5:12 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024

Tấm Hình Định Mệnh - Phạm Hồng Ân

08 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 21001)

Tấm Hình Định Mệnh
Tác giả : *Phạm Hồng Ân

Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Năm nay, Phạm Hồng Ân là tác giả vào danh sách chung kết giải thưởng Việt Báo 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.

Tấm ảnh chụp một người đàn ông gầy gò, cụt hai chân đang nằm thiểu não trên giường - đăng trên tờ báo địa phương - đã làm động lòng Bích, khiến nàng không thể không đọc phần ghi chú kế bên. Thương phế binh Hoàng Giàu, bị thương nặng trên chiến trường Quảng Trị năm 1972. Hiện sống tàn tật, nghèo đói, khổ đau. Rất cần lòng xót thương nhân từ nơi bà con cô bác ở hải ngoại. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về : Hoàng Giàu, số 117.......xã Tân Uyên, Biên Hòa.

Bích nhìn đi nhìn lại tấm ảnh hàng chục lần, rồi tự dưng nước mắt rơi xuống lúc nào không hay. Tấm ảnh chụp khuôn mặt người đàn ông gầy gò, hao hao giống khuôn mặt cha Bích trong bức chân dung mà mẹ Bích đã dặn dò trao lại trong ngày tháng cuối cùng.

- Đây là hình ba con, Nguyễn Xuân Hòa. Năm 1972, chiến tranh đến hồi khốc liệt, ba con là quân nhân đã mất tích trong trận đánh Quảng Trị. Lúc đó, con chỉ được vài tháng tuổi. Gần 40 năm qua, mẹ sống trong chờ đợi, mòn mỏi nuôi con cho đến ngày thành tài. Mẹ vẫn hy vọng ba con còn sống. Ông đang quanh quất đâu đây, thay tên đổi họ để chạy trốn mẹ con mình.

Bích tiến gần vách tường, đưa tờ báo sát vào bức chân dung để so sánh. Một trẻ một già, tuy khác xa một trời một vực. Nhưng khuôn mặt vẫn có nét hao hao giống nhau. Nhất là cái miệng, nó rộng quết và cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm. Có thể ông này là cha mình? Nếu đúng, đây quả là một cuộc trùng phùng kỳ diệu. Có phải Thượng Đế đã sắp sẵn, đã an bày? Mình chưa có ý định tìm cha, tình cờ đã gặp cha rồi? Một tình cảm mơ hồ nhưng êm ái bỗng dưng xuất hiện trong tâm hồn Bích. Bích khao khát ngã vào vòng tay cha, đón nhận những thương yêu đầm ấm và được cha che chở, an ủi trong những lúc Bích trượt chân giữa dòng đời.

Nhưng một mối hận khác cũng đang len lỏi vào tâm hồn Bích, đối kháng quyết liệt với tình cảm êm ái trên. Tại sao cha phải thay tên đổi họ để chạy trốn mẹ, chạy trốn Bích. Cha muốn bỏ rơi mẹ, bỏ rơi hòn máu mà cha đã tạo ra? Lời mẹ văng vẳng bên tai, như một nhắc nhớ khó quên.

- Con biết không, sĩ quan hồi đó đào nhiều lắm. Mấy ổng đi đến đâu, gây nợ tình đến đó. Mẹ nghi, mẹ con mình chỉ là một trong những bến ghé chân của ổng mà thôi. Biết đâu, hiện tại ông đang sống ở bến khác, hạnh phúc hơn bến của mình!

- Vậy lúc đánh nhau ở Quảng Trị, sau khi tàn trận, người ta nói với mẹ như thế nào?

- Người ta chỉ báo với mẹ là ba mày mất tích, thế thôi.

- Con nghĩ, ba mất tích thật sự. Tại mẹ quá ghen, nên nghĩ xấu như vậy.

Mẹ Bích bỗng lồng lộn lên.

- Mất tích thì sớm muộn gì cũng tìm ra tông tích. Mà nếu có chết, thì cũng phải có xác chứ! Đằng này, biền biệt cho đến ngày hôm nay.

Thấy Mẹ bắt đầu giận, Bích chạy vội đến, ôm sát Mẹ vào lòng, nũng nịu.

- Mẹ ơi! Mẹ kể chuyện tình của Ba và Mẹ cho con nghe đi! Coi nó có lâm ly bi đát như chuyện tình thời nay không?

- Chuyện tình thời nay làm gì có lâm ly bi đát. Nó giải quyết một cách nhanh chóng và ngắn gọn. Vì có sự tiếp tay của nền văn minh khoa học.

- Mẹ nói khó hiểu quá!

- Ngày xưa, Mẹ và Ba con hẹn hò nhau rất khó khăn. Con biết, Ba con là lính mà. Suốt ngày bận bịu với hành quân, với chiến trận. Thời giờ rảnh rất ít và rất bất ngờ. Lúc đó, người ta đâu có cell phone, đâu có email, đâu có internet...như ngày nay mà nhanh chóng gặp nhau. Ở xa, Ba phải ra bưu điện gửi thư hoặc đánh điện tín. Thư thì một tuần sau mới tới Mẹ. Điện tín mau hơn, ba ngày sau.

- Trời ơi! Phải một tuần, ít nhất là ba ngày mới có tin để hẹn gặp nhau. Ba Mẹ phải thủy chung lắm, mới có được một tình yêu bền vững? Con không tin, Ba bỏ rơi Mẹ con mình. Nhất định con sẽ tìm ra tông tích Ba con.

Hai ý nghĩ cứ đối kháng nhau một cách quyết liệt, làm Bích bị dằn vặt, khó ngủ mấy đêm liền. Cuối cùng, Bích cũng ra chỗ gửi tiền gửi vài trăm đô về Hoàng Giàu, cứu giúp người thương phế binh tật nguyền. Bích tự nhủ, hãy xem đây là lòng từ thiện đối với người lính năm xưa, đồng đội với Ba mình, trước một hoàn cảnh thương tâm như thế này. Còn chuyện Hoàng Giàu có phải là Ba mình không? Sau này , Bích sẽ tìm hiểu thêm.

Số tiền được gửi đi, ít lâu sau, Bích nhận được lá thư từ Việt Nam gửi qua. Lá thư với nét chữ nguệch ngoạc, trật chính tả liên miên. Hoàng Giàu ngỏ lời cám ơn và nguyện khắc cốt ghi tâm lòng hảo tâm của vị ân nhân đã cứu giúp mình. Ông còn cho biết, ông quá yếu ớt nên không thể tự viết thư cho Bích được, phải nhờ một cậu bé bán báo sống chung với ông viết dùm. Lá thư chỉ có vài dòng, nhưng nó làm lòng Bích rộn lên niềm vui, vì đã làm một công việc hữu ích cho người, cho đời.

Thời gian qua, những cánh thư chân thật của cậu bé bán báo bày tỏ tình cảnh đáng thương của Hoàng Giàu, làm lòng từ thiện của Bích bùng lên một cách mãnh liệt. Bích nguyện với lòng, mỗi tháng sẽ trích ra vài trăm đô gửi về Việt Nam trang trải chi phí cho Hoàng Giàu, và mướn người chăm sóc ông ta cho đến lúc cuối đời.

Năm năm trôi đi, ý tưởng về Việt Nam tìm hiểu xem Hoàng Giàu có phải là Ba mình không? Nó cứ âm ỉ và thôi thúc Bích suốt ngày đêm. Rồi nhân dịp Thanksgiving, Bích quyết định về thăm quê nhà.

Người đàn ông gầy gò, cụt hai chân, đang cố với tay chống cây nạng để lấy hết sức lực ngồi lên tiếp khách. Cái miệng rộng quết và cong cong như vầng trăng lưỡi liềm đã mở ra, bật lên một nụ cười trọn vẹn khi nghe Bích giới thiệu tên mình. Người đàn bà chăm sóc cho Hoàng Giàu (do số tiền hàng tháng Bích mướn) cứ lăng xăng chạy tới chạy lui, nói cười không ngớt.

- Cái căn nhà mới sửa lại nè! Cái giường sắt mới mua nè! Cái máy nghe nhạc mới sắm nè! Cái chiếc xe lăn tự động nè!...Tất cả đều do đồng tiền của cô gửi về. Tui và chú Giàu đội ơn cô rất nhiều, kể cả thằng tư bán báo nữa. Nếu không có đồng tiền nhân đức của cô gửi tặng, chắc chú Giàu đã mồ hoang mả lạnh từ lâu rồi. Còn tui và thằng tư... ở cái thành phố tệ lậu này...cũng sẽ chết đói dài dài.

Bích chưa kịp hỏi han Hoàng Giàu, chưa kịp tìm hiểu về người đàn ông mà Bích đã hết lòng lo lắng như người thân trong gia đình...thì bà con lối xóm kéo nhau đến chật ních cả nhà. Họ chăm chăm nhìn Bích tỏ dấu lạ lùng và ngưỡng mộ một cách hiếu kỳ. Họ xì xào với nhau. Họ bàn tán, xuýt xoa khen ngợi Bích, chúc mừng Hoàng Giàu...khiến trái tim của Bích muốn vỡ ra trăm mảnh.

- Chú Giàu bộ đội vậy mà có phước. Tự dưng có người đẹp ở Mỹ gửi tiền về cấp dưỡng. Nếu không, chú đã bỏ xác ở nhà thương lâu rồi.

- Ổng tu ba kiếp chưa chắc được như vậy. Không có bà con ruột thịt, ai dại nhào vô ôm của nợ?

Bích muốn lùng bùng hai lỗ tai và thấy ngực mình như có đá đè nặng. Hoàng Giàu là phế binh của phía bên kia? Là kẻ thù của dân tộc, kẻ thù của hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi? Bích bỗng căm giận, quay đầu qua nhìn thẳng vào Hoàng Giàu. Dường như từ cái miệng rộng quết và cong cong như mặt trăng lưỡi liềm, Bích thấy một dòng máu đỏ phọt ra hòa với nước miếng nhểu nhão tràn ra hai bên mép. Mặt Hoàng Giàu bắt đầu tái mét, rồi hai tay, hai vai, cả hai phần cụt của đôi chân...chợt run lên lẩy bẩy như một người động kinh. Bích hét lên một tiếng, rồi cuống cuồng phóng ra sân, cắm đầu chạy thoát khỏi căn nhà.

Về Mỹ được vài tháng, Bích bỗng nhận được email cũa nhóm chuyên tìm hài cốt của thân nhân mất tích trong chiến tranh. Email cho biết có một gia đình ở huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đang giữ hài cốt của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Căn cứ vào thẻ bài mang trên mình, quân nhân có tên là Nguyễn Xuân Hòa. Xin quý vị có lòng hảo tâm hãy tiếp tay phổ biến email này đến thân nhân người quá cố. Điện thoại về Vương Phố 09088....

Đọc xong email, Bích nhảy tưng lên, la lớn, mừng reo như người vừa trúng số độc đắc. Nguyễn Xuân Hòa. Đúng là tên của Ba mình rồi. Hài cốt lại nằm ở đất Quảng Trị. Theo lời Mẹ kể, trận chiến khốc liệt ở Quảng Trị năm 1972 đã làm Ba mình mất tích. Bích phải liên lạc gấp với ân nhân mình để biết thêm tin tức một cách cặn kẻ.

Buổi sáng, nơi căn nhà khang trang ở trên đồi cao, cửa hướng thẳng ra biển. Bình minh rưới những giọt nắng đầu tiên xuống chồi lá khóm hoa. Ánh sáng lấp lánh ngũ sắc trải dài từ biển rộng lên đến núi cao. Chim đua nhau hót líu lo ngoài vườn làm lòng Bích rộn lên một niềm hoài cảm lâng lâng. Tự dưng hình ảnh Hoàng Giàu bỗng hiện về trong trí tưởng. Bích cố nhắm mắt lại để cố xua đi hình ảnh đáng thương đó. Nhưng hai phần cụt của đôi chân run lẩy bẩy, cùng với dòng máu đỏ phọt ra hai bên mép của người phế binh...cứ ám ảnh Bích, cứ dày vò Bích mãi mãi. Bích hối hận vì đã đối xử tệ bạc với người tật nguyền khi hay người đó là kẻ thù, là người đứng khác chiến tuyến với gia đình mình. Lòng từ thiện, nỗi thương tâm về một hoàn cảnh, về một người nào đó...sẽ không bao giờ có biên giới, có lằn ranh, có sự phân biệt xã hội, chủng tộc. Hơn nữa, gần nửa thế kỷ kéo lê kiếp sống tàn phế, Hoàng Giàu đã hiểu rõ chế độ mình đang sống, nên mới vươn tay ra hải ngoại như một nạn nhân cùng đường kêu cứu lòng hảo tâm của đồng bào.

Sau khi suy đi nghĩ lại, Bích thấy tội nghiệp cho Hoàng Giàu, có lẽ chú sẽ không còn sống bao lâu nữa. Bích muốn trở lại tiếp tục giúp đỡ chú, hầu phần nào xoa dịu những đớn đau những lầm lỡ mà chính chú gánh chịu một đời.

Chuyến này về Việt Nam, Bích có hai chuyện cần làm. Cố gắng mang hài cốt Ba về xứ Tự Do để Ba được mãn nguyện nơi suối vàng. Và tiếp tục làm từ thiện cho những người tàn tật, không những cho Hoàng Giàu, mà cho tất cả những ai chịu phần số bất hạnh trong chiến tranh. Và còn một điều nữa, vô tình Bích quên đi, là hôm nào đẹp trời phải chạy ra mồ Mẹ thanh minh cho nỗi oan của Ba, rằng Ba đã anh dũng hy sinh cho chiến trận vinh quang, chứ không phải hèn nhát thay tên đổi họ để ba chân bốn cẳng trốn chạy Mẹ con Bích.

*Phạm Hồng Ân
 VB

Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười Một 20128:00 SA
Khách
Heck yeah bay-bee keep them conmig!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20406)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10945)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12398)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10757)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14700)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11957)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29400)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10607)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10127)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10629)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10926)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10497)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12162)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9187)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11542)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15482)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10246)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14156)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11749)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11144)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10850)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10445)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11146)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9888)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9650)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13101)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8987)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18048)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12354)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9397)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102598)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10341)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10806)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10407)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12162)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10525)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9626)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8848)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10973)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27327)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10836)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10090)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11445)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11157)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11327)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.