1:19 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Sài Gòn, nỗi nhớ - Tịnh Nguyên

30 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 20834)

 Tháng tư là tháng đương Xuân, đủ thứ hoa đang giữa kỳ nở rộ, lá mới đang độ nõn màu. Tháng tư của đất trời đẹp và quyến rũ vô cùng. Cũng chính tháng tư làm gợi thương gợi nhớ trong tôi, nỗi nhớ râm rĩ nhẹ nhàng nhưng nhức nhối mãnh liệt nhất. Tôi nhớ Sàigòn. "Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi", cái tên Sàigòn như tên một người thương cách biệt để lại trong tôi bao nhiêu kỹ niệm tuyệt vời.
 Sinh ra ở Saigòn, lớn lên với Sàigòn, vui buồn trong nỗi buồn vui của Sàigòn và giã từ Sàigòn bằng những bước chân nặng trĩu cuối cùng lê thẳng lên cao. Tôi tin chắc rằng mỗi người Việt Nam đều có một Saìgòn của riêng mình.
 Từ những người sinh đẻ tại Saigòn, lớn lên sinh sống và định cư ở đó cho đến những người di trú từ các vùng của đất nước đến sinh sống tại Sàigòn hoặc những người đến rồi đi khỏi Sàigòn trong một thời gian ngắn như một người khách lữ hành cũng đều nhìn nhận Sàigòn là trái tim, là thủ đô của đất nước miền Nam.
 Tôi còn nhớ trong một vở kịch trên TV, một người mẹ trả lời cho đứa con nhỏ 5, 6 tuổi khi nó hỏi mẹ thủ đô là gì. Người mẹ đắn đo 1 chút rồi trả lời, "thủ đô là một nơi mà mình tìm cái gì cũng có". Câu trả lời thật đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa và rất thích hợp với sự hiểu biết của đứa con còn nhỏ. 
 Thật như vậy, là trung tâm điểm của vòng tròn miền Nam. Cả miền Nam đất nước đã qui tụ chung quanh Sàigòn. Sàigòn cái gì cũng có trong đó. Muốn tìm gì cũng có. Tùy theo mối liên hệ, tùy cách tiếp cận của mỗi người với Sàigòn mà Sàigòn ít nhiều trở thành da thịt máu huyết của mình. 
 Với tôi, Sàigòn là tất cả người tôi. Sàigòn và tôi là một. 
Sàigòn của tôi là thời gian tuyệt vời của một thời tuổi thơ hồn nhiên, tuổi chơi đùa nghịch ngợm, phùng mang đá dế, trèo cây hái trộm, làm sao tôi quên được hình ảnh làm tôi sợ sệt khóc sướt mướt khi anh tôi trèo cây trứng cá hái trái cho tôi thì bị ông chủ nhà hù dọa dắt con chó dữ gầm gừ nhe răng trắng nhỡn cột dưới gốc cây làm anh tôi kẹt cứng chịu trận ngồi im trên cây, không dám xuống mà tôi cũng đành đứng xa xa, mếu máo và đành bó tay không biết cách gì cứu bồ cho anh mình.
 Rồi những lần đi coi hát cọp. Bọn con nít chúng tôi hơn 10 đứa bò sát đất chun qua khoảng trống gần mặt đất của cánh cửa thoát hiểm 2 bên hông rạp hát Khi may mắn thì cả bọn lọt vào đuợc xem hát thoả thê, không may thì bị nắm cổ và bị đá đít đuổi ra ngoài. Đôi khi chúng tôi đổi chiến thuật dùng phương pháp khác, xin đóng vai con cháu đi kèm theo người lớn để được vô cửa đàng hoàng mà không tốn tiền. Vào thời đó một cặp vợ chồng hay người lớn đi xem hát được quyền dắt theo 1 trẻ em. Chiến thuật này coi vậy mà dễ thành công nhờ sự rộng lượng của những người dễ dãi, nhất là đôi vợ chồng trẻ đang thời hạnh phúc. Thường thường chiến thuật đi kèm này chỉ đi 1 đứa. Có hôm cả đám đi xem hát đình về khuya, lúc đi ngang qua cây thị lớn đứa nào cũng sợ ma. Mấy đứa con trai kêu mấy đứa con gái bấm 2 ngón tay vào rồi chạy nhanh la thật lớn “Án Ma Ni Bát Nị Hồng”. Không biết câu thần chú này có tác dụng hay không mà chúng tôi cả đám đều thoát hiểm về nhà bình yên cả. Sàigòn còn có đầy quà vặt mời gọi bên đường, bò bía chấm tương, xoài ngâm cam thảo, gỏi đu đủ cay xè, khô mực khô bò, hủ tiếu mì xào, chè đậu chè khoai thôi thì món gì cũng có, cũng hấp dẫn lủ trẻ chúng tôi. Chỉ cần xin nhà một ít tiền là đủ một chầu khoái khẩu. Sàigòn tuổi thơ của tôi hồn nhiên là thế đó. Saìgòn có những cơn mưa rào bất chợt, đang nắng sáng thì mưa đổ ào ào nặng hột một lúc rồi đột nhiên ngưng bặt một cách bất ngờ, làm cho tà áo trắng ngây thơ vô tội đã biến thành tội vạ ,"đúng là trời chợt mưa chợt nắng chẳng vì đâu"
 Sàigòn của tôi là truờng Gia Long với hai hàng cây sao vút dọc lề đuờng Phan thanh Giản, là hàng phượng vĩ nở đỏ trong sân trường, là những áo trắng mượt mà vào những lúc "em tan trường về" cùng một đám đông lô nhô người nhà xôn xao chờ đón. Trong số đám người lô nhô dưới hàng cây cao bóng mát đó không thiếu những chàng trai nôn nóng kín đáo chờ "anh theo Ngọ về".
 Thời đó chiếc áo dài từ năm đệ thất cũng không làm tôi tăng thêm chút nhu mì của người con gái tomboy như tôi nên chẳng có ma nào chọc ghẹo. Bạn bè đồng lứa có đứa đã biết e ấp làm điệu với những bạn trai, với những người tình, nhưng tôi chưa một lần xao xuyến với những cái lẻ tẻ này. Tôi còn chọc quê vài người bạn giao lưu ỏn ẻn gặp đối tượng "người yêu của lính" khi tan trường.
 Sàigòn của tôi là ngôi trường thân yêu đó ôm trọn bạn bè thầy cô suốt bảy năm dài đầy ắp yêu thương.
 Sàigòn của tôi là những xôn xao của lứa tuổi choi choi với những bài chansons như La Plus Belle Pour Aller Danser của giọng hát ròn rả thúc dục của Sylvie Vartan, với lời hát diễm tình thanh thoát "Et Les Yeux Dans Les Yeux Et La Main Dans La Main" qua giọng hát mượt mà của Francoise Hardy vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỹ trước.
 Tôi rất thích cô ca sĩ này vì những bài hát trẻ trung và tiếng hát đầy lôi cuốn này và nhất là tôi cũng được bạn bè tặng cho tôi cái mỹ danh Francoise Hardy chỉ vì tôi có tạng hình thon thon, cái mặt xương xương giống như cô ca sĩ lừng danh này. Khi phong trào Hippies lan tràn đến thủ đô Saìgòn thì chúng tôi cũng bị cuốn hút, cũng vài cái hoa cúc vàng dán trên xe , trên kiếng đeo mắt , cũng nhạc trẻ ngoài trời, cũng bạn bè cốc ổi bắp rang, cine, dạo phố

Sàigòn của tôi có "Con đường Duy Tân cây dài bóng mát" nơi đó có người tình trả lại người tình "buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát, vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt", nơi đó có người bao lần "uống ly chanh đường, uống môi e ngọt", nơi đó cũng chứng kiến những cuộc chia ly não nề của "người từ trăm năm về ngang trường Luật, ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu, thi hỏng mất rồi, ta đợi ngày đi". Những lời ca tiếng hát làm đẹp con đường làm nôn nao lòng người này vẫn còn nguyên trong tôi. Tôi cũng có dịp miệt mài với giảng đường trường Luật một thời rồi cũng giã từ đường Duy Tân một cách im lặng nhẹ nhàng, không đầm đìa ướt át như những nhân vật tình tứ ca nhạc sĩ. Chắc chỉ vì tôi chưa có nổi một cuộc tình lớn nhỏ để có kinh nghiệm với người ta.

Sàigòn còn bận rộn với ban ngày đi học trường, ban đêm đi học cour luyện thi để khỏi phải làm Bùi Kiệm. Nào luyện thi, nào học thêm sinh ngữ, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật đủ thứ do các Toà Đại Sứ chủ trương. Phong trào học ngoại ngữ để có dịp đi du học cũng rầm rộ trong đám bạn bè cùng lứa với tôi.Trung tâm văn hóa Pháp đường Đồn Đất là nơi mà tôi được cái biệt danh "Francois Hardy" , Hội Việt Mỹ đường Mac Đỉnh Chi với toà lầu cao 4, 5 tầng đêm ngày bận rộn với những hoạt động như lớp học Anh Văn đàm thoại, triển lãm văn hoá, chiếu phim. Saigòn đã làm đứa con gái tom boy như tôi biết rơi lệ, là tiếng khóc nức nở của chị tôi vào cái ngày tháng tư khi tận mắt nhìn thấy Sài Gòn thân yêu đang oằn oại, hấp hối với đoàn xe tăng rầm rộ, cờ xí lạ hoắc đã nghiến nát con đường phẳng phiu, đường Công Lý, con đường biết bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu của tôi, để rồi Sàigòn "bây giờ trời mưa hay nắng?" Chắc đã không còn những hàng cây sao thẳng tắp hai bên đường, chắc cũng không còn lá me vàng bay rợp trời khi gió thổi, cũng chẳng còn "em Sàigòn một thời áo tím Gia Long, em Sàigòn một thời áo trắng Trưng Vương ". Ôi Saìgòn chỉ còn là kỷ niệm..., Sàigòn! Sàigòn! có cái tên nào thay thế được! 
 Tháng tư, tôi thổn thức với Sàigòn. Tháng tư, Sàigòn cũng đang thổn thức trong tôi.

Tịnh Nguyên(NTN)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20290)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10854)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12316)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10676)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14582)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11879)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29241)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10527)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10101)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10568)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10862)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10428)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12087)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9127)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11458)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15394)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10172)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14057)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11665)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11054)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10782)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10374)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11087)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9804)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9599)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13021)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8916)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17880)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12316)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9356)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102446)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10290)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10746)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10338)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12114)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10463)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9599)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8777)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10921)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27257)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10764)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10009)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11373)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11091)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11224)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.