2:52 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Những người con H.O: Sức bật của một thế hệ - Ngọc Lan

22 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 18519)

Những người con H.O: Sức bật của một thế hệ

Ngọc Lan
Hình ảnh anh hai tôi đứng cạnh má, những ngón tay miết trên xấp vải áo mới toanh, mặt cúi xuống, giọng nghẹn đắng, “Để dành sang năm con thi lại, nếu đậu con sẽ may áo.” Má tôi ngồi, nước mắt vòng quanh, lặng lẽ, khóc.
Xấp vải là quà má dành dụm bao lâu để mua làm phần thưởng mừng anh vào đại học. Ngày anh đi nhận giấy báo điểm về. Má lấy xấp vải đưa cho anh, không cần hỏi kết quả. Giá mà lý lịch gia đình tôi không phải “đối tượng 13” thì anh đã dư nhiều lắm rồi, điểm đậu vào trường đại học y khoa.
Ngày đó, tôi còn là đứa bé chưa đến tuổi lên 10. Nhưng không hiểu sao khoảnh khắc tê lặng đó cứ ở mãi trong đầu tôi. Ám ảnh.
Tôi lớn thêm vài tuổi. Một bài báo nổi tiếng viết về anh học trò tên Huy, tôi quên mất họ anh rồi, quê ngoài miền Trung, anh thi đại học 3 lần, là 3 lần anh đậu thủ khoa, của 3 trường khác nhau. Và, cũng 3 lần, anh bị người ta từ chối cho anh đặt chân vào giảng đường đại học.
Lý do gì ư?
Anh là con của một sĩ quan chế độ cũ.
Tôi vẫn nhớ hoài câu anh nói trên báo Tuổi Trẻ ngày đó, “Không ai muốn được sinh ra dưới một ngôi sao xấu, và cũng không ai có quyền được chọn cửa để sinh ra. Tôi vào đời bằng những khát vọng lớn lao của tuổi trẻ, nhưng đời đã tặng tôi những cái tát nghiệt ngã nhất...”
Bài báo đó, câu nói đó, cũng không hiểu vì sao, ám ảnh tôi. Nặng trĩu.
Không biết có phải vì điều này, mà ngay khi được gợi ý, “hãy tìm hiểu và viết về những người con H.O, những người từng bị vùi dập, từng trải qua những nhọc nhằn, cay đắng khi còn ở Việt Nam. Nhưng khi sang miền đất này, họ như hạt mầm bị dồn nén bấy lâu, nay bật lên, vươn mình đứng dậy, biết khẳng định mình một cách trang trọng và đường hoàng,” tôi đã gật đầu không chút ngần ngại.
Bởi, tôi biết ngay rằng, mình làm được. Bởi, cảm xúc này, đã có sẵn trong tôi.
Lớn lên khi ba vào “tù cải tạo”
Tôi trò chuyện cùng ba người, một bác sĩ, một dược sĩ và một kỹ sư điện toán. Họ chẳng là những người nổi tiếng. Họ thuộc về số đông những người bình thường, giản dị mà ta gặp hằng ngày trong cuộc sống quanh đây.
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/150665-BSHoang.400.jpg
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng. (Hình: Ngọc Lan)
Nhưng, nhìn chặng đường họ đã qua, để có thể bây giờ đường hoàng là kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, mới hiểu và khâm phục hơn những con người của một thế hệ, thế hệ vào đời ngay vào lúc khó khăn nhất của đất nước.
Họ là Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, Dược Sĩ Đoàn Trang Anh, và kỹ sư Lê Công Quý.
Giữa họ có một điểm chung, đó là ba của ai cũng mang hàm cấp tá, thiếu tá và đại tá. Và dĩ nhiên, ba ai cũng để lại một phần đời mình trong chốn “tù cải tạo,” người 5, 6 năm, người vừa chẵn 10 năm.
Ở thời điểm tháng 4 năm 1975, anh Hoàng được 16 tuổi, anh Quý 15, và chị Trang Anh lên 10. Ở độ tuổi này, cả ba người, như bao người dân khác ở Việt Nam, không phân biệt tuổi tác và giới tính, bị cuốn vào cơn sóng của thời lịch sử đổi thay.
“Ba đi tù, một mình mẹ tôi với năm con nhỏ, lớn nhất mới 11, nhỏ nhất chưa đầy năm. Không thể nào chăm sóc hết đàn con như vậy, nên chị tôi và hai đứa em nhỏ theo mẹ về sống bên ngoại, tôi cùng thằng em kế về với bà nội. 9 tuổi đầu, tôi đã biết chẻ củi, nấu cơm, tự chăm sóc mình.” Trang Anh, hiện đang là dược sĩ làm việc trong hệ thống Wal-Mart, nhớ lại.
Kỹ sư điện toán Lê Công Quý hồi tưởng, “Ngày Việt Cộng vô Đà Nẵng, ba tôi đưa cả nhà chạy vô Sài Gòn ở trại gia binh. Khi ba đi tù, nhà cửa ngoài Đà Nẵng bị tịch thu, thế là má tôi dắt díu anh em tôi chạy về quê ngoại ở Đơn Dương, nơi cách Đà Lạt chừng 58 cây số.”
“Đói no gì cũng không được nghỉ học” là yêu cầu của má anh Quý đặt ra cho các con, nhưng một buổi đến trường, buổi còn lại anh Quý phải “đi làm cỏ, cắt lúa cho người ta”.
Với Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, dù là con đại tá nhưng “số cực” dường như đeo đuổi anh từ nhỏ. Là anh trai cả, nên ngay khi ba anh vào “trại cải tạo,” cũng là lúc anh Hoàng “phải nhào ra phụ kiếm cơm” bằng cách “đẩy xe cóc ổi đi bán rong, ôm thùng thuốc lá ra đầu ngõ ngồi bán từng điếu”. Chưa hết, anh còn biết “quay roneo” các bài hát để bán cho bạn học cùng trường, lúc “nhà nước đổi tiền” anh cũng “bày đặt chạy áp phe, làm đủ thứ trên đời để có tiền mang về phụ mẹ.”
Nhọc nhằn và cơ cực, chưa bao giờ được ăn bát cơm trắng trọn vẹn, ngoại trừ khoai độn, sắn độn, mì độn, nhưng cố gắng đeo đuổi trường lớp, không dở dang chuyện học hành là điều cả ba người phải tâm niệm.
Tuy nhiên, tốt nghiệp lớp 12, cánh cửa để những người con sĩ quan này bước chân vào đại học cứ khi ẩn khi hiện như trò chơi cút bắt.
Đường vào đại học gian nan
Chị Trang Anh kể, “Đâu có bao giờ mình muốn dừng lại ở lớp 12 đâu. Nhưng khi mang giấy tờ lên phường ‘xác minh’ thì họ nói ba tôi là sĩ quan chế độ cũ, ‘chính quyền không bỏ tiền nuôi cho những thành phần như vậy’ nên họ không ký. Mà địa phương không ký thì làm sao thi đại học? Thế nên ngay cả cơ hội đi thi đại học tôi cũng không có.”
Anh Lê Công Quý may mắn hơn chị Trang Anh ở chỗ: Ít ra anh biết thế nào là thi đại học và cảm giác cầm được giấy báo đậu vào trường Đại Học Kinh Tế Tài Chánh ở Sài Gòn là như thế nào.
Anh cứ ngỡ như mình trong mơ! Con ngụy mà cũng được vào đại học sao? Thầy chủ nhiệm dạy toán, người cũng có cha là “sĩ quan chế độ cũ,” cũng là người ‘bảo lãnh’ để anh Quý không bị “gửi qua công an” khi anh dám dùng phấn viết lên bảng chữ “Đả đảo cộng sản,” đã dẫn đứa học trò mình lên tận ủy ban nhân dân tỉnh để hỏi cho chắc ăn có phải là Lê Công Quý được vào đại học?
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/150665-DSTrangAnh.400.jpg
Dược Sĩ Đoàn Trang Anh. (Hình: Ngọc Lan)
Nghe người ta khẳng định là chắc. Cậu học trò tỉnh lẻ mừng còn hơn được vàng, và có lẽ, lần đầu tiên trong đời cậu thầm cám ơn “Đảng quang vinh biết xóa bỏ hận thù, cào bằng tất cả để cho đứa con ngụy như mình có cơ hội đổi đời.”
Anh Quý làm hồ sơ, giấy tờ, cắt hộ khẩu nơi quê nhà để khăn gói vào Sài Gòn chuẩn bị cuộc đời làm sinh viên.
Thế nhưng.
Thà như Trang Anh bị tước đi cơ hội thi đại học ngay từ lúc đầu.
Thà như người ta gửi giấy báo cho anh biết điểm anh cao nhưng vì anh là “đối tượng 13” nên anh không thể vào học.
Thà như...
Thà như...
Cứ 10, 20, thậm chí 50 cái thà như kiểu vậy từ lúc đầu thì Quý vẫn cảm thấy nhẹ lòng hơn.
Đằng này...
Niềm vui háo hức của người thanh niên 18 tuổi bị dập tắt một cách không thương tiếc ngay khi bước chân vào phòng giáo vụ.
“Anh là đối tượng 13, không có tiêu chuẩn chính trị để học trường này. Anh đi về đi. Cái giấy này là do máy tính gửi sai thôi, chứ anh không đủ tiêu chuẩn học. Về đi.” Một thầy giáo nơi phòng giáo vụ trường Kinh tế tài chánh đã chẳng ngại ngần nói cho Quý biết.
Tiếng kêu “trời ơi” của người đàn ông nay đã ngoài 50 kể lại giây phút bị người ta “ném ra đường” cách đây hơn 30 năm mà nghe vẫn còn quặn thắt một nỗi đau.
“Trời ơi, cả cuộc đời sụp đổ dưới chân tôi. Tôi hụt hẫng dễ sợ. Bởi ở Việt Nam đứa học trò nào đang học 12 cũng nghĩ vô được đại học là cuộc đời mình mở ra tương lai tươi sáng, hy vọng đủ thứ hết. Giờ nghe họ nói vậy, tôi gần như điên luôn!”
Não nề. Chán nản. Suy sụp. Mất phương hướng. Quý gần như mất trí, lang thang khắp Sài Gòn, không dám quay về Đơn Dương, “ăn làm sao, nói làm sao đây khi bạn bè, chòm xóm, gia đình đều nghĩ rằng mình vào Sài Gòn để đi học đại học?”
“Thực sự tôi không nhớ nhiều lắm lúc đó tôi như thế nào. Tôi chỉ biết mình lang thang khắp nơi. Hụt hẫng, đau khổ lắm. Lúc đó có ai đưa lựu đạn kêu tôi quăng tôi cũng dám. Tôi thấy cuộc đời mình coi như chấm dứt.” Anh Quý nói.
Một người bạn cùng quê với anh, cũng vào Sài Gòn học, nhìn thấy tình cảnh bi đát đó, đã “lén” báo về quê cho gia đình Quý hay. Má anh lặn lội vào Sài Gòn đón con về.
Có điều, trước khi mang đứa con tội nghiệp trở về Đơn Dương, người mẹ uất ức tìm đến trường đại học để khiếu nại. Nhưng “một ông ở phòng tổ chức nói, mang 5 cây vàng vô đây thì tôi lo cho nó có chỗ học”. Má tôi không dằn được, “Nếu có 5 cây, tôi đã cho nó đi vượt biên rồi chứ đi học làm gì!”
Phẫn uất, vì phận mình là “ngụy”. Nhưng, vẫn phải về.
“Thấy tôi sốc, chán đời đến gần như tưng tửng luôn, nên má tôi quyết định gửi tôi vào chùa ở một thời gian tôi mới tỉnh lại bình thường.” Anh kể, giọng cười nghe buồn tênh.
Không giống Trang Anh và Quý, Nguyễn Trần Hoàng không thi đại học ngay sau khi tốt nghiệp 12.
“Tôi không thi bởi lúc đó tôi chưa biết mình muốn gì. Lúc nhỏ tôi mơ làm văn sĩ, lúc lớn hơn thì thích làm luật sư. Nhưng sau 75 thì thấy văn sĩ coi bộ không thực tế, còn luật thì khi đó làm gì có luật để mà làm luật sư, cho nên tôi cũng không thích luôn. Tôi đi làm những chuyện linh tinh khác.” Anh Hoàng cho biết.
4 năm sau, “sau một trận bệnh tưởng chừng mình sắp tận cùng phần số,” anh quyết định nộp đơn thi vào trường đại học Y khoa, vì “thấy bác sĩ cũng nhiều người có lòng cứu mình khỏi chết trong khi mình nghèo quá”.
Để có thể vào được Y khoa, trong khi ba từng là trung tá trưởng phòng chỉnh huấn Biệt khu Thủ đô, hiện vẫn còn trong trại cải tạo, đòi hỏi người thí sinh đó phải có số điểm gần như tuyệt đối. Vậy mà Nguyễn Trần Hoàng đã làm được, bằng chính sức học của mình.
Ba năm sau khi trở thành bác sĩ ở Việt Nam, năm 1991, anh Nguyễn Trần Hoàng cùng ba má và các em sang Mỹ định cư, sau Dược Sĩ Đoàn Trang Anh một năm, và trước kỹ sư điện toán Lê Công Quý hai năm.
Làm lại cuộc đời trên đất tự do
Sang Mỹ khi đã ngoài 30 tuổi, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng bắt đầu lao vào mưu sinh kiếm sống bằng công việc... đứng phụ “chợ trời”.
Anh kể bằng giọng từ tốn, “Mình không quen biết ai hết, nên cứ 3, 4 giờ sáng là ra chỗ chợ trời Cypress ở Costa Mesa đứng chờ xem có ai kêu mình phụ gì không. Chắc tại mình nhỏ con nên thường chẳng ai gọi phụ. Đứng đến 7, 8 giờ không thấy ai gọi hết thì về.”
Rồi anh lại chuyển sang “đi bỏ cơm chay,” “đi bỏ báo”.
“Có lúc tôi xin đi làm công việc lau chùi, quét dọn cầu tiêu nữa. Vậy mà lúc phỏng vấn người ta cũng không thèm nhận. Có thể nói đó là lúc nản nhất trong cuộc đời tôi. Chán nản, và có lúc như bị trầm cảm nữa.” Người bác sĩ ngồi trong phòng mạch hiện tại của mình trên đường Lilac, kể về những ngày đầu tới Mỹ.
Sau, anh lại chuyển sang “nghề dạy lái xe”. Anh cười hóm hỉnh, “Hồi đó qua đâu có tiền học, nên tự tập lái rồi tự đi thi. Thi tới sáu lần mới đậu, nên rớt kiểu gì tôi cũng rành hết.”
Như đã nói lúc đầu, Nguyễn Trần Hoàng “có duyên với số cực”. Sang Mỹ chưa bao lâu. ba anh lâm bệnh, “từ cao huyết áp khi còn ở Việt Nam, qua đây chuyển sang suy thận giai đoạn cuối. Rồi từ thận lại sang tim, rồi biến chứng tùm lum hết”.
“Khoảng 3 năm sau khi đến Mỹ, ba tôi qua đời. Còn tôi thì tương lai vẫn mờ mịt, chẳng biết tới đâu, về đâu.” Anh kể.
Từ lúc qua Mỹ, cho tới lúc anh thi đậu lại bằng bác sĩ và có số điểm đủ cao để có thể xin một chỗ đi thực tập tại bệnh viện, mất tổng cộng 8 năm, “8 năm đó, tôi chỉ biết ngủ ở phòng khách, trên ghế salon cho đỡ tốn tiền. Những năm sau, tôi đi làm ít lại, mượn thêm ít tiền của đứa em đủ để trang trải tiền ăn ở, còn dành thời gian dốc sức vào chuyện học.”
Dược Sĩ Đoàn Trang Anh thì may mắn hơn trong chuyện học hành khi sang miền đất này, như thể một sự đền bù cho những năm tháng chị không biết gì là “trường đại học ở Việt Nam”.
Chị nói, “Sau 7, 8 năm bị gián đoạn ở Việt Nam, không được học hành là tôi thấy bứt rứt lắm rồi. Cho nên khi được sang đây, trong đầu mình nghĩ là mình phải học, học nghề mà mình mơ ước hồi nhỏ, học để thành dược sĩ.”
Trang Anh học bằng tất cả sự say mê của mình, có chồng, có con vẫn còn tiếp tục học.
“Năm 1996, tôi lấy bằng cử nhân ngành Biopsychology của trường Đại Học Long Beach . Ra trường, tôi đi làm ngay, suốt 8, 9 năm. Trong thời gian đó, tôi tiếp tục theo học để lấy bằng master. Đến năm 2004, tôi quyết định 'quit job,' theo học chương trình Dược Sĩ tại trường Western Pomona. Đến năm 2008, tôi chính thức trở thành dược sĩ.”
Đó là hành trình đeo đuổi để đạt được ước mơ mà Trang Anh đã không thể thực hiện được khi ở Việt Nam.
Dù là ước mơ đó chị phải kiên trì mất gần 20 năm mới đạt được, nhưng Trang Anh luôn cảm thấy rất vui, rất thích nơi đã cho chị những cơ hội mà chị không thể nào tìm được ở quê nhà, chỉ bởi vì chị là “con ngụy”.
Với Lê Công Quý, cuộc đời anh thật sự như sang một trang mới khi đặt chân đến miền đất của tự do.
“Mình đang ở chỗ khổ quá mà, hết thảy mấy anh em tôi đều đi làm cực khổ, đi học cực khổ. Giờ sang đây nào là được 'tiền ông Bush cho,' nào là tiền foodstamp, ăn không có hết. Cứ thấy mình như ở thiên đường, thấy thật sự trân trọng những thứ mình có.” Anh Quý kể lại bằng giọng sôi nổi.
Cũng như những người tị nạn khác, anh Quý phải đi làm thêm bên cạnh thời gian đi học. “Cũng xin đi làm lau chùi, quét dọn restroom, đi đổ rác, đi bỏ báo, sau thì đi làm ở cây xăng. Nhưng ở quê cực quá rồi nên những chuyện đó anh em tôi không xem là cực nữa.” Anh cho biết.
Rồi anh trầm giọng, “Chuyện tôi bị đuổi về khi lên trường đại học nó nằm trong lòng tôi dễ sợ lắm. Sau này khi họ cho tôi đi học cao đẳng. Đi dạy một thời gian, tôi xin đi học tại chức họ cũng không cho. Hình như chính vì vậy mà chuyện phải học đại học nó cứ thôi thúc tôi suốt. Nên khi sang đây, không chờ phải đủ một năm để xin tiền financial aid, mà tôi đi học liền, học ào ào luôn.”
Nói là “học ào ào,” nhưng “một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết,” nên người ta học 15, 20 phút, anh Quý phải học 1 tiếng, 2 tiếng. “Đau khổ nhất là mấy lớp ESL, vừa học vừa khóc, nhưng rồi cuối cùng cũng qua. Sau hai năm ở college, tôi được nhận vào trường UC Davis.”
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/150665-KSQuy.400.jpg
Kỹ sư điện toán Lê Công Quý. (Hình: Quý Lê)
Từ năm thứ 3, Lê Công Quý đã xin vào làm thực tập tại hãng máy tính IBM. “Khi đó, họ 'offer' cho mình một giờ $20. Trời ơi, lúc đó mới thấy thiên đường là đây, thấy rõ cuộc đời mình đã thực sự đổi qua trang mới rồi.” Anh cười sảng khoái khi nhớ lại mức lương đầu tiên mình có bằng chính sức học của mình.
“Khi đã cầm được bằng đại học trong tay rồi, anh cảm thấy như thế nào?” Nghe tôi hỏi, anh nói khi đã thôi cười, “Cảm thấy chuyện học đại học không là gì hết. Nhưng ở thời điểm đó, lứa tuổi đó, chuyện vào đại học đối với mình lớn lao quá, thành ra nó thành một ám ảnh với mình. Và mình học, để chứng minh cho một điều tự bên trong là mình có thể học được, mình không dở. Tôi từng hứa lấy được bằng đại học rồi có đi rửa chén cũng vui lòng mà. Đôi khi tôi tự cười mình. Nhưng thực sự tôi tự hào về điều đó, nhờ đó mà tôi có sức lực để mà học.”
Tự hào về Ba
Có một điều, “vì là con sĩ quan” nên Dược Sĩ Đoàn Trang Anh, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng và kỹ sư Lê Công Quý “mới trải qua” nhiều điều mà không phải ai cũng phải chịu. Tuy nhiên, không ai trong số họ, vào thời điểm phải chịu những thiệt thòi bất công nhất, mảy may có trong đầu suy nghĩ “giận ba mình đã mang đến cho mình những bất hạnh này”.
“Không có ba tôi, làm sao tụi tôi qua được tới bên này để có được ngày hôm nay?” Anh Quý nhận xét.
Nhìn lại tất cả những gì mà mình đã làm được, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng nói giản dị, “Đó là nhờ ba tôi đã rèn luyện tôi từ nhỏ. Ba tôi là tấm gương lớn nhất của tôi.”
“Chưa bao giờ tôi cảm thấy oán trách vì ba tôi là sĩ quan nên tôi không được đi học đại học. Tôi chỉ có tự hào, rất tự hào về ba tôi. Trong tôi, hình ảnh ba lúc nào cũng oai hùng lắm!” Chị Trang Anh bày tỏ.
Như đã nói, cả ba người, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, kỹ sư Lê Công Quý, Dược Sĩ Đoàn Quế Anh, không là những người thật đặc biệt, thật nổi tiếng. Nhưng họ đại diện cho số đông, số đông những người con của các sĩ quan VNCH, từng một thời phải chịu những kỳ thị, bất công, khi còn ở quê nhà.
Nhưng giờ đây, họ có quyền hãnh diện về mình lắm chứ. Và chúng ta cũng có quyền hãnh diện về họ.

Ngọc Lan NV
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2024(Xem: 93)
để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!
07 Tháng Ba 2024(Xem: 167)
Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,
04 Tháng Ba 2024(Xem: 309)
Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểu
04 Tháng Ba 2024(Xem: 234)
"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
16 Tháng Hai 2024(Xem: 362)
Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắm
16 Tháng Hai 2024(Xem: 320)
Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữa
06 Tháng Hai 2024(Xem: 372)
Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 408)
nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 395)
Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranh
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 691)
người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1258)
Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.
18 Tháng Chín 2023(Xem: 1222)
đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack Obama
28 Tháng Tám 2023(Xem: 1437)
Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.
27 Tháng Tám 2023(Xem: 1063)
Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưa
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1282)
Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1263)
Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 1593)
Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vị
21 Tháng Ba 2023(Xem: 1880)
Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2134)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2769)
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2441)
Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
31 Tháng Mười 2022(Xem: 2291)
Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 3978)
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3927)
câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3782)
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 4055)
Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
08 Tháng Tư 2022(Xem: 3639)
Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?
02 Tháng Tư 2022(Xem: 3819)
Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
15 Tháng Hai 2022(Xem: 3950)
Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.
11 Tháng Hai 2022(Xem: 4528)
Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!
06 Tháng Hai 2022(Xem: 3739)
nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3814)
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4965)
Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4657)
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông Núi
22 Tháng Tám 2021(Xem: 5112)
Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?
24 Tháng Bảy 2021(Xem: 5701)
Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêng
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6197)
cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4705)
Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5179)
tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
09 Tháng Sáu 2021(Xem: 5524)
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7292)
Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham Mưu
27 Tháng Tư 2021(Xem: 6391)
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
22 Tháng Ba 2021(Xem: 6324)
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
23 Tháng Hai 2021(Xem: 5713)
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh
03 Tháng Hai 2021(Xem: 5399)
Và tôi lại nghĩ: bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai?“.
16 Tháng Giêng 2021(Xem: 5519)
Sợ không còn đủ tỉnh táo để viết nên điều gì ra hồn, chỉ mong đây là những cảm nghĩ rất thật về một giọng hát mà người đời sẽ tiếc nhớ khôn nguôi
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 5280)
thì tôi cũng đã có một nhìn nhận rõ ràng hơn về cái giới mà nhiều người cho là, hoặc tự họ cho là tinh hoa, ở Việt nam.