4:20 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Bên trong ngục tù Bắc Hàn - Blaine Harden- CTM chuyển ngữ

31 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 19322)
Bên trong ngục tù Bắc Hàn
Blaine Harden- CTM chuyển ngữ
Người chuyển : Xuân Sơn K30.

 Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn.

blank
Người đào thoát khỏi ngục tù Bắc Hàn: Shin In Geun

Tù Cải Tạo Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Bắc Hàn

(Quằn quại vì đói và bạo tàn, Shin In Geun đã phản bội ngưòi mẹ và rồi nhìn bà bị treo cổ.)

 CHÍN NĂM SAU khi nhìn cảnh mẹ bị treo cổ, Shin In Geun chui luồn qua hàng rào điện bao quanh Trại Tù 14 và chạy xuyên qua tuyết vào vùng hoang dã Bắc Hàn. Đó là ngày 2 tháng giêng năm 2005. Trước đó, không có ai sinh ra trong một nhà tù chính trị Bắc Hàn đã trốn thoát khỏi trại tù. Theo những gì có thể xác định được thì Shin là người độc nhất làm việc đó. Khi đó anh 23 tuổi và không quen biết một ai bên ngoài trại tù. Trong vòng một tháng, anh đã đi bộ tới Trung Quốc. Trong vòng hai năm anh sống ở Nam Hàn. Bốn năm sau, anh sống ở miền nam California.Shin ở cùng lứa tuổi với Kim Jong Un, người con thứ ba mập mạp của Kim Jong Il, là người lãnh đạo thừa kế của người cha khi ông ta qua đời năm 2011. Shin đã được sinh ra là một nô lệ và lớn lên bên trong hàng rào kẽm gai điện cao thế. Bà mẹ thường hay đánh đập anh và anh coi người mẹ như là đối thủ về thực phẩm. Cha anh, được những người canh gác cho phép ngủ với mẹ anh năm đêm trong một năm, thì không quan tâm gì tới anh. Người anh lớn đối với anh là một người xa lạ. Những đứa trẻ trong trại tù đều không đáng tin cậy và hay bắt nạt. Điều đầu tiên mà Shin học được là làm sao để tồn tại bằng cách chỉ điểm tất cả những đứa khác. Những từ ngữ như tình yêu, lòng nhân đạo, gia đình đều là vô nghĩa.Nhiều năm sau, khi mẹ anh đã qua đời và anh đang sống tại Hoa Kỳ, anh nói với tôi rằng anh thương yêu mẹ anh. Nhưng đó chỉ là sự hồi tưởng quá khứ. Đó là sau khi anh học được rằng một đứa trẻ văn minh phải yêu thương mẹ. Mẹ anh không bao giờ nói với anh về quá khứ của bà, về gia đình bà hoặc tại sao bà lại bị ở tù, và anh đã không bao giờ hỏi. Cuộc sống của anh như là con của bà đã được sắp xếp bởi những người canh gác. Họ đã chọn bà và người đàn ông, người cha sau này của Shin, như là những phần thưởng của nhau trong một cuộc hôn nhân khen thưởng.Điều lệ thứ tám của Trại 14 mà Shin phải học thuộc lòng là: "Trong những quan hệ thể xác về tình dục không được chấp thuận trước, những người vi phạm sẽ bị xử bắn tức khắc." Nếu quan hệ tình dục trái phép dẫn đến việc mang thai hoặc hạ sinh, người phụ nữ và đứa trẻ sơ sinh thường sẽ bị giết hại.

 VÀO CUỐI GIỜ HỌC ngày Thứ Sáu 25 tháng 4 năm 1996, người thầy giáo của Shin cho anh một sự ngạc nhiên khi ông bảo Shin có thể về nhà ăn cơm tối với mẹ anh. Thực sự Shin không muốn ngủ đêm tại nhà mẹ anh. Tuy nhiên thầy giáo bảo anh về nhà và anh đã về nhà.Khi về tới nhà, Shin thấy anh của mình là He Geun cũng đã về nhà. Bà mẹ của Shin không được vui khi thấy đứa con nhỏ thình lình về nhà ăn cơm. Bà không chào hỏi gì Shin và cũng không nói là bà nhớ anh.Rồi bà mẹ Shin nấu món cháo đặc bằng 700 gam bột bắp khẩu phần trong một cái nồi độc nhất trong nhà. Ba mẹ con ăn trên sàn bếp. Sau khi ăn, Shin đi ngủ trong phòng ngủ. Những tiếng nói trong nhà bếp đã đánh thức Shin. Shin dòm qua khe cửa phòng ngủ, trong lòng tò mò muốn biết mẹ và anh đang làm gì. Hóa ra mẹ anh đang nấu cơm. Đối với Shin, chẳng khác nào bị một cái tát vào mặt. Mẹ anh đã cho anh ăn cháo bột bắp, loại cháo vô vị mà nó đã ăn hàng ngày suốt cả cuộc đời. Bây giờ anh mình lại được ăn cơm.Không thể nào nói quá về sự quan trọng của lúa gạo trong văn hóa Bắc Hàn. Nó tượng trưng cho sự sung túc, gợi lên sự gần gũi thân mật trong gia đình và thánh hóa một bữa ăn đàng hòang. Những người trong trại tù hầu như không bao giờ được ăn cơm và sự thiếu thốn này là một nhắc nhở hàng ngày về một sự bình thường mà họ không bao giờ có thể có được.Trong phòng ngủ, Shin nổi giận đồng thời lắng nghe.He Geun đã không có được ngày nghỉ phép. He Geun đã tự ý bỏ vị trí làm việc, và hình như đã phạm phải lỗi lầm gì. Bà mẹ và anh của Shin đang bàn cãi xem phải làm gì. Trốn.

 SHIN NGẠC NHIÊN khi nghe anh mình nói chữ đó. He Geun đang chuẩn bị để trốn với sự giúp đỡ của mẹ. Số gạo quý giá mà bà đã dành dụm được là lương thực cho cuộc bỏ trốn.Trái tim Shin đập mạnh; anh giận mẹ anh đã vì người anh mà khiến cho đời sống của chính anh bị nguy hiểm. Anh sợ bị liên quan đến đến cuộc bỏ trốn và có thể bị xử bắn. Anh cũng ghen ghét vì người anh đã được phần gạo.Trong khi đứa trẻ 13 tuổi đang vật lộn để kềm chế sự sợ hãi, bản năng của Shin, do cuộc sống trong trại tạo ra, đã thắng: Anh phải báo cáo với lính canh gác. Shin đứng dậy, đi vào bếp và đi ra cửa. Shin chạy về trường. Bây giờ là đã một giờ sáng. Shin vào phòng ngủ tập thể của trường, đánh thức thằng bạn Hong Sung Ho và đi tìm một người lính canh gác. Shin nói với người lính gác là anh có chuyện để báo cáo, đổi lại anh phải được nhận thêm lương thực và được làm “lãnh đạo lớp” trong trường học. Người lính gác đồng ý. Shin giải thích những gì mẹ và anh mình đang tính toán và hiện giờ họ đang ở đâu. Người lính gác gọi điện thoại cho cấp chỉ huy và bảo Shin và bạn trở về phòng ngủ tập thể. Anh ta sẽ lo hết mọi việc. Buổi sáng sau khi Shin phản bội mẹ và anh mình, những người mặc quân phục đã tới sân trường để tìm Shin. Shin bị còng tay, bịt mặt, và đẩy lên ghế sau một chiếc xe và được yên lặng chở tới một nhà tù dưới mặt đất bên trong trại giam.
“Sáng sớm hôm nay, mẹ và anh mày đã bị bắt khi đang trốn trại,” Shin được cho biết.
 “Đó là tại sao bây giờ mày ở đây. Mày có hiểu không? Mày có biết việc đó không? Làm sao mà mày lại có thể không biết việc mẹ và anh mày đang tìm cách trốn trại? Nếu mày muốn sống thì phải khai ra hết sự thật.”
“Tôi đã trung thành với những người canh gác hơn là với gia đình tôi.”
 Buổi sáng hôm đó, trong nhà tù dưới mặt đất, Shin không hiểu gì cả. Anh chỉ là một đứa trẻ 13 tuổi đang hoang mang, bối rối. Người sĩ quan với bốn ngôi sao liên tục hỏi nó về kế hoạch trốn trại của gia đình nó: tại sao, khi nào, cách nào… Shin đã không thể nói điều gì một cách mạch lạc. Những điều tra viên đã hành hạ Shin nhiều ngày, tra khảo anh về âm mưu trốn trại. Mẹ anh đã bất mãn điều gì? Anh bàn bạc gì với mẹ anh? Ý định của người anh là gì? Họ lột trần truồng Shin, trói chân tay và treo Shin lên một cái móc trên trần nhà. Họ hạ thấp anh trên lửa. Vài ngày sau một buổi tra tấn, Shin đã tìm cách giải thích là chính anh là người đã phản bội mẹ và anh mình. Cuộc tra tấn chấm dứt khi Hong, người bạn đã giúp Shin tố cáo, xác nhận những gì đã xảy ra. Những người lính gác phải khiêng anh đi, vì anh quá yếu không đi nổi, tới một phòng giam chật ních tù nhân, nhà mới của anh. 
 Sau nhiều tháng, anh được đưa tới căn phòng giam trước đây khi bị hỏi cung lần đầu tiên vào đầu tháng 4. Bây giờ đã là cuối tháng 11. Shin vừa mới 14. Shin đã không nhìn thấy mặt trời trong hơn nửa năm. Những gì Shin thấy trong phòng làm anh giật mình. Cha anh đang quỳ trước hai điều tra viên, ngồi sau một cái bàn. Ông ta có vẻ già hơn nhiều và có vẻ đầy lo âu hơn trước. Ông cũng đã bị đưa vào nhà tù dưới mặt đất cùng một khoảng thời gian như Shin. Chân phải của cha anh bị lệch về phía trước một cách không bình thường. Ông ta cũng đã bi tra tấn. Chân ông đã bị gẫy phía dưới đầu gối và người ta đã nối lại nhưng không được thẳng. Vết thương này đã chấm dứt công việc làm thợ máy và thợ tiện tương đối thoải mái của ông trong trại. Bây giờ ông phải đi đứng khập khiễng như một người lao động không có tay nghề trong một nhóm xây cất. Shin và người cha bị còng tay, bịt mắt và dẫn tới thang máy. Khi lên tới mặt đất, họ được đưa ngồi vào ghế sau của một chiếc xe hơi nhỏ và chở đi. Khi chiếc xe hơi dừng lại khoảng 30 phút sau, khăn bịt mắt của Shin được tháo ra và Shin hoảng sợ. Một đám đông đã tụ tập tại một ruộng lúa mì trống gần nhà của mẹ anh. Đó là nơi mà Shin đã từng chứng kiến hai, ba vụ hành quyết mỗi năm từ khi anh còn là một đứa bé còn đi chập chững. Một cái giá treo cổ tạm thời đã được dựng lên và một cây cọc gỗ đã được cắm xuống đất. Bây giờ thì Shin nghĩ chắc chắn là anh và cha anh sẽ bị hành quyết. Anh tự cảm nhận được rõ ràng từng hơi thở ra vào lồng ngực. Cơn hoảng sợ của anh dịu đi khi anh nghe một người lính gác quát to tên cha mình.
“Gyung Sub, tới ngồi ngay hàng đầu.”
 Shin được bảo đi theo cha anh. Một người lính gác tháo còng tay cho hai cha con. Cả hai ngồi xuống. Người sĩ quan phụ trách việc hành quyết bắt đầu nói. Mẹ và anh của Shin bị lôi ra.
 “Xử tử Jang Hye Gyung và Shin He Geun, những kẻ phản bội nhân dân”, người sĩ quan cao cấp nói.
 Shin nhìn cha mình. Ông ta đang khóc thầm. Sự hổ thẹn của Shin ngày càng chồng chất theo năm tháng qua những lời nói dối từ khi bắt đầu sống ở Nam Hàn. Nhiều năm sau khi trốn thoát khỏi trại tù, anh luôn nói rằng anh chỉ biết được việc anh mình trốn trại qua lời nói của một người lính gác. Anh không nói gì về việc đã chỉ điểm mẹ và anh mình, đã bán rẻ họ vì chén cơm và một việc làm thoải mái hơn trong trại tù.
 “Không có gì trong đời tôi có thể so sánh với gánh nặng này,” Shin nói với tôi.
 Nhưng trong ngày hành quyết anh lại không xấu hổ. Anh oán ghét mẹ và anh mình với sự minh bạch man dã của một thiếu niên bị đối xử bất công và bị thương tổn.

 THEO CÁI NHÌN CỦA SHIN
, anh đã bị tra tấn gần chết, cha anh bị què, vì kế hoạch ích kỷ và điên rồ của họ. Khi người lính gác kéo lê mẹ anh tới giá treo cổ, anh thấy mẹ anh trông có vẻ bị xưng phồng lên. Họ bắt mẹ anh đứng lên trên một cái thùng gỗ, bịt miệng bà, trói hai tay bà sau lưng, tròng một cái thòng lọng chung quanh cổ. Họ không bịt cặp mắt xưng húp của bà. Bà nhìn lướt đám đông và nhận ra anh. Anh không nhìn trả lại. Khi người lính gác kéo cái thùng gỗ đi, bà giãy giụa co giật một cách tuyệt vọng. Nhìn mẹ anh chống chỏi, Shin nghĩ rằng mẹ anh đáng chết. Người anh của Shin trông tái xanh và ẻo lả khi những người lính gác trói anh ta vào chiếc cọc gỗ. Ba người lính gác nổ súng ba lần. Những viên đạn đã cắt đứt sợi giây cột đấu anh ta vào cái cọc. Một vụ hành quyết với máu và óc văng tung tóe, một cảnh tượng làm cho anh phải hoảng sợ. Nhưng Shin nghĩ rằng anh mình cũng đáng tội. Shin đã bịa ra một câu chuyện dối trá về số phận của gia đình anh – và vai trò của anh trong đó – ngay trước khi tới Nam Hàn.
 “Có rất nhiều điều mà tôi cần phải giấu,” anh nói.
 “Tôi thực khiếp sợ phản ứng, sợ mọi người hỏi tôi ‘Anh còn có phải là người không?’”
 “Những người bên ngoài đều hiểu sai về trại tù. Không phải chỉ là những người lính gác đánh đập chúng tôi. Chính là sự đối xử giữa các tù nhân với nhau. Không có tinh thần tập thể. Tôi là một trong những tù nhân xấu xa đó.”
 Shin nói anh không chờ đợi sự tha thứ. Chính anh cũng không tự tha thứ cho mình. Anh cũng có vẻ như muốn làm thêm cái gì nhiều hơn là chỉ để chuộc tội. Anh muốn giải thích - bằng một phương cách mà anh nhận biết là sẽ làm tổn hại đến uy tín của anh như là một nhân chúng. - bằng cách nào mà trại giam đã làm méo mó tính nết anh.Anh nói rằng nếu những người bên ngoài có thể hiểu được những gì mà các trại tù chính trị đã - và đang làm - đối với những trẻ em được sinh ra trong trại, thì điều đó sẽ chuộc lỗi những lời nói dối của anh và cứu rỗi đời sống anh
.CTM chuyển ngữ
Nguồn: http://theweek.com/article/index/228631/inside-north-koreas-gulag

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11576)
Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 10988)
những chiến trường xưa, mà mãi mãi vẫn còn in bóng dáng hào hùng của bao nhiêu bè bạn, anh em - những người đồng đội cũ. Tất cả đã từng có một thời sống rất đáng sống.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 12421)
Cây rau dền non lá cây rau dền đỏ tía đỏ tía như màu mắt bầm máu của những ngày đông máu của những ngày sôi máu cây rau dền, cây rau dền, cây rau dền.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11333)
Cô chủ đặt lá thư lên bàn, lau những giọt nước mắt trên má, miệng thì thầm, chú nói đúng lắm, "Rồi ai cũng đến nơi ta phải đi về " Thì thôi bao nhiêu Phúc Ấm Con Ban xin cũng quên đi.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 16846)
Năm nay tôi còn đến thăm ông ngày ông nằm xuống, biết có còn lần sau nữa không.Nợ sơn hà ông đã trả xong mà đất nước này hãy còn nợ ông một lời xin lỗi
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 11967)
Đôi ta ngọc nữ, tiên đồng, Đôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương. Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương: Em yêu, đã đến cuối đường
27 Tháng Năm 2013(Xem: 10810)
Tôi sống còn nhờ các chiến hữu- còn sống hay đã hy sinh- giúp tôi hoàn thành trách nhiệm của một người trung đội trưởng. Tôi tri ân họ mỗi ngày cho đến suốt đời. Tôi sẽ không quên họ. Không bao giờ!
25 Tháng Năm 2013(Xem: 12010)
Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm
22 Tháng Năm 2013(Xem: 11565)
Lòng thấy xót xa. Bỗng bất chợt, ông nhìn lên bàn thờ, mắt ông sáng lên, rạng rỡ, khi nghĩ rồi đây bên cạnh mình còn có nắm cát của quê hương.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10179)
Bởi vì các con là những hình ảnh của ba. Tất cả mọi việc được mong ước tốt đẹp dành cho nếp sống hạnh phúc của gia đình mình, nhất là giữa các con và ba mẹ.
19 Tháng Năm 2013(Xem: 13711)
Nhớ quê hương, yêu mến quê hương thì lúc nào tôi cũng có. Nhưng trở về sống ở quê hương bây giờ thì dứt khoát không. Bởi cái quê hương của “riêng” tôi không còn nữa.
10 Tháng Năm 2013(Xem: 21390)
Bây giờ chúng ta cùng chung tâm sự của một kẻ đa tình, nhưng là tình yêu quê hương, tình yêu dân tộc Việt Nam vẫn đậm đà khắc sâu trong tâm tưởng.
06 Tháng Năm 2013(Xem: 11407)
Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc.
03 Tháng Năm 2013(Xem: 12315)
Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc... trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?
01 Tháng Năm 2013(Xem: 12524)
Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian
27 Tháng Tư 2013(Xem: 12153)
khoảng 2,3 trăm ngàn người, ngang bằng số người miền Nam chết cho 20 năm cuộc chiến, trong số những người chết đó có Ngọc và đứa con gái bé nhỏ của tôi.
25 Tháng Tư 2013(Xem: 12223)
Nếu tôi nói đã hơn một lần “tự động” ăn…phân người, có lẽ nhiều người không tin cho là tôi nói quá để kể khổ thân phận tù đầy dưới chế độ cộng sản.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 12244)
“Bạn có hạnh phúc không?” Bạn hãy trả lời rằng :”Mình hạnh phúc. Hạnh phúc theo cách sống và những gì mình đang có trên đời này. “
14 Tháng Tư 2013(Xem: 12833)
Sau lần đó, mỗi lần nhìn thấy mẹ ngâm đậu đỏ, tôi lại lân la vào bếp với mẹ như một sự sám hối. Tôi không ngờ món chè đậu đỏ bánh lọt bình dân lại được chế biến rất cầu kỳ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 12704)
Người đàn ông mở to đôi mắt nhìn anh, tỏ vẻ không hiểu anh nói gì, đùa hay thật? Không muốn mất thì giờ giải thích dông dài, anh lịch sự bắt tay ông ta, rồi thong thả bước đi.
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14180)
Hóa ra tình yêu của anh dành cho cô vẫn sâu đậm và lớn lao đến vậy. Mùa đông năm nay anh đã đổi máu của mình tặng cho cô chiếc chăn ấm, có lẽ đó cũng sẽ là chiếc chăn ấm áp nhất cô có trong đời…
26 Tháng Ba 2013(Xem: 12713)
Họ sống hòa đồng qua đồng cảnh ngộ nên rất thương yêu nhau. Chia sẻ của cải tài sản mà hàng ngày đứng đường xin được của bố thí như bánh mì, nước ngọt, cơm, xôi…
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13648)
Nếu không có cuộc chiến Kontum, có lẽ không có dấu chân nào của tôi trên bùn lầy đất đỏ Pleiku. Dẫu là dấu chân của người lính chiến. Chợt đến chợt đi, hay có khi nằm lại vĩnh viễn trên núi rừng heo hút vô danh nào đó
19 Tháng Ba 2013(Xem: 13050)
Niềm đau ly xứ lẫn mất mát không còn gì xót xa và bẽ bàng khi nhìn thấy lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ bị ép phải lìa bỏ vị trí của nó. Quốc dân ly tán.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 13819)
Anh đã phải bỏ quê hương để được sống những ngày có ý nghĩa, sống theo sở thích trên đất nước tự do này nhưng với em cuộc đời anh lại là cảnh “cơm lành canh ngọt” kiểu Mỹ có nghĩa là nhất đàn bà, nhì chó...
10 Tháng Ba 2013(Xem: 15048)
Xin đừng quên các chú nghĩa quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nạm Xin đừng quên vợ con họ, bị bỏ lại sau lưng với cuộc đời đau khổ.
06 Tháng Ba 2013(Xem: 11712)
Thạnh bàng hoàng đứng lên nhìn cho rõ hơn khuôn mặt khắc khổ của người tù, dù đã tàn tạ mà khuôn mặt chữ điền của ông vẫn còn vướng vất rất nhiều nét kiên nghị của một người lính.
27 Tháng Hai 2013(Xem: 12841)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình
20 Tháng Hai 2013(Xem: 13805)
Các bạn của tôi ơi, bạn có hứa đưa ai về nơi . . . Chân Trời Tím hay không? Nếu có, thì tôi đã ghi địa danh và địa chỉ của vùng Grafton cho bạn rồi đó,
17 Tháng Hai 2013(Xem: 14256)
Nước mắt chảy dài trên má tôi, lần nầy không phải vì cái buốt đưa lên từ hai bàn chân đi đất mà là từ trái tim, khối óc chợt nhận ra cái hèn không dám chết của mình.
13 Tháng Hai 2013(Xem: 12561)
Thường luôn hỗ thẹn sám hối lỗi lầm. Dù có tu trì vẫn thấy mình khiếm khuyết. Không được kêu căng, chỉ xét lỗi mình, không vạch lỗi người
06 Tháng Hai 2013(Xem: 12376)
Ôi! lẽ nào chị là con sơn ca chỉ ngửa cổ hót chơi, lúc tung cánh lên trời xanh thì bỏ quên tiếng hót của mình, khi bị nhốt trong lồng mới cất tiếng kêu bi thảm?
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 12560)
Tôi rùng mình, cái đẹp của ảo tưởng, làm sao tránh được sự tàn phai với bước đi vô tình và bạc bẽo của thời gian.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 13459)
Hugh Hefner từ năm 20 tuổi, trong 60 năm, uống rượu mạnh, hút thuốc lá, gần đàn bà. Ba lạc thú mà người đời vẫn cho là làm cho đàn ông chết sớm. Nhưng Hugh Hefner vẫn cứ không chết sớm
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 13420)
Không có tiếng trả lời, nhưng ông Hải, với đôi mắt nhòa lệ, vẫn cắm cúi đọc những dòng trong trang sách đã mở sẵn..Trang sách của một cuộc tình đầu và cũng là một cuộc tình cuối!
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16034)
Cuộc đổ quân được hoàn thành nhanh chóng. Hai cánh quân bắt đầu vào đội hình tiến chiếm mục tiêu. Tôi mở tần số làm việc và giữ liên lạc thường trực với cả hai cánh quân.
23 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14167)
"Người ta thường ngả mủ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt"
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15125)
Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gì. Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang rình rập
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13413)
Cái khổ của tuổi già, cái khổ của tuổi trẻ, cái khổ của sự giầu sang, và cái khổ của sự nghèo khó - nơi đâu cũng chỉ có sự đau khổ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13777)
ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau: cái quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ thiếu phụ vọc đất, cái lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13633)
Tôi thấy thương ông già quá, đi đứng khó khăn, mà ngày nào cũng đến thăm vợ bằng xe buýt, không quản ngại nắng mưa. Những cặp vợ chồng trẻ, cũng không tình tứ lãng mạn như hai cụ già nầy
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13036)
Tôi không bao giờ quên dòng máu Việt trong tôi nhưng tôi sẽ không ngồi đó nhìn non nước nầy, dân tộc nầy với một ánh mắt hờ hững, dửng dưng, một thái độ vô ơn, rẻ rúng.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13543)
Anh để lại cho em tất cả, những dòng chữ yêu thương từ hồi em còn mười bốn. Anh để lại tất cả, kể cả cái héo hắt của cây bồ đề nầy.--
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14240)
tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13214)
Mỗi lần nằm mộng thấy người quen tôi hay nói cho vợ biết để cùng cầu nguyện. Người trong mộng có thể là nhân vật hai đứa đều biết hay chỉ một mình tôi biết trên đời
03 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14548)
Tôi rất vui mừng vì đã làm được một sự việc mà có sự dằn co dữ dằn trong nội tâm và kết quả là cái « phải, cái thiện » đã thắng.
30 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14608)
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13931)
Còn phe ta! Xin cám ơn quí đàn anh đàn em, những người còn hay đã mất cho một Việt Nam thân yêu, cám ơn những đắng cay trải qua trong quá khứ lửa đạn cùng ngục tù
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13614)
Trăm năm trước thì ta chưa gặp, Trăm năm sau biết gặp lại không? Cuộc đời sắc sắc không không, Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13848)
nếu không gặp được hai vị trong những ngày còn lại cuối cuộc đời, Huyền vẫn mãi mang theo hình bóng hai vị Thầy khả ái đến kiếp hậu lai.