6:55 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

TÌNH ĐẦU, TÌNH CUỐI! Nguyễn Tuấn Hoàng

07 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 13347)

TÌNH ĐẦU, TÌNH CUỐI!
http://www.thoibao.com/images/stories/DEC12/love%20story.jpg

Ông Hải, tay cầm ly cà phê, tay cầm cuốn sách, đang lúng túng định dùng vai đẩy cánh cửa kính của cái cafeteria, nơi bán thức ăn làm sẵn của nhà dưỡng lão Yee Hong, thì ở đàng sau, đã có một bàn tay nhanh nhẹn mở dùm. Ông Hải bước vào và lúng búng nói với người đàn ông đi sau:
-Thank you!
Rồi ông Hải tiến về cái bàn quen thuộc ở góc phòng. Ông đặt ly cà phê vừa mua ở tiệm Tim Horton xuống bàn, vươn vai nhìn đồng hồ:
- Gần mười giờ!
Ông mở nắp ly cà phê, nhấp một ngụm rồi lật cuốn sách đọc sơ qua vài hàng.
Vừa lúc đó, có tiếng bánh xe lăn trên sàn gạch , ông Hải ngửng lên cất tiếng chào:
-Chào bà Loan! Good morning Tina!
Tina, là tên của cô y tá đang đẩy chiếc xe lăn đến bàn, để xe vào chỗ đối diện chỗ ngồi của ông Hải, cũng cất tiếng chào lại bằng tiếng Anh:
- Chào ông Hải! Hôm nay ông có khỏe không?
- Tôi khỏe, cám ơn cô!
-Tôi để bà Loan lại cho ông nhé!
-Vâng, cô cứ yên tâm!
Nói xong, cô y tá khẽ vỗ vai người đàn bà đang ngồi trên xe lăn, rồi quay gót ra ngoài. Ông Hải vui vẻ bảo người ngồi trên xe lăn:
-Trời hôm nay đẹp quá. Bà hãy nhìn ra ngoài sân kìa!
Người đàn bà đứng tuổi, hấp háy đôi mắt sau làn kính cận, đưa mắt nhìn ra ngoài. Thời tiết ở thành phố Mississauga vào những ngày cuối xuân thật đẹp. Nắng vàng trải dài trên những thảm cỏ xanh lì, nằm bên cạnh một khu vườn hoa đầy mầu sắc ở gần cổng ra vào. Ông Hải kéo chiếc khăn phủ đôi chân của bà Loan lại cho ngay ngắn rồi thân mật hỏi:
-Hôm qua bà có ngủ ngon giấc không?
-Cám ơn ông, tôi ngủ say li bì, chẳng nhớ giờ giấc gì cả..
Ngừng một chút, bà Loan hỏi:
-Hôm nay ông đọc câu chuyện đến đoạn nào rồi nhỉ?
-Phần hai người sắp gặp lại nhau, khi Loan ở dưới Saigon trở lại Đà Lạt để tìm lại Hải..
Bà Loan gật gù:
-Mà câu chuyện cũng hay nhỉ? Nhân vật chính lại trùng với tên tôi và tên ông..
-Đúng vậy và đây là một chuyện tình hết sức cảm động..
Vừa lúc đó, có tiếng trẻ con ở bên cạnh. Hai đứa trẻ một trai, một gái chạy đến ôm chầm lấy ông Hải và sau đó quay sang ôm bà Loan. Bà Loan vui vẻ nói:
-Ồ các cháu của ông hôm nay lại đến thăm tôi..
Bà Loan ngước nhìn người đàn ông vừa đến đứng cạnh ông Hải:
-Anh Tùng cũng đến thăm tôi nữa này.
Người đàn ông, tiến lại ôm lấy vai bà Loan:
-Chào bác! Bác hôm nay có khỏe không?
-À, hôm nay thì tôi khỏe lắm.
Tùng quay sang nói nhỏ vào tai ông Hải, trong khi hai đứa trẻ đang đưa cho bà Loan coi những vật dụng đủ mầu sắc trong một chiếc giỏ mà hai đứa đã mang đến:
-Má hôm nay có sao không hả ba?
Ông Hải cũng nhỏ giọng:
-Hôm nay má mầy có vẻ tươi tỉnh lắm. Hôm nay con không phải đi làm sao?
-Dạ, hôm nay con nghỉ, đưa hai đứa nhỏ vào thăm bà nội và chút nữa thì phải đưa hai đứa nó đi nha sĩ..
*****
Bà Loan chính thật là vợ ông Hải, mẹ của Tùng, là bà nội của hai đứa bé Jason và Tracy, con của Tùng. Định cư ở Canada từ năm 1975, gia đình ông Hải đã có một thời gian sống thật hạnh phúc, rồi chẳng may bà Loan lại bị căn bệnh hiểm nghèo là bệnh Quên(Alzheimer’s). Sau vài năm được chữa trị ở nhà, bệnh Quên của bà ngày càng nặng dần đến nỗi bà chẳng còn nhận ra chồng con, chẳng nhận ra con cháu của mình nữa. Ngoài căn bệnh Quên, bà còn bị thêm bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường cũng ngày một nặng dần. Ông Hải cố gắng chăm sóc vợ ở nhà, nhưng khi bệnh của bà ngày càng trầm trọng thêm và đến lúc phải ngồi xe lăn, thì ông Hải phải xin cho vợ mình vào nhà dưỡng lão Yee Hong, một nhà dưỡng lão của người Trung Hoa ở thành phố Mississauga này. Ông Hải cũng bán căn nhà cũ đang ở, mướn một căn chung cư ở gần nhà dưỡng lão, để hàng ngày có thể đến thăm nom cho vợ.
Hàng ngày ông Hải đến nhà dưỡng lão vào lúc 10 giờ sáng, để đọc sách cho vợ, để giúp vợ ăn trưa. Sau giờ ăn, khi y tá đưa bà Loan đi tham dự các lớp tập thể dục, các giờ trị liệu pháp, thì ông Hải đi về nhà hoặc đi bộ trong khu công viên River Grove gần đó, hoặc là đi bơi trong hồ bơi của trung tâm cộng đồng Mavis. Buổi chiều ông Hải trở lại nhà dưỡng lão cho vợ ăn chiều và ở chơi cho đến tối mới trở lại căn chung cư mà ông đã muớn ở gần đó. Tùng là đứa con độc nhất của hai người, cũng ở trong thành phố Mississauga này, nên cũng hay thường dẫn vợ con đến thăm mẹ mỗi tuần vài lần.
Khi biết vợ mình bị bênh Quên, ông Hải bỏ công nghiên cứu thêm về loại bệnh nan y này. Ông cũng được biết là nếu tìm cách khơi lại những kỷ niệm cũ cho người bệnh, thì có nhiều trường hợp, người bệnh dần dần nhớ lại và bệnh Quên có thể bớt dần đi. Vì thế hàng ngày ông đến để đọc lại cho vợ nghe cuốn nhật ký dầy cộm mà bà Loan đã dùng để ghi lại những diễn biến của cuộc tình giữa hai người.
Ông Hải đã đọc đi đọc lại hết cuốn nhật ký này nhiều lần, nhưng vẫn chưa thấy sự tiến triển nào về sức khỏe và trí nhớ của vợ. Tùng nhiều lúc thấy tội nghiệp cho cha đã bảo ông Hải:
-Thôi ba à, ba đọc như vậy đủ rồi, chắc không có “work” đâu?
-Không sao, tao ở nhà cũng buồn, đâu có chuyện gì làm..
Và trang nhật ký đã được mở ra , hồi ký của một chuyện tình lại bắt đầu..
Chiếc xe lam chỉ chở có một người khách, đổ dốc chạy theo đường Phan Đình Phùng, rẽ ngược lên con đường Huyền Trân Công Chúa để chạy đến cỗng trại Du Sinh.. Nếu xe tiếp tục đi thẳng là đường dẫn đến thác Cam Ly. Loan ngồi trong lòng xe, tay giữ chiếc va li , mắt ngơ ngẩn nhìn ra ngoài. Trời đã vào hè nhưng khí lạnh của miền cao nguyên vẫn còn lảng vảng đâu đây. Chiếc xe lam chạy lên giữa con dốc thì ngừng trước cổng trại. Nàng móc bóp trả tiền cho người tài xế, xách va li, bước xuống xe. Ngôi biệt thự của ba má nàng nằm ngay góc đường vào cổng trại. Nằm xế về bên tay phải, góc của một con đường tắt dẫn vào trại Du Sinh, là khu tọa lạc của trường Couvent Des Oiseaux. Loan xách va li đi lại cổng biệt thự bấm chuông. Một lúc sau, có tiếng mở cửa sắt và tiếng chào:
-Cô lên có một mình thôi hay sao? Thế còn bác đâu?
Loan cất tiếng trả lời bà quản gia:
-Cháu lên trước. Tháng sau má cháu mới ghé lại..
-Vậy hả, thôi cô đưa va li tôi mang lên cho..
Buổi tối hôm đó, Loan ăn qua loa rồi đi ngủ, sau chuyến đi dài mệt nhọc .
******
Buổi sáng hôm sau, Loan thức dậy vì những tiếng chim hót vang trên cành lá, xuyên qua khung cửa sổ rộng, vào tận phòng. Nàng trở dậy, mặc thêm chiếc áo khoác ngoài, rồi đi ra mở tung cánh cửa sổ. Mặt trời còn ủ kín trong sương. Lớp sương mù dầy đặc phủ kín cả khu rừng thông xung quanh ngôi biệt thự. Những ánh nắng mặt trời buổi sáng len lỏi giữa đám sương mù làm thành những vệt sáng trên những cành thông. Đúng lúc đó có tiếng của bà Hậu, người quản gia ở cửa:
-Cô Loan dậy chưa thì xuống ăn sáng!
Sau bữa ăn sáng, Loan thay quần áo, mặc thêm chiếc áo len, rồi thả bộ đi vòng quanh sân của ngôi biệt thự. Khu đất xung quanh ngôi biệt thự này rất rộng, được rào bằng hàng rào sắt, và trồng rất nhiều thông. Những cây thông ba lá mọc cao lêu khêu trong khu đất, khiến người ta có cảm tưởng đây là một khu rừng thu nhỏ. Nàng chầm chậm thả bộ đi trong sân, gần vòng rào, vừa đi vừa hít thở khí trong lành. Mùi của những lá thông ẩm sương, mùi của những đám hoa Lan mọc trên những cành thông cao trước mặt, hòa lẫn với nhau, thành một thứ mùi kỳ diệu có thể làm mê mẩn lòng người. Loan chợt nghĩ đến câu văn của một nhà văn mà nàng chợt quên mất tên khi nói về Đà Lạt như sau “ Đi trong đêm ở Đà Lạt là đi trong hơi thở của núi rừng”. Đang thả hồn theo cơn mộng, thì Loan bỗng giật mình vì tiếng động mạnh ở phía trước. Nàng đưa tay giữ ngực nhìn lên. Một quả bóng tròn đã được đá từ ngoài vào sân. Chỉ mất giây sau thì Loan thấy ngay một chàng thanh niên, mặc bồ quần áo thể thao, đi giầy dùng để đá banh, lò mò bước tới. Khi thấy nàng đứng ôm ngực ở đó, chàng thanh niên cũng giật mình, rồi trấn tĩnh lại nói:
-Xin lỗi cô, trái banh tụi này đang đá ở bên ngoài, vô tình lọt vào sân nhà, tôi đường đột xin vào để lấy ra..
Loan ấp úng không nói một lời. Từ nhỏ đến lớn nàng sống khép kín trong gia đình, không giao thiệp nhiều với bên ngoài. Rồi khi vào trung học, thì nàng lại được gửi vào nội trú trong một trường dòng, sự giao tiếp của nàng càng giới hạn thêm nữa. Vì thế khi đối diện với người thanh niên lạ mặt này, nàng cũng chẳng biết phải đối đáp như thế nào?.
Chàng thanh niên thấy nàng không nói, cúi xuống nhặt quả banh, vừa dợm đi ra thì bỗng quay lại nói:
-Nhà tôi ở bên ngoài kia, ngay đường vào cổng trại, chỉ biết có bác Hậu thôi và chưa gặp cô bao giờ.
Loan run giọng:
-Tại học ở Saigon..
Chàng thanh niên ngắm nàng rồi gật gù:
-À, ra vậy. Chắc cô về đây nghỉ hè? Tôi tên là Hải.. thế còn cô?
-Tên là Loan..
-Hân hạnh được biết cô.. Nhà tôi ở ngay bên cạnh hàng rào đó..
Vừa nói Hải vừa chỉ tay ra bên ngoài hàng rào sắt. Loan nhìn theo hướng chỉ và nhìn thấy một căn nhà tôn vách ván như những căn nhà của những người sống trong trại Du Sinh này. Loan đã được bà Hậu cho biết trại Du Sinh là trại của những đồng bào di cư tỵ nạn cộng sản từ miền Bắc vào Nam Các người tỵ nạn này đã được cha Bửu Dưỡng, một cha dòng Chúa Cứu Thế , dẫn dắt lên sống trong trại định cư này.
Chàng thanh niên nói tiếp:
-Mấy ngày ở đây, nếu cô Loan không bận thì qua bên nhà chơi với tụi này.Tôi có hai đứa em gái chắc cũng bằng tuổi cô, thích hát hỏng lắm..À, hay chiều nay cỡ bốn giờ, tôi bảo Liên, một nhỏ em của tôi đến cổng biệt thự, chờ để dẫn cô qua chơi. Chiều nay có thêm mấy cô bạn của các em tôi ở trên đầu trại xuống, hát hò vui lắm..
Thế rồi họ quen nhau và yêu nhau lúc nào chẳng hay. Những ngày nghỉ hè năm đó là những ngày nghỉ hè đẹp nhất của đời học trò của Loan. Nàng đã được tham dự những trò vui tập thể cùng với đám thanh niên thiếu nữ cùng tuổi. Nào là trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi rồng rắn... Nàng được tập hát những bài du ca. Nàng cũng được tham dự những buổi cắm trại trong khu rừng thông ở trên đầu trại, nơi có dòng suối trong vắt chảy qua . Trong làn nước trong veo đó, nàng đã thấy những con tôm tích, là loại tôm cũng bằng cỡ những con tôm thường nhưng chúng có hai cái càng thật to. Các con tôm tích búng mình bong bóc khi thấy có bóng dáng người. Nàng đã lần đầu tiên nhìn thấy những con khỉ rừng leo trèo trên những cành thông, cũng như thấy tận mắt những người Thượng vai mang rìu , lưng đeo gù đi thành từng đoàn trong rừng.
Một tháng sau, khi bà Huyền, mẹ của nàng lên chơi, thì bà khám phá ra sự quen thân của Loan với Hải. Hải lúc đó đang học lớp đệ nhất của trường Hưng Đạo. Gia cảnh của chàng , một gia đình người Bắc mới di cư vào Nam-bố làm phu lục lộ và mẹ thì đang làm nghề nuôi heo, thì chẳng có thể nào là người “môn đăng hộ đối” với gia đình bà. Ngày hôm sau, bà Huyền đã bắt con mình phải về ngay lại Saigon. Loan buồn bã vì quyết định cứng rắn của mẹ, nhưng nàng cũng kịp dúi cho người tình, mảnh giấy ghi địa chỉ của nàng ở Saigon và bảo Hải phải viết thư cho nàng.
Những ngày ở Saigon là những ngày của nhớ mong. Loan chờ đợi thư của Hải gửi về, nhưng những bức thư tình vẫn biền biệt nơi đâu?. Loan bắt đầu viết nhật ký, ghi lại những ký ức của những ngày thơ mộng của mối tình đầu. Một năm, rồi hai năm, nàng vẫn không nhận được tin tức của người tình. Nàng vẫn không quên Hải, nhưng cũng chẳng biết làm sao liên lạc với người yêu?. Bà Huyền đã cho bán căn biệt thự ở Đà Lạt cho người chủ khác. Trong hai mùa hè sau đó, bà Huyền đã khôn khéo cho con qua Paris thăm bà dì ở bên Pháp. Những cảnh đẹp, thú vui ở thành phố hoa lệ vẫn chẳng làm cho Loan vui. Khi nàng vừa đậu xong bằng tú tài toàn phần Pháp, thì có một gia đình quen với ông bà Huyền, gửi người nhờ mai mối Loan cho đứa con trai của họ là một bác sĩ mới ra trường. Khi được hỏi ý kiến nàng nàng cũng chẳng biết trả lời ra sao? Nàng cũng muốn nhận lời cho cha mẹ vui lòng, nhưng trong thâm tâm vẫn chẳng bao giờ nàng quên được Hải..
Bà Huyền vẫn kiên nhẫn dịu dàng khuyến dụ con, nhưng lòng của Loan vẫn có những níu kéo chờ đợi, cho nên chẳng trả lời dứt khoát. Trong một lúc nóng giận, bà Huyền đã nói huỵch toẹt ra là “Hai năm nay Hải vẫn gửi thư đều đặn, nhưng bà đã giữ lại, vứt đi, không cho Loan đọc”. Loan nghe đến đó, khóc òa lên, rồi bỏ chạy về phòng mình, đóng cửa, bỏ mặc bà Huyền đứng ngoài khuyên nhủ, dỗ dành..
Buổi sáng sớm hôm sau, khi cả nhà còn ngủ, Loan lẻn ra ngoài, với số quần áo đựng trong xắc tay,nàng thuê xe tắc xi, chở đến bến đò xe đi Đà Lạt. Buổi chiều hôm đó, Loan đã có mặt ở ngôi nhà của Hải. Chàng đã không còn ở đó! Theo lời của Liên, thì sau khi bị rớt tú tài hai, Hải đã xin vào trường võ khoa Thủ Đức, học xong ra trường và hiện đang đóng đồn ở Chương Thiện.
Liên cũng cho Loan địa chỉ của đơn vị của Hải. Tối hôm đó, Loan ngủ lại nhà Hải, nằm cùng giường với Liên trong căn nhà tôn, và được bố mẹ của Hải cho ăn những món ăn đặc sản của người Bắc như canh rau đay, cà muối. Khi trở lại Saigon, với địa chỉ của Hải, Loan lại tìm đường xuống Chương Thiện. Khi đến bến xe thì nàng mới biết nàng phải đi bộ thêm ba cây số nữa, mới vào đến chỗ đóng quân của Hải. Nhìn đôi guốc cao trong chân, Loan ngán ngẩm, đi ra chợ Chương Thiện ở gần đó mua một đôi dép cao su cho cuộc hành trình. Sau cùng Loan cũng đã gặp được Hải sau nhiều ngày vất vả! Lúc gặp Hải, Loan nước mắt ràn rụa, không nói được một tiếng nào. Hải cũng ngạc nhiên và cảm động khi thấy người yêu cuối cùng đã lặn lội tới thăm. Chàng thủ thỉ bảo nàng là sẽ giữ Loan không dể mất nàng trong cuộc đời.
Bà Huyền thấy con quyết lòng thì cũng không dám ép thêm. Một đám cưới giản dị đã được tổ chức! Loan cứ như người trong mơ, không nghĩ là hạnh phúc cuối cùng lại đến với nàng như thế! Cuộc sống hai người tuy có vất vả về tiền bạc, nhưng thật hạnh phúc, cho đến ngay cả khi gia đình phải di tản sang Canada, sau ngày buồn chung của đất nước, ngày 30 tháng 4 năm đó.
Khi sang đến Canada thì cuốn nhật ký của bà Loan đã ghi đến hết trang cuối cùng!
********
Sau khi đẩy chiếc xe lăn của bà Loan đến cạnh chiếc bàn tròn ở giữa sân cỏ, cô y tá Tina khóa chốt an toàn của xe lăn lại, kiểm soát lại một lần nữa rồi hỏi bà Loan:
-Are you OK?
Bà Loan vội vã trả lời:
-Yes, yes..
Cô y tá vẫy tay chào mọi người rồi quay quả bước trở lại nhà ăn. Tháng bẩy mùa hè và vì là ngày chúa nhật cho nên cả gia đình của ông Hải kể cả Ngọc, vợ Tùng cũng như hai đứa cháu đều đến để thăm bà nội của chúng. Thay vì cứ ngồi trong phòng ăn chật hẹp, mọi người bàn nhau ra ngồi ở ngoài sân vừa thoáng lại vừa yên tĩnh, không bị những tiếng ồn ào của những khách hàng khác ở trong phòng ăn. Chiếc bàn tròn đặt giữa sân cỏ được che bởi một chiếc dù che nắng-chiếc dù có thể thay đổi vị trí theo sự thay đổi vị trí của mặt trời trong ngày. Từ trên sân cỏ, người ta có thể nhìn thấy bãi đậu xe dành cho khách đến thăm ở ngay cửa chính, cuối con đường dốc thoai thoải đi xuống đồi. Ông Hải theo lệ thường, kéo chiếc chăn phủ chân của bà Loan lên ngang đùi và nói:
-Này bà Loan, câu chuyện mình đọc tới đâu rồi?
Đây chỉ là câu hỏi thường lệ, và ông Hải sẽ đợi chờ câu trả lời của bà Loan là “tôi không nhớ tới đâu nữa!” như hàng ngày. Trong khi Tùng và Ngọc ngồi ở hai chiếc ghế bên cạnh, lơ đãng nhìn ra xa. Còn hai đứa cháu thì đang mải mê chơi các trò chơi điện tử Gameboys.
Bà Loan ngẫm nghĩ rồi bảo ông Hải:
-Tôi nhớ mình đã đọc đến đoạn bà mẹ nhận là dấu thư của Hải gửi về không cho Loan biết..
Ông Hải mừng rỡ:
-À, hôm nay bà lại nhớ! Có triển vọng tốt..
Nói rồi ông Hải, sửa lại gọng kính, mở trang sách đã đánh dấu trước ra đọc.. Ông Hải vừa đọc được một đoạn thì có tiếng bà Loan ngắt lời:
-Ông Hải ơi, chuyện này là hình như là chuyện của tôi và cuốn nhật ký mà ông đang cầm trên tay hình như là của tôi mà..
Ông Hải hồi hộp hỏi:
-Bà có nhớ thật không hở bà Loan..?
-Thật mà..
Nói đến đây, bà Loan bỗng giơ hai tay bảo ông Hải:
-Anh Hải đây mà.. Anh đọc nhật ký của em mà anh cứ bảo của người khác..
Rồi quay sang đám con cái đang ngồi xung quanh, bà Loan rấm rứt khóc:
-Ồ kìa Tùng con tôi, rồi Ngọc rồi các cháu tôi Jason và Tracy đây mà, chứ có ai xa lạ đâu..
Tùng la lên:
-Má ơi, má đã nhớ lại rồi!
Ông Hải cũng mừng rỡ:
-Cám ơn Trời Phật, em đã nhớ lại được rồi..
Tùng đứng dậy hối hả bảo ông Hải:
-Thôi ba ngồi đây với má nghe.. tụi con chạy qua nói cho chú thím Hùng biết, chở hai người đến đây luôn..
Nói rồi Tùng dắt tay vợ và bảo hai đứa con:
-Tụi con chào bà nội rồi đi với ba. Chút nữa mình trở lại..
Vừa quay đi, Tùng còn nói với lại:
-Con sẽ ghé chợ Tầu mua thịt quay bánh mì mang về ăn trưa với chú thím Hùng luôn..
Ông Hải đứng dậy ôm lấy vợ, nước mắt dàn dụa không nói một lời. Bà Loan cũng thút thít khóc trên vai chồng. Một lúc sau, ông Hải khẽ bảo:
-Có gió nhiều rồi, thôi để anh đưa em vào nhà ăn..
Ông Hải lụm khụm mở chốt an toàn của chiếc xe lăn, chậm chậm đẩy chiếc xe ra khỏi sân cỏ, theo con đường dốc trở lại nhà ăn. Đang đẩy chiếc xe, ông Hải bất ngờ bị hụt chân té xuống, chiếc xe lăn không người giữ, chạy theo con đường dốc, tông thẳng vào bức hàng rào sắt ở gần cửa ra vào. Ông Hải chạy theo la lớn:
-Loan ơi, em có sao không?
Khi ông Hải chạy đến gần, thì chiếc xe lăn đã ngừng lại. Mặt của bà Loan đã nằm kẹt giữa những làn song sắt. Ông Hải nghe loáng thoáng tiếng chân người chạy đến, tiếng của cô y tá Tina đang gọi số điện thoại khẩn cấp 911.
*******
Vẫn chỗ ngồi cũ, vẫn chiếc bàn tròn ở góc phòng và vẫn có ly cà phê Tim Horton còn bốc khói ở trên bàn, ông Hải ngồi tư lự một mình, tay cầm cuốn nhật ký, buồn bã nhìn ra ngoài. Mùa thu đã về với lá vàng phủ đầy trên thảm cỏ. Thỉnh thoảng những cơn gió mạnh thổi về, đã cuộn đám lá lên không trung như những đợt sóng, rồi những chiếc lá lại rơi lả tả lại trên sân. Sau đám tang của người vợ, hàng ngày ông Hải vẫn đến ngồi ở góc phòng của quán ăn trong nhà dưỡng lão Yee Hong này. Những khách hàng thường xuyên của quán ăn này, mà ông Hải nhớ mặt, vẫn ngày ngày đến đây. Nhưng không còn có cô y tá Tina đẩy chiếc xe lăn ra, và chỗ ngồi đối diện với ông cũng chẳng còn có người ngồi. Ông Hải thở dài, nhìn chiếc ghế trống đối diện, mở cuốn sách cầm trên tay, rồi hỏi:
-Bà Loan à, bà có nhớ hôm qua mình đã đọc đến đâu không?
Không có tiếng trả lời, nhưng ông Hải, với đôi mắt nhòa lệ, vẫn cắm cúi đọc những dòng trong trang sách đã mở sẵn..Trang sách của một cuộc tình đầu và cũng là một cuộc tình cuối!
Nguyễn Tuấn Hoàng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10093)
Em gái Hoàng Sa Em đẹp như bài ca Thân em dài thon thả Nằm giữa biễn trời xanh
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 9834)
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
08 Tháng Giêng 2014(Xem: 11583)
Ngày hôm nay 29 năm về trước 8/1/1985, cộng sản đã xử bắn anh hùng TRẦN VĂN BÁ. Hôm nay, xin gửi đến anh lời tri ân và biết ơn sâu sắc
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 12691)
Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 9528)
Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11518)
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
25 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10915)
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
23 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11659)
Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết?
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12705)
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10311)
Người đi, người ở, người về? Thôi thì, cứ hãy bắt đầu một giấc mơ đẹp của người đi tìm lại hình bóng quê hương
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9552)
Chẳng hiểu sao định mệnh cứ đưa đẩy đất nước vào những nghịch lý triền miên như vậy, và điều ấy khiến con người càng ngày càng xa cách nhau hơn.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11528)
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11153)
Cái tình là cái chi chi, Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng? Huống ta ở chốn bụi hồng , Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13978)
Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11100)
Hãy cầu nguyện cho linh hồn của ba em và sống đẹp cuộc đời em đang sống. Có lẽ ở cõi nào đó ông sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tạ ơn dù có muộn màng.
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11341)
“Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!”
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12531)
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12938)
tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa. Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11341)
Không còn răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời còn lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt ...
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10828)
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Chiến trường đi đâu tiếc ngày xanh
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11154)
Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?
20 Tháng Mười 2013(Xem: 12952)
Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là thiên thần của một ai đó...
20 Tháng Mười 2013(Xem: 50578)
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
19 Tháng Mười 2013(Xem: 13704)
Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc
17 Tháng Mười 2013(Xem: 17512)
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên man bàn luận kéo dài đến quá trưa
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12591)
Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12183)
Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
13 Tháng Mười 2013(Xem: 11076)
Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.... Nếu không được giải phẫu... thỉ cô gái này sẽ ra sao
12 Tháng Mười 2013(Xem: 11096)
Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông
02 Tháng Mười 2013(Xem: 11837)
Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10683)
chiếc cầu bắt qua những chặng thăng trầm và chúng ta phải luôn tri ân họ như cành hoa biết cám ơn những giọt sương mai nhỏ xuống cuộc đời mình.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12756)
Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng.
25 Tháng Chín 2013(Xem: 11742)
Ngôi chùa Thới Hòa đã được trùng tu trở lại và bắt đầu có đông đảo các Phật tử đến thăm viếng như xưa sau năm năm thầy trở về nhưng đó cũng chính là lúc mà thầy viên tịch, rời bỏ chốn hồng trần
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11394)
Hình ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói gì. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đã vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người..
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11737)
đoàn người chúng tôi ra về với niềm tin tất thắng ở tương lai đối với công cuộc giải trừ Cộng Sản bạo tàn. Tôi ngẩng cao đầu, nhìn bầu trời xanh màu hy vọng thầm khấn hứa “Mẹ VN ơi ! Chúng con vẫn còn đây".
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11324)
Có thể, đối với thầy chỉ là nhỏ nhoi, nhưng với tôi là rất đáng trân quý. Và cũng để mừng thầy trong ngày thượng thọ 80, khi tôi không có mặt chúc thọ thầy, để được nói với thầy một lời cám ơn, dù rất muộn màng.
17 Tháng Chín 2013(Xem: 10764)
dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề “ít vốn dễ làm” này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 11208)
Trong hồi ức của tôi, sự đổi thay không đến từ thiên nhiên; tất cả đều do con người, là những lớp sóng phế hưng của thời đại tác động qua năm tháng . Trong giòng đổi thay đó cũng thấy mình trong ấy
21 Tháng Tám 2013(Xem: 14525)
Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 13058)
Trong bản năng tiềm thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’. Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
20 Tháng Tám 2013(Xem: 10952)
Bút ký vốn là một thể loại mang tính báo chí, và với tư cách báo chí, nó gắn liền với thời sự; mà bản chất của thời sự là sự kiện, là biến cố.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 11434)
ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 11177)
Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?
08 Tháng Tám 2013(Xem: 11361)
Thời gian trôi qua rất nhanh, hãy trân trọng những giây phút bạn còn đang có bố mẹ ở bên để bày tỏ sự yêu thương của mình với các bậc sinh thành nhé!
05 Tháng Tám 2013(Xem: 14792)
Bà là người không may. Bà bị cả hai bên Quốc Cộng mạ lỵ tàn ác. Không chỉ bọn Bắc Cộng bịa chuyện xấu về đời tư của bà, nhiều người Quốc Gia cũng vu khống bà
02 Tháng Tám 2013(Xem: 13133)
Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 17739)
Thôi thế lòng anh mãn nguyện rồi Vì tình là mộng đó mà thôi Lòng em một phút yêu anh đó Cũng thể yêu anh suốt một đời.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11070)
Tình yêu trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết.
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 13830)
Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18723)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.