1:44 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

ĐỊA NGỤC ĐÁNG YÊU - HOA HOÀNG LAN

27 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 19045)

 Dung nâng nhẹ cánh tay người chồng xấu số. Nàng lau chùi sạch sẽ những ngón tay chai sần và thô cứng. Mùi rượu hăng hắc xông lên mũi, khiến nhiều lúc nàng muốn bật hắt hơi. Nắm bông gòn trong tay Dung luôn luôn chuyển động trên thân thể đã bắt đầu lạnh của Sơn. Dung nhanh tay lau nhẹ cơ thể Sơn, nhìn kỹ từng dấu vết, trước khi xa rời vĩnh viễn. Đôi tay Dung lướt nhanh trên khắp phần ngực Sơn, phiến ngực thân yêu nàng đã ôm ấp trong bao năm dài của thời hai người còn chung sống với nhau.
 Dung mặc áo cho Sơn, tiếp tục lau chùi phần dưới thân thể của Sơn. Dung tần ngần mở lưng chiếc quần đã bạc mầu và cả phần thân thể kín đáo nhất của Sơn đang phơi ra trước mắt Dung. Dung nhìn sững như không tin những gì đang hiện ra trước mắt. Đã lâu lắm rồi, có đến gần tám năm, Dung mới thấy lại hình ảnh này. Nước mắt chợt trào ra khi Dung nâng nhẹ để lau chùi. Nắm bông gòn như chợt dừng lại. Có cái gì nghèn nghẹn như một tiếng nấc muốn thoát ra khỏi cổ. Nâng niu trong lòng bàn tay, Dung thì thầm với bộ phận thân thương bây giờ đã trở nên vô giác:
 “Vĩnh biệt nghe Sơn! Không bao giờ thấy nữa!”
 Dung biết nàng còn thương yêu Sơn vô cùng, như chưa hề có một sự chia cắt nào giữa Dung với người chồng bạc phận đang nằm đây, dù rằng khi còn sống, Sơn đã hất hủi, xô đuổi Dung một cách vô cớ. Dung vẫn còn bàng hoàng để rồi sau đó, kẻ Đông người Tây suốt tám năm dài, bây giờ gặp lại, thì kẻ Âm người Dương. Dung cố ngăn không cho dòng nước mắt trào ra, nàng thấm nước mắt bằng cánh tay áo và tiếp tục lau những ngón chân thô nhám trên bàn chân còn lại của Sơn.
 Sáng nay, Dung đã phải giải thích rất nhiều với những người lo việc tẩm liệm, để dành được làm công việc vệ sinh và thay quần áo cho Sơn. Dung đã mặc cho Sơn bộ quần áo mà Sơn hằng yêu thích: bộ quân phục Thủy Quân Lục Chiến mà Sơn cất giấu từ lâu trong tủ quần áo. Qua bao cuộc thăng trầm mà bộ quân phục rằn ri còn như mới. Chắc hẳn ở nơi nào đó trong cõi vĩnh hằng, Sơn sẽ thích thú với bộ binh phục của ngày nào chàng phục vụ dưới cờ của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến.
 Và cũng chính dưới mầu cờ sắc áo này, Sơn đã bỏ lại chiến trường một phần thân thể của chàng, nửa cái chân bên trái của chàng. Đau thương bắt đầu từ đây
 Xong công việc, Dung giao Sơn lại cho những người có nhiệm vụ tẩm liệm. Mọi người lăng xăng lui tới. Dung không thấy có ai quen, ngoài Vinh, một người em họ của Sơn. Vinh là người mà bấy lâu nay, Dung vẫn giữ liên lạc, và cũng chính là người đã cho Dung biết tin về tình trạng sức khỏe suy yếu của Sơn. Nhưng cũng chính vì những liên lạc chặt chẽ với Dung, nên Vinh đã bị Sơn đoạn giao, vì cho Vinh là một tay “nội tuyến” nguy hiểm. Khi biết tin bệnh tình của Sơn trầm trọng, Dung đã từ Pháp bay về trong một chuyến bay gần nhất, nhưng cũng không kịp để gặp Sơn, vì khi ấy Sơn đã hôn mê, không biết gì nữa. Dung chỉ kịp vuốt mắt Sơn, và theo Sơn về căn nhà cũ để những kỷ niệm ngày xưa theo nhau tiếp nối hiện ra như mới hôm qua... 
 
* * * * *
 Ngày Sơn bị cụt một chân, chàng đã biết bao đau đớn về tinh thần cũng như thân thể trong Tổng Y Viện Cộng Hòa. Khi vết thương trên đầu gối đã lành, Sơn âm thầm câm nín với đôi nạng gỗ trên tay. Dung biết chồng buồn lắm. Những đứa con nhỏ ngơ ngác nhìn bố trong một hình dạng mới mẻ này. Suốt ngày, Sơn lầm lì không nói với ai một tiếng nào và gần như cách biệt với mọi người, mặc cho những lời ân cần cùng những cử chỉ săn sóc của Dung. Dung thương Sơn vô cùng, hình ảnh người lính chiến kiêu hùng không bao giờ phai nhòa trong tâm trí của Dung.
 Vốn là người vợ tốt, nên Dung đã đối xử trọn tình với Sơn. Kịp đến ngày đất nước đổi dời, mọi người thi nhau tháo chạy, tìm đường di tản. Với gánh nặng chồng què cụt và con thơ dại, Dung không thể nào đưa gia đình vượt thoát được. Kẹt lại trong gông cùm Cộng-Sản, cuộc sống gia đình của Dung và Sơn lâm vào cảnh vô cùng bế tắc. Những đồng tiền trợ cấp lính đã không còn nữa. Mặc cho Dung bươi chải, cuộc sống đã như một vòng tròn khép kín, không lối thoát. 
 Sơn thì càng ngày càng trở nên lầm lì, ít nói. Tính tình Sơn càng trở nên hung dữ, và thậm chí tàn bạo từ khi Dung có tin của người mẹ nuôi bên Pháp có ý bảo lãnh cả gia đình nàng sang Pháp. Dung và các con phấn khởi bao nhiêu, thì Sơn lộ vẻ tuyệt vọng bấy nhiêu. Sơn có những cơn phẫn nộ bất chợt, khiến cho cảnh gia đình càng ngày càng trở nên như một địa ngục. 
 Đã có lần Sơn hất cả mâm cơm vào người Dung, và đã có lần Sơn vung cây nạng gỗ để đánh Dung. Những lần Sơn đánh vợ, đập con trở thành thường xuyên. Hàng xóm đã phải đến can ngăn không cho Sơn hành hung Dung. Nhiều người đã thương cảm và phẫn nộ mà bảo Dung:
 “Sao bà không bỏ đi. Kệ ổng. Làm gì được nữa mà um sùm?”
 Dung không nghĩ như thế. Nàng đã tránh né, không để Sơn có dịp nổi cơn thịnh-nộ. Nhưng vô phương, vì Dung càng tránh né, thì cơn giận trong người Sơn càng phừng phừng bốc lên như lửa gặp gió. Đã có lần Dung khiếp đảm khi chợt nhìn thấy đôi mắt lộ hung quang của Sơn và chàng đã trút hận thù lên đôi tay, để đập phá chút tài sản nghèo nàn còn sót lại trong căn nhà nhỏ. Dung khóc thầm và mong cho thủ tục xuất cảnh tiến hành mau chóng để gia đình sớm thoát khỏi cảnh chín tầng địa ngục này.
 Dung buồn khổ lắm, nhưng nàng nghĩ rằng Sơn còn khổ hơn nàng khi chàng đã mất hết mọi thứ: Tổ-Quốc, Quân-Đội, Danh-Dự, những thứ mà chàng thường viết hoa mỗi khi có dịp nhắc đến. Và Sơn còn mất nhiều thứ nữa như Binh-Nghiệp - là hơi thở của chàng - những đồng đội, những huynh đệ chi binh, những chiến thắng, những say mê của đời quân ngũ và gia đình, bè bạn, tương lai.
 Dung đã ứa nước mắt khi bắt gặp gương mặt hiền dịu của Sơn, khi chàng say mê vuốt thẳng bộ quân phục rằn ri Thủy Quân Lục Chiến để cất giấu dưới đáy tủ. Chỉ khi ấy, Dung mới thoáng bắt gặp lại khuôn mặt yêu dấu ngày xưa của Sơn. Và Dung thoáng nghe Sơn thở dài. Dung vội quay đi. Cũng có lúc, Sơn ân cần bảo đứa con:
 “Muốn đi Pháp, mà sao không tìm lớp dạy chữ Pháp mà học? Học đi, để mẹ con lo cho nhau chứ! Sang Pháp, ai lo cho?”
 Nhưng lần đánh Dung sau này, gây thương tích cho nàng, nên Sơn đã bị công an địa phương mời đến nói chuyện.
 Họ đã hỏi Sơn:
 “Với cái chân còn lại, anh còn muốn gì nữa mà không giúp chị ấy an tâm, vui vẻ kiếm sống nuôi gia-đình?”
 Câu trả lời của Sơn đã khiến mấy tên công an sững sờ và Dung kinh ngạc, không thốt nên lời:
 “Tôi muốn ly dị với vợ tôi.”
 Tên công an gay gắt hỏi:
 “Rồi anh làm gì để sống?” Sơn thản nhiên trả lời:
 “Tôi đi ăn xin!”
 Rồi Sơn thất thểu chống nạng ra về, không cần đến sự giúp đỡ của mọi người, kể cả Dung. Từ đó, cảnh gia đình đã triền miên là một địa ngục không lối thoát. Sơn thường say túy lúy, môi và lưỡi líu lại, những người bạn thân hết lời khuyên chàng nên chấp nhận cuộc sống và trở về với vợ con, chờ ngày đi Pháp. Nhưng khi nhắc đến hai chữ “đi Pháp” thì con người hung dữ của Sơn lại hiện nguyên hình, chàng đánh cả bạn bè với chiếc nạng gỗ. Sơn đã từng lăn lộn dưới đất để hành hung mọi người, không ai dám đánh lại Sơn, nên chàng lại càng hung dữ thêm. Khi giấy tờ đi Pháp đã hoàn tất, Sơn nhất định ra Quận đòi ly dị với Dung. Dung kinh ngạc và vô cùng sửng sốt, vì nàng không hề có lỗi với Sơn. Dung thấy như trời đất đã sụp đổ trước mắt nàng. Tưởng chồng chỉ nói trong cơn nóng giận, nhưng bây giờ thì Dung biết Sơn làm thật. Và Sơn đã nộp đơn ly dị vợ thật sự. Dung đau đớn tưởng có thể chết được. Nhưng luật là luật.
 Trước Tòa, sự cương quyết của Sơn đã khiến mọi người từ thương cảm chuyển sang ngạc-nhiên, và mọi lỗi lầm đều trút hết lên đầu Dung. Dung không có cách nào khác là vâng theo số mệnh. Từ đó, Sơn thường vắng nhà, lang thang đâu đó bên những chiến hữu đồng cảnh ngộ, kẻ cụt tay, người mù mắt. Sơn đã từ chối thủ tục phỏng vấn và khám sức khỏe để hoàn tất việc đi Pháp. Ngày lên phi cơ rời nước, chỉ có Dung và ba đứa con. Dung hoàn toàn tuyệt vọng, nhưng vẫn phải đi để cứu lấy tương lai của các con và để thoát ách Cộng sản. Dung tự nhủ:
 “Đành phải đi đã. Mọi chuyện tính sau.”
 Nhưng Dung không tính được gì cả, khi những thư từ của nàng gửi, vượt qua đại dương mênh mông, đã bị trả lại người nhận với hàng chữ “Không có người nhận” do chính nét chữ của Sơn viết.
 Oái oăm thật! Không muốn mình bị lây căn bệnh “điên” của người chồng xa cách nửa quả đất, nên Dung đã tạm quên Sơn, để lo hội nhập cuộc sống mới với muôn vàn khó khăn trên xứ người. Qua Vinh - người em họ của Sơn – Dung biết được cuộc sống của Sơn đã trở nên bình thường, và những cơn điên loạn đã lắng dịu, không còn những trận cuồng nộ xẩy ra nữa. Dung ngạc nhiên, nhưng nàng đã lý giải đơn giản rằng: còn có ai nữa, để Sơn trút những cơn điên? Vinh cho biết, Sơn đã chí thú kiếm sống bằng nghề bán vé số ở đầu ngõ. Với cái bàn vé số đông khách, lợi tức cũng đủ nuôi Sơn sống, mà không cần đến sự trợ giúp của người khác. Khi biết những khoản tiền của Vinh đưa phụ thêm là do Dung gửi về, thì Sơn từ chối thẳng tay. Dung không hiểu tại sao Sơn lại “thù hận” nàng đến như thế?
 Mới đây, thư Vinh báo sang cho Dung biết Sơn bị bệnh ung thư gan nặng, chắc khó qua khỏi được. Vì bệnh tiềm ẩn từ lâu, nay mới phát giác thì quá trễ. “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Dung phải về thăm Sơn, cho dù có thể về để chuốc lấy chua cay và tủi nhục, do thái độ “thù hận” của Sơn. Dung cũng chuẩn bị tinh thần cho một mất mát lớn lao và những vành khăn tang trên đầu nàng cùng ba đứa con.
 Ngồi trên phi cơ từ Pháp về Việt Nam, Dung nghĩ rằng vẫn còn kịp để nàng hỏi han Sơn mọi chuyện cho vỡ lẽ trước khi có thể chia tay mãi mãi. Tám năm qua, đã nhiều lần Dung muốn về, nhưng nàng lại ngại ngùng khi phải khơi lại vết thương đã thành sẹo. Nếu Dung có lỗi, Dung thành tâm mong ở Sơn một sự tha thứ. Nhưng Dung đã không biết mình có tội gì. Tám năm sống cô đơn trên đất Pháp, cuộc sống sung-túc, đầy đủ trên thủ đô Paris hoa lệ, đã không làm Dung quên được những năm tháng sống hạnh-phúc bên Sơn, khi Sơn còn là một quân nhân oai hùng và lành lặn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
 Khi mọi người ném những nắm đất cuối cùng xuống huyệt mộ cho Sơn, Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn. Dung lùi ra xa và thấy hết mọi việc diễn ra quanh huyệt của Sơn. Dung ngậm ngùi và ân hận đã không gặp Sơn trước giờ tử biệt sinh ly để nói lên những u uẩn trong tám năm qua. Bao nhiêu nước mắt đã rơi trên trên gối? Bao nhiêu câu hỏi mong được trả lời. Bao nhiêu trách móc chờ được giải thích. Nhưng, tất cả đã muộn rồi. Tuyệt nhiên không một lời, không một cái hé môi. Khi Dung đến nơi thì Sơn đã không còn nữa. Anh nằm đó bất động, nhưng lại đem theo tất cả những gì mà Dung muốn biết. Dung tiến lên, ném thêm một nắm đất mà nãy giờ, nàng đã nắm sẵn trong tay, như gửi theo một chút hơi ấm của nàng xuống huyết lạnh cho Sơn. Dung thì thầm:
 “Vui nghe anh. Đừng giận em nữa nghe anh! Em đã làm hết sức mình. Kiếp sau sẽ gặp!”
 Mắt Dung mờ lệ. Nàng lảo đảo trước khi thấy những hình ảnh chao qua chao lại trước mắt. Vợ Vinh tiến đến bên, khẽ nói với Dung:
 “Thôi, chị Dung. Chị lại khóc nữa. Để cho anh Sơn thanh-thản ra đi. Bao nhiêu năm nay, anh Sơn đã không có chị...”
 Câu nói của người em bạn dâu như một lời trách móc. Dung bật khóc. Dung có lỗi gì không? Hay lỗi ở chỗ Dung đã có một người chồng quả cảm, nhưng lại không chịu khuất phục số mệnh, để phải tự dầy vò mình và những người thân yêu.
 Cơn mưa đầu mùa bắt đầu rớt hạt, sau khi nấm mộ đã đắp xong. Những người phu vội vã thu dọn xẻng cuốc, khi thấy những tia chớp ngoằn ngoèo ở cuối trời. Mưa mỗi lúc một lớn. Những giọt nước thi nhau đổ xuống, mọi người chạy vào núp vội dưới mái che của Niệm Phật đường, trước tượng Địa Tạng Vương của khu nghĩa trang. Từ trong nhìn ra, qua màn nước mưa, và qua làn nước mắt đang tuôn chẩy trên khuôn mặt, Dung nhớ lại những lần nàng cùng Sơn đi dưới mưa, khi hai người chưa lấy nhau. Dung và Sơn có rất nhiều kỷ niệm về mưa. Những ngày chở nhau trên chiếc xe Honda cũ trên đường phố Saigon và những ngày núp mưa trong sân trường Văn Khoa như hiện ra trước mắt Dung. Để bây giờ, Dung đã tiễn đưa Sơn về nơi an nghỉ cuối cùng, trong một cơn mưa tầm tã. Và Dung đau xót với ý nghĩ Sơn đang nằm ngoài kia, ngửa mặt lên trời nhìn... mưa rơi! Mưa rơi ngoài trời và mưa rơi trong lòng Dung.
 Ngớt cơn mưa, Dung theo mọi người ra về. Những bước chân của mọi người lấm đất nghĩa trang, như trong lòng Dung đang bê-bết những mảng kỷ niệm êm đềm với Sơn không dứt được. Dung nhớ cả những cơn điên loạn của Sơn. Và Dung đã nức nở nói với mình như đang nói với Sơn:
 “Em tha thứ hết cho anh. Không bao giờ em giận anh, anh Sơn ạ! Em không thù ghét, oán giận gì anh. Cuộc sống chung với anh là một địa ngục, nhưng là một địa ngục... đáng yêu. Bây giờ em thèm được sống trong địa ngục đó, để còn có anh trên cuộc đời này!”
  * * * * *
 Trước khi chuẩn bị trở lại Pháp, trong khi cho thêm cát vào bát nhang trên bàn thờ Phật, Dung thấy một cuốn sổ bìa cứng đã cũ, lót dưới bát nhang. Dung tò mò mở và thấy những dòng chữ của Sơn ghi vội trên nền giấy đã ố vàng mầu thời gian. Dung bật khóc nức nở khi đọc được những hàng chữ chi chít, chen lẫn những con số ghi những khoản chi tiêu của Sơn:

Ngày... tháng... năm..
  Để cho Dung đưa các con đi Pháp. Mình còn gì nữa để trốn chạy, ngoài một tình yêu thủy chung của Dung? Tội nghiệp Dung quá! Nếu phải sống mãi với mình - một người chồng tàn phế - thì cuộc đời của Dung còn gì nữa? Giải thoát cho Dung và cũng giải thoát luôn cho mình khỏi mặc cảm tội lỗi, thì chỉ có một cách duy nhất: hy sinh tình mình với Dung. Dung sẽ không bao giờ hiểu. Suốt đời Dung sẽ không bao giờ hiểu tại sao mình có những cơn vũ phu, đánh đập Dung không tiếc thương. Dung không thể biết rằng muốn tạo cảnh địa ngục tàn bạo với Dung, mình đã phải tưởng tượng Dung là quân thù, là kẻ đã khiến mình trở nên què cụt, đáng thương. Hãy để cho Dung cùng các con đi Pháp, mình ở lại, là xong. Nếu có mình, Dung sẽ mất hết tất cả. Mình không có gì để mất nữa. Dung ơi! Hãy tìm cách hàn gắn thương đau. Anh biết Dung vô cùng đau khổ khi ngước đôi mắt thất thần nhìn anh. Đôi mắt Dung vỏn vẹn có hai chữ “Tại sao” với một dấu hỏi to lớn. Hãy dựng lại một cuộc đời mới không có anh, nghe Dung! Anh sẽ không làm gì cho Dung được, nếu lại tham lam, ích kỷ khi cùng em sang Pháp. Dung ơi, những trận “phá cho tan tành” và “đánh cho mỏi mệt” cùng bản án ly dị chỉ là tấm giấy thông hành giúp em xa anh dễ dàng thôi. Sẽ chẳng bao giờ Dung biết được, nếu em không có dịp về thăm lại quê hương. Anh vẫn mong chờ, nhưng lại van vái đừng bao giờ Dung trở về, để anh không phải thổ lộ nỗi đau lòng...”
 Dung tê lặng đi khi thấy, cùng kẹp trong cuốn sổ ố vàng đó là bẩy tờ lịch ngày cưới của Sơn và Dung, mà Sơn đã cẩn thận bóc trong bẩy cuốn lịch của bẩy năm đã qua. Năm nay, ngày cưới đó chưa tới, thì Sơn đã vội vã ra đi trước khi bóc thêm tờ lịch thứ tám. Dung chợt hiểu. Và Dung úp cuốn sổ vào mặt, khóc không thành tiếng.
Ngày rời Việt Nam đi Pháp, ngoài băng tang đen mang trên ngực áo, Dung còn đem theo bên mình cuốn sổ đã úa vàng, và bẩy tờ lịch cỡ lớn nhỏ khác nhau, cùng ghi một dấu tích thời-gian: ngày 22 tháng 9, ngày cưới của Sơn và Dung.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 10881)
Ai cũng phải bước tới cái ngày nhắm mắt lìa đời... Nhưng chú ơi, cháu đau lòng lắm nếu ra đi mà không giúp ích gì được cho quê hương và dân tộc mình...
06 Tháng Tám 2016(Xem: 12728)
Ngôi nhà của nội giản dị, đơn sơ nhưng chứa đựng cả linh hồn của thế kỷ trước mà ít người sinh ra bây giờ có cơ hội được trải nghiệm.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 11198)
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 9646)
Họ sống ở Campuchia nhiều năm, mưu sinh bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ trên ghe. Vì cuộc sống trên con nước ở Biển Hồ quá khắc nghiệt, họ cảm thấy không an toàn nên đã tìm đường quay về Việt Nam
07 Tháng Tư 2016(Xem: 12784)
Nhìn quanh ta nhiều mảnh đời nghiệt ngã Trong cam go còn cố vuợt cơn nguy
05 Tháng Tư 2016(Xem: 13708)
Anh chỉ biết nhìn họ với đôi mắt mở to, với nụ cười dễ thương, và những giọt lệ từ khóe mắt tràn ra, rồi từ từ lăn xuống bộ râu rậm của mình…
02 Tháng Tư 2016(Xem: 11831)
Hy vọng 30-4 năm nay lịch sử sẽ sang trang, 30 thứ tang mà đảng cộng sản gây cho dân nước sẽ trở thành “tang gia bối rối” cho chính chế độ cộng sản đương thời.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10230)
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm Tôi đã khóc, cho mình và đất nước”
10 Tháng Ba 2016(Xem: 9447)
Tâm tư người miền Nam bao giờ cao thượng, không thù dai, không phân biệt, kỳ thị Nam-Bắc, không cỗng cao ngã mạn như những kẻ trên rừng trên rú
09 Tháng Ba 2016(Xem: 11087)
Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước đi. Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi: “Mẹ!”
09 Tháng Ba 2016(Xem: 12463)
Người khôn ngoan không bao giờ lại đi đánh đổi hạnh phúc gia đình của mình cho những cuộc tình vớ vẩn
03 Tháng Ba 2016(Xem: 9848)
những con người không âm mưu danh lợi hay quyền thế, không chà đạp nhau mà chỉ muốn cho đi với sự bao dung như một con đò vô danh
03 Tháng Hai 2016(Xem: 10831)
Chú Bảy đàn tranh cho chị Sáu ca, cả hai đều khóc. Tôi không thể nào quên những giọt nước mắt của chú Bảy
27 Tháng Giêng 2016(Xem: 15097)
Thông cảm với hàng chục ngàn Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan, Đoàn Viên Hải Quân, nhận lệnh “tháo dây”, lái tàu tách bến Saigon, đã thổn thức, âm thầm gạt lệ bỏ lại gia đình
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 13338)
Bưởi Biên Hòa không chua, ngon lắm! Con gái Biên Hòa trắng, đẹp và hiền hòa nữa.
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12963)
lạc lõng với thế giới, lạc lõng với thời đại, càng lạc lõng với loài Người! Người lãnh đạo đất nươc lạc lõng thì cả dân tộc lạc lõng!
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16625)
Riêng tôi khi đóng trang blog của ông lại nỗi cay đắng cứ dìm mình vào buồn bã chừng như không thề thoát ra
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12137)
Tôi tập làm ca dao ví von những câu thương yêu với mầu xanh hoa lý dìu dịu, nhẹ nhàng, lơ lửng tự ngàn xưa đến tận ngàn sau
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11579)
Nếu vào ngày đầu năm 1966 đó mà Anh Bằng không tìm đến gặp tôi thì sẽ không có nhóm Lê Minh Bằng, sẽ không có ca khúc Đêm nguyện cầu, hay Linh hồn tượng đá
16 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10040)
Sự tiếc thương và tình cảm chân thành của những chú chó hoang dành cho người phụ nữ tốt bụng có ơn với chúng
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12708)
Lương, anh hồn mày nơi vĩnh hằng xin về với chúng tao, cả khóa 69A họp mặt lần thứ 40 kể từ ngày bọn mình quen nhau, để tưởng nhớ đến mày
30 Tháng Mười 2015(Xem: 10141)
Cuộc chiến tranh này chưa bao giờ chấm dứt, nó chỉ được thay đổi hình thức mà thôi
18 Tháng Mười 2015(Xem: 11201)
Lòng tôi bỗng rộn lên một niềm vui bất chợt, khi nghĩ anh sắp được gặp lại anh Lê Huấn và những đồng đội cũ
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10700)
khi người ta vẫn lấy làm hân hạnh và tự hào khi bị người khác đè đầu, đè cổ thì mình còn nói hay nghĩ làm chi cho mệt sức.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 13096)
Ông Khai Trí người Sài Gòn nên đọc. Không là người Sài Gòn nên đọc cho biết
20 Tháng Chín 2015(Xem: 11796)
Hai mươi năm trôi qua từ ngày nhạc sĩ Trúc Phương giã từ nhân thế, xin thắp nén hương lòng nhân ngày giỗ của ông.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16231)
Tình cờ gặp lại họ trong tiệm sách cũ. Nơi mà quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian chừng như bất lực
31 Tháng Tám 2015(Xem: 10936)
Mùa Vu Lan đến, kính xin ơn trên tặng cho những người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa một bông hồng nhơn đức biết ơn từ dân tộc này.
23 Tháng Tám 2015(Xem: 10165)
Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại Việt Nam (Vietnam Veterans' Day) cũng là ngày kỹ niệm Trận Đánh Long Tân
12 Tháng Tám 2015(Xem: 9298)
chân thành cám ơn quý thính giả, cô Thanh Phương, Hát Bình Phương và chiến hữu Đỗ Văn Nghĩa
07 Tháng Tám 2015(Xem: 10285)
Đừng ai chê ai. Ăn bốc cũng tốt, ăn bằng dao nĩa cũng hay, nhưng tốt và tiện nhất là ăn đũa như chúng ta.”
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9459)
Các bạn muốn xem tạp chí này hãy truy cập ở www.Viet Lifestyles.com.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 11487)
Đây là một đoạn nhắn tin tìm người đi lạc đọc được trên một tờ báo trong nước hồi tuần trước.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 8661)
chúng tôi quan ngại ông Trọng với bản chất cs thì có lẽ "Trăm voi không được bát nước sáo
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 10734)
tất cả đều phải được lịch sử ghi lại đúng như những gì đã xảy ra trên cái đất nước bất hạnh nhất trong các nước
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 11648)
Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: "Gió nhiều thật dễ thở"
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 14076)
được con trai bảo lãnh sang Đức. Nhưng ông đã quẫn trí, thường ngồi thẫn thờ nhìn lên trời cao, lúc khóc lúc cười
30 Tháng Năm 2015(Xem: 16441)
Một thanh niên “băng đỏ” leo lên đầu bức tượng người lính TQLC trước Quốc hội. Với một chiếc búa, anh ta đập vành nón sắt của người lính để bắt đầu cuộc “bức tử” pho tượng.
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12233)
Chúng tôi không con nối dòng nên khi chúng tôi chết thì "cả hai chế độ" cũng tan thành tro bụi. Với tôi, vậy là chôn xong hai chế độ. Ngày ấy không xa.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 11258)
Thêm một lần nữa tháng Tư lại về, tháng Tư xứ người chợt nhớ tháng Tư xứ mình
03 Tháng Tư 2015(Xem: 10868)
một “nhà tù khổng lồ” song vẫn cứ tưởng là đang sống hạnh phúc tuyệt vời trong một “thiên đường văn minh nhất hành tinh”.
01 Tháng Tư 2015(Xem: 12039)
miệng đắng ngắt như đêm nào bên bờ Bắc sông Thạch Hãn, tiếng sóng biển nghe xa dần, xa dần, có thứ gì mằn mặn trong miệng, tôi thiếp đi lần nữa...
29 Tháng Ba 2015(Xem: 11204)
tôi buồn và xót xa làm sao. Bây giờ chúng ta gọi họ là "người Việt gốc …" gì nhỉ?