Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là
thiên thần của một ai đó... Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân đất. Trên tuyết.
Một đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to - vừa nói chuyện vừa cười
đến nỗi không để ý thấy bà cụ. Một người mẹ dẫn hai đứa con nhỏ tới
nhà bà ngoại. Họ quá vội nên cũng không để ý. Một viên chức ôm một
chồng sách đi qua, mải suy nghĩ nên cũng không để ý. Bà cụ dùng cả hai
tay để khép vạt áo đứt hết khuy, rồi dừng lại, nép vào một góc ở bến
xe buýt. Một quý ông ăn mặc lịch lãm cũng đứng đợi xe buýt. Ông cố
đứng tránh xa bà cụ một chút. Tất nhiên là bà già rồi, chẳng làm hại
được ai, nhưng nhỡ bà ấy bị bệnh lây nhiễm thì sao… Một cô gái cũng
đứng đợi xe buýt. Cô liên tục liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng không
nói gì.
Xe buýt tới và bà cụ nặng nhọc bước lên xe. Bà ngồi trên chiếc ghế
ngay sau người lái xe. Quý ông và cô gái vội vã chạy xuống cuối xe
ngồi. Người lái xe liếc nhìn bà cụ và nghĩ: “Mình không thích phải
nhìn thấy cảnh nghèo khổ này chút nào!”. Một cậu bé chỉ vào bà cụ và
kêu lên với mẹ:
- Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất! Mẹ bảo những ai hư mới đi chân đất, đúng không mẹ?
Người mẹ hơi ngượng ngập kéo tay con xuống:
- Andrew, không được chỉ vào người khác! - Rồi bà mẹ nhìn ra cửa sổ. -
Bà cụ này chắc phải có con cái trưởng thành rồi chứ!
Một phụ nữ mặc áo choàng lông thì thầm:
- Con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới phải! Người phụ nữ này
bỗng cảm thấy mình quả là người tốt, vì mình luôn quan tâm đầy đủ đến
mẹ mình.
- Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm tiền. Một chàng trai ăn mặc
bảnh bao thêm vào. - Nếu bà ấy biết tiết kiệm từ khi còn trẻ thì bà ấy
chẳng nghèo như bây giờ!
Một doanh nhân hào phóng bỗng cảm thấy ái ngại. Ông lấy trong ví ra
một tờ mười đôla, ấn vào bàn tay nhăn nheo của bà cụ, nói giọng hãnh
diện:
- Đây, biếu bà! Bà nhớ mua đôi giày mà đi!
Một người bình thường là đủ rồi... 1
Rồi ông ta quay về chỗ ngồi, cảm thấy hài lòng và tự hào về mình. Xe
buýt dừng lại khi tới bến và một vài người khách bước lên. Trong số đó
có một cậu bé khoảng 16, 17 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khoác to màu
xanh và đeo balô cũng to, đang nghe headphone. Cậu trả tiền xe buýt và
ngồi ngay vào ghế ngang hàng với bà cụ. Rồi cậu nhìn thấy bà cụ đi chân đất. Cậu tắt nhạc, cảm thấy lạnh người. Cậu nhìn từ chân bà cụ
sang chân mình. Cậu đang đi một đôi giày cổ lông dành cho trời tuyết.
Đôi giày mới tinh và ấm sực. Cậu phải tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu
mới mua được. Bạn bè đứa nào cũng khen!
Nhưng cậu cúi xuống và bắt đầu cởi giày, cởi tất, rồi ngồi xuống sàn
xe, bên cạnh bà cụ.
- Bà, cháu có giày đây này! - Cậu nói.
Một cách cẩn thận, cậu ta nhấc bàn chân lạnh cóng, co quắp của bà cụ
lên, đi tất và đi giày vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật
đầu và nói lời cảm ơn rất nhỏ. Lúc đó, xe buýt dừng. Cậu thanh niên
chào bà cụ và xuống xe. Đi chân đất trên tuyết. Những người khách trên
xe thò đầu ra cửa sổ, nhìn đôi chân cậu thanh niên, xôn xao bình phẩm.
- Cậu ta làm sao thế nhỉ?- Một người hỏi.
- Một thiên thần chăng?
- Hay là con trai của Chúa?
Nhưng cậu bé, người ban nãy chỉ vào bà cụ, quay sang nói với mẹ:
- Không phải đâu mẹ ạ! Con đã nhìn rõ rồi mà! Anh ấy là người bình thường thôi!
Và việc làm đó, thật sự, cũng chỉ cần một người bình thường.
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên man bàn luận kéo dài đến quá trưa
Ngôi chùa Thới Hòa đã được trùng tu trở lại và bắt đầu có đông đảo các Phật tử đến thăm viếng như xưa sau năm năm thầy trở về nhưng đó cũng chính là lúc mà thầy viên tịch, rời bỏ chốn hồng trần
Hình ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói gì. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đã vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người..
đoàn người chúng tôi ra về với niềm tin tất thắng ở tương lai đối với công cuộc giải trừ Cộng Sản bạo tàn. Tôi ngẩng cao đầu, nhìn bầu trời xanh màu hy vọng thầm khấn hứa “Mẹ VN ơi ! Chúng con vẫn còn đây".
Có thể, đối với thầy chỉ là nhỏ nhoi, nhưng với tôi là rất đáng trân quý. Và cũng để mừng thầy trong ngày thượng thọ 80, khi tôi không có mặt chúc thọ thầy, để được nói với thầy một lời cám ơn, dù rất muộn màng.
dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề “ít vốn dễ làm” này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
Trong hồi ức của tôi, sự đổi thay không đến từ thiên nhiên; tất cả đều do con người, là những lớp sóng phế hưng của thời đại tác động qua năm tháng . Trong giòng đổi thay đó cũng thấy mình trong ấy
Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75.
Trong bản năng tiềm thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’. Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
Bà là người không may. Bà bị cả hai bên Quốc Cộng mạ lỵ tàn ác. Không chỉ bọn Bắc Cộng bịa chuyện xấu về đời tư của bà, nhiều người Quốc Gia cũng vu khống bà
Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
Tình yêu trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.