12:41 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Thức khuya mới biết đêm dài... Ngọc Lan

17 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 13020)
Thức khuya mới biết đêm dài... 


Một ngày đẹp trời, tự dưng người chồng chung sống cùng mình gần một phần tư thế kỷ bỗng nhìn mình và nói, “Chị mới qua Mỹ mà lái xe giỏi quá há!” thì mình cảm thấy như thế nào đây?
 
Tôi đã sửng sốt. Ngỡ rằng anh nói đùa.
Nhưng đó là sự thật.
Sáu năm qua, kể từ ngày chồng tôi ngã bệnh, vừa là “dementia” - một dạng của bệnh mất trí nhớ Alzheimer, vừa là “Parkinson” dạng cứng đờ người, lại vừa có nước trong não, tôi đã bỏ hẳn việc đi làm để ở nhà chăm sóc cho anh.
Thế nhưng
Điều đau khổ nhất là khi mình làm tất cả mọi chuyện, không còn nghĩ gì được đến bản thân, mà chồng lại không biết mình là ai hết.
***
Cách đây 6 năm, sau khi bị ung thư bàng quang, rồi lại được mổ khi có bướu trong cột sống, ngay dưới thắt lưng, chồng tôi vẫn là một người yêu thích thể thao, nhất là football. Anh thuộc tên tất cả các đội bóng, tên từng cầu thủ, tên những huấn luyện viên, không một trận football nào anh bỏ qua.
Đùng một cái.
Anh không còn ham thích bất cứ thứ gì nữa. Không football, không sách báo, không phim ảnh, không tivi. Anh cứ lái xe đi mà không biết đi đâu. Anh không ăn, không uống. Khi đó tôi vẫn đi làm, anh ở nhà nghỉ hưu non sau thời gian thất nghiệp. Tôi đưa anh đi bác sĩ. Anh bị trầm cảm, bác sĩ bảo vậy, và chuyển sang cho bác sĩ tâm lý.
Hơn một năm trời đi bác sĩ tâm lý, sức khỏe anh không tiến triển.
Cho đến ngày sinh nhật anh cách đây 6 năm, anh bị ói, tôi chở anh vào cấp cứu. Sau hai ngày ở bệnh viện ra, trên đường về nhà, anh nhìn tôi và nói, “Chị mới qua Mỹ mà lái xe giỏi quá há!” Tôi sửng sốt, ngỡ rằng anh nói đùa.
Nhưng khi anh cứ kêu tôi bằng “chị ba” và tỏ ra không hề biết tôi là ai, tôi lờ mờ hiểu ra mọi thứ. Thế giới gần như sụp đổ dưới chân tôi.
Bác sĩ chụp hình, làm các xét nghiệm, cho biết trong đầu anh có nước. Anh lại được chẩn đoán bị chứng mất trí “dementia” - một dạng của bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Anh không còn biết tự chủ trong vấn đề đi vệ sinh, tiểu tiện nữa. Có những ngày tôi đi làm về, mùi nước tiểu, mùi phân nồng nặc khắp nhà. Từ trên giường, ra đến sofa, phân anh trây trét đầy hết. Tôi phải đi lau, đi dọn.
Rồi anh lại mắc thêm chứng bệnh “Parkinson” dạng “freezing,” cả người anh đông cứng lại khi bị ai chạm vào. Lúc đó, anh không di chuyển, không xê dịch được, mình phải lôi, phải kéo không khác gì một bao gạo. Anh không thể tự giữ thăng bằng cho mình. Không thể ngồi vững, không thể đi. Lúc ngã ra, anh không thể xoay trở để tự ngồi dậy.
Bác sĩ nói bệnh anh không thể chữa trị.
Tôi đưa anh về nhà để tự mình chăm sóc cho anh.
***
Ba tháng sau đó, bất kể mưa nắng, tôi tập đi cho anh, từ trong nhà, ra đến ngoài sân. Anh có thể bước đi được, tuy không nhiều. Nhưng sợ nhất vẫn là những khi anh ngã. Bởi, anh như một bao gạo, không thể điều khiển được não của mình, để có thể lay chuyển, nương theo sự giúp đỡ của người khác. Anh không thể vịn vào tôi để từ từ đứng lên. Tôi kê chiếc ghế bên này, kê thêm ghế bên kia. Đỡ anh tựa đằng này. Nâng anh phía đằng kia. Bằng mọi cách phải nâng được anh đứng lên. Tôi sợ lắm, những lúc như thế.
Có những khi đang tắm cho anh, anh đi tiêu ngay lúc đó, tôi phải đưa tay hứng để bỏ vào bồn cầu, còn hơn là lênh láng trong bồn tắm.
Có những lúc vừa tắm xong, đang lau mình cho anh, anh tiểu thẳng vào mặt tôi.
Tôi không còn nước mắt để khóc nữa, dù có những lúc tôi rất muốn khóc. Từ ngày anh bệnh, tôi bỏ hết mọi thú vui của mình, không shopping, không bạn bè, không phim ảnh. Tôi thấy mình như một con điên. Nỗi buồn chán vây kín chung quanh. Những lúc bận rộn với anh, với việc dọn dẹp, tôi không có thời gian suy nghĩ.
Nhưng khi dứt việc, tôi chui vào một góc, khóc cho phận mình.
Có lúc lái xe trên đường, tôi muốn lao xe đâm đầu vào đâu đó để kết thúc cuộc đời.
Bởi lẽ
Mờ mịt quá, tương lai trước mắt tôi.
Tôi không có bạn để tâm sự những u uất.
Tôi không có con để san sẻ những buồn đau.
Có lúc tôi muốn gào lên, muốn hét lên. Như một cách giải tỏa những uất ức nhọc nhằn đó, bác sĩ khuyên tôi nên làm vậy, nếu không tim tôi sẽ vỡ.
Nhưng khi tôi la lên, thì cả người anh lại đông cứng, không thể nào lay chuyển, mắt anh nhìn tôi như hỏi, “Chuyện gì vậy?”
Tôi lại phải dịu dàng, “Anh ngồi xuống đi, em đỡ anh đây, anh không té đâu,” “Anh ráng xoay qua đây thì em mới tắm cho anh được”... Chăm sóc một đứa bé bị bệnh, chăm sóc một người lớn bị ung thư, có lẽ còn dễ hơn rất nhiều so với chăm sóc một người bệnh mất trí nhớ cộng thêm Parkinson như anh. Bởi lẽ, họ hiểu mình nói gì, họ biết mình đau gì. Và hơn hết, họ còn điều khiển được trí não mình
Còn anh, anh không biết gì hết. Anh không nói gì hết. Anh chỉ cười những khi tôi dịu giọng. Và anh “khóa chặt” người mỗi khi sợ hãi.
***
Có những người bạn Mỹ đề nghị họ đến trông chừng anh chừng vài tiếng để tôi có thể ra ngoài đi chơi cho khuây khỏa. Nhưng tôi không thiết. Bởi lẽ, đi ra ngoài nhìn người ta vui vẻ, hạnh phúc, trở về nhà đối diện với thực tại, tôi chỉ càng cảm thấy chán chường hơn.
Tôi cũng từng muốn đưa anh đi đây đi đó, nhưng những kinh nghiệm đau thương từng xảy ra khiến tôi phải chùng bước.
Tôi vẫn nhớ khi anh chưa bệnh nặng như bây giờ, tôi chở anh đi Las Vegas coi chương trình Paris By Night 100. Sau đó, tôi đưa anh đến ngồi chơi ở một máy kéo, chỉ anh cách nhấn nút. Rồi anh ói. Cả người anh dính đầy chất bẩn. Tôi đưa anh vào nhà vệ sinh để chùi rửa. Thế nhưng khi đó tôi không biết mình phải làm thế nào khi một bên là nhà vệ sinh nam, một bên nhà vệ sinh nữ. Tôi không thể vào bên nam, tôi cũng không thể đưa anh qua bên nữ. Tôi dặn anh đứng yên một chỗ, tôi chạy vào lấy giấy ra lau cho anh.
Thế nhưng tôi vừa quay đi, anh cũng đi theo. Người lao công la lên bảo anh phải đi ra. Tôi giải thích, nói anh đứng yên, nhưng anh có hiểu gì đâu.
Không còn cách nào khác, tôi đưa anh ra xe để về khách sạn tắm rửa cho anh. Tuy nhiên cả người anh đông cứng lại, không nhúc nhích. Tôi phải lôi anh đi. Cố mà lôi anh đi. Người ta nhìn vào tôi, lạ lẫm. Đến thang máy, tôi phải chờ người ta đi hết, rồi mới đến tôi và anh bước vào, vì thật sự là hôi lắm.

Một chuyến đi như vậy, có thể nào là vui không?
Tôi vẫn nhớ lần đám cưới cháu anh. Tôi muốn đưa anh đi cùng để anh vui. Tôi cũng muốn mình được mặc áo dài trong ngày hôm đó. Và tôi may một chiếc áo dài thật đẹp.
Sáng ra, tôi phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho anh, tắm rửa, mặc tã, thay đồ vest, và mang anh ra xe ngồi trước khi tôi trở vào chuẩn bị thay quần áo cho mình. Bởi lẽ, anh không thể ngồi lên xe một cách bình thường dễ dàng như mọi người. Anh vịn cửa xe, nhưng để nhấc được chân trái lên xe mà tôi phải vừa nói, vừa giúp nhấc chân anh lên. Rồi anh chỉ có thể ghé một phần tư mông ngồi vào ghế. Anh không thể tự mình nhích vào trong để kéo chân phải lên tiếp. Lúc đầu tôi không biết cách, tôi đi qua ghế người lái để lôi anh vào, nhưng mà anh nặng hơn tôi rất nhiều. Tôi không lôi nổi. Tôi phải dùng nhiều cách mới có thể để anh ngồi gọn vào trong trước khi cánh cửa xe đóng lại.
Tôi cũng thay được chiếc áo dài mà tôi mơ ước để chở anh đến nhà nhóm họ.
Anh gặp mọi người, anh vui. Anh cười. Người ta thấy anh cười, họ cũng vui theo.
Trước khi từ nhà cháu đến nhà hàng dự tiệc, tôi biết mình cần chuẩn bị trước việc thay tã cho anh. Khi đưa anh vào nhà vệ sinh rồi, tôi mới nhận ra rằng chiếc áo dài của mình bây giờ không còn phải để diện làm đẹp nữa mà nó trở nên vướng víu cho tôi trong việc chăm sóc anh.
Tôi phải cởi hết quần áo mình ra, rồi mới cởi hết đồ anh ra thì mới có thể lau rửa cho anh được.
Rồi lại đưa anh ra xe. Trời mưa lất phất. Anh đâu thể như người khác có thể ngồi nhanh vào trong. Anh ướt. Tôi cũng ướt. Tôi chợt nhận ra, mình làm đẹp để làm gì đây?
***
Chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện bỏ cuộc trong việc chăm sóc anh, dù tôi biết mình không có hy vọng gì hết. Nhưng thật sự tôi cảm thấy mệt mỏi lắm. Tôi sẽ vẫn tiếp tục lo cho anh, đến ngày tôi không còn có thể làm được nữa.
Tôi sắp bước vào tuổi 60, tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa.
Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
Ngọc Lan 
(Ghi lại theo lời tâm sự của chị Nga Nguyễn, cư dân thành phố San Diego, miền Nam California)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 2014(Xem: 21000)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10297)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 13117)
ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11404)
Một chính quyền không những tước đoạt tài sản, sự tư hữu của nhân dân, lại còn tước đoạt luôn cả quyền được tự bảo vệ của dân
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10113)
dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
29 Tháng Tám 2014(Xem: 11652)
Tên tù trong câu chuyện hẳn sẽ nể phục cái khoảnh khắc người đàn bà này đã làm nên.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 9356)
Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản
21 Tháng Tám 2014(Xem: 9997)
Phan Ái Minh, người bạn đa tài của tôi, và nhớ tới những vì sao sớm vụt tắt trên bầu trời tuổi thơ của chúng tôi thuở trước
19 Tháng Tám 2014(Xem: 15261)
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa.
14 Tháng Tám 2014(Xem: 10885)
Mai chưa hề đọc thánh kinh, nhưng nàng đã biết chọn chỗ ngồi thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 10520)
Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10098)
Dân tôi đang cùng Việt Khang đặt bước chân mình trên con đường dẫn tới những ngày vinh quang cho quê mẹ./.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 10565)
ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11334)
không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 13388)
Kẻ thù còn đó mà nhiệm vụ cứu quốc chưa hoàn thành thì lòng nào đành đoạn dứt bỏ "huynh đệ chi binh".
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10043)
Ruộng đồng lúa mọc lơ thơ Máu pha nước mắt ngập bờ tre xanh!
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 9082)
“hạnh phúc – nhỏ nhoi so với nỗi đau ngút ngàn phải trải qua”
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 11691)
Nhà “ngoại cảm” đã đem theo bí mật xuống đáy mồ.
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 11579)
Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
22 Tháng Năm 2014(Xem: 11657)
Sắc không sao ngăn nổi mấy giọt nước mắt từ từ lăn xuống, quyện với mồ hôi làm lưỡi anh mặn chát.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 9818)
Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ”
03 Tháng Năm 2014(Xem: 10527)
Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 10321)
Thân xác em như chiếc lá thu ngoài sân trại tỵ nạn Sikiew ngày nào, đang hòa tan vào trong lòng đất
25 Tháng Tư 2014(Xem: 13096)
Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng đội cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây
24 Tháng Tư 2014(Xem: 12112)
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
12 Tháng Tư 2014(Xem: 9283)
Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản.
02 Tháng Tư 2014(Xem: 17315)
Chúng tôi không còn là chúng tôi nữa, chỉ vì chúng tôi là chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ miền Nam tự do,
01 Tháng Tư 2014(Xem: 12466)
Nào ngờ đồng bào đi trước, giặc cướp trộn trấu theo sau, vì dĩ nhiên "lòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của những người anh em Trâu Điên tách bầy
31 Tháng Ba 2014(Xem: 9866)
Trong những giấc mơ đôi lúc tôi thấy ba thằng chúng tôi nằm bên nhau, ngâm nga thơ phú trên ngọn đồi có nhiều tảng đá, một bên là núi một bên là biển, giữa bầu trời vằng vặc trăng sao
29 Tháng Ba 2014(Xem: 11599)
Chúng ta phải cố gắng hết sức mình, bằng tất cả nghị lực, để xoá tan khoảng cách của hận thù, để trái tim lên tiếng tình thương !
27 Tháng Ba 2014(Xem: 10814)
Trong lịch sử dân tộc ta, dường như chưa có thời kỳ nào mà số phận của nhiều người con gái, phụ nữ Việt Nam lại bi thương rẻ rúng như bây giờ.
25 Tháng Ba 2014(Xem: 12488)
Các ông suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay cộng sản.
24 Tháng Ba 2014(Xem: 13134)
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc
21 Tháng Ba 2014(Xem: 10704)
Phần lớn con trai có tánh này nhiều hơn. Chúng mang mầm bệnh tâm lý về sự ẩn ức dục tính.”
09 Tháng Ba 2014(Xem: 10212)
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10753)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười !
05 Tháng Ba 2014(Xem: 8675)
Chung vui với nước Úc chăng? Chắc phải làm thế, vì bà ra đi là quốc gia rất tử tế này bớt đi được một người thù ghét nước Úc.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9303)
Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9836)
Hay họ chỉ cần một vòng tay, một tình thương yêu của người vợ, người con, người mẹ mà họ bật lên những tiếng kêu đó, để gọi bà vào?
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11999)
Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie.Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...
25 Tháng Hai 2014(Xem: 9868)
Nên hãy quên ngay những mất mát, hãy trân trọng giữ gìn những cái được rất đáng quý, đừng để nó trôi tuột khỏi tầm tay
24 Tháng Hai 2014(Xem: 11825)
Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
22 Tháng Hai 2014(Xem: 10185)
lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .
18 Tháng Hai 2014(Xem: 12056)
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ. Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 10948)
Trong khi người ta thành khẩn dúi tiền vào tay Phật, thì lại vô cùng thờ ơ với hàng dài người ăn xin ngồi ngay lối đi vào chùa. Cái nghịch cảnh ấy vô tư diễn ra trước nơi được coi là Thánh Thiện.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11025)
Tôi chỉ có một ước muốn khiêm nhường là làm sao nói lên được lòng yêu nước và cố giữ đúng phong thái của một Sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 10898)
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
01 Tháng Hai 2014(Xem: 10366)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10333)
nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.
28 Tháng Giêng 2014(Xem: 9475)
Nhưng điều này bây giờ đâu còn có ý nghĩa gì khi Ngộ đã thực sự bước ra khỏi đám mây mù quá khứ. Tất cả như đã cuốn theo dòng nước chảy qua cầu.