10:02 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Thương vay khóc mượn - Trần Văn Giang

12 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 11073)

Thương vay khóc mượn
 
 
Lời rào trước:
 
Đây không phải là một bài phê bình văn học hay tranh luận nghệ thuật. Đây chỉ là một bài phiếm luận “bỏ túi” đọc để cho vui cuối tuần.
 
TVG
 
 
*
 
Tôi không hiểu tại sao phe ta cứ nhắm mắt nhắm mũi ca ngợi một số thi ca nhạc cận đại loại khơi khơi trích dẫn điển tích Tàu, rồi lại cất công công kênh các bài này lên thành “thi / nhạc phẩm bất hủ" của dân Mít. Vấn đề thương vay khóc mượn được thể hiện qua sự vô tình hay cố ý sử dụng các chữ xúc phạm (derogative wordings) đến cả danh dự dân tộc mình gồm những chữ Hán, điển tích Tàu, địa danh Tàu, nhân vật Tàu. Nói cách khác là tự mình chửi bố mình – self-humiliation!
 
Trong thời kỳ Bắc thuộc trên ngàn năm; và cũng ngay sau kỳ Bắc thuộc, vì văn hóa của dân tộc Việt bị Tàu vùi dập triền miên, khi bắt đầu chập chững tìm một lối đi trong giai đoạn mới dành độc lập... cho nên không trách được, vì còn ở tình trạng sơ khai, mới khởi đầu thì vấn đề cần phải vay mượn (y hệt như nhà nghèo muốn đi buôn phải tìm cách mượn vốn) từ Tàu cũng dễ hiểu. Chẳng hạn, nhìn qua một số tác phẩm văn chương cổ của Việt Nam như Bích câu kỳ ngộ, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Đoạn trường tân thanh... đều thuần túy vay mượn nội dung và hình thức văn hóa Tàu. Nhưng mà ngày nay, thế kỷ 21 rồi, “tự lo độc lập…” kể cũng đã hơi lâu rồi, vậy mà thơ văn nghệ sĩ vẫn còn ráng tiếp tục thương vay khóc mượn thì nghe thật bẽ bàng, thấy ngán ngẩm chè đậu...
 
Tôi xin nêu ra đây vài thí dụ điển hình.
 
1- Bài "Hòn Vọng Phu" của Lê Thương.
 
Tôi chẳng ưa gì cs, nhưng tôi thấy việc cs cấm bài "Hòn Vọng Phu 1" (qua lời phê bình thơ nô Chế Lan Viên) cũng có chuyện để nói.
 
Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng.
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nuối ngàn trùng.
Người không rời khỏi kiếp gian nan,
người biến thành tượng đá ôm con…”
 
Nói về "Bên Man Khê" là ca ngợi việc Mã Viện đánh dẹp mọi ở phương Bắc (Tàu gọi dân phương Bắc là "rợ" Hồ). Mã Viện cũng đã tiêu diệt cuộc nổi dây của Hai Bà Trưng (Tàu cũng lại gọi Ta là 'mọi' - "Nam Man") ở phương Nam.
 
"Bên Tiêu Tương" ở đây là chỉ về đất bên nước Tàu, không phải là đất nước Ta, vì trong bài thơ của “Chinh Phụ ngâm khúc” bản tiếng Nôm của Đoàn Thị Điểm có đoạn:
 
“Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương...
 
Lịch sử chiến đấu chống xâm lăng của Tàu, hay “sự nghiệp mở mang bờ cõi” lấn đất của dân Chàm, Cao miên... của dân tộc Việt Nam ta làm gì mà có chuyện lệnh vua cho xuất quân tuốt luốt ở sông Tiêu Tương (Hàm Dương) mãi tận bên Tàu?! Bác Lê Thương kể ra hơi vung tay quá đà.
 
 
2- Bài "Hương Xưa" của Cung Tiến.
 
Bài này được ca ngợi không hết lời là một bài hát bất hủ của nền tân nhạc Việt Nam cận đại. Thử đọc lại một vài dòng trong bài hát này:
 
Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô
 
Xin nói cho rõ. "Nhị Hồ" ở đây không phải là địa danh “Nhị hồ” ở gần Huế mà là một loại đàn Nhị 2 dây của Tàu. Đàn này xuất xứ từ "rợ Hồ" có âm thanh ai oán (loại mất nước). Đàn Nhị Hồ đối với người Trung Hoa cũng giống như đàn vĩ cầm đối với người Tây phương.
 
“Cung Nguyệt Cầm” - Nghĩa đen là tiếng đàn Nguyệt. Đàn Nguyệt (From Chinese 月琴, literally "moon[-shaped] string instrument") là đàn cổ có hình tròn, cũng của mấy chú Ba. Thường thấy mấy em xẩm vẽ trong tranh Tàu thường âu yếm ôm đàn này coi rất lãng moạng.
 
Cũng tương tự cá mè một lứa như “Nhị Hồ,” hai chữ "Cô Tô" này hoàn toàn không phải là đảo Cô Tô ở Quảng Ninh Bắc Việt mà là Cô Tô Thành (hay Cô Tô Đài) cứ điểm cuối cùng, trận đánh cuối cùng mà Câu Tiễn và Phạm Lãi đã đánh để dứt điểm vua Ngô Phù sai Ngô Phù Sai (chữ Hán: 吳夫差 trị vì nước Ngô: 495-473 TCN) còn gọi là Ngô Vương Phù Sai (吳王夫差), tên thật là Cơ Phù Sai, là vị vua thứ 25 nước Ngô thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sau chiến thắng Cô Tô Thành này, Câu Tiễn thì lấy lại ngôi vua, còn Phạm Lãi thì lấy lại người đẹp Tây Thi. Đâu có cái quái gì ăn nhậu với lịch sử vẻ vang của dân Việt. 
 
3- Bài "Ai về sông Tương" của Thông Đạt.
 
Phe ta nên biết là bản nhạc "Ai về sông Tương” là bài nhạc Việt được dân Việt ưa chuộng nhất hoàn cầu (căn cứ trên thống kê các lần yêu cầu bài hát này so với các bài hát khác trên tất cả các trang nhạc Việt online).
 
“..Ai có về bên bến sông Tương,
nhắn người duyên dáng tôi thương,
bao ngày ôm mối tơ vương...”


Sông Tương (tiếng Trung Hoa là: 湘江 hay "湘水", theo chữ viết loại Pinyin là: Xiāng Jiāng, Xiāng Shǔi; Wade-Giles: "hsiāng chiāng" hay "hsiāng shuǐ") này cũng là Tương Giang hay Tương Thuỷ hay sông là một con sông, chi lưu chính của sông Trường Giang, chảy qua tỉnh Hồ Nam, Trung Cộng lục địa. Sông này có diện tích lưu vực 94.600 km², tổng chiều dài 856 km, lưu lượng bình quân 72,2 tỷ m³ một năm. Tương Giang bắt nguồn từ huyện Lâm Quý của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Hoa và chảy vào Hồ Nam,
 
Dân Việt ăn nước mắm, khác với dân Tàu ăn xì-dầu, đâu có ai hưởn, dư tiền mà mua vé xe đò, xe lửa đi đến tận Sông Tương tỉnh Quảng Tây Trung Hoa để mà trả lời dùm ông cái Thông Đạt mơ ngủ ban ngày này?!
 
 
4- Bài "Thu hát cho người" của Vũ Đức Sao Biển:
 
Ông Sao Biển có cái tên nghe rất "Nôm" mà lại chỉ thích chơi điển tích Trung Hoa, thích chơi chữ "Hán" của "Đường Thi / Thôi Hộ."
 
Hãy nghe lời hát bài "Thu hát cho người":
 
“Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa.
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ…”
 
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió.
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ.
 
Hoàng hạc” ở đây ông Sao Biển muốn ví von với cảnh ở mãi bên Tàu; Cho chính xác hơn, ông Sao quả tạ nhà ta muốn noái về "Hoàng hạc lầu" trong thơ Thôi Hộ đời Đường.
 
Hoàng Hạc Lâu
 
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
...
 
Lầu Hoàng Hạc
 
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay
Lầu hạc còn suông với chốn này
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
 
*
 
Lời đón sau:
 
Tại sao văn chương thi nhạc Việt Nam cứ cần phải câu nệ vay mượn như vậy mới có cơ hội trở thanh “bất hủ?”
 
Tôi cam đoan đất nước Tàu có cái gì thì đất nước mình cũng có cái đó không thua không kém thì cần gì phải vay mượn khi mình đã có đầy đủ… Thí dụ:
 
Về sông, tại sao cứ phải hát sông Dịch, sông Vị, sông Tương, sông Dương Tử… mà không dùng sông Bạch Đằng, sông Hồng, sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ Đông, sông Cầu Ông Lãnh…
 
Về núi, tại sao phải dùng sự to lớn hung vĩ để so với núi Thái sơn, Thái Hành, Thái Tỏi, Ngọa Long cương, Nga mi…. mà không xài núi Hoàng Liên sơn, Ba Vì, Tam Điệp, Cẩm Thạch, Bà Đen, Thất Sơn.
 
Người đẹp thì lại ca ngợi sắc đẹp Tây Thi, Đắc Kỷ, Dương Quý Phi… mà không dám ca ngợi Hai Bà Trưng, Trần Huyền Trân, Lê Ngọc Hân, Bùi Thị Xuân.
 
 
Cái tâm lý thích “hàng ngoại” truyền thống 4000 năm này, nhất là thích “hàng Tàu,” cần phải được dừng bước giang hồ ở đây… Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông, và cho đám thợ Tàu, thương gia Tàu, mai phục ngay trong nội địa Việt Nam thì chẳng mấy chốc nữa dân ta phải nói trực tiếp tiếng Tàu chứ chẳng phải vay mượn chi nữa chi cho toát mồ hôi… trán.
 
Quý vị có còn nhớ 2 câu thơ loại “núi liền núi, sông liền sông…” từng bị hiểu lầm là do thi sĩ thượng đẳng “ass-kissing” vĩ đại Tố Hữu sáng tác (kể cũng hơi oan cho “ass-kisser” này)…
 
“… Bên kia biên giới là nhà
Bên ni biên giới cũng là quê hương….”
(Bài thơ “Cho uống thuốc” của Chế Lan Viên – 1954)
 
Thực ra, hai câu thơ “bất hủ” này do chính tay thơ nô Chế Lan Viên làm ra. Chế Lan Viên nghịch lý y như cái biện chứng cs. Xin nhắc lại, Chế Lan Viên là người đã phê bình, chỉ trích bài hát “Hòn Vong Phu 1” của nhạc sĩ Lê Thương là có lời ca đã ca ngợi Mã Viện và câu chuyện “người vợ trông chồng hóa đá” của bài hát là một câu chuyện “phản động;” không thích hợp với biện chứng cộng sản. Bởi vì dù rằng chồng mợ có đi vào Nam lạc đường ở Trường Sơn mất tích không biết đường về, hay là có lỡ bị quân VNCH cho sinh Bắc tử Nam hẳn hòi rồi thì vợ ở nhà vẫn phải “tuân thủ” 3-Đảm-Đang thì mới là tiêu biểu “phụ nữ cách mạng.” Chứ còn trông chồng hóa đá thì làm sao mà làm cách mạng được nè trời…
 
Vài lời thô thiển múa rìu qua mắt thợ.
 
 
Trần Văn Giang
Orange County
(Ngày 10/4/2013)
 **************************
Nhạc Vàng, Nhạc Đỏ, Nhạc Xanh…
 
Trần Văn Giang
 
 
Gần dây có rất nhiều lời bàn loạn về các dòng nhạc với đủ màu sắc (?) mà quý vị có thể tưởng tượng xuất hiện trên mạng ngay sau khi bài phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về việc “mổ xẻ” các hót / hét sĩ của làng âm nhạc Việt trong nước vừa mới được phổ biến. Tôi thật sự cũng hơi hoang mang khi đọc thấy và tự hỏi làm sao nhạc lại có nhiều màu như vậy (?). Ly do là vì từ trước tới bây giờ tôi (sinh ra ở miền Bắc, lớn lên ở miền Nam, và rồi tỵ nạn cs từ năm 1975) chỉ biết vỏn vẹn có hai dòng nhạc đơn giản: Nhạc Sến và Nhạc Không Sến… Chả thấy có mầu mè nào cả (!)
 
Trong “sự nghiệp tay trái” của tôi, tôi đã học được một bài học khá thú vị từ nhà bình luận thời cuộc nổi tiếng Andy Rooney (đã mất năm 2011 - Chương trình 60 Minutes của CBS News):
 
“Nếu bạn không biết rõ về một vấn đề gì thì cứ viết về vấn đế đó”
(If you do not know very well about something, write about it.) 
 
Thành ra, xin nói trước là bài viết này được viết ra từ cái ý tưởng “nếu muốn biết cái gì?” của ông Andy Rooney.
 
 
Nhạc Vàng
 
Để bắt đầu, không có gì thuận lý hơn là phải kể “Nhạc Vàng” trước, vì qua thời gian và không gian, nhạc Vàng vẫn luôn luôn là loại nhạc của “bên thực sự thắng cuộc” trên mặt trận văn hóa. Tôi sẽ chứng minh điều này ở các dòng sau.
 
Riêng hai chữ “Nhạc Vàng” được dùng lần đầu tiên vào những năm cuối của thập niên 60 ở miền Nam Việt Nam khi Ban “Nhạc Vàng” của nhạc sĩ Phó Quốc Lân ra mắt và trình tấu định kỳ trên đài truyền hình Sài Gòn. Sau đó, nhiều hãng phát hành băng nhạc, đĩa nhạc như hãng Hương Giang, Dạ Lan, Shotguns… cũng có ra những sản phẩm âm nhạc với danh hiệu “Nhạc Vàng.” Tuy vậy, đối với ngay cả những người sống ở miền Nam trước năm 1975 (như tôi) cũng không bao giờ để ý đến hai chữ “nhạc Vàng” cho đến khi cs cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975.
 
Nhạc Vàng thật ra bao gồm rất nhiều thể loại nhạc khác nhau. Được đại chúng (không phải mấy bố cảnh sát, công an cs) hiểu rộng rãi với nhiều tên gọi khác nhau như: Nhạc tiền chiến, nhạc lãng mạn, nhạc tình, nhạc êm dịu… và gần đây tôi thấy có thêm 2 chữ nữa là “nhạc Nhẹ?!” (có nhạc “Nặng” đâu hà?) Nhạc Vàng có tình quê hương, tình yêu lứa đôi, hoặc chỉ là nỗi niềm riệng tư, cá nhân về thiện nhiên, cuộc sống và cuộc chiến…
 
Mặc dầu còn có rất nhiều tranh cãi về ai là nhạc sĩ đầu tiên? Bài hát nào là bài hát đầu tiên? của nền tân nhạc Việt Nam; nhưng cho tới nay hầu hết những nhà phê bình âm nhạc đã công nhận nền tân nhạc Việt Nam chỉ thực sự thành hình vào khoảng năm 1938. Năm này được đánh dấu bởi buổi biểu diễn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên ở Hà nội. Ông trình bày chính tác phẩm, những bài hát đầu tiên của ông khi đó qua 3 bài “Kiếp hoa,” “Bông cúc vàng,” và “Anh hùng ca.” Rất tiếc, những bài hát này chưa có giá trị nghệ thuật cao cho nên đã dễ bị đi vào quên lãng… 
 
 
Nhạc Tiền chiến (1938-45) / Nhạc Tình Lãng Mạn (? ~ 1954)
 
Ngay sau thời kỳ phát khởi, nền âm nhạc Việt đã phát triển ở mức cao độ. Ở thời kỳ ban đầu (từ cuối thập niên 30 cho đến chiến tranh Việt Pháp bùng nổ - 1945), hầu hết các ca khúc đều là các bài mang tính chất lãng mạn trữ tình, giàu màu sắc văn học, trở thành bất hủ… có ảnh hưởng sâu đậm đến các sáng tác của nhiều nhạc sĩ của các thế hệ sau này. Các bài tiêu biểu là: Con thuyền không bến, Giọt mưa Thu, (Đặng Thế Phong); Thiên Thai, Trương Chi (Văn Cao); Biệt Ly (Doãn Mẫn); Khúc yêu đương (Thẩm Oánh); Bóng ai qua thềm (Văn Chung); Lá thư (Đoàn Chuẩn);Trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương – Trường ca gồm 3 bài được Lê Thương sáng tác trong nhiều năm khác nhau).
 
Dòng nhạc gọi là “Tiền chiến” không kết thúc vào năm 1945. Nó còn bao gồm cả những bài nhạc sáng tác sau 1945 (Tôi không biết có nên gọi nhạc sau 1945 là nhạc “Hậu chiến?” hay nhạc “Hội tề?” – tức là thời kỳ Việt Minh đang hoạt động mạnh?) như: Dư Âm (Nguyễn Văn Tý); Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn); Trăng mờ bên suối (Lê Mộng Nguyên); Làng tôi (Chung Quân), Gửi gió cho mây ngàn bay (Đoàn Chuẩn); Ngày về (Hoàng Giác)…
 
Tôi lấy làm lạ là có nhiều bài sáng tác mãi sau năm 1954 cũng được liệt vào loại nhạc tiền chiến như: Thuở ban đầu (Phạm Đình Chương); Hương Xưa (Cung Tiến) v..v..
 
 
Nhạc Tình / Tình ca (1954-1975)
 
Sau năm 1954, csvn khai tử loại nhạc trữ tình ở miền Bắc. May mắn thay, dòng nhạc lãng mạn này theo nhạc sĩ di cư vào định cư ở miền Nam Việt Nam và được tiếp tay bởi các nhạc sĩ tài hoa miền Nam tự do. Họ đã soạn ra những sáng tác âm nhạc giá trị chưa từng thấy như (*): Hoài Cảm (Cung Tiến), Mộng dưới hoa (Phạm đình Chương), Gọi người yêu dấu (Vũ Đức Nghiêm); Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng); Chiều tím (Đan thọ); Duyên Thề (Thanh Trang); Hoa soan bên thềm cũ (Tấn Khanh);Suối tóc (Văn Phụng); Giấc mơ hồi hương (Vũ Thành); Thu sầu (Lam Phương); Tuổi 13 (Ngô Thụy Miên); Các bài không tên (Vũ Thành An); Giọt lệ cho ngàn sau (Từ Công Phụng); Yêu nhau khi còn thơ (Lê Uyên Phương); Trên đỉnh mùa đông (Trần Thiện Thanh); Chiều mưa biên giới (Nguyễn Văn Đông); Xin còn gọi tên nhau (Trường Sa); Nỗi lòng người đi (Anh Bằng), Mưa trên phố Huế (Lê Dinh, Minh Kỳ), Hà nội ngày tháng cũ (Song Ngọc)… Danh sách nhạc này dài vô tận, tôi không thể liệt kê ra hết trên mấy trang giấy này. Đây là một kho tàng văn hóa vô cùng quý báu của Việt Nam.
 
------------------
(*) Người viết chỉ đủ giấy và thời giờ nêu ra một số các bài nhạc, tập nhạc (albums) tiêu biểu của một số nhạc sĩ tiêu biểu…
 
 
Thời kỳ cấm Nhạc vàng sau năm 1975
 
Sau năm 1975, danh từ "nhạc Vàng" được csvn dùng để chỉ bao gồm tất cả những tác phẩm âm nhạc ở miền Nam ra đời trong thời kỳ đất nước chia đôi và dòng nhạc này bị cấm tuyệt đối trên các phương tiện truyền thông trong nước kiểm soát bởi chính quyền cs. Cũng như những đề mục văn hóa khác ở miền Nam, âm nhạc Miền Nam bị gán thêm các nhãn hiệu chính trị là “nhạc phản động” hoặc “đồi trụy” vì theo cs nhạc Vàng chỉ “ru ngủ,” không thể hiện được “con người xã hội chủ nghĩa lý tưởng (?)” Kết quả là nhiều sản phẩm văn hóa trong đó có băng cassette, đĩa nhạc cùng những bài vở tài liệu ghi chép liên quan đến nhạc Vàng bị đốt, tiêu hủy không thương tiếc, không nương tay. Dầu gì đi nữa, trong thâm tâm của người dân (đôi khi có cả cán bộ chính quyền cs) trong Nam lẫn ngoài Bắc vẫn ưa thích nhạc Vàng; vì nhạc Vàng, và chỉ có nhạc Vàng, mới nói lên được tình cảm cá nhân không bị bó buộc vào tập thể. Nhạc Vàng do đó còn hàm ý “Vàng,” một quý kim. Người nghe muốn nghe phải nghe lén lút vì nó luôn luôn nói lên được cái tâm trạng “riêng tư” của con người; trong khi xã hội chủ nghĩa chỉ cho phép cái ý thức hệ chung của tập thể. Dù phải nghe trộm qua những buổi phát thanh của VOA, hoặc BBC từ hải ngoại, người trong nước vẫn cố gắng tìm nghe bất chấp hình phạt của luật pháp. Có thể nói nhạc Vàng vẫn tiếp tục chiếm địa vị quan trọng trên thị trường âm nhạc và được dân chúng ngày càng ưa chuộng hơn. (vắn tắt theo Wikipedia). 
 
Ngoài Bắc Việt Nam trong thời kỳ chia đôi đất nước, có ông Nguyễn Văn Lộc ở Hà Nội, thiên hạ tặng ông biệt danh “Lộc Vàng,” chỉ vì sự đam mê của ông Lộc thích ca hát nhạc Vàng tới “quên cả cái chết.” Nhạc Vàng khi ấy đang bị “cấm” và bị coi là “văn hóa đồi trụy.” Nhưng vì quá mê nhạc Vàng, ông Lộc Vàng đêm đêm tụ tập với bạn bè ở nhà để hát. Ông bị chính quyền cs bắt giam vì tội “tuyên truyền văn hóa đồi trụy,” bị khép án 10 năm tù và 4 năm quản thúc (tổng cộng 14 năm), sau được giảm án xuống 8 năm tù và 4 năm quản thúc (12 năm).
 
Từ sau khi miền Nam Việt Nam bị cs cưỡng chiếm năm 1975, dòng nhạc Vàng (nhạc Tình) một lần nữa theo người dân tỵ nạn cs ra hải ngoại. Đối với người Việt hải ngoại thì nhạc Vàng trở thành một dòng nhạc chính trong thị hiếu người nghe nhạc.
 
Cho mãi đến năm 1982, sau khi thấy nền kinh tế tập trung bao cấp không giống con giáp nào. Nói cách khác, kinh tế chỉ huy của cs vẫn còn “tụt hậu” xa lắc xa lơ so với nền kinh tế tư bản; mặc dù qua loa phường cs vẫn luôn tuyên truyền (mà chẳng có ai tin) là kinh tế tư bản đang đứng bên bờ vực thẳm; Csvn đành phải gượng gạo, tự mình chửi bố mình, định hướng lại nền kinh tế xhcn thối hoắc để cùng chạy về cái hướng “vực thẳm” mà tư bản đang đứng bên bờ (?) – cs gọi sự “đổi mới” (hay đổi cũ?) này là “kinh tế thị trường” - Tuy nhiên, nhờ hết Mỹ cấm vận và định hướng lại đường lối kinh tế mà nền nhạc Vàng bùng phát trở lại như sóng vỡ bờ. Csvn lúc này bó tay, vô phương ngăn chặn.
 
 
Nhạc Vàng của bên thắng cuộc!?
 
 
Thật oái oăm, bẽ mặt cs về cái danh từ “tự sướng” gọi là “bên thắng cuộc.” Năm 2005 tôi có dịp phải trở về Bắc Việt Nam để thăm quê đất tổ kể từ 1954, có nghĩa là sau 49 vừa di cư vừa tỵ nạn cs. Trong chuyến đi này, tôi bất đắc dĩ phải tạm trú vài ngày (booking at the last minutes) tại Khách sạn “Lakeside” ở quận Ba Đình (địa chỉ khách sạn này nằm gần sát ngay bên lăng boác!) Buổi sáng, thức dậy, đi xuống nhà hàng ăn ở tầng dưới đất của để ăn sáng - cũng nên biết thực khách chỉ toàn là người Đại hàn, Đài loan và Việt kiều; và dĩ nhiên nhân viên phục vụ là người Việt - tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nhà hàng, qua dàn âm thanh “speakers” rất “cơ khí” gắn trên trần nhà, chơi toàn nhạc lính VNCH (instrumental / nhạc hòa tấu không có lời hát) trước năm 1975. Một vài bài rất quen thuộc mà tôi đã nghe và thích ngày trước như “Người ở lại Charlie,” “Anh không chết đâu anh…” Tôi lập lại, khách sạn này nằm trong quận Ba đình, chỉ cách lăng boác một cú xe ôm thật ngắn. 
 
Cho mãi đến năm 2012 Huy Đức mới xuất bản cuốn “Bên thắng cuộc;” nhưng xem ra, ngay năm 2005, và ngay tại Ba đình nơi mà boác đang có cái “freak show” lộng kiếng, tôi đã rõ biết “bên thắng cuộc” là bên nào rồi. Nếu quý vị nếu phải về Việt Nam vì một lý do nào đó (hy vọng không phải vì lý do làm từ thiện hay đáp lời mời của chú lùn Nguyễn Minh Triết về Việt Nam để giao hợp – chữ nghĩa lỉnh kỉnh của vi-xi thay cho “cụm từ” “giao lưu và hợp tác”) thì quý vị sẽ thấy bây giờ, hôm nay, nhạc Vàng VNCH được trình bày công khai sống (live) hay qua DVD (video) tứ phía: Concerts, khách sạn, quán ăn, trên xe đò… Công an cs cũng “vô tư” đứng thưởng thức một cách thích thú mới chết người!
 
 
Một thí dụ điển hình khác là “Live show” của ca sĩ cắc kè Chế Linh tại Hà Nội vào cuối năm 2011.
 
 
nhacvang-large-content
 
 
nhacvang1-large-content
 
 Ảnh Quảng cáo đêm nhạc “Huyền Thoại Dòng Nhạc Tình” của Chế Linh ở Mỹ Đình – Hà Nội, ngày 12/11/2011.
Ảnh Chế Linh với áo lính trận QLVNCH và dáng 3 chiếc trực thăng UH1 phía sau lưng.
 
 
Quý vị sau khi đã xem qua tấm ảnh quảng cáo “live show” “Huyền Thoại Dòng Nhạc Tình (nhạc Vàng)” của Chế Linh tại Mỹ Đình – Hà Nội vào cuối năm 2011 để thấy tận mắt (A picture truly says 1000 words here) sự kiện nhạc “Vàng” đã ngang nhiên đi vào giữa thủ đô csvn Hà Nội và đè bẹp nhạc “Đỏ” của “bên thắng cuộc?” một cách rất ngoạn mục.
 
Chế Linh, và một số ca sĩ hải ngoại về hát ở Việt Nam, không ít thì nhiều cũng đã làm chính quyền cs đau hơn đau trĩ… Nhạc Vàng qua thời gian đã đi sâu vào tâm trí của người dân già, trẻ, trai, gái Việt Nam; kể cả dân miền Bắc và nhất là đám “bộ đội cụ hồ?” Nhạc vàng, và tiếng hát Chế Linh, đã luôn luôn có sẵn trong nhà dân và ngay cả nhà cán bộ cs mới chết! Có người sống ở trong nước dám quả quyết là một “ủy viên trung ương đảng, trước là đảng viên thành ủy Tuy Hòa” ngồi trong xe lúc nào cũng yêu cầu tài xế mở nhạc Chế Linh và phải là bài hát “Trên 4 vùng chiến thuật” mới bằng lòng. Cs thì làm quái gì mà có “4 vùng chiến thuật” (cs chỉ có “liền đít” / Liên khu!) Mặc dù con cắc kè Chế Linh trước đây từng tham gia biểu tình ở Canada, đóng vai người tù ngồi trong cũi của csvn, thế mà năm 2011 về nước định hát kiếm chút tiền còm cuối đời, lại có can đảm như ông Lộc Vàng Hà nội, không sợ bị vào tù thật của cs thì tôi phải cho con cắc kè này một ít “credit” đại loại như một cái bằng tưởng lục “nghệ sĩ ưu tú” gì đó mới đáng đồng tiền bát gạo.
 
 
Nhạc Đỏ
 
“Nhạc Đỏ” còn gọi Nhạc cách mạng (hay nhạc cắt mạng) là những ca khúc hát về “cách mạng” thực ra đây là một loạt các bài ca sắt máu nặc mùi sát nhân, cắt mạng người của csvn, sáng tác để ca tụng bác (chẳng những ca ngợi sự nghiệp kíu lước của boác mà con ca ngợi cả nhan sắc, cái áo, đôi dép, chòm râu không giống ai của boác – hình như giống lông gì mọc lộn chỗ - ca tụng đảng cướp ngày csvn, giải phóng miền Nam, và chủ nghĩa cs khát máu…
 
Ngoài ra, cs còn gán ghép cho nhạc Đỏ này với nhiều chữ nghĩa đặc trung văn hóa xhcn dài long thong, kêu rất to nhưng hoàn toàn rỗng tuếch vô nghĩa hoặc tối nghĩa: chống Mĩ kíu nước, chủ nghĩa mác-lê vô địch, bần cố nông vô sản thành đồng cách mạng, ba dòng thác cách mạng, mục tiêu giải phóng đất nước sáng ngời, đấu tranh giai cấp và ngoài ra còn dư chút hơi để ca ngợi cả các lãnh tụ khát máu cs quốc té nữa mới ly kỳ… 
 
Các bài hát tiêu biểu của nhạc đỏ là: “Cây chông tre,” “Cô gái vót chông,” “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn,” “Tiếng chày trên Sóc Bom bo,” “Trường sơn Đông, Trường sơn Tây,” “Rừng xanh vang tiếng Talư,” “Như có Boác Hồ trong ngày dzui đại thắng,” “Hồ chí minh đẹp nhất tên người,” “Boác đang cùng chúng cháu hành quân,” “Lời boác dặn trước lúc đi xa,” “Đêm nghe tiếng đò đưa nhớ boác,” “Năm anh em trên một chiếc xe tăng,” “Hò kéo pháo…” Nhịp điệu thì phần lớn loại quân hành dồn dập, lời hát thì líu lo - nghe phớt qua tưởng là đang nghe hát tiếng tàu… Nếu quý vị nào đang bị ị chảy (unstoppable diarrhea) thì chỉ cần nghe qua loa loại nhạc Đỏ man rợ này thì có “khả năng” chuyển qua táo bón cấp tính; khỏi cần dùng thuốc thang chi cả. Kể cũng tiện cho thời kỳ bao cấp thiếu thốn đủ thứ. Còn nhớ thời kỳ sau năm 1975 cũng là thời kỳ nghe nhạc Đỏ, nhai bobo sái quai hàm, và táo bón kinh niên. Ngay nghệ sĩ Văn vĩ cũng đã nhận ra thiên đường cộng sản loại này! Thiệt tình!!!
Nhờ vào sự giúp đỡ tuyệt vời có một không hai của hệ thống truyền thông loa phường, nhạc Đỏ đã dần dần biến đa số dân Việt Nam thành một khối người gần như mất cả nhân tính, man rợ của thời đồ đá bán khai, khát máu một cách lạ lùng loại “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,” hay là “Thề phanh thây uống máu quân thù ... ” Điển hình là cả làng hơn 800 dân cư cùng nhận tội giết 2 tên trộm chó ở thôn Danh Thượng 2, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang… Trong khi dân bị chính quyên, công an cs cướp hết tài sản ruộng vườn vào ngay giữa ban ngày thì lại chỉ biết kêu oan…
 
Sau năm 1982 (sau khi Mỹ hết cấm vận và bắt đầu thời kỳ “đổi mới”) thì nhạc Đỏ có vẻ đang từ từ xếp hàng cả ngày đi thẳng vào viện bảo tàng tội ác cs… Có cho thêm tiền thì dân cũng không muốn nghe nhạc Đỏ táo bón phi nhân làm gì; trong khi dân chúng (và cán bộ cs) có thể dám bỏ tiền hàng trăm đô la mua vé để đi nghe nghe các ca sĩ “phản động” hát nhạc “đồi trụy.” Như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nói: “… rồi sẽ tự động chét bởi vì ‘những gì’ không hay sẽ không thể tồn tại… Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy, nhưng đời con đời chau tôi sẽ thấy điều này…”
 
 
Nhạc Xanh (hay Nâu?)
 
Sau khi đã viết tạm xong hai mục nhạc Vàng nhạc Đỏ;, tôi đã định dừng bút nghỉ cho khỏe thì anh bạn đồng môn của tôi, anh Trần Trung Chính, có thân mến nhắc nhở tôi thêm là “ “Này. Vi-xi, ngoài nhạc Đỏ (nhạc cách miệng) còn có một loại nhạc nữa gọi là nhạc “Xanh.” Anh bạn đồng môn cũng cho biết thêm loại “nhạc Xanh” này cùng nằm chung với mảng “Nhạc Đỏ” cách mạng của vi-xi; và nó không phải là nhạc trẻ hay nhạc thiếu niên mà là loại nhạc Xanh cộng sản gồm những bài ca kêu gọi toàn dân tăng gia sản xuất (!) chứ cũng không phải loại nhạc dạy con người biết yêu thiên nhiên, biết bảo tồn môi sinh. Chúng ta thấy các bài nhạc xanh tiêu biểu như: “Mùa Xuân trên nông trường Lê Minh Xuân,” “Hát trên nông trường xanh,” “Bài Ca 5 Tấn (**),” “Chị Tư 3 Đảm Đang,” “Con Kênh Xanh Xanh...” Những bài nhạc Xanh hấp dẫn đến nỗi chi sau 3-5 năm không còn thấy ai hát nữa và chính tác giả còn không nhớ là anh ta đã có những "đứa con tinh thần xanh lè" như vậy để kêu gọi, thúc đẩy sản xuất phân bắc, phân xanh… 
 
Nhờ giời, qua thời gian tra cứu lỉnh kỉnh về các loại nhạc Vàng, nhạc Đỏ, nhạc Xanh này tôi có dịp được học hỏi thêm một ít về kỹ thuật pha mầu của ngành họa (painting). Màu xanh (màu kít ngựa) mà đem trộn với màu đỏ (màu cách mạng / cs) thì mùi thối sẽ tang gấp đôi chỉ vì kết quả sự pha trộn này sẽ cho ra mầu Nâu (màu kít bò – bullsh.. color). Thành ra nghiễm nhiên nhạc Xanh ca ngợi sản xuất - phân bắc phân xanh - trong dòng nhạc Đỏ của cs (nhạc cách mạng) có thể coi như là đồng nghĩa với “nhạc Nâu” hay “nhạc kít bò” (cũng màu nâu) sau sự pha trộn… Xanh với Đỏ!
 
-----------
Ghi chú: 
 
(**) Vào đầu thập niên 70, chương phát triển lúa Thần nông của miền Nam của Bộ Canh Nông VNCH (hướng dẫn bởi Giáo sư / Tổng trưởng Canh Nông Tôn Thất Trình) đã đưa năng xuất lúa Thần Nông lên mức thu hoạch trung bình 8 tấn / một Hecta (có nhiều chỗ lên đến 12 tấn) mà không hề thấy nhạc sĩ miền Nam nào làm lấy một bài “nhạc Xanh” để ca ngợi thu hoạch 8 tấn… Csvn phải chờ đến cuối thập niên 70 (nghĩa là gần 10 năm sau), vài năm sau khi chiếm miền Nam, mới có bài “Bài ca 5 tấn” ca ngợi mức thu hoạch 5 tấn / Hecta. Xem ra, thì cách mạng đi thụt lùi chớ có thấy gì là vinh quang?
 
 
Nhạc Da Cam (!?)
 
Tôi cam đoan sẽ có nhiều đọc giả lắc đầu, thắc mắc ngay:
 
“Cái gì? Màu da cam? Làm quái gì có nhạc màu Da Cam? Cha nội đừng có viết láo lếu quá nghe!”
 
Dạ thưa quý vị, tôi chỉ mơ mộng ban ngày, tiên đoán vẩn vơ theo loại chó ngáp phải ruồi là sẽ có loại nhạc với màu “Da cam” quái đản xuất hiện trong những ngày sắp tới vì bọn vi-xi xảo quyệt và các tay sai Việt kiều trở cờ mù lòa đang cổ võ các phong trào “kiều vận” ve vãn, qua các bản nghị quyết mồi chài rất trơ trẽn v..v.. kêu gọi “xóa bỏ hận thù,” “hòa hợp hòa giải dân tộc,” “trở về góp sức xây dựng quê hương,” “quê hương là chùm khế ngọt…” và ru ngủ kiểu “Để hận thù người người lắng xuống …” Cứ theo diễn tiến này thì nhạc Da Cam (do màu Vàng trộn chung với màu Đỏ) còn có thể gọi là “Âm nhạc hòa hợp hòa giải dân tộc!” sẽ không còn là chuyện không tưởng (it is not unthinkable!)
 
 
_______
Phụ chú:
 
1- Nhạc sĩ Nguyễn Anh 9 trong bài phỏng vấn “mổ xẻ” các hót sĩ trong nước… có đề cập đến một chữ “Thanh nhạc.” Chữ “Thanh” (trong “Thanh nhạc”) ở đây có gì dính dáng gì đến màu sắc. Thanh chỉ có nghĩ là “âm thanh” (Vocal / Human Instruments) do thanh quản (nói nôm na là cuống họng?) phát ra. Thanh nhạc là cách, là kỹ thuật trình bày chứ không phải là một loại nhạc. 
 
Thanh nhạc là kiểu nhạc với yếu tố chủ chốt nhất là giọng hát của ca sĩ. Ở đây, giọng hát của ca sĩ được xem là nhạc cụ chính của bản nhạc. Thanh nhạc có thể được một hoặc nhiều ca sĩ trình bày, chỉ dùng giọng hát hoặc có phần đệm đại khái của nhạc cụ. Cũng cần phân biệt với thể loại “a cappella” (loại hát hoàn toàn không có nhạc đệm) trong đó giọng hát vẫn được xem là tiêu điểm nhưng các ca sĩ còn dùng giọng hát để thay thế cho toàn bộ nhạc cụ đệm. Các ca sĩ hát thanh nhạc đôi khi được gọi là “vocalist.”
 
Chúng ta thấy các ca sĩ miền Bắc Việt Nam hay sử dụng kỹ thuật thanh nhạc. Tại sao vậy? Vì trước đây các văn công ngành ca hát (thợ hát) của vi-xi đi theo bộ đội vượt Trường Sơn, vì không có, hay không thể mang theo những dàn âm thanh tốt nặng nề… phải chú trọng và tùy thuộc nhiều về phần cuống họng có sẵn trong cổ, khỏi phải đeo nhạc cụ lủng lẳng theo người chi cho mệt xác! (vì còn dành chỗ để đeo gạo, muối và AK47).
 
Trái lại, các ca sĩ miền Nam Việt Nam (VNCH) không có ai quan tâm về việc hát thanh nhạc vì khi phải hát, họ luôn luôn được hát với các dàn âm thanh và khí cụ tân tiến. Chẳng hạn như dàn âm thanh vĩ đại của các phòng trà ca nhạc, các buổi đại nhạc hội, hay của các Tiểu Đoàn Chiến Tranh Chính Trị của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị; Biệt Đòan Văn Nghệ Trung Ương trực thuộc Bộ Thông Tin Dân Vận…
 
2- Vì lập trường chính trị riêng, người viết đã chủ ý tránh, hoàn toàn không đề cập gì đến các sáng tác của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn mặc dù sự sáng tác của hai nhân vật này rất dồi dào và phong phú về cả lượng lẫn phẩm. Nhiều đọc giả sẽ cho là nếu không có nói đến nhạc của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn thì đây là một thiếu sót lớn khi bàn về âm nhạc Việt Nam… Tôi thì lại không nghĩ như vậy. Câu hỏi của tôi là “Nhạc sĩ có cần phải có đạo đức (chính trị) hay không?” Câu trả lời của chính cá nhân tôi đã thúc đẩy tôi lấy các sáng tác của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn ra khỏi bài viết nhỏ này. Dù không có nhạc Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, nhưng quý vị cũng đã có quá đủ bài hát để hát cho đến mệt nghỉ rồi.
 
 
 
Trần Văn Giang
Orange County
(Ngày 9/27/2012)
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2024(Xem: 92)
để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!
07 Tháng Ba 2024(Xem: 165)
Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,
04 Tháng Ba 2024(Xem: 309)
Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểu
04 Tháng Ba 2024(Xem: 234)
"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"
16 Tháng Hai 2024(Xem: 361)
Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắm
16 Tháng Hai 2024(Xem: 320)
Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữa
06 Tháng Hai 2024(Xem: 371)
Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.
06 Tháng Hai 2024(Xem: 400)
nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng say
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 394)
Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranh
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 689)
người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …
04 Tháng Mười 2023(Xem: 1257)
Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.
18 Tháng Chín 2023(Xem: 1222)
đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack Obama
28 Tháng Tám 2023(Xem: 1436)
Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.
27 Tháng Tám 2023(Xem: 1062)
Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưa
18 Tháng Tám 2023(Xem: 1280)
Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thào
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1263)
Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 1588)
Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vị
21 Tháng Ba 2023(Xem: 1877)
Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2133)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2767)
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc
07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2440)
Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
31 Tháng Mười 2022(Xem: 2281)
Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 3967)
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3917)
câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.
14 Tháng Năm 2022(Xem: 3773)
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 4046)
Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
08 Tháng Tư 2022(Xem: 3628)
Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?
02 Tháng Tư 2022(Xem: 3809)
Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
15 Tháng Hai 2022(Xem: 3938)
Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.
11 Tháng Hai 2022(Xem: 4519)
Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!
06 Tháng Hai 2022(Xem: 3729)
nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3804)
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4955)
Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”
16 Tháng Giêng 2022(Xem: 4648)
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông Núi
22 Tháng Tám 2021(Xem: 5103)
Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?
24 Tháng Bảy 2021(Xem: 5690)
Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêng
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6185)
cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 4703)
Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 5175)
tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
09 Tháng Sáu 2021(Xem: 5523)
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7289)
Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham Mưu
27 Tháng Tư 2021(Xem: 6389)
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
22 Tháng Ba 2021(Xem: 6321)
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
23 Tháng Hai 2021(Xem: 5711)
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh
03 Tháng Hai 2021(Xem: 5395)
Và tôi lại nghĩ: bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai?“.
16 Tháng Giêng 2021(Xem: 5519)
Sợ không còn đủ tỉnh táo để viết nên điều gì ra hồn, chỉ mong đây là những cảm nghĩ rất thật về một giọng hát mà người đời sẽ tiếc nhớ khôn nguôi
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 5280)
thì tôi cũng đã có một nhìn nhận rõ ràng hơn về cái giới mà nhiều người cho là, hoặc tự họ cho là tinh hoa, ở Việt nam.