2:37 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

CẢM THỨC VÔ HÌNH - TÔN THẤT TUỆ

13 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 13183)
cảm thức vô hình
 tôn thất tuệ
 Hôm kia (Dec 9, 2012) tôi nhận một email, một thân hữu gởi chung ba người. Chẳng có gì, chị ấy nói đang ở Toronto và tối sẽ trở về Montreal. Tôi không quen chị ấy, không có một ý niệm gì ngoài tin tưởng chị người Huế và dân Đồng Khánh Quốc Học. Bỗng dưng, một nỗi sầu – không đúng vì thiếu chữ; một kinh nghiệm tâm linh? – quấn lấy tôi, nó không đau đớn như móng sắc đau, nhưng thâm sâu lắm. Tôi định thần thì thấy như có cái cảm quan cũ ngày trước, nhân khi lần đầu tiên nghe khúc nhạc ngắn Thais của Massenet. Những dòng điện đi từ ngực ra đến đầu ngón tay ngón chân, như một suối nguồn đưa nước về các nhánh sông. Khó tả, nó mang tính chất huyền nhiệm, một thứ mysticism, cọng với tiếng phong linh mơ hồ trong chiều đông.
 Mỗi lần nằm mộng thấy người quen tôi hay nói cho vợ biết để cùng cầu nguyện. Người trong mộng có thể là nhân vật hai đứa đều biết hay chỉ một mình tôi biết trên đời. Có khi là ông đưa thơ, có khi là ông chú, bà cô, có khi là cô bạn học lúc mới lên đệ thất. Sau giấc mơ tôi thường thức dậy, tiếp tục cười, tiếp tục vui, tiếp tục buồn chốc lác rồi thôi, và chỉ giữ lại nét mặt để kể cho vợ. Nhưng đây, chị ấy tôi chưa biết hình dáng, chỉ là một être, một being, một hiện tồn và không đến từ một giấc mơ.
 Tự nhiên tôi hình tượng một con người đi từ Toronto về Montreal; hai nơi nầy rất xa lạ so với các nơi tôi chưa đến nhưng có nghe nói hay đọc về địa dư. Tàu bay? Tàu điện? xe hơi? Freeway láng bóng hay sần sù? Tuyết phủ hay đá trơn?
 Những nét xa lạ ấy không phải là nền tảng của một nỗi suy cảm khó diễn tả. Khắp nơi các phương tiện giao thông, về căn bản, đều giống nhau; không cẩm lệ mụ Thôi thì cẩm lệ mụ Cửu Ới. Không McDonald thì Burger King. Trên những con đường quen tôi vẫn có những bâng khuâng rất bâng quơ.
 Lên về Atlanta thăm con thăm cháu hay mua thực phẩm, tôi phải dùng freeway 75, một trong hai con lộ chính của sườn đông như freeway 5 ở sườn tây Mỹ. Sau cái ồn ào tấp nập của đảng người bay là con đường tiểu bang chỉ có hai lối ngược nhau nhưng vẫn được lái 55 miles. Hạ sơn và qui ẩn chỉ trong một ngày, cho nên tôi đều trở về khi chiều xuống chậm, hàng cây ngả nắng làm cho đường nhựa đen hơn. Ai cũng mở đèn an toàn như tối lắm.
Vì chỉ một lối cho nên chậm nhanh tùy xe trước mình. Tôi thường đi sau. Tỉnh lộ 140 chạy đông tây, có những ngõ rẽ, phần nhiều khá ngắn như những ngõ cụt; khách đi qua khó biết dài ngắn vì cây che khuất, nhà cửa lưa thưa trên những trang trại nhỏ. Nông cơ nông cụ cũ gỉ sét được kéo ra trước nhà làm vật trang hoàng. Đã mấy chục năm nay giới nhà nông đã bỏ nghề, đi làm công ở các hãng xưởng dọc các freeway nhưng vẫn ở nhà cũ còn giữ nguyên thời thịnh nông, với cái vựa (barn), chuồng ngựa, những bành cỏ chờ mục…
 Những người làm công ấy chạy trước tôi. Đến một khúc quanh có người đổi hướng, cả đoàn phải dừng lại. Tôi nhìn chiếc xe kia từ tốn vào vùng đất riêng. Xe ấy ra khỏi dòng luân lưu chung. Với tôi đó là một lần chia tay. Nó mang tính chất ngậm ngùi, như những ngày trước tết và sau tết tôi thường lên ga Huế đón đưa chung đoàn người không quen về quê và xa quê để bắt đầu một năm nữa. Tuy là cảnh thương vay, nó vẫn đầy âm hưởng bền dai.
Tôi cảm thấy yên ổn vì những người vừa tách riêng ấy đã về được nhà. Có nơi mấy đứa bé núp sau lùm cây dọa ma và người về giả bộ sợ thật, ngả đùng ra sân để chung cười sung sướng. Có người đưa tay chùi trán mà hiểu lời dạy cùa tiền nhân: Que tu gagnes ton pain par la sueur de ton front, trước khi bình thản bước vào home sweet home, để quên đi ban sáng ông chủ đã chửi mình thậm tệ một cách vô lý.
 Tôi cảm thấy yên ổn vì nó ứng hiện lời cầu nguyện của vợ chồng tôi vào các thời kinh: xin mọi người được bình an, đi tới nơi về tới chốn. Và tôi hưởng sự bình an để đem con ngựa sắt chạy thêm 40 miles về đến nhà. Vội vã chạy xuống green house đốt lửa cho khói thật nhiều để người đi bên ngoài nhìn vào thấy ấm, mất đi cái lạnh lùng nêu trong cổ thi: kim dạ hà xứ túc, bình sa vạn lý tuyệt nhân yên. (đêm nay ta ngụ nơi nào, trước mắt cát bằng ngàn dặm, không thấy khói nấu cơm chiều).
 Tôi vẫn sống trong những cái lẩm cẩm vu vơ, lắm khi quên ăn để chứng nghiệm một bài thơ, để tìm hiểu sự khác biệt và đồng nhất, ví dụ đồng nhất là chống lạnh nhưng vịt thì xuống hồ ngủ trên nước đá mà gà thì chui vào ổ rơm. Tôi vẫn sống trong những cảm nghiệm vô hình đầy tính chất linh khải của một tình người vô lượng vô biên, nhưng dè dặt luôn tự hỏi mình có còn, có có tâm cảm hay không.
 Chiều hôm kia, giữa cánh đồng cỏ vàng như lúa chín, giữa cái nắng yếu tranh dành không gian với sương núi, giữa những tiếng phong kinh kêu gọi, tôi vẫn dành tâm cảm cho chị ấy đang còn ở Toronto. (Ước mong) trên đường về Montreal, sau chị có một người. Không phải là kẻ si tình, không phải là kẻ quấy nhiễu, mà là một ange gardien bảo vệ chị, không dùng súng, mà bằng một ý lực tình người. Que tu sois protégée.-------
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20394)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10935)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12392)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10748)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14686)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11937)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29385)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10598)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10121)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10621)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10912)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10488)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12150)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9173)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11531)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15469)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10237)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14147)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11743)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11137)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10845)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10439)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11142)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9882)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9641)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13095)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8978)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18034)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12348)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9388)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102588)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10335)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10798)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10399)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12155)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10517)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9623)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8839)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10965)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27323)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10828)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10086)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11439)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11153)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11318)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.