2:28 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

CUỘC VƯỢT NGỤC ĐẪM MÁU TẠI TRẠI TÙ GIA TRUNG - Nguyễn Hoàng Sơn.

23 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 12526)

Nguyễn Hoàng Sơn.

CUỘC VƯỢT NGỤC ĐẪM MÁU TẠI TRẠI TÙ GIA TRUNG

khong_quan-large-content
 
Bạn thân..
 Mấy ngày nay tôi đã đọc quyễn sách” Không Quân hằn nỗi nhớ” của bạn gửi tặng. Trong quyển sách có 1 số bài viết về tù cải tạo của anh em KQ nói riêng và QLVNCH nói chung làm tôi liên tưởng đến cái chết của Nguyễn Hưng Quốc khoá 72G và không cầm đươc nước mắt khi nhớ đến Quốc. Chuyện đau lòng nầy, tôi đã giữ kín suốt hơn 30 năm, chỉ kể cho vài người bạn thân… Ngày đại hội Liên Khóa 72,73 tại Cali năm 2003, tôi có đưa danh sách anh em đã chết cho MNT cất giữ để làm tài liệu khi cần thiết.
 Thật là đau lòng cũng như hoài niệm về Dỉ Vãng đã qua hơn 30 năm mà Tôi cứ tưởng mới xảy ra hôm qua. Hôm nay Tôi gửi mail này đến với anh em để được làm Nhân Chứng sống trong câu chuyện những Anh Hùng thật Gan Dạ, thật Dũng Cãm, bất khuất trước mũi súng Cộng sản Dã Man Vô Lương tâm không có tình người, giết đồng loại như giết thú vật không hơn không kém ..

 Ngày 19 tháng 1 năm 1979, sau 3 ngày 2 đêm từ thành Ông Năm trại Công Binh Hốc Môn. Một đoàn xe tải (loại xe hàng chở rau cải hoặc chở heo) chở 426 tù Cãi Tạo đến Trại Gia Trung vào lúc 5 giờ chiều. Với khí hậu lành lạnh của miền Cao Nguyên cũng làm cho mọi người hoang man lo sợ, từ trong xe anh em nhìn qua khe hở của tấm bạt phủ kín thấy toàn là những công an áo vàng trang bị súng AK ,B40.. đứng đầy đặc dưới sân dàn hàng ngang để chuẩn bị lùa đám cải tạo vào trại. Ngoài trời tuy lạnh nhiệt độ khoãng chừng 18 độ C mà người nào cũng cảm thấy mồ hôi ra ướt cả áo… Không biết chuyện gì sẽ xảy đến đây? Chúng nó để anh em ngồỉ trong xe trên 3 giờ đồng hồ, mọi người trên xe quá mệt mỏi, có người bắt đầu muốn xĩu vì quá lo sợ. Với không gian im lặng chưa từng thấy, bốn bề chỉ thấy rừng và rừng mà thôi. Mỗi người theo đuổi 1 suy nghĩ riêng về số phận sắp xảy đến cho mình. Viễn ảnh người thân gia đình,cha mẹ, vợ con có lẽ từ giờ phút nầy sẽ vĩnh viển không bao giờ gặp lại nữa. Có những câu kinh Phật,Thiên chúa bắt đầu phát lên nho nhỏ của ai đó….. Việc gì đến rồi cũng phải đến, bọn công an ra lệnh mở bung cửa sau xe cam nhông, bên ngòai tiếng đạn lên nòng răn rắc. Chúng nó lùa bọn tù cải tạo vào bên trong hàng rào kẻm gai đi vào từng dãy nhà đã xây sẵn từ bao giờ. Mỗi nhà khoảng 50 mét vuông chứa 70 tù cải tạo (các bạn tưỡng tượng với 50 mét vuông ấy cho 70 người tù ấy sẽ nằm ngủ ra sao ???). Bên ngoài chúng khóa cửa lại thât chắc chắn bởi những tên Trật Tự (tù hình sự). Trước tương lai đen tối mù mịt của những người tù đã phát sinh trong đầu “ Vượt ngục” không thể sống như thế nầy nữa.
 Công an thành lập nhiều đội… từ đội 1 đến 24. Tất cả Thiếu Úy của mọi quân binh chũng đều được tập trung vào ĐỘI 11 là đội được trại chú ý nhiều nhất, cũng là đội ba gai nhất, chống đối nhiều nhất.. Trong đó có những người sau đây đã đi vào huyền thoại câu chuyện “” GIẾT CÁN BỘ VƯỢT NGỤC”” :
1. Nguyễn Hưng Quốc KQ72G,
2. Nguyễn Hòang Sơn KQ72B,
3. Thái Sỉ quan Không Lưu Pleiku (mất tích)
4. Nguyễn Mạnh Hùng Hải Quân ( nghe nói định cư tại Canada )
5. Giám Hải Quân,
6.Tiền Quốc Quyền Biệt Kích 81? ( sư đoàn 21BB- BBT)
7.Trần văn Hòa Biệt Kích 81,
8. Khánh Trinh sát SD5BB ( anh Giám và Khánh tôi không nhớ họ và chữ lót).
Thưa các bạn bây giờ tôi xin đi thẳng vào câu chuyện vượt ngục theo trí nhớ của tôi..
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 12 tháng 4 năm 1979, Đội 11 được phân công lao động trên sườn đồi cách trại khỏang gần 1 cây số. Trước 2 ngày cũng lao động tại chổ nầy anh Tiền Quốc Quyền (BK81) có hỏi tôi trong giờ giải lao:
Quyền:
-ê Sơn mầy nhắm từ đây tới chân núi trước mặt là bao xa?
Sơn:
-Tôi là Không Quân làm sao mà tính chính xác được, Nhưng tôi cũng nói đại khái là khỏang hơn 10 cây số, nếu đi cả ngày cũng không tới. Ủa mà mầy dân biệt kích mà sao hỏi tao? ( Chính sự đối đáp nầy lọt vào tai người nào đó mà tôi phải chịu mọi hậu quả sau khi toán người nầy giết cán bộ vượt ngục).
Trong khi đội trưởng đội 11 Lý Lai Bữu ra lệnh cho anh em thu dọn đồ nghề gồm có cuốc, xẻng, rựa gom lại 1 chổ có toán khác vác về.. mọi ngày cũng như mọi ngày, công việc cũng như vậy thôi..Vừa lúc ấy Nguyễn Hưng Quốc đi lại gần tôi nói nhỏ:
-Niên trưởng cho Quốc mượn cái rựa.
Tôi cũng vô tình đưa cho Quốc (vì hôm nay tôi xữ dụng để chặt cây rừng). Quốc cười cười thật tươi nói với tôi:
- Xin lỗi niên trưởng nha!!
Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì lệnh thu dọn mà sao Quốc lại mượn rựa để làm gì? Tôi đứng nhìn theo Quốc, thật không ngờ Quốc đã dùng cái rựa oan nghiệt ấy nhào người tới chém liên tục trên đầu tên cán bộ Quản giáo đến khi máu tuôn xối xả mà Quốc vẫn không ngừng tay, còn tên quản giáo vẫn ôm xiết cây AK47 đang dằng co với Quyền. Tất cả mọi người trong đội chứng kiến tại chổ mà không 1 ai dám lên tiếng vì sự việc xảy ra quá bất ngờ đối với anh em. Mọi người chưa kịp nghĩ phải ứng phó thế nào, thì nghe tiếng súng ở phía đội lò gạch đang làm việc dưới chân đồi bắn lên báo động. Trên trung tâm trại Gia Trung đang ở trên đồi phía trái cũng đồng loạt nổ súng về hướng đội 11 ( anh em cứ nghĩ ngày xưa ở quân trường mình đã từng bò hỏa lực như thế nào thì ở đây trong trường hợp nầy còn nguy hiểm gấp ngàn lần). Lúc nầy mọi người lo sợ cùng nằm rạp xuống và tìm nơi ẩn nấp tại chổ, khi tôi nhìn lại hướng của Quốc và Quyền thì thấy quản giáo nằm bất động, còn Quốc và Quyền đã biến mất…!!!...???
Nếu tôi không đưa rựa thì Quốc có hành động hay không??? Tôi đã ân hận về chuyện nầy suốt 30 năm.
Chừng 10 phút sau tôi nghe tiếng hò hét của CACS đang tấn công lên đồi. Họ vừa tiến lên, vừa bắn xối xả trên đầu anh em trong đội 11. Khi họ tiến được lên đội 11, họ đạp bừa bải lên anh em tù đang nằm tại chổ và dí súng vào đầu những ai muốn đứng dậy. Một toán CACS tiếp tục truy đuổi những người vượt ngục nổ súng liên tục về hướng Quốc và Quyền, một toán khác thì dìu tên quản giáo đi cứu cấp (tên nầy may mắn chỉ bị thương, chưa phải đi thăm già hồ). Tất cả mọi người vẫn nằm yên tại chổ đến khi trời sắp tối thì bọn CACS mới kêu mọi người đứng dậy tập họp điểm danh. Tôi nghiệp anh đội trưởng Ly Lại Bửu già ( khoảng 40 tuổi người Hoa run lập cập điểm danh anh em, nói không ra lời và thiếu tất cả 7 người… Quốc, Quyền, Hùng, Giám, Hòa, Khánh và Thái.
 Sau khi về trại chúng lùa anh em vào nhà giam, không cho ăn uống gì hết… Khoảng hơn 2 giờ sau, ngoài trời tối như mù, ai cũng lo sợ cho số phận của 7 anh em mình, thì bên ngòai có tiếng mở khóa phòng bởi trật tự viên và 1 công an tên Phòng kêu anh Ly Lai Bửu đi nhận diện xác người. Đi với anh Bửu còn có khỏang 6 người tù hình sự mang theo cuốc xẻng để đào mồ chôn anh em nào đó đã chết. Khoảng gần nửa đêm anh Bửu trở về trong tâm trạng thất thần, mặt anh Bửu xanh xám thảm hại chưa từng thấy trên gương mặt già khắc khổ của anh, không ai ngủ được, có người quá bi quan sợ ngày mai chúng đem ra bắn bỏ hết. Anh Bửu kể lại việc chôn anh Quốc và Quyền không có hòm, không có gì để quấn xác hai anh. Quyền bị bắn ngay trên trán và trên ngực chết tại chổ cách nơi giựt súng không bao xa.. Riêng Quốc cũng bị bắn nát ngực nhưng không bị trúng trên đầu nên không chết liền, chắc anh đã oằn oại đau đớn dử lắm cho nên trên mặt đầy đất, cát và miệng thì ngậm đầy đất. Năm người còn lại thì đã chạy biến vào trong rừng sâu. Anh Bửu nghe cán bộ nói chuyện với nhau là: Quyền và Quốc đã can đảm đứng lại dùng súng bắn cản đường công an để cho đồng đội chạy thoát cho nên mới chết gần nơi lao động cách đó không xa, nhưng rất tiếc vì công an trang bị đạn trong súng chỉ có 2 viên để dành bắn báo động khi có người vượt trại.
 Sau một tuần không ra khỏi trại đi lao động, mọi người trong đội 11 đều phải làm tờ tường trình sự việc và phải tố giác những ai có liên quan đến toán người vượt ngục. Hơn một tuần lể hơn 40 người sống trong lo sợ, đầu óc căng thẳng. không ai nói chuyện với ai, ngày nào cũng ngồi viết từng trang giấy nầy sang trang giấy khác dù nội dụng mọi người có khác nhau, nhưng cũng giống như những gì đã khai viết ngày hôm qua (biết viết gì đây?). Đây là sự hành hạ của cán bộ công an CS đang giết chết từng người qua từng bản kiểm thảo. Họ khủng bố tinh thần những con người còn lại một cách tàn nhẫn, nhìn lại những khuôn mặt anh em hiện diện không còn hình thù của con người nữa mà giống như những xác chết biết cử động mà thôi…
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, buổi sáng lần đầu tiên tù nhân được kêu ra ngoài tập họp để đi lao động. Sau khi toàn trại viên hơn 700 người từ tù cãi tạo và tù hình sự đang ngồi ngòai sân chờ cán bộ trực trại đọc tên từng đội đi ra ngoài trại, nhưng buổi sáng hôm nay ngồi gần tiếng đồng hồ thì ban chỉ huy trại xuống với hơn mười tên cán bộ chỉ huy và một số vệ binh cầm súng AK47 bao quanh toàn trại. Trại trưởng là trung tá TUNG đứng trước mặt tù cải tạo cầm danh sách đọc tên những người tình nghi có liên quan đến tóan 7 người vượt ngục:
1. Nguyễn Hòang sơn,
2. Trần văn Hòa,
3. Nguyễn văn Quốc.
Tất cả 3 người nầy cùng đội 11 có liên quan mật thiết đến toán 7 người “ Giết cán bộ vượt ngục”, tất cả được lệnh tống vào phòng biệt giam cách ly. Một tuần sau khi bị đánh đập tàn nhẩn, bị cùm 1 chân không cho ăn uống, bắt phải nhận tội là mình có tham gia vào chuyện vượt ngục, có lẽ cũng không khai thác được gì ở hai anh Hòa và Quốc… Hay vì lý do nào đó họ lại thả 2 anh Hòa và Quốc trở về trại. Còn tôi tiếp tục bị tra tấn dã man, mỗi ngày bị 2 trận đòn thù (vì có người khai là tôi hướng dẩn cho Quyền đi tới chân núi).
Ngày 15 tháng 5 năm 1979, buổi tối khoảng 7 giờ, tôi nghe tiếng la hét, tiếng cửa xích sắt mở ngòai phòng giam. Một tên cán bộ đút đầu vô cửa nói:
-Sơn! bạn mầy đã về tới rồi, coi mầy còn chối cãi nữa không .
 Thật sự lúc ấy tôi thật hoang mang, không biết ai bị bắt lại và bắt lại mấy người? Vì trời tối như mực, nhìn ra thì không thấy rõ người nào…chỉ thấy rất nhiều công an đã nhào vô đánh tới tấp ai đó liên tục. Tôi chỉ nghe tiếng rên la cũa người bị đánh và tiếng cười nói thõa mãn của bọn công an đánh người bị nạn. Mãi đến 2 ngày sau, tôi mới biết được đó là Nguyễn Mạnh Hùng và Khánh. Khánh bị đạn bắn xuyên thẳng từ bụng ra sau lưng không được băng bó vết thương. Trong thời gian nầy có BS Hoàng Huy Cơ (là em của BS Hoàng cơ Bình ứng cử viên phó Tổng Thống thời Ông Ngô Đình Diệm???) thay băng tạm thời vì đã có giòi và mủ ra thật nhiều.. không 1 mũi kim tiêm thuốc, không 1 viên thuốc nào hết, nhưng tinh thần của Khánh rất là vững tâm và lạc quan, xem như không có chuyện gì.
 Phòng biệt giam của tôi ở sát bên Khánh cho nên anh em đã tâm sự thật nhiều mỗi khi trời tối và nhờ vậy tôi biết và xin kể tiếp hành trình cũa 5 người sau khi chạy thóat ra bìa rừng…
Khánh kể lại: Trong kế họach Quốc và Quyền sẽ hành động ngày 12 tháng 4 nhưng ngày đó chỉ có 1 cán bộ quản giáo mà không có vệ binh đi theo (thường thì có 2 vệ binh và 1 quản giáo đi theo đội lao động) không hiểu sao ngày nầy chỉ có 1 tên quản giáo? Nhiệm vụ của Quyền là cướp súng AK vì Quốc không biết xử dụng, phần Quốc là hạ gục tên quản giáo vì Quốc có Karate, còn tất cả anh em còn lại phải rút chạy về hướng núi trước mặt và hẹn gặp nhau ở ngã ba Tam biên. Xin lưu ý các bạn điểm nầy, anh Thái KQ kiểm Báo ở Pleiku không có nằm trong toán nầy như đã bàn bạc trước. Theo tôi và Khánh nghĩ là anh Thái tự động bỏ chạy khi thấy có biến động, cho nên trong toán nầy không có mặt anh và cho đến nay Thái đã mất tích hòan tòan, không thấy bị bắt về và cho đến ngày hôm nay gần 30 năm không có ai biết được Thái còn sống hay đã chết trong rừng…
 Trở lại câu chuyện trên, sau khi Quốc và Quyền ở lại bắn yểm trợ cho anh em chạy vào rừng gồm có Khánh, Hòa, Giám, Hùng. Họ đã đi liên tục không có ngày và cũng không có ban đêm, chỉ biết nhắm về hướng Tây mà thôi. Cuối cùng họ cũng đã đến ngã ba biên giới. Vì lầm tưởng đã ra khỏi biên giới VN, họ tính chuyện nằm nghỉ xã hơi sau những ngày chạy liên tục, nhưng vì đói quá nên lẻn vào nhà dân trộm khoai mì đã bị du kích phát hiện, Giám và Hòa 1 lần nữa giựt súng du kích và bị bắn chết tại chổ, còn Khánh bỏ chạy nên bị bắn theo 1 loạt AK, may mắn chỉ có 1 viên trúng vào lưng bị bắt về với Hùng.
 Trong thời gian biệt giam, 3 người Sơn, Khánh, Hùng vẫn tiếp tục bị đánh đập và bỏ đói, nhịn khát. Tôi bị biêt giam và cùm chân cho đến ngày thứ 53 thì được khiêng ra cho về trại với hình thù như 1 con quái vật (nhà bếp đem cân tôi chỉ còn 29kg) và trong 53 ngày có 19 ngày ói ra máu tươi, có lẽ vì vậy họ thả tôi ra khỏi biệt giam?? Hai ngày sau Khánh đã chết không đươc nhắm mắt trong khi chân vẫn còn bị cùm khi phát hiện. Còn Hùng thì được trả về 1 tháng sau trong hoàn cảnh thân xác không khác gì tôi.
 Thưa các bạn, đã hơn 30 năm qua rồi, tôi rất sợ khi nói chuyện nầy vì đau lòng cho những anh em đã nằm xuống mà tôi không giúp gì được cho họ. Cuối năm 1981 tôi được thả về, thì gia đình Tiền Quốc Quyền (người Hoa) có đến gặp tôi và cho biết đã bốc mộ của Quyền đem về chùa tại quận 10 Sàigòn, ngoài ra còn những anh em khác tôi không liên lạc được. Hôm nay không hiểu sao tôi lại nói lên tất cả những bí ẩn về cái chết của anh em trại tù Gia Trung, mà chỉ có tôi và Nguyễn Mạnh Hùng là nhân chứng sống. Nếu Nguyễn Mạnh Hùng ở đâu đó tình cờ đọc chuyện nầy, xin anh hãy giúp bổ túc những gì còn thiếu sót.
 Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường...

Nguyễn Hoàng Sơn
72B KQVN, PD231, tù cải tạo K1, trại Gia trung 1975-1981
Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Mười Hai 20138:00 SA
Khách
Người sỷ quan tên Khánh trong truyện này chính là anh Lương Tường Khánh một cựu học sinh NLS Blao. Anh Khánh học trên tui vài khoá và với những gì tui biết về anh trong lúc cùng chung sống nội trú trên trường đã không làm cho tui ngạc nhiên khi biết đến quảng đời kế tiếp của anh sau khi ra trường.
Đi Lính - Chỉ huy Trinh Sát - Vượt ngục - Bình thản ra đi trong ngang tàng...
Anh Khánh,
Bạn bè và đàn em NLS vẫn còn nhớ đến anh. Cầu mong cho hương hồn anh được phiêu diêu miền miên viển.

Hoàng Duy Liệu
(1966 CN)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19660)
"Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi Chủ Nhật. Cám ơn Chúa . Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui ,không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết.Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu "Amy, đến phụ cô làm cái này đi ! Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵn làm chứ cháu
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19283)
Vợ tôi thường tuyên bố chắc nịch, "không con mèo nào lại chê mỡ". Tôi cũng là một con mèo háu đói, nhưng những miếng mỡ chung quanh đều do vợ dăng bẩy. Ngu gì mà mắc bẫy. Cái tiền lệ của ngày hẹn hò đầu tiên tôi đã vượt qua dễ dàng, nhưng lúc đó khác, bây giờ khác. Đã biết mỡ heo ngon tự nhiên cũng tò mò muốn nếm mỡ gà, mỡ bò... Tò mò chút thôi, chớ ngu gì mà bỏ nhà đi làm mèo hoang! Thỉnh thoảng tôi làm mèo hoang trong mơ mà thôi.
17 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 22223)
Mỗi khi gặp gỡ một ánh mắt nhìn thân thiện, tôi luôn cảm thấy như được sưởi ấm. Và tôi tin rằng ai cũng có cùng một cảm nhận tương tự từ những cử chỉ thân ái nhỏ nhặt từ người khác. Thực tình mà nói, ngọn nến không khó để thắp lên, vấn đề là tôi có đủ can đảm bỏ bớt thì giờ dành riêng cho mình để bước ra hòa mình và chia sẻ với người khác hay không. Một Lễ Giáng Sinh trọn vẹn không thể không có thật nhiều những ngọn nến yêu thương như thế.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25902)
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20125)
Đêm đã sâu hơn, ngồi chong mắt lên màn hình vi tính, quê hương thu về một cõi lòng đau đáu, kịp nhận ra còn có những anh em đang “lẻ loi như cây rừng đông, từng phen chết trong bão bùng,” mà vẫn dìu nhau qua hết những con đường đi tìm lại chút hơi người.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23504)
Làm người lương thiện ở Việt Nam khó hơn làm tiến sĩ cả vạn lần. 100 người bảo vệ luận án tiến sĩ hầu như đạt cả 100. Nhưng 100 thằng tù mà trở về xã hội, may lắm chỉ có 1 hay 2 thằng trở thành người tử tế, nghĩa là tìm công việc tử tế sống cuộc đời lương thiện đến cuối đời.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23759)
Người miền Nam có câu nói ám chỉ một sự việc xa vời, vô định, vô vọng và chìm sâu vào tuyệt vọng: “Mút chỉ cà tha”. Những tưởng học tập cải tạo 10 ngày để rồi trở về với cuộc sống bình thường hàng ngày, ai ngờ đã qua 10 ngày mà vẫn thấy chưa học tập được một chữ nào! Thế cho nên chúng tôi bảo nhau: “Kiểu này học tập... mút chỉ cà tha!”
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20036)
Tao phải đề nghị cái thằng viết bức thông cáo kêu gọi quân nhân “ngụy” đi trình diện học tập cải tạo sau ngày 30/4/75 được lãnh giải Nobel về văn chương láu cá
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 21643)
thực trạng xã hội diễn ra hằng ngày và cũng là cách để anh sống với chính mình.Bùi Trung Việt nói: “Tự do, đó là thứ tôi đang có được, bởi tôi đi bán khoai lang chứ không phải đang ngồi trong Luật Sư Đoàn!”
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19258)
tôi cũng sẽ đặt một cái cân và cây thước trước cửa nhà.Tôi sẽ tiếp nối công việc của cha,tôi cũng sẽ là người cân đo tội ác và thời gian của cộng sản Việt Nam./.
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20847)
Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài…
26 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18811)
Đối với người tị nạn Việt Nam, có lẽ chưa có câu chuyện nào cảm động bằng cuộc hội ngộ của hai cha con ông Trương Văn Hào, sau 34 năm xa cách. Khi biết tin, phóng viên nhật báo Người Việt đã liên lạc được với ông Hào và được ông kể lại câu chuyện sau đây. Nhân ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, nhật báo Người Việt đăng câu chuyện này để độc giả cùng suy ngẫm.
24 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18633)
bởi lỡ mai này, những người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không? Xin cho tôi được một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này.
21 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20261)
Một câu chuyện thật xót xa ... Cô gái lái xe đã hành động đúng : Trả cho mọi người trong xe cái mà họ đáng được : Đến chỗ...Không có loài người , nơi chỉ tồn tại những linh hồn "không có trái tim" !!
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20270)
người nghệ sĩ mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là một thiếu nữ Việt Nam trẻ đẹp, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn, từng làm nghề đánh cá ở một làng chài lưới tại Quảng Ngãi trước tháng Tư 1975
17 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20249)
Không còn lầm được. Không còn ảo tưởng:"Đã trốn trại, còn đang ẩn trốn tại một nơi nào." Tôi mất anh thật rồi! Thế là hết. Tôi khóc nức lên. Trời như nổi gió. Cỏ cây chao đảo. Đồi núi quay cuồng. Quanh tôi cảnh vật mờ đi...
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18499)
Chuyện cây cầu treo năm ấy là bài học quí giá dạy cho con người đức tính khiêm cung, biết được thân phận nhỏ nhoi của mình có nghĩa lý gì đâu, so cái lớn lao vô cùng trời đất.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 19062)
Người lính Trạch Gầm cũng có vài ba mối tình, cũng có lúc “khi lính đã yêu rừng tàn núi lở”. Nhưng , từ cổ chí kim ,tôi chưa thấy ai “mày tao” với người tình như ông thi sĩ lính này.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 17763)
Vẫn tấm bảng đó,nhưng hàng chữ đã đổi khác “Ủy Ban Nhân Dân Huyện Giáo Đức”. Cột cờ giữa sân vẫn còn đó, nhưng lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới ngày nào không còn nữa mà đã bị thay thế bằng một lá cờ khác
26 Tháng Mười 2011(Xem: 19612)
Hỡi ơi ! Người đàn bà tài hoa ấy có lẽ cũng đã nhận ra rằng : Tài và sắc vốn là một mối lụy của kiếp nhân sinh. Cho nên mới không làm thơ nữa. Để làm vợ -một người vợ bình thường như mọi người vợ khác.
18 Tháng Mười 2011(Xem: 19360)
Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Nguời ta đã chế tạo ra nhiều thứ. . . . kể cả nguời máy , nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 21176)
Nhưng hôm nay , ở cái tuổi không còn trẻ nữa , khi mái tóc không còn xanh nữa , sau những vật chất phù hoa tôi đã nếm biết bao vị đắng , trải qua bao phũ phàng của tình nghĩa vợ chồng .
08 Tháng Mười 2011(Xem: 23709)
Hôm nay, hít thở không khí tự do nơi đất nước tạm dung, hồi tưởng lại quá khứ, chiến trường Phước Long, kiếp lưu đầy tù tội nơi lam sơn chướng khí Việt Bắc, những ngày đói khát không có lấy một chén cơm cho đủ no để chống với cái lạnh cắt da, cô đơn không người thăm hỏi, và biết bao muôn vàn những cay đắng tủi hờn trút đổ thù hận trên người chiến sĩ Quốc Gia sa cơ thất thế.
05 Tháng Mười 2011(Xem: 20687)
Và còn nữa, ngồi để nhìn cho rõ cái cô đơn trống vắng của tuổi hoàng hôn trong bước lưu đày. Mầy biết không, có ông tráng sĩ nào đó ngửa mặt lên trời than “ Ôi thời oanh liệt nay còn đâu “ thì được đấng phu quân an ủi ngay “ Oanh không có, nhưng có liệt !”
25 Tháng Chín 2011(Xem: 20230)
Chinh chiến đã tàn, Việt kiều vượt biển vượt sông. Việt cộng thắng Tây thắng Mỹ. Liệu chữ “Việt” chung nhau ấy có đủ lấp nổi giòng Bến Hải li ti ở trong tâm mỗi người tự nhận là người Việt?
15 Tháng Chín 2011(Xem: 18715)
Tháng chín gió Thu bắt đầu thổi lạnh. Buổi sáng ra sau vườn, vợ tôi nhắc tôi phải khoát thêm chiếc áo ấm để phòng cái thân đang... về già. Sau hè nhà tôi có trồng một hàng phong rậm lá. Sáng nay, nhìn những chiếc lá thu mới úa, chưa vàng run rẫy trong gió sớm làm tôi nhớ những mùa thu đã đi qua ở bên nhà.
12 Tháng Chín 2011(Xem: 20966)
Tôi yêu đất nước này nhưng ở trong một sự so sánh tôi vẫn chưa hiểu biết hết tận tường ân sủng này như thế nào. Cảm xúc, tạ ơn, tình yêu của gia đình người tị nạn này
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20586)
Ông nội hy vọng rằng, môt ngày nào đó sẽ được gặp cháu. Nếu mẹ cháu nghĩ lại và muốn tiếp xúc với ông nội, hãy gọi điện thọai nhắn tin với Tòa báo Việt Luận, rất gần nơi cháu đang ở. Ông nội đang mong tin cháu.
06 Tháng Chín 2011(Xem: 19526)
Nhưng dầu là cách nào, tôi thực sự cũng cám ơn cơ duyên này. Vì nhờ đó mà tôi có được một tri âm trong phần đời còn lại của mình, trên thế gian này, giữa dòng đời xa lạ hôm nay.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 23447)
Cuối cùng rồi thì người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian cũng phải ra đi, nhưng không phải cái chết nào cũng giống cái chết nào, thiên đàng, địa ngục không ở cùng một nơi.
17 Tháng Tám 2011(Xem: 21237)
Sáng mai tôi lại lên lớp giảng về truyện Kiều. Kìa tại sao những dòng chữ trên giáo án mờ dần, mờ dần... Một giọt nước mắt nóng hổi không cầm được của tôi đã rơi xuống, đọng lại và thấm sâu vào trang giấy trắng.
14 Tháng Tám 2011(Xem: 18474)
Nhân dịp lễ Vu Lan, xin mời các bạn nghe nỗi lòng của một người con khi phải đưa mẹ vào Viện dưỡng lão. Trong tương lai một ngày gần đây, rồi cũng sẽ đến lượt chúng ta phải vô viện dưỡng lão, xin đừng trách con cái nếu là trường hợp vạn bất đắc dĩ , bởi vì chúng nó cũng đau lòng lắm nhưng không thể làm khác hơn được, nhưng miễn là đứa con không quên bổn phận thăm nuôi những ngày sau đó..
03 Tháng Tám 2011(Xem: 19627)
để ông được làm: MỘT MỘ PHẦN BÊN NGÀN CHIẾN HỮU CỦA TÔI. NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, NGƯỜI TƯỚNG LÃNH CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA CỦA TÔI LÀ THẾ ĐẤY.
02 Tháng Tám 2011(Xem: 20596)
Biết lấy gì để đền đáp công ơn anh đây? - Người anh em của tôi ơi, tôi mới phải là người cảm ơn anh. Chính anh đã cho tôi hạnh phúc lớn lao. Chính anh đã giúp tôi thoát khỏi cái con vợ yêu tinh của tôi đấy!
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 19312)
“Học vấn không phải là vấn đề không quan trọng trong cuộc sống vợ chồng, nhưng điều quan trọng nhất đối với Hòa, đó là tình yêu thương lẫn nhau; vì nếu không thật sự yêu thương, thì không thể vượt qua được những chướng ngại của cuộc sống
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 18703)
Vậy mà hôm tao phải liệng súng đầu hàng vào cuối tháng tư 75, tao nghe đau điếng như vừa lãnh một viên đạn. Lần đó, tao không đánh giặc vậy mà tao lại bị thương, bị thương ở trong lòng.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 17199)
Anh đã trả gía cho cơn sốt tình ấy 10 ngàn đô la, qúa đắt so với “gía cả” bình thường của cô Nâu “đi” với những người đàn ông khác, và suýt nữa bằng cả sinh mạng của anh và vợ anh, cũng như tương lai của hai con sẽ ảnh hưởng không biết tai hại đến chừng nào.
03 Tháng Bảy 2011(Xem: 20835)
Ngoài song thân ra, người tôi biết ơn nhiều nhất là vợ tôi. Đời sống tôi có ý nghĩa hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn nhờ vợ khôn ngoan dịu dàng .Nhiều đêm thức giấc tôi nhẹ hôn lên mắt vợ,
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 18564)
Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 18974)
Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ. Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 17455)
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp nhiều bài viết giá trị . Bài mới nhất của tác giả dành cho mùa lễ Father’s Day 2011.
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 19137)
Và trong khi cô tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời qua ánh sáng chiếc màn ảnh điện thoại, bà cụ ngồi ở băng sau đã trở nên vô hình, và cô đã không thể trông thấy những giọt nước mắt của bà.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 19312)
trên vách tường cũ vẫn treo tấm giấy khen “Anh hùng diệt Mỹ” đóng khung, lồng kính và đã bạc màu hoen ố theo thời gian của anh Siêu không còn nữa, mà thay thế vào là khung hình mới tinh, trên bức tường cũng mới tinh, hình gia đình cô Lạc, cô với người chồng Mỹ
28 Tháng Năm 2011(Xem: 21285)
Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác của mắt, mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, "Con mắt của trái tim mới sáng nhất, thật nhất!"
24 Tháng Năm 2011(Xem: 18272)
nghiệp do chính con người tạo ra, bất định tính nên nghiệp có thể chuyển hóa được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hóa nghiệp báo của mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại
23 Tháng Năm 2011(Xem: 20153)
ôi nhớ mỗi năm khi ngày "Mother's Day" đến, các ông thường kiếm cớ “em là vợ anh chứ có phải là má anh đâu mà anh phải mua quà."(Câu này tôi nghe quen quen quí vị ạ )
21 Tháng Năm 2011(Xem: 17869)
Làm sao mẹ tôi có thể sống thiếu tôi! Tôi là nguồn sống của bà mà! Tất cả sinh lực, ý chí phấn đấu trước kia là vì tương lai của tôi, là vì tôi! Không có tôi bên cạnh, không có đứa con trai thương yêu của bà bên cạnh
18 Tháng Năm 2011(Xem: 20288)
Mỗi ngày, trong nắng ấm, nhìn biển trời, nghe sóng biển rì rào, Lang da diết nhớ về Nha Trang, về những ngày tuổi thơ cùng với gia đình, thầy bạn, và hồi tưởng về một quá khứ với biết bao thăng trầm biến đổi của quê hương, của gia đình và của cả một đời người.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 19732)
đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ.Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother Day…
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19766)
Hôm nay là ngày giỗ mẹ, tôi viết những dòng này là tâm sự của một người con suốt đời không có mẹ ở bên và thành kính dâng lên hương hồn mẹ như một nén nhang thắp muộn.