7:17 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Chùm khế ngọt - Chu Thập

19 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 13598)

Chùm khế ngọt


Trong “quê hương bỏ túi” đằng sau nhà, tôi có trồng một cây khế ngọt. Đúng như nhà thơ Đỗ Trung Quân trong nước đã viết trong bài thơ Quê hương nổi tiếng của ông, trong các thứ cây nhiệt đới, có lẽ cây khế là hình ảnh gợi nhớ quê hương nhiều nhứt, nhứt là những cái bông lấm chấm. Khế ở Việt Nam ra trái quanh năm. Khế ở Úc này có lẽ cảm thông được với tâm trạng buồn nhớ quê hương của người Việt tỵ nạn chăng, cho nên chỉ ra trái vào mùa Thu, mùa có “tháng tư đen”. Trái chín không đậm đà như ở quê nhà, nhưng cũng đủ ngọt để người thưởng thức vẫn nhớ mãi quê hương và biết rằng dù ở đâu hay có mất tất cả, họ vẫn ôm ấp mãi quê hương trong lòng.
Thật ra, với tôi, quê hương không thu gọn trong “chùm khế ngọt trong vườn, con diều thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước trên sông, chiếc cầu tre nhỏ bắc qua con mương, giàn hoa bí, giậu mồng tơi, hàng rào dâm bụt …” Dĩ nhiên, nói đến quê hương người ta dễ nhớ đến những kỷ niệm của thời thơ ấu. Nhiều lắm, kể không xiết. Nhưng quê hương cũng chưa hẳn là những kỷ niệm, những nơi mình đã sống. Có lẽ mỗi người đều giữ cho mình một hình ảnh quê hương của riêng mình. Theo ý nghĩa ấy, người nước nào cũng có một quê hương để ôm ấp. Tôi nghĩ đến trước tiên những người Úc mà tôi đang sống với.
Lối vào nhà tôi hiện nay được chia thành hai con đường cụt nối liền với nhau theo hình chữ T. Có một hiện tượng cứ khiến tôi phải suy nghĩ mãi là: chỉ nội trong 5 năm vừa qua, trong khoảng trên dưới 30 ngôi nhà, đã có hơn một nửa được bán đi. Ngoại trừ vài cặp vợ chồng già, đa số cư dân mới trong xóm của tôi đều là những người mới đến. Người Úc quả không quyến luyến với ngôi nhà họ đang ở. Thích thì ở, không thích thì dọn đi nơi khác. Nhưng có phải vì vậy mà họ không có quê hương sao?
Ở quê tôi, ít có ai bỏ xóm làng để đi phương xa lập nghiệp. Có đói khổ cách mấy, người ta cũng cố bám vào quê cha đất tổ mà sống. Như trường hợp mấy đứa cháu con của bà chị cả của tôi chẳng hạn: mảnh đất của chị để lại rộng không hơn một ngàn thước vuông, vậy mà có đến 5 đứa con của chị chia nhau mỗi người một mảng để cất nhà túm rụm bên nhau.
Kể từ khi ra khỏi Việt Nam, tôi mới nhận thấy rằng quê hương không còn giới hạn trong một mảnh đất hay những kỷ niệm của thời thơ ấu nữa. Vì nhu cầu của cuộc sống, vì đòi hỏi của những tiện nghi vật chất, vì sự cần thiết phải thích ứng với những tiến bộ của kỹ thuật và nhất là vì công ăn việc làm, con người thời đại xem mọi thứ trong cuộc đời này là tạm bợ. Chẳng có nơi nào là nơi chôn nhau cắt rún, chẳng có ngôi nhà nào là nhà của tổ tiên. Nếu cần, nhứt là để thay đổi cuộc sống, người ta có thể bỏ lại tất cả để ra đi.
Trước kia, nhứt là ở thôn quê, giữa con người và sự vật luôn có một quan hệ mật thiết. Thi sĩ Alphonse de Lamartine của Pháp (1790-1869) đã diễn tả đúng sợi giây liên kết giữa con người và sự vật qua câu thơ nổi tiếng: “Hỡi những vật vô tri giác, các ngươi có linh hồn không mà lại quyến luyến với linh hồn của chúng ta và buộc chúng ta phải yêu thương?” (Objets inanimés, avez –vous donc une âme qui s’ attache à nôtre âme et la force d’aimer?). Tôi hiểu được cái thói quen khác thường của cô con gái con của người bạn chí cốt của tôi bên Mỹ. Năm nay đã sắp ra trường đại học, nhưng cô không thể nào ngủ mà không có tấm chăn đã hầu như rách nát mà cha cô đã mua tặng cho mẹ cô khi hai người mới yêu nhau và được dùng để đắp cho cô khi cô còn đỏ hỏn. Giữa con người và sự vật quả có một mối liên kết mật thiết khó giải thích được.
Nhưng trong xã hội tiêu thụ ngày nay, xem chừng mối quan hệ ấy ngày càng lỏng lẻo. Hầu như chẳng có thứ gì mật thiết đến độ khiến con người thời đại phải bám víu vào suốt đời nữa. Từ miếng giấy lau tay, lau mặt thế cho chiếc khăn “mù soa” cho đến chiếc xe hơi, thứ gì cũng có thể dùng rồi vứt đi (disposable) hay bán lại. Văn hóa tiêu thụ cũng đồng nghĩa với văn hóa “vứt bỏ”. Chỉ trong một xóm nhỏ như nơi tôi ở, tháng nào tôi cũng thấy có gia đình mang đồ cũ ra bỏ trước nhà để được hội đồng thành phố cho người đến hốt đi. Thỉnh thoảng, bắt chước người Úc, tôi cũng “ngang nhiên” đi bới rác. Đôi khi, trong cái đống rác nhà giàu này, tôi cũng lượm được khối đồ vật còn tốt chán. Tôi cứ nghĩ: cũ người mà mới ta. Có sao đâu! Nếu có mang chút mặc cảm thì có lẽ không phải vì lượm đồ cũ cho bằng cảm thấy như mình không đóng góp hết mình cho sự chuyển vận của bánh xe kinh tế. Kinh tế nước nào mà cũng gặp toàn dân “trùm sò” như tôi, nghĩa là không thích mua sắm mà chỉ thích xài đồ cũ thì chắc phải sập tiệm thôi!
Kinh tế và kỹ thuật tân tiến ngày nay cứ bắt con người phải chạy theo hàng mới đến bở hơi tai. Có những thứ máy móc như điện thoại hay máy vi tính cầm tay tôi chưa dám đụng tới, vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành lỗi thời. Thứ gì cũng trở thành tạm bợ và nhứt thời đối với người tiêu dùng ngày nay. Hãy nói đến số phận của chiếc xe tại Hoa Kỳ chẳng hạn. Ai cũng thích xe. Ai cũng thích nói về xe. Nhưng “tình cảm” của con người đối với chiếc xe không đủ mãnh liệt để khiến họ phải giữ mãi một chiếc xe. Trung bình, người dân Mỹ chỉ xử dụng một chiếc xe 3 năm rưỡi. Chính vì thời gian xử dụng một chiếc xe không quá lâu mà kỹ nghệ bán xe cũ mới thịnh đạt. Chính kỹ nghệ xe hơi tại Hoa Kỳ đã thành công trong việc đánh đổ cái quan niệm truyền thống cho rằng đã mua sắm cái gì thì phải xử dụng nó cho đến cùng. Ngày nay, “ăn chắc mặc bền” có thể là một quan niệm đi ngược lại với sự phát triển của kinh tế. Nói đến kinh tế là phải nói đến sản xuất và tiêu thụ. Có tiêu thụ nhiều, nghĩa là có xài rồi vứt bỏ thì mới có sản xuất và như vậy kinh tế mới phát triển.
Song song với việc thay đổi xe nhanh chóng như thế, có một hiện tượng khác phát sinh từ Hoa Kỳ và lan rộng đến hầu hết mọi nơi trên thế giới: đó là việc thuê xe! Ngày nay, nhứt là trong những thành phố lớn, nơi mà chỗ đậu xe cũng đắt gần như mua một chiếc xe mới, ngày càng có nhiều người thay vì mua xe đã chọn giải pháp thuê xe. Đi đâu cũng thuê xe được. Ở đâu cũng có chỗ cho thuê xe. Vừa tiện lợi, vừa ít tốn tiền, vừa không phải đóng bảo hiểm và thuế đường hàng năm.
Mà đâu chỉ có xe hơi. Hiện nay, bất cứ vật dụng gì cũng đều có thể thuê mướn được. Nhiều người ngày nay có lẽ cũng thích mướn nhà hơn mua nhà. Trong thời kỳ Đại khủng hoảng kinh tế hồi thập niên 1930 của thế kỷ trước, khi có đến hàng triệu người thất nghiệp và lâm cảnh “vô gia cư” thì có được một ngôi nhà riêng của mình là một mơ ước cả đời người và đồng thời cũng là động lực thúc đẩy kinh tế trong các xã hội tư bản. Ngay nay, ở đâu cũng thế, ước muốn có được một ngôi nhà riêng của mình vẫn luôn mạnh. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ chẳng hạn, kể từ sau Đệ nhị thế chiến, tỷ lệ của những căn phòng được cất lên để cho thuê ngày càng gia tăng. Cuối năm 1955, tỷ lệ này chỉ có khoảng 8 phần trăm số nhà ở. Đầu thập niên 1960, tỷ lệ này lên đến 24 phần trăm. Hiện nay, nhứt là trong những thành phố lớn, số người ở nhà thuê ngày càng gia tăng. Vì tình trạng tài chính của gia đình cũng có, vì công ăn việc làm cũng có mà vì sở thích cũng có. Người ở nhà thuê luôn có cái cảm giác được tự do. Họ có thể thay đổi chỗ ở bất cứ lúc nào. Giữa đô thị, con người thời đại vẫn có thể sống kiếp “du mục” nay đây mai đó.
Hãy thử tưởng tượng nhịp sống của một viên giám đốc công ty tại Wall Street chẳng hạn. 4.30 chiều mỗi thứ sáu, ông xếp lại giấy tờ và cho vào một chiếc cặp xách tay. Từ tầng lầu thứ 29 của một cao ốc, ông đi thang máy xuống tầng trệt và mất 10 phút để chen chúc trong đám đông mới có thể đến một bãi đậu dành cho trực thăng. 6 phút sau, ông ra đến phi trường J.F Kennedy. Một giờ sau, ông đến phi trường Colombus, tiểu bang Ohio. Từ đây, ông mất khoảng 30 phút để lái xe về nhà.
Mỗi tuần, ông ngủ bốn đêm trong một khách sạn ở Manhattan. 3 đêm còn lại, ông dành cho vợ con tại Columbus. Trung bình, mỗi năm, ông đi đi về về như thế gần một trăm ngàn cây số.
Chuyện đi lại của viên giám đốc trên đây không phải là một trường hợp cá biệt. Tại tiểu bang California, mỗi sáng những chủ nông trại giàu có đều lái máy bay khoảng hai trăm cây số từ nhà của họ ở vùng duyên hải Thái bình dương đến thung lũng San Bernadino Valley để thăm các nông trại và ở lại đó cho đến chiều tối.
Ngày nay, với những phương tiện di chuyển ngày càng tối tân, con người ngày càng đi lại nhiều hơn. Thời đệ Nhứt thế chiến, trung bình một người Mỹ mỗi năm chỉ di chuyển tối đa gần 3 ngàn cây số. Ngày nay, tại Hoa Kỳ cũng như tại Úc Đại Lợi này, những người có xe riêng mỗi năm có thể di chuyển đến 20 ngàn cây số (x. Alvin Toffler, Future Shock, Pan Books, London 1971).
Không quyến luyến với sự vật mình đang xử dụng, không gắn bó với ngôi nhà mình đang ở, phải chăng con người thời đại ở các nước văn minh không có một “quê hương” để nhớ? “Trông người lại nghĩ đến ta”, phải chăng bỏ nước ra đi như tôi là mất quê hương? Tôi còn nhớ, trong những ngày đầu tiên khi từ trại tỵ nạn mới đến Pháp, giấy chứng nhận là người tỵ nạn tôi nhận được có ghi rõ tình trạng của tôi: “vô tổ quốc”, nghĩa là không phải là công dân của một quốc gia nào. “Vô tổ quốc” nhưng không phải là “vô quê hương”. Điều đó có nghĩa là dù có ăn nhờ ở đậu ở đâu, ai cũng còn có một quê hương. Và ngay cả không thể trở về quê hương, họ cũng vẫn mang theo một quê hương trong lòng.
Nghĩ như thế cho nên kể từ lúc bỏ nước ra đi, dù sống ở chân trời góc bể nào, tôi cũng vẫn luôn thấy mình vẫn còn có một quê hương. Người ta có lý để gọi đất nước mình chọn lựa để dung thân là quê hương thứ hai. Quê hương thứ hai không chỉ là lãnh thổ của một đất nước, ngôi nhà mới mình đang cư ngụ, cảnh vườn mới xung quanh nhà, mà còn là hình ảnh của quê hương cũ được mình cố gắng tái hiện bằng nhiều cách. Chính trong ý nghĩ đó mà tôi cố gắng tạo dựng một “quê hương bỏ túi” trong ngôi vườn đàng sau nhà.

Tôi đã có dịp trở lại thăm “quê nhà”. Nhớ quê hương, yêu mến quê hương thì lúc nào tôi cũng có. Nhưng trở về sống ở quê hương bây giờ thì dứt khoát không. Bởi cái quê hương của “riêng” tôi không còn nữa. Không phải vì khung cảnh cũ không còn mà chính là vì cái chất “keo” thiêng liêng của an bình, của đầm ấm giữa xóm làng, giữa người với thiên nhiên trong cái nhìn của tôi không còn nữa. Cũng mảnh đất quê hương ấy, cũng những con người ấy, nhưng cái chất “keo” kia ra vẻ không còn nữa. Nhìn nhau thật sâu nhưng sao không tìm thấy mình trong đáy mắt của người kia. Ngồi cách nhau một mặt bàn mà xa nhau hơn nửa vòng trái đất. Tôi sợ mình sẽ trở thành người xa lạ ngay chính trên quê hương của mình. Nhưng mãi mãi không gì có thể làm cho nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương trong tôi.

“Quê hương là chùm khế ngọt”. Đúng vậy, tôi không thể thưởng thức trái khế ngọt trong “quê hương bỏ túi” đàng sau nhà mà không cảm thấy như mình đang sống ở quê hương. Thật ra đâu chỉ có chùm khế ngọt. Một khung cảnh thanh bình, một môi trường lành mạnh, những mối quan hệ tốt đẹp với người lối xóm…ở đâu tôi cảm thấy an bình thì ở đó chính là quê hương của tôi vậy.

Chu Thập
http://www.buinhuhung.com/VieetjNamTangCheek/Chumr_3.jpg

Hung Thê chuyển
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 2014(Xem: 20834)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10216)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 13014)
ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11262)
Một chính quyền không những tước đoạt tài sản, sự tư hữu của nhân dân, lại còn tước đoạt luôn cả quyền được tự bảo vệ của dân
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10003)
dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
29 Tháng Tám 2014(Xem: 11538)
Tên tù trong câu chuyện hẳn sẽ nể phục cái khoảnh khắc người đàn bà này đã làm nên.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 9264)
Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản
21 Tháng Tám 2014(Xem: 9901)
Phan Ái Minh, người bạn đa tài của tôi, và nhớ tới những vì sao sớm vụt tắt trên bầu trời tuổi thơ của chúng tôi thuở trước
19 Tháng Tám 2014(Xem: 15095)
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa.
14 Tháng Tám 2014(Xem: 10794)
Mai chưa hề đọc thánh kinh, nhưng nàng đã biết chọn chỗ ngồi thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 10417)
Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10009)
Dân tôi đang cùng Việt Khang đặt bước chân mình trên con đường dẫn tới những ngày vinh quang cho quê mẹ./.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 10467)
ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11217)
không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 13281)
Kẻ thù còn đó mà nhiệm vụ cứu quốc chưa hoàn thành thì lòng nào đành đoạn dứt bỏ "huynh đệ chi binh".
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 9927)
Ruộng đồng lúa mọc lơ thơ Máu pha nước mắt ngập bờ tre xanh!
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 8987)
“hạnh phúc – nhỏ nhoi so với nỗi đau ngút ngàn phải trải qua”
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 11572)
Nhà “ngoại cảm” đã đem theo bí mật xuống đáy mồ.
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 11486)
Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
22 Tháng Năm 2014(Xem: 11524)
Sắc không sao ngăn nổi mấy giọt nước mắt từ từ lăn xuống, quyện với mồ hôi làm lưỡi anh mặn chát.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 9723)
Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ”
03 Tháng Năm 2014(Xem: 10436)
Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 10238)
Thân xác em như chiếc lá thu ngoài sân trại tỵ nạn Sikiew ngày nào, đang hòa tan vào trong lòng đất
25 Tháng Tư 2014(Xem: 12987)
Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng đội cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây
24 Tháng Tư 2014(Xem: 11961)
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
12 Tháng Tư 2014(Xem: 9187)
Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản.
02 Tháng Tư 2014(Xem: 17209)
Chúng tôi không còn là chúng tôi nữa, chỉ vì chúng tôi là chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ miền Nam tự do,
01 Tháng Tư 2014(Xem: 12351)
Nào ngờ đồng bào đi trước, giặc cướp trộn trấu theo sau, vì dĩ nhiên "lòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của những người anh em Trâu Điên tách bầy
31 Tháng Ba 2014(Xem: 9756)
Trong những giấc mơ đôi lúc tôi thấy ba thằng chúng tôi nằm bên nhau, ngâm nga thơ phú trên ngọn đồi có nhiều tảng đá, một bên là núi một bên là biển, giữa bầu trời vằng vặc trăng sao
29 Tháng Ba 2014(Xem: 11502)
Chúng ta phải cố gắng hết sức mình, bằng tất cả nghị lực, để xoá tan khoảng cách của hận thù, để trái tim lên tiếng tình thương !
27 Tháng Ba 2014(Xem: 10718)
Trong lịch sử dân tộc ta, dường như chưa có thời kỳ nào mà số phận của nhiều người con gái, phụ nữ Việt Nam lại bi thương rẻ rúng như bây giờ.
25 Tháng Ba 2014(Xem: 12413)
Các ông suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay cộng sản.
24 Tháng Ba 2014(Xem: 13029)
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc
21 Tháng Ba 2014(Xem: 10595)
Phần lớn con trai có tánh này nhiều hơn. Chúng mang mầm bệnh tâm lý về sự ẩn ức dục tính.”
09 Tháng Ba 2014(Xem: 10091)
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10663)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười !
05 Tháng Ba 2014(Xem: 8581)
Chung vui với nước Úc chăng? Chắc phải làm thế, vì bà ra đi là quốc gia rất tử tế này bớt đi được một người thù ghét nước Úc.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9206)
Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9690)
Hay họ chỉ cần một vòng tay, một tình thương yêu của người vợ, người con, người mẹ mà họ bật lên những tiếng kêu đó, để gọi bà vào?
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11870)
Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie.Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...
25 Tháng Hai 2014(Xem: 9782)
Nên hãy quên ngay những mất mát, hãy trân trọng giữ gìn những cái được rất đáng quý, đừng để nó trôi tuột khỏi tầm tay
24 Tháng Hai 2014(Xem: 11725)
Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
22 Tháng Hai 2014(Xem: 10090)
lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .
18 Tháng Hai 2014(Xem: 11942)
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ. Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 10851)
Trong khi người ta thành khẩn dúi tiền vào tay Phật, thì lại vô cùng thờ ơ với hàng dài người ăn xin ngồi ngay lối đi vào chùa. Cái nghịch cảnh ấy vô tư diễn ra trước nơi được coi là Thánh Thiện.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 10933)
Tôi chỉ có một ước muốn khiêm nhường là làm sao nói lên được lòng yêu nước và cố giữ đúng phong thái của một Sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 10795)
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
01 Tháng Hai 2014(Xem: 10263)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10253)
nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.
28 Tháng Giêng 2014(Xem: 9380)
Nhưng điều này bây giờ đâu còn có ý nghĩa gì khi Ngộ đã thực sự bước ra khỏi đám mây mù quá khứ. Tất cả như đã cuốn theo dòng nước chảy qua cầu.