vậy thì tại sao tôi lại có cái tên... “Việt Cộng Con”?
Theo lời bố tôi kể lại, bố mẹ tôi quê quán ở Phú Thọ, sau chuyển về Hà Giang. Đến năm 1979 thì mới về Hà Nội ở. Lúc đầu, gia đình tôi không có "hộ khẩu", phải sống tạm bợ ở gầm cầu. Hàng ngày, ba mẹ tôi đi ra chợ, bến xe hàng hay là bến xe lửa xuyên Việt đứng chờ công việc làm, ai nhờ việc gì thì làm việc nấy, thông thường là khuân vác, đẩy xe, cưa cây... Kiếm được việc làm không phải dễ, vì ba mẹ tôi là dân mới tới, thường bị đám người sống lâu năm ở chợ tranh dành đuổi đi đừng ở nơi xa chứ không cho đứng ở gần chợ.
Một hôm, có một đoàn người gồm đa số là đàn bà từ miền Nam vào, nhờ đẩy hàng đi Hà Giang. Hà Giang cách Hà Nội cả trăm cây số, đám đầu nậu không biết địa thế, hơn nữa, vì Hà Giang gần núi, có nhiều sơn lam chướng khí, nên không ai dám nhận đi hàng, bọn chúng mới gọi bố mẹ tôi đến mà bố thí cho việc làm. Tưởng đi đâu chứ Hà Giang thì bố mẹ tôi sống ở đó từ nhỏ, biết từng góc rừng, từng con đường mòn xuyên qua núi. Thì ra đó là những người vợ, con của Lính Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Từ Hà Nội đến Hà Giang thì có xe hàng, nhưng từ Hà Giang tới các trại tù thì phải gánh hàng đi bộ nhiều ngày mới tới.
Description: http://viet-luan.com/250512/NKN2.JPG
Bố mẹ tôi chịu cực khổ đưa những người khách hàng đến tận nơi, chờ họ gặp người thân xong xuôi rồi lại đưa họ trở về ga Hàng Cỏ Hà Nội. Những người này cám ơn bố mẹ tôi và tặng tiền nhiều lắm. Sau chuyến đi đó, bọn đầu nậu đứng bến có vẻ nể nang bố mẹ tôi, không dám dành mối như trước nữa. Thực ra, cũng vì không có đứa nào biết đường đi nước bước ở Hà Giang và những vùng xa xôi có trại tù cải tạo, nên bố mẹ tôi hầu như được độc quyền đưa đón thân nhân những người tù cải tạo. Những người này vừa tử tế lịch sự, vừa cho tiền thưởng khá, vì thế, cuộc sống của gia đình tôi mới đỡ vất vả. Nhờ có ít tiền, bố mẹ tôi mới... mua được hộ khẩu ở Hà Nội và cho anh em chúng tôi đi học. Trong thời gian đưa đón những người Miền Nam này, bố mẹ tôi đã được họ tin tưởng, vui vẻ nói chuyện và còn chỉ dẫn cách nấu những món ăn ở Miền Nam, như là bánh xèo, bánh phồng tôm, chả giò... Đã có một lần, một nhóm người vì phải mang theo nhiều hàng, lại già yếu bệnh tật, nên đã nhờ bố mẹ tôi vào Nam để mang hàng từ đó ra ngoài Bắc cho họ. Nhân dịp này, họ đã đưa bố mẹ tôi đi chợ mua những món hàng cần thiết và đãi bố mẹ tôi ăn một bữa no say.
Đến khi những người đi thăm thân nhân tù cải tạo vơi đi dần, bố mẹ tôi liền giải nghệ mà mở một quán ăn nhỏ, chuyên bán những “Món Ngon Miền Nam”. Thời gian đó, bất cứ món hàng nào có xuất xứ "Miền Nam" đều được dân miền Bắc thèm muốn, mua bằng hết, từ cây kim sợi chỉ, nói chi tới những Món Ngon Miền Nam. Cửa hàng của bố mẹ tôi vì thế mà lúc nào cũng đông khách.
Học xong đại học, tôi xin đi làm cho chính phủ, thời gian rảnh thì phụ bố mẹ tôi trông coi công việc. Cửa hàng bán những món ăn Miền Nam của bố mẹ tôi càng ngày càng phát triển, không những chỉ bán hàng ăn, bố mẹ tôi còn mở công ty, mua nhiều loại hàng ở Miền Nam đem ra Bắc bán nữa.
Trong thời gian làm việc, tôi đã được tiếp xúc với một số bạn bè đi du học trở về, đa số đều nói ngoại ngữ rất khá, và đều vào Sàigòn làm việc, chứ không chịu ở lại ngoài Bắc, dù rằng Hà Nội mới là thủ đô. Tôi bắt chước bạn bè, xin bố mẹ tôi cho vào Nam làm việc, nhân tiện làm đầu cầu mua hàng trong Nam đem ra Bắc.
Vào tới Sàigòn rồi, đi làm một thời gian rồi, tôi mới thấy là giữa những người giữ chức vụ cao, được gọi là "lãnh đạo cơ quan" mặc dù là học thức kém, tầm mức hiểu biết về việc làm rất là hạn chế, nhưng lại là những người ngồi mát ăn bát vàng, hống hách với dân chúng nhiều nhất. Càng tỏ ra khó khăn, họ càng được hối lộ và lấy đuợc nhiều tiền trong công quỹ. Những người có bằng cấp, biết làm việc và phải tiếp xúc với dân chúng nhiều như chúng tôi thì lại bị đẩy cho làm việc thật là nhiều. Và cũng vì sự hống hách quan liêu của cấp trên, mà chúng tôi bị vạ lây, bị dân chúng miền Nam ghét bỏ. Thậm chí, chỉ nhìn thấy chúng tôi, hoặc chỉ cần nghe giọng nói của chúng tôi thôi, họ đã bỏ đi, không quên nói nhỏ với nhau: "Cái đồ Bắc Kỳ... thấy ghét"
Mặc dù những điều kiện mà chúng tôi giải thích, là do cấp trên đòi hỏi, chứ chúng tôi không hề muốn làm như vậy.
Một vài lần, tôi được dịp may tiếp xúc với những người ngoại quốc tới làm việc chung với chúng tôi, họ có kiến thức rất cao nhưng lại nói chuyện rất lịch sự. Cũng có những lần tôi được tiếp xúc với vài du khách đến nhờ làm thủ tục, tôi thấy họ nói chuyện cũng thật là hòa nhã và rất hiểu biết. Tầm mắt và kiến thức của tôi được mở rộng ra, tôi muốn được đi du học để mở mang trí tuệ, và cũng để có thể giúp cho công việc làm ăn của gia đình tôi được phát triển hơn. Tôi đem việc này ra bàn với bố mẹ tôi, cả hai đều đồng ý, nhất là ông bà nội của tôi. Chọn nơi học mới là điều khó khăn hơn cả. Đa số các bạn bè của tôi chọn đi học ở Mỹ (nhất là những đứa có cha mẹ có quốc tịch đảng), tôi lại thấy Úc là xứ sở hiền hòa có nhiền nét về văn hóa nghệ thuật, nên tôi đã chọn môn học về Tài chánh ở trường Đại Học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology), Melbourne, nước Úc.
Dù là đã có một ít vốn liếng tiếng Anh đã học ở trường học cũng như trường đời, nhưng ngày đầu tiên đến giảng đưởng nghe giảng bài, thú thực là tôi như con vịt nghe sấm, chẳng hiểu ông Giảng viên tóc vàng nói cái gì cả, vì giọng của ông hoàn toàn là giọng Úc, khác xa với những phát âm theo tiếng Mỹ mà tôi đã từng nghe ở Việt Nam. Môn học kế tiếp thì tôi lại còn thua nặng hơn nữa, vì Giảng viên này gốc ngưởi Ấn Độ, tiếng Anh của ông còn pha nhiều âm thanh R R R thật là khó nghe.
Hai năm trời trôi đi thật nhanh, ngoài giờ học, tôi xin đi làm thêm ở những nhà hàng ăn ở đường Victoria, khu vực Richmond. Những nhà hàng này tuy bán món ăn Việt Nam nhưng đa số khách hàng lại là người da trắng, nên nhờ đó mà tiếng Anh của tôi đã khá hơn trước và cách phát âm cũng vì thế mà đổi hoàn toàn theo giọng Úc.
Cuối cùng, tôi đã học xong cái bằng Master và sửa soạn khăn gói về nước. Bạn bè của tôi đa số xin ở lại Úc làm việc và sinh sống, tôi không có ý định ở lại, chỉ muốn về phụ giúp gia đình mà thôi.
Tôi mua vé máy bay về Sàigòn trước, nghỉ ở đó một ngày gặp bạn bè rồi mới về Hà Nội ở luôn. Ngồi bên cạnh tôi là một người đàn ông trung niên, ông không bắt chuyện với tôi mà chỉ ngồi im lặng, lâu lâu lại nhìn vào cái hộp sắt gắn kín đang cầm trên tay. Mãi khi xuống phi trường Changi để nghỉ hai tiếng, ông mới mở miệng nhờ tôi cầm dùm cái hộp sắt để đứng lên lấy hành lý để trên khoang xuống. Cái hộp tưởng là bằng sắt nhưng lại là hộp bằng nhôm rất nhẹ.
Ngồi trên ghế chờ đợi, ông mới cho tôi biết đó là cái hộp đựng tro của vợ ông. Vợ ông mới qua đời tuần trước, đã được hỏa táng và ông đem về Việt Nam để ở nhà mẹ vợ, theo lời trăn trối của vợ ông trước khi chết.
Tới phi trường Tân Sơn Nhất, ông chào và cám ơn tôi một lần nữa rồi ai về nhà nấy. Tôi không biết tên ông là gì và ông cũng chẳng bĩết tôi là ai?
Một năm sau, tôi quay trở lại Úc để dự lễ phát bằng cấp cho đứa em tôi. Đang đi trên đường Victoria, thật là ngạc nhiên, tôi đã gặp lại ông khách đi chung máy bay hồi nào. Ông cho tôi biết đã đem tro tàn của người vợ về xong xuôi rồi, đã đi làm trở lại. Tôi cũng cho ông hay là tôi đã xin được việc làm và đang làm việc ở Sàigòn, nhân dịp dự lễ phát bằng cấp cho đứa em, tôi xin nghỉ một tháng để đi thăm những thắng cảnh Úc mà trong suốt hai năm đi học tôi không có thì giờ đi đâu cả. Lần này ông cho tôi số điện thoại và nói nếu tôi muốn đi chơi thăm phong cảnh, ông sẽ xin nghỉ đưa tôi đi cho vui.
Thế là chúng tôi quen nhau. Ông tên Thanh, là Lính Cộng Hòa, ngày cuối cùng của cuộc chiến, ông là một Chuẩn Úy 18 tuổi mới ra trường, đánh trận đầu tiên và cũng là trận cuối cùng của đời lính. Ông có hai đứa con nhưng chúng nó đi làm ở Tiểu bang khác, lâu lâu mới về thăm nhà, còn tôi, tôi ba mươi lăm tuổi rồi, và chưa có ý định gì về tương lai cả.
Về lại Sàigòn, chúng tôi vẫn tiếp tục emails qua lại với nhau. Có một lần ông về Việt Nam thăm tro tàn của vợ và nhân dịp đó đi chơi uống cà phê với tôi. Qua năm sau, tôi muốn trở lại Úc một lần nữa để đi thăm Đảo San Hô ở Queensland, Thanh cũng xin nghỉ để đi chơi cùng với tôi.
Thanh đã ngỏ lời muốn cưới tôi làm vợ. Suy đi nghĩ lại, tôi tuy còn độc thân nhưng đã lớn tuổi rồi (so với Thanh thì tôi còn nhỏ lắm), nên đồng ý làm vợ Thanh.
Thanh làm bữa tiệc gia đình để ra mắt tôi với hai đứa con và bạn bè. Hai đứa con của Thanh nói toàn tiếng Anh, tụi nó không có ý kiến gì, miễn thấy ba nó vui là được rồi. Lần đầu tiên gặp những người bạn của Thanh, tôi vui miệng kể lại cuộc đi chơi ở Đảo San Hô:
“Thật là... Hoành Tráng chưa từng thấy. Đi xem đảo xong, chúng em đi phố mua hàng, chỗ nào cũng bán Khuyến mãi, thích ghê..”
Cả nhà đang ồn ào, tôi chợt thấy không khí có vẻ im lặng sau khi tôi nói chuyện, những người bạn của Thanh nhìn tôi có vẻ e dè lắm, họ vẫn nói chuyện, nhưng hình như không có nói chuyện với tôi. Một bà vợ của người bạnthân của Thanh đã hỏi thẳng tôi:
“Cô là... du học sinh hả? Lấy chồng già để... được ở lại Úc hả?”
Khi vào trong bếp lấy thêm đồ ăn, tôi thoáng nghe một người nào đó nói nhỏ với Thanh:
“Mày lấy... Việt Cộng Con đấy à?”
Tôi nghe Thanh trả lời:
“Đâu phải ai nói giọng Bắc cũng đều là Việt Cộng hết đâu!”
Tiệc cưới của chúng tôi mới là phiền phức, mặc dù chúng tôi chỉ tổ chức đơn giản thôi, nhưng bạn bè của Thanh nhận thiệp mời, họ đều có vẻ ngại ngùng, không muốn tham dự. Thanh nói với tôi:
“Ông Hội trưởng của anh họp cả hội lại để lấy quyết định... có dự tiệc cưới của anh hay không? Họ quyết định... đi với tư cách cá nhân mà thôi, vì dù sao cũng là bạn bè.”
Tôi ngần ngừ nói với Thanh:
“Anh ơi... nếu thấy khó khăn quá, hay là... mình đừng có lấy nhau nữa... Sao họ lại... kỳ thị với em như vậy? Em nói tiếng Bắc, vì em sinh đẻ ở ngoài Bắc, chứ em đâu có tội tình gì đâu?”
Thanh an ủi tôi:
“Em cũng phải hiểu cho họ, họ cũng như anh, đều là những người bị bọn Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm đất nước, bắt tù bắt tội sống chết đủ điều. Suốt ngày họ nghe cái giọng Bắc kỳ mạt sát họ, nó thấm vào đầu, nên không thể có cảm tình với cái giọng Bắc được. Anh hiểu em, nhưng họ chưa hiểu và chưa thông cảm cho em. Cứ để một thời gian, họ sẽ hiểu em đó mà.”
Tôi sinh đứa con trai đầu lòng, đặt tên cháu là Nam. Ngày thôi nôi, anh chị nó đến dự, vui vẻ thay phiên ẵm em, đứa con gái út của Thanh ẵm em vừa cười vừa nói:
“My... baby brother”
Những người bạn chúc mừng Thanh... “Đáo Mã Thành Công”.
Khi tôi tháo chiếc dây chuyền hộ mạng của tôi đeo vào cổ cho Nam, một bà ngạc nhiên nhìn sợi giây mà hỏi tôi:
“Cái gì vậy?”
“Dây chuyền hộ mạng của em đấy.”
“Đẹp quá nhỉ! Ai khắc mà đẹp quá, hình như là hai cái mặt chữ khắc trên gỗ đen thì phải.”
Chồng tôi biết tôi có sợi dây chuyền này, nhưng coi đó là đồ nữ trang của tôi thôi, nên chẳng để ý đến. Khi thấy ai cũng nhìn vào nó, tôi vui miệng kể lại lai lịch của sợi giây chuyền cho tất cả cùng nghe:
Tôi sinh ra ở Hà Giang. Nói là Hà Giang chỉ để cho có nơi có chốn trên bản đồ mà thôi, chứ thực ra, nơi tôi sinh ra không có tên trên bản đồ miền Bắc. Đó là một nơi ở giữa rừng núi âm u không có vết chân người.
Theo bố tôi kể lại, vào thời năm 1954, khi mọi người dân đều muốn di cư vào Nam, gia đình tôi gồm có ông bà nội, ba mẹ tôi và gia đình của các bác các chú đã gồng gánh từ quê lên Hải Phòng, để xuống tầu di cư vào Nam. Khi đang ở trên đường thì gặp một đám người khác cũng nhận là đi di cư và biết có một con đường tắt đi Hải Phòng rất gần, thế là cả bọn theo chân đám người này. Đến chiều tối thì có xe hàng tới chở tất cả, nói rằng đi xe cho chóng đến nơi. Xe chở đi tới một vùng rất xa, tài xế cho mọi người xuống mà nói rằng, nghỉ đỡ đêm nay, sáng mai sẽ có xe khác tới chở thẳng đến Hải Phòng. Ai cũng vui mừng trải chiếu ra ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, có xe tới đón thật, nhiều xe lắm, xe nào cũng chở đầy người. Mọi người vui mừng kéo nhau lên xe đi Hải Phòng. Xe đi cả ngày trời vẫn không tới vùng biển như mọi người mong đợi, trái lại, xe chở mọi người tới một nơi đầy lính canh có súng. Những người lính này chĩa súng bắt tất cả ngồi im không dược hỏi han gì cả, họ khiêng từng miếng vải nhà binh tới phủ kín xe rồi bắt đầu chạy suốt đêm. Đến sáng mới tói nơi, cả bọn được đẩy xuống xe để bị chỉa súng bắt đi bộ vào trong rừng. Tới nơi, cán bộ tập họp mọi người lại, kết tội cả nhóm là đã phạm tội phản lại nhân dân, bỏ trốn vào miền Nam, bị đầy vào đây đến bao giờ được cách mạng và nhân dân khoan hồng, sẽ được về với nhân dân.
Đến lúc đó, mọi người mới biết rằng đã bị bọn Cộng sản đưa người ra dụ dỗ đi theo chúng để rồi bị đi đầy vào vùng rừng núi âm u không biết ngày về. Lâu lâu lại có từng đoàn người khác hoặc được xe chở, hoặc bị xiềng xích đi bộ ngang qua để tới những nơi xa xôi hoang vắng khác được gọi là “Cổng Trời”.
Vào khoảng năm 1960, có thêm một nhóm tù nữa được đưa tới Cổng Trời, đám người này thỉnh thoảng được ra ngoài làm rừng, họ tự xưng là “Biệt Kích Miền Nam” được thả ra Bắc để hoạt động, chẳng may bị bắt.
Tôi sinh ra vào năm 1973 ở cái vùng rừng núi âm u, trại tù của những người muốn di cư vào Nam năm 1954 và trải qua thời thơ ấu ở giữa nơi núi rừng trùng điệp không bóng người này. Khi tôi được năm tuổi, một hôm đi theo cha chặt mây, đã bị ngã xuống hố sâu. Bố tôi bất lực nhìn thân xác của tôi mà không có cách nào để cứu. May thay, một nhóm Biệt kích đi ngang, thấy vậy đã thòng dây đu xuống tận vực xâu mà cứu tôi lên và đưa cả hai bố con tôi về tận nhà. Từ đó, lâu lâu những người Biệt Kích này lại đi ngang vào thăm gia đình tôi. Người Biệt kích cứu tôi nhận tôi làm con nuôi và đã gỡ sợi dây chuyền ông đang đeo để đeo vào cổ tôi mà nói:
“Tặng cho cháu cái bùa hộ mạng đó.”
Ông giải thích cho bố tôi biết, sợi dây chuyền này do ông đẽo gỗ trong rừng mà khắc thành hai chữ BK tức là Biệt Kích. Các chú này đã khuyên bố mẹ tôi nên tìm cách về thành phố mà sống, chứ đừng ở mãi nơi rừng hoang cô quạnh này mà bỏ phí cuộc đời của những dám con cháu.
Năm 1979, khi Trung cộng bắt đầu đánh Miền Bắc, những Biệt Kích đã bị đem đi nơi khác, bố mẹ tôi nhớ lời các Biệt Kích mà tìm đường trốn về Hà Nội, vì thế, tôi mới được đi học và sống cho đến ngày hôm nay.
Khi tôi kể xong câu chuyện, mọi người đều thay nhau cầm lấy sợi dây chuyền của con tôi một cách trân trọng và quý mến. Người bạn mà trước đây gọi tôi là “Việt Cộng Con” là người đầu tiên hỏi tôi:
“Gia đình của chị bị đưa đi... vùng kinh tế mới Cổng Trời đấy à?Chỉ vì muốn di cư mà bị đầy ải suốt hơn hai mươi năm trời đấy sao? Bọn Việt cộng chúng mày sao mà tàn ác thế! Cám ơn Trời Phật đã phù hộ cho gia đình chị, những người Việt Nam yêu Tự Do, còn sống được cho đến ngày hôm nay.”
Tôi mỉm cười nói thêm vào:
“Tôi cảm ơn Trời Phật và cảm ơn Chúa nữa. Ông bà chúng tôi không đi tìm Tự Do vào năm 1954 được, thì đến đời cháu tức là đời của chúng tôi, chúng tôi đã tìm được Tự Do rồi đấy. Nhờ các anh Biệt Kích Miền Nam mà tôi được cứu sống, nhờ lời khuyên của các anh mà bố mẹ tôi mới dám trốn vùng cải tạo để về được tới Hà Nội. Cũng nhờ những bà mẹ, bà vợ của những người Lính Miền Nam bị tù cải tạo mà bố mẹ tôi mói có cuộc sống đáng sống. Các anh chị thấy không, nhờ tình người, nhờ những người Miền Nam mà chúng tôi mới sống đến ngày hôm nay, chứ đâu có bác nào đảng nào cứu giúp chúng tôi đâu? Cũng vì thế mà dù có ai nói gì thì nói, tôi cũng cứ lấy người Lính Cộng Hòa mà tôi quý mến.”
Từ hôm đó, tôi thấy tất cả bạn bè của Thanh đã thay đổi thái độ với tôi. Các anh đã gọi tôi là “Chị Thanh” và các bà đã gọi tôi bằng “Trinh” hoặc là “Cô Em Gái Bắc Kỳ”.
Con tôi đã được năm tuổi rồi, cháu đã đi học mẫu giáo, tôi có thì giờ đi tìm một công việc tạm thời. Tôi tìm đến một văn phòng Luật Sư của người Việt để xin làm Điện Thoại Viên. Ông Luật Sư phỏng vấn tôi xong, nói với tôi:
“Để chú sắp xếp cho cháu làm hồ sơ nhé, còn công việc nghe điện thoại, chú sẽ tìm người khác”
Tôi thông cảm với ông Luật sư, mọi người vẫn còn... ác cảm, còn... kỳ thị với giọng nói Bắc Kỳ của tôi.
Tôi xin lỗi đã nói như vậy, nhưng thật sự tôi không biết dùng chữ gì để nói về hoàn cảnh của tôi.
Chồng tôi đã thông cảm với tôi, anh Thanh đã nói với tôi:
“Người ta nói “Cái áo không làm nên ông thầy tu” Nhưng thực sự cái áo đã làm cho người ta nhìn lầm nguời mặc nó là thầy tu. Em không những nói giọng Bắc, em còn dùng những từ ngữ mà cái đám Việt cộng thường dùng, ngay cả những người Miền Nam hay những người Lính Cộng Hòa mà nói cái giọng đó, cũng bị ghét, nói chi là Bắc Kỳ rặt như em.
Em cứ giữ cái giọng Bắc Kỳ của em, nhưng em đừng... Hoành Tráng, đừng... Bức Xúc nữa, có được không?”
Tôi suy nghĩ... Đúng! Chồng tôi nói đúng.
Nhập Gia Tùy Tục – Nhập Giang Tùy Khúc.
Tôi đã lấy chồng Lính Cộng Hòa rồi, mà tôi lúc nào cũng có cái giọng Bắc Kỳ Hai Nút (75, Bắc kỳ chín nút tức là Bắc kỳ 54) thì ai mà chịu nổi.
Bây giờ, tôi không còn... “Xử Lý” nữa, mà tôi phân tích, tôi tìm hiểu từng trường hợp mà giải quyết cho thỏa đáng. Mỗi khi đi ra ngoài đường, nghe tôi nói chuyện, không còn ai quay lại nhìn tôi rồi bỏ đi chỗ khác nữa.
Đôi khi, những ông bà bạn của anh Thanh vẫn gọi tôi là “Việt Cộng Con”
Nhưng họ nói chỉ để mà đùa dỡn mà thôi, chứ không còn châm chọc như trước nữa.
Riêng phần con tôi, cháu Nam, lúc nào cháu cũng khoe:
“Con là con của “Lính Cộng Hòa” mà!”
Description: http://viet-luan.com/250512/NKN3.JPG
NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY.
NGUYỄN KHẮP NƠI.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19725)
"Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi Chủ Nhật. Cám ơn Chúa . Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui ,không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết.Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu "Amy, đến phụ cô làm cái này đi ! Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵn làm chứ cháu
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19406)
Vợ tôi thường tuyên bố chắc nịch, "không con mèo nào lại chê mỡ". Tôi cũng là một con mèo háu đói, nhưng những miếng mỡ chung quanh đều do vợ dăng bẩy. Ngu gì mà mắc bẫy. Cái tiền lệ của ngày hẹn hò đầu tiên tôi đã vượt qua dễ dàng, nhưng lúc đó khác, bây giờ khác. Đã biết mỡ heo ngon tự nhiên cũng tò mò muốn nếm mỡ gà, mỡ bò... Tò mò chút thôi, chớ ngu gì mà bỏ nhà đi làm mèo hoang! Thỉnh thoảng tôi làm mèo hoang trong mơ mà thôi.
17 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 22276)
Mỗi khi gặp gỡ một ánh mắt nhìn thân thiện, tôi luôn cảm thấy như được sưởi ấm. Và tôi tin rằng ai cũng có cùng một cảm nhận tương tự từ những cử chỉ thân ái nhỏ nhặt từ người khác. Thực tình mà nói, ngọn nến không khó để thắp lên, vấn đề là tôi có đủ can đảm bỏ bớt thì giờ dành riêng cho mình để bước ra hòa mình và chia sẻ với người khác hay không. Một Lễ Giáng Sinh trọn vẹn không thể không có thật nhiều những ngọn nến yêu thương như thế.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25998)
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20181)
Đêm đã sâu hơn, ngồi chong mắt lên màn hình vi tính, quê hương thu về một cõi lòng đau đáu, kịp nhận ra còn có những anh em đang “lẻ loi như cây rừng đông, từng phen chết trong bão bùng,” mà vẫn dìu nhau qua hết những con đường đi tìm lại chút hơi người.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23568)
Làm người lương thiện ở Việt Nam khó hơn làm tiến sĩ cả vạn lần. 100 người bảo vệ luận án tiến sĩ hầu như đạt cả 100. Nhưng 100 thằng tù mà trở về xã hội, may lắm chỉ có 1 hay 2 thằng trở thành người tử tế, nghĩa là tìm công việc tử tế sống cuộc đời lương thiện đến cuối đời.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23810)
Người miền Nam có câu nói ám chỉ một sự việc xa vời, vô định, vô vọng và chìm sâu vào tuyệt vọng: “Mút chỉ cà tha”. Những tưởng học tập cải tạo 10 ngày để rồi trở về với cuộc sống bình thường hàng ngày, ai ngờ đã qua 10 ngày mà vẫn thấy chưa học tập được một chữ nào! Thế cho nên chúng tôi bảo nhau: “Kiểu này học tập... mút chỉ cà tha!”
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20143)
Tao phải đề nghị cái thằng viết bức thông cáo kêu gọi quân nhân “ngụy” đi trình diện học tập cải tạo sau ngày 30/4/75 được lãnh giải Nobel về văn chương láu cá
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 21706)
thực trạng xã hội diễn ra hằng ngày và cũng là cách để anh sống với chính mình.Bùi Trung Việt nói: “Tự do, đó là thứ tôi đang có được, bởi tôi đi bán khoai lang chứ không phải đang ngồi trong Luật Sư Đoàn!”
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19325)
tôi cũng sẽ đặt một cái cân và cây thước trước cửa nhà.Tôi sẽ tiếp nối công việc của cha,tôi cũng sẽ là người cân đo tội ác và thời gian của cộng sản Việt Nam./.
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20904)
Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài…
26 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18857)
Đối với người tị nạn Việt Nam, có lẽ chưa có câu chuyện nào cảm động bằng cuộc hội ngộ của hai cha con ông Trương Văn Hào, sau 34 năm xa cách. Khi biết tin, phóng viên nhật báo Người Việt đã liên lạc được với ông Hào và được ông kể lại câu chuyện sau đây. Nhân ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, nhật báo Người Việt đăng câu chuyện này để độc giả cùng suy ngẫm.
24 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18705)
bởi lỡ mai này, những người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không? Xin cho tôi được một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này.
21 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20318)
Một câu chuyện thật xót xa ... Cô gái lái xe đã hành động đúng : Trả cho mọi người trong xe cái mà họ đáng được : Đến chỗ...Không có loài người , nơi chỉ tồn tại những linh hồn "không có trái tim" !!
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20357)
người nghệ sĩ mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là một thiếu nữ Việt Nam trẻ đẹp, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn, từng làm nghề đánh cá ở một làng chài lưới tại Quảng Ngãi trước tháng Tư 1975
17 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20303)
Không còn lầm được. Không còn ảo tưởng:"Đã trốn trại, còn đang ẩn trốn tại một nơi nào." Tôi mất anh thật rồi! Thế là hết. Tôi khóc nức lên. Trời như nổi gió. Cỏ cây chao đảo. Đồi núi quay cuồng. Quanh tôi cảnh vật mờ đi...
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18592)
Chuyện cây cầu treo năm ấy là bài học quí giá dạy cho con người đức tính khiêm cung, biết được thân phận nhỏ nhoi của mình có nghĩa lý gì đâu, so cái lớn lao vô cùng trời đất.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 19132)
Người lính Trạch Gầm cũng có vài ba mối tình, cũng có lúc “khi lính đã yêu rừng tàn núi lở”. Nhưng , từ cổ chí kim ,tôi chưa thấy ai “mày tao” với người tình như ông thi sĩ lính này.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 17827)
Vẫn tấm bảng đó,nhưng hàng chữ đã đổi khác “Ủy Ban Nhân Dân Huyện Giáo Đức”. Cột cờ giữa sân vẫn còn đó, nhưng lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới ngày nào không còn nữa mà đã bị thay thế bằng một lá cờ khác
26 Tháng Mười 2011(Xem: 19662)
Hỡi ơi ! Người đàn bà tài hoa ấy có lẽ cũng đã nhận ra rằng : Tài và sắc vốn là một mối lụy của kiếp nhân sinh. Cho nên mới không làm thơ nữa. Để làm vợ -một người vợ bình thường như mọi người vợ khác.
18 Tháng Mười 2011(Xem: 19449)
Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Nguời ta đã chế tạo ra nhiều thứ. . . . kể cả nguời máy , nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 21250)
Nhưng hôm nay , ở cái tuổi không còn trẻ nữa , khi mái tóc không còn xanh nữa , sau những vật chất phù hoa tôi đã nếm biết bao vị đắng , trải qua bao phũ phàng của tình nghĩa vợ chồng .
08 Tháng Mười 2011(Xem: 23778)
Hôm nay, hít thở không khí tự do nơi đất nước tạm dung, hồi tưởng lại quá khứ, chiến trường Phước Long, kiếp lưu đầy tù tội nơi lam sơn chướng khí Việt Bắc, những ngày đói khát không có lấy một chén cơm cho đủ no để chống với cái lạnh cắt da, cô đơn không người thăm hỏi, và biết bao muôn vàn những cay đắng tủi hờn trút đổ thù hận trên người chiến sĩ Quốc Gia sa cơ thất thế.
05 Tháng Mười 2011(Xem: 20744)
Và còn nữa, ngồi để nhìn cho rõ cái cô đơn trống vắng của tuổi hoàng hôn trong bước lưu đày. Mầy biết không, có ông tráng sĩ nào đó ngửa mặt lên trời than “ Ôi thời oanh liệt nay còn đâu “ thì được đấng phu quân an ủi ngay “ Oanh không có, nhưng có liệt !”
25 Tháng Chín 2011(Xem: 20319)
Chinh chiến đã tàn, Việt kiều vượt biển vượt sông. Việt cộng thắng Tây thắng Mỹ. Liệu chữ “Việt” chung nhau ấy có đủ lấp nổi giòng Bến Hải li ti ở trong tâm mỗi người tự nhận là người Việt?
15 Tháng Chín 2011(Xem: 18796)
Tháng chín gió Thu bắt đầu thổi lạnh. Buổi sáng ra sau vườn, vợ tôi nhắc tôi phải khoát thêm chiếc áo ấm để phòng cái thân đang... về già. Sau hè nhà tôi có trồng một hàng phong rậm lá. Sáng nay, nhìn những chiếc lá thu mới úa, chưa vàng run rẫy trong gió sớm làm tôi nhớ những mùa thu đã đi qua ở bên nhà.
12 Tháng Chín 2011(Xem: 21047)
Tôi yêu đất nước này nhưng ở trong một sự so sánh tôi vẫn chưa hiểu biết hết tận tường ân sủng này như thế nào. Cảm xúc, tạ ơn, tình yêu của gia đình người tị nạn này
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20675)
Ông nội hy vọng rằng, môt ngày nào đó sẽ được gặp cháu. Nếu mẹ cháu nghĩ lại và muốn tiếp xúc với ông nội, hãy gọi điện thọai nhắn tin với Tòa báo Việt Luận, rất gần nơi cháu đang ở. Ông nội đang mong tin cháu.
06 Tháng Chín 2011(Xem: 19607)
Nhưng dầu là cách nào, tôi thực sự cũng cám ơn cơ duyên này. Vì nhờ đó mà tôi có được một tri âm trong phần đời còn lại của mình, trên thế gian này, giữa dòng đời xa lạ hôm nay.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 23562)
Cuối cùng rồi thì người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian cũng phải ra đi, nhưng không phải cái chết nào cũng giống cái chết nào, thiên đàng, địa ngục không ở cùng một nơi.
17 Tháng Tám 2011(Xem: 21346)
Sáng mai tôi lại lên lớp giảng về truyện Kiều. Kìa tại sao những dòng chữ trên giáo án mờ dần, mờ dần... Một giọt nước mắt nóng hổi không cầm được của tôi đã rơi xuống, đọng lại và thấm sâu vào trang giấy trắng.
14 Tháng Tám 2011(Xem: 18571)
Nhân dịp lễ Vu Lan, xin mời các bạn nghe nỗi lòng của một người con khi phải đưa mẹ vào Viện dưỡng lão. Trong tương lai một ngày gần đây, rồi cũng sẽ đến lượt chúng ta phải vô viện dưỡng lão, xin đừng trách con cái nếu là trường hợp vạn bất đắc dĩ , bởi vì chúng nó cũng đau lòng lắm nhưng không thể làm khác hơn được, nhưng miễn là đứa con không quên bổn phận thăm nuôi những ngày sau đó..
03 Tháng Tám 2011(Xem: 19694)
để ông được làm: MỘT MỘ PHẦN BÊN NGÀN CHIẾN HỮU CỦA TÔI. NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, NGƯỜI TƯỚNG LÃNH CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA CỦA TÔI LÀ THẾ ĐẤY.
02 Tháng Tám 2011(Xem: 20676)
Biết lấy gì để đền đáp công ơn anh đây? - Người anh em của tôi ơi, tôi mới phải là người cảm ơn anh. Chính anh đã cho tôi hạnh phúc lớn lao. Chính anh đã giúp tôi thoát khỏi cái con vợ yêu tinh của tôi đấy!
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 19370)
“Học vấn không phải là vấn đề không quan trọng trong cuộc sống vợ chồng, nhưng điều quan trọng nhất đối với Hòa, đó là tình yêu thương lẫn nhau; vì nếu không thật sự yêu thương, thì không thể vượt qua được những chướng ngại của cuộc sống
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 18775)
Vậy mà hôm tao phải liệng súng đầu hàng vào cuối tháng tư 75, tao nghe đau điếng như vừa lãnh một viên đạn. Lần đó, tao không đánh giặc vậy mà tao lại bị thương, bị thương ở trong lòng.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 17272)
Anh đã trả gía cho cơn sốt tình ấy 10 ngàn đô la, qúa đắt so với “gía cả” bình thường của cô Nâu “đi” với những người đàn ông khác, và suýt nữa bằng cả sinh mạng của anh và vợ anh, cũng như tương lai của hai con sẽ ảnh hưởng không biết tai hại đến chừng nào.
03 Tháng Bảy 2011(Xem: 20897)
Ngoài song thân ra, người tôi biết ơn nhiều nhất là vợ tôi. Đời sống tôi có ý nghĩa hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn nhờ vợ khôn ngoan dịu dàng .Nhiều đêm thức giấc tôi nhẹ hôn lên mắt vợ,
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 18638)
Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 19045)
Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ. Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 17520)
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp nhiều bài viết giá trị . Bài mới nhất của tác giả dành cho mùa lễ Father’s Day 2011.
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 19187)
Và trong khi cô tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời qua ánh sáng chiếc màn ảnh điện thoại, bà cụ ngồi ở băng sau đã trở nên vô hình, và cô đã không thể trông thấy những giọt nước mắt của bà.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 19382)
trên vách tường cũ vẫn treo tấm giấy khen “Anh hùng diệt Mỹ” đóng khung, lồng kính và đã bạc màu hoen ố theo thời gian của anh Siêu không còn nữa, mà thay thế vào là khung hình mới tinh, trên bức tường cũng mới tinh, hình gia đình cô Lạc, cô với người chồng Mỹ
28 Tháng Năm 2011(Xem: 21364)
Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác của mắt, mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, "Con mắt của trái tim mới sáng nhất, thật nhất!"
24 Tháng Năm 2011(Xem: 18326)
nghiệp do chính con người tạo ra, bất định tính nên nghiệp có thể chuyển hóa được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hóa nghiệp báo của mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại
23 Tháng Năm 2011(Xem: 20213)
ôi nhớ mỗi năm khi ngày "Mother's Day" đến, các ông thường kiếm cớ “em là vợ anh chứ có phải là má anh đâu mà anh phải mua quà."(Câu này tôi nghe quen quen quí vị ạ )
21 Tháng Năm 2011(Xem: 17950)
Làm sao mẹ tôi có thể sống thiếu tôi! Tôi là nguồn sống của bà mà! Tất cả sinh lực, ý chí phấn đấu trước kia là vì tương lai của tôi, là vì tôi! Không có tôi bên cạnh, không có đứa con trai thương yêu của bà bên cạnh
18 Tháng Năm 2011(Xem: 20318)
Mỗi ngày, trong nắng ấm, nhìn biển trời, nghe sóng biển rì rào, Lang da diết nhớ về Nha Trang, về những ngày tuổi thơ cùng với gia đình, thầy bạn, và hồi tưởng về một quá khứ với biết bao thăng trầm biến đổi của quê hương, của gia đình và của cả một đời người.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 19776)
đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ.Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother Day…
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19811)
Hôm nay là ngày giỗ mẹ, tôi viết những dòng này là tâm sự của một người con suốt đời không có mẹ ở bên và thành kính dâng lên hương hồn mẹ như một nén nhang thắp muộn.