8:14 CH
Thứ Ba
23
Tháng Tư
2024

CUỘC VƯỢT NGỤC ĐẪM MÁU TẠI TRẠI TÙ GIA TRUNG - Nguyễn Hoàng Sơn.

23 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 12605)

Nguyễn Hoàng Sơn.

CUỘC VƯỢT NGỤC ĐẪM MÁU TẠI TRẠI TÙ GIA TRUNG

khong_quan-large-content
 
Bạn thân..
 Mấy ngày nay tôi đã đọc quyễn sách” Không Quân hằn nỗi nhớ” của bạn gửi tặng. Trong quyển sách có 1 số bài viết về tù cải tạo của anh em KQ nói riêng và QLVNCH nói chung làm tôi liên tưởng đến cái chết của Nguyễn Hưng Quốc khoá 72G và không cầm đươc nước mắt khi nhớ đến Quốc. Chuyện đau lòng nầy, tôi đã giữ kín suốt hơn 30 năm, chỉ kể cho vài người bạn thân… Ngày đại hội Liên Khóa 72,73 tại Cali năm 2003, tôi có đưa danh sách anh em đã chết cho MNT cất giữ để làm tài liệu khi cần thiết.
 Thật là đau lòng cũng như hoài niệm về Dỉ Vãng đã qua hơn 30 năm mà Tôi cứ tưởng mới xảy ra hôm qua. Hôm nay Tôi gửi mail này đến với anh em để được làm Nhân Chứng sống trong câu chuyện những Anh Hùng thật Gan Dạ, thật Dũng Cãm, bất khuất trước mũi súng Cộng sản Dã Man Vô Lương tâm không có tình người, giết đồng loại như giết thú vật không hơn không kém ..

 Ngày 19 tháng 1 năm 1979, sau 3 ngày 2 đêm từ thành Ông Năm trại Công Binh Hốc Môn. Một đoàn xe tải (loại xe hàng chở rau cải hoặc chở heo) chở 426 tù Cãi Tạo đến Trại Gia Trung vào lúc 5 giờ chiều. Với khí hậu lành lạnh của miền Cao Nguyên cũng làm cho mọi người hoang man lo sợ, từ trong xe anh em nhìn qua khe hở của tấm bạt phủ kín thấy toàn là những công an áo vàng trang bị súng AK ,B40.. đứng đầy đặc dưới sân dàn hàng ngang để chuẩn bị lùa đám cải tạo vào trại. Ngoài trời tuy lạnh nhiệt độ khoãng chừng 18 độ C mà người nào cũng cảm thấy mồ hôi ra ướt cả áo… Không biết chuyện gì sẽ xảy đến đây? Chúng nó để anh em ngồỉ trong xe trên 3 giờ đồng hồ, mọi người trên xe quá mệt mỏi, có người bắt đầu muốn xĩu vì quá lo sợ. Với không gian im lặng chưa từng thấy, bốn bề chỉ thấy rừng và rừng mà thôi. Mỗi người theo đuổi 1 suy nghĩ riêng về số phận sắp xảy đến cho mình. Viễn ảnh người thân gia đình,cha mẹ, vợ con có lẽ từ giờ phút nầy sẽ vĩnh viển không bao giờ gặp lại nữa. Có những câu kinh Phật,Thiên chúa bắt đầu phát lên nho nhỏ của ai đó….. Việc gì đến rồi cũng phải đến, bọn công an ra lệnh mở bung cửa sau xe cam nhông, bên ngòai tiếng đạn lên nòng răn rắc. Chúng nó lùa bọn tù cải tạo vào bên trong hàng rào kẻm gai đi vào từng dãy nhà đã xây sẵn từ bao giờ. Mỗi nhà khoảng 50 mét vuông chứa 70 tù cải tạo (các bạn tưỡng tượng với 50 mét vuông ấy cho 70 người tù ấy sẽ nằm ngủ ra sao ???). Bên ngoài chúng khóa cửa lại thât chắc chắn bởi những tên Trật Tự (tù hình sự). Trước tương lai đen tối mù mịt của những người tù đã phát sinh trong đầu “ Vượt ngục” không thể sống như thế nầy nữa.
 Công an thành lập nhiều đội… từ đội 1 đến 24. Tất cả Thiếu Úy của mọi quân binh chũng đều được tập trung vào ĐỘI 11 là đội được trại chú ý nhiều nhất, cũng là đội ba gai nhất, chống đối nhiều nhất.. Trong đó có những người sau đây đã đi vào huyền thoại câu chuyện “” GIẾT CÁN BỘ VƯỢT NGỤC”” :
1. Nguyễn Hưng Quốc KQ72G,
2. Nguyễn Hòang Sơn KQ72B,
3. Thái Sỉ quan Không Lưu Pleiku (mất tích)
4. Nguyễn Mạnh Hùng Hải Quân ( nghe nói định cư tại Canada )
5. Giám Hải Quân,
6.Tiền Quốc Quyền Biệt Kích 81? ( sư đoàn 21BB- BBT)
7.Trần văn Hòa Biệt Kích 81,
8. Khánh Trinh sát SD5BB ( anh Giám và Khánh tôi không nhớ họ và chữ lót).
Thưa các bạn bây giờ tôi xin đi thẳng vào câu chuyện vượt ngục theo trí nhớ của tôi..
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 12 tháng 4 năm 1979, Đội 11 được phân công lao động trên sườn đồi cách trại khỏang gần 1 cây số. Trước 2 ngày cũng lao động tại chổ nầy anh Tiền Quốc Quyền (BK81) có hỏi tôi trong giờ giải lao:
Quyền:
-ê Sơn mầy nhắm từ đây tới chân núi trước mặt là bao xa?
Sơn:
-Tôi là Không Quân làm sao mà tính chính xác được, Nhưng tôi cũng nói đại khái là khỏang hơn 10 cây số, nếu đi cả ngày cũng không tới. Ủa mà mầy dân biệt kích mà sao hỏi tao? ( Chính sự đối đáp nầy lọt vào tai người nào đó mà tôi phải chịu mọi hậu quả sau khi toán người nầy giết cán bộ vượt ngục).
Trong khi đội trưởng đội 11 Lý Lai Bữu ra lệnh cho anh em thu dọn đồ nghề gồm có cuốc, xẻng, rựa gom lại 1 chổ có toán khác vác về.. mọi ngày cũng như mọi ngày, công việc cũng như vậy thôi..Vừa lúc ấy Nguyễn Hưng Quốc đi lại gần tôi nói nhỏ:
-Niên trưởng cho Quốc mượn cái rựa.
Tôi cũng vô tình đưa cho Quốc (vì hôm nay tôi xữ dụng để chặt cây rừng). Quốc cười cười thật tươi nói với tôi:
- Xin lỗi niên trưởng nha!!
Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì lệnh thu dọn mà sao Quốc lại mượn rựa để làm gì? Tôi đứng nhìn theo Quốc, thật không ngờ Quốc đã dùng cái rựa oan nghiệt ấy nhào người tới chém liên tục trên đầu tên cán bộ Quản giáo đến khi máu tuôn xối xả mà Quốc vẫn không ngừng tay, còn tên quản giáo vẫn ôm xiết cây AK47 đang dằng co với Quyền. Tất cả mọi người trong đội chứng kiến tại chổ mà không 1 ai dám lên tiếng vì sự việc xảy ra quá bất ngờ đối với anh em. Mọi người chưa kịp nghĩ phải ứng phó thế nào, thì nghe tiếng súng ở phía đội lò gạch đang làm việc dưới chân đồi bắn lên báo động. Trên trung tâm trại Gia Trung đang ở trên đồi phía trái cũng đồng loạt nổ súng về hướng đội 11 ( anh em cứ nghĩ ngày xưa ở quân trường mình đã từng bò hỏa lực như thế nào thì ở đây trong trường hợp nầy còn nguy hiểm gấp ngàn lần). Lúc nầy mọi người lo sợ cùng nằm rạp xuống và tìm nơi ẩn nấp tại chổ, khi tôi nhìn lại hướng của Quốc và Quyền thì thấy quản giáo nằm bất động, còn Quốc và Quyền đã biến mất…!!!...???
Nếu tôi không đưa rựa thì Quốc có hành động hay không??? Tôi đã ân hận về chuyện nầy suốt 30 năm.
Chừng 10 phút sau tôi nghe tiếng hò hét của CACS đang tấn công lên đồi. Họ vừa tiến lên, vừa bắn xối xả trên đầu anh em trong đội 11. Khi họ tiến được lên đội 11, họ đạp bừa bải lên anh em tù đang nằm tại chổ và dí súng vào đầu những ai muốn đứng dậy. Một toán CACS tiếp tục truy đuổi những người vượt ngục nổ súng liên tục về hướng Quốc và Quyền, một toán khác thì dìu tên quản giáo đi cứu cấp (tên nầy may mắn chỉ bị thương, chưa phải đi thăm già hồ). Tất cả mọi người vẫn nằm yên tại chổ đến khi trời sắp tối thì bọn CACS mới kêu mọi người đứng dậy tập họp điểm danh. Tôi nghiệp anh đội trưởng Ly Lại Bửu già ( khoảng 40 tuổi người Hoa run lập cập điểm danh anh em, nói không ra lời và thiếu tất cả 7 người… Quốc, Quyền, Hùng, Giám, Hòa, Khánh và Thái.
 Sau khi về trại chúng lùa anh em vào nhà giam, không cho ăn uống gì hết… Khoảng hơn 2 giờ sau, ngoài trời tối như mù, ai cũng lo sợ cho số phận của 7 anh em mình, thì bên ngòai có tiếng mở khóa phòng bởi trật tự viên và 1 công an tên Phòng kêu anh Ly Lai Bửu đi nhận diện xác người. Đi với anh Bửu còn có khỏang 6 người tù hình sự mang theo cuốc xẻng để đào mồ chôn anh em nào đó đã chết. Khoảng gần nửa đêm anh Bửu trở về trong tâm trạng thất thần, mặt anh Bửu xanh xám thảm hại chưa từng thấy trên gương mặt già khắc khổ của anh, không ai ngủ được, có người quá bi quan sợ ngày mai chúng đem ra bắn bỏ hết. Anh Bửu kể lại việc chôn anh Quốc và Quyền không có hòm, không có gì để quấn xác hai anh. Quyền bị bắn ngay trên trán và trên ngực chết tại chổ cách nơi giựt súng không bao xa.. Riêng Quốc cũng bị bắn nát ngực nhưng không bị trúng trên đầu nên không chết liền, chắc anh đã oằn oại đau đớn dử lắm cho nên trên mặt đầy đất, cát và miệng thì ngậm đầy đất. Năm người còn lại thì đã chạy biến vào trong rừng sâu. Anh Bửu nghe cán bộ nói chuyện với nhau là: Quyền và Quốc đã can đảm đứng lại dùng súng bắn cản đường công an để cho đồng đội chạy thoát cho nên mới chết gần nơi lao động cách đó không xa, nhưng rất tiếc vì công an trang bị đạn trong súng chỉ có 2 viên để dành bắn báo động khi có người vượt trại.
 Sau một tuần không ra khỏi trại đi lao động, mọi người trong đội 11 đều phải làm tờ tường trình sự việc và phải tố giác những ai có liên quan đến toán người vượt ngục. Hơn một tuần lể hơn 40 người sống trong lo sợ, đầu óc căng thẳng. không ai nói chuyện với ai, ngày nào cũng ngồi viết từng trang giấy nầy sang trang giấy khác dù nội dụng mọi người có khác nhau, nhưng cũng giống như những gì đã khai viết ngày hôm qua (biết viết gì đây?). Đây là sự hành hạ của cán bộ công an CS đang giết chết từng người qua từng bản kiểm thảo. Họ khủng bố tinh thần những con người còn lại một cách tàn nhẫn, nhìn lại những khuôn mặt anh em hiện diện không còn hình thù của con người nữa mà giống như những xác chết biết cử động mà thôi…
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, buổi sáng lần đầu tiên tù nhân được kêu ra ngoài tập họp để đi lao động. Sau khi toàn trại viên hơn 700 người từ tù cãi tạo và tù hình sự đang ngồi ngòai sân chờ cán bộ trực trại đọc tên từng đội đi ra ngoài trại, nhưng buổi sáng hôm nay ngồi gần tiếng đồng hồ thì ban chỉ huy trại xuống với hơn mười tên cán bộ chỉ huy và một số vệ binh cầm súng AK47 bao quanh toàn trại. Trại trưởng là trung tá TUNG đứng trước mặt tù cải tạo cầm danh sách đọc tên những người tình nghi có liên quan đến tóan 7 người vượt ngục:
1. Nguyễn Hòang sơn,
2. Trần văn Hòa,
3. Nguyễn văn Quốc.
Tất cả 3 người nầy cùng đội 11 có liên quan mật thiết đến toán 7 người “ Giết cán bộ vượt ngục”, tất cả được lệnh tống vào phòng biệt giam cách ly. Một tuần sau khi bị đánh đập tàn nhẩn, bị cùm 1 chân không cho ăn uống, bắt phải nhận tội là mình có tham gia vào chuyện vượt ngục, có lẽ cũng không khai thác được gì ở hai anh Hòa và Quốc… Hay vì lý do nào đó họ lại thả 2 anh Hòa và Quốc trở về trại. Còn tôi tiếp tục bị tra tấn dã man, mỗi ngày bị 2 trận đòn thù (vì có người khai là tôi hướng dẩn cho Quyền đi tới chân núi).
Ngày 15 tháng 5 năm 1979, buổi tối khoảng 7 giờ, tôi nghe tiếng la hét, tiếng cửa xích sắt mở ngòai phòng giam. Một tên cán bộ đút đầu vô cửa nói:
-Sơn! bạn mầy đã về tới rồi, coi mầy còn chối cãi nữa không .
 Thật sự lúc ấy tôi thật hoang mang, không biết ai bị bắt lại và bắt lại mấy người? Vì trời tối như mực, nhìn ra thì không thấy rõ người nào…chỉ thấy rất nhiều công an đã nhào vô đánh tới tấp ai đó liên tục. Tôi chỉ nghe tiếng rên la cũa người bị đánh và tiếng cười nói thõa mãn của bọn công an đánh người bị nạn. Mãi đến 2 ngày sau, tôi mới biết được đó là Nguyễn Mạnh Hùng và Khánh. Khánh bị đạn bắn xuyên thẳng từ bụng ra sau lưng không được băng bó vết thương. Trong thời gian nầy có BS Hoàng Huy Cơ (là em của BS Hoàng cơ Bình ứng cử viên phó Tổng Thống thời Ông Ngô Đình Diệm???) thay băng tạm thời vì đã có giòi và mủ ra thật nhiều.. không 1 mũi kim tiêm thuốc, không 1 viên thuốc nào hết, nhưng tinh thần của Khánh rất là vững tâm và lạc quan, xem như không có chuyện gì.
 Phòng biệt giam của tôi ở sát bên Khánh cho nên anh em đã tâm sự thật nhiều mỗi khi trời tối và nhờ vậy tôi biết và xin kể tiếp hành trình cũa 5 người sau khi chạy thóat ra bìa rừng…
Khánh kể lại: Trong kế họach Quốc và Quyền sẽ hành động ngày 12 tháng 4 nhưng ngày đó chỉ có 1 cán bộ quản giáo mà không có vệ binh đi theo (thường thì có 2 vệ binh và 1 quản giáo đi theo đội lao động) không hiểu sao ngày nầy chỉ có 1 tên quản giáo? Nhiệm vụ của Quyền là cướp súng AK vì Quốc không biết xử dụng, phần Quốc là hạ gục tên quản giáo vì Quốc có Karate, còn tất cả anh em còn lại phải rút chạy về hướng núi trước mặt và hẹn gặp nhau ở ngã ba Tam biên. Xin lưu ý các bạn điểm nầy, anh Thái KQ kiểm Báo ở Pleiku không có nằm trong toán nầy như đã bàn bạc trước. Theo tôi và Khánh nghĩ là anh Thái tự động bỏ chạy khi thấy có biến động, cho nên trong toán nầy không có mặt anh và cho đến nay Thái đã mất tích hòan tòan, không thấy bị bắt về và cho đến ngày hôm nay gần 30 năm không có ai biết được Thái còn sống hay đã chết trong rừng…
 Trở lại câu chuyện trên, sau khi Quốc và Quyền ở lại bắn yểm trợ cho anh em chạy vào rừng gồm có Khánh, Hòa, Giám, Hùng. Họ đã đi liên tục không có ngày và cũng không có ban đêm, chỉ biết nhắm về hướng Tây mà thôi. Cuối cùng họ cũng đã đến ngã ba biên giới. Vì lầm tưởng đã ra khỏi biên giới VN, họ tính chuyện nằm nghỉ xã hơi sau những ngày chạy liên tục, nhưng vì đói quá nên lẻn vào nhà dân trộm khoai mì đã bị du kích phát hiện, Giám và Hòa 1 lần nữa giựt súng du kích và bị bắn chết tại chổ, còn Khánh bỏ chạy nên bị bắn theo 1 loạt AK, may mắn chỉ có 1 viên trúng vào lưng bị bắt về với Hùng.
 Trong thời gian biệt giam, 3 người Sơn, Khánh, Hùng vẫn tiếp tục bị đánh đập và bỏ đói, nhịn khát. Tôi bị biêt giam và cùm chân cho đến ngày thứ 53 thì được khiêng ra cho về trại với hình thù như 1 con quái vật (nhà bếp đem cân tôi chỉ còn 29kg) và trong 53 ngày có 19 ngày ói ra máu tươi, có lẽ vì vậy họ thả tôi ra khỏi biệt giam?? Hai ngày sau Khánh đã chết không đươc nhắm mắt trong khi chân vẫn còn bị cùm khi phát hiện. Còn Hùng thì được trả về 1 tháng sau trong hoàn cảnh thân xác không khác gì tôi.
 Thưa các bạn, đã hơn 30 năm qua rồi, tôi rất sợ khi nói chuyện nầy vì đau lòng cho những anh em đã nằm xuống mà tôi không giúp gì được cho họ. Cuối năm 1981 tôi được thả về, thì gia đình Tiền Quốc Quyền (người Hoa) có đến gặp tôi và cho biết đã bốc mộ của Quyền đem về chùa tại quận 10 Sàigòn, ngoài ra còn những anh em khác tôi không liên lạc được. Hôm nay không hiểu sao tôi lại nói lên tất cả những bí ẩn về cái chết của anh em trại tù Gia Trung, mà chỉ có tôi và Nguyễn Mạnh Hùng là nhân chứng sống. Nếu Nguyễn Mạnh Hùng ở đâu đó tình cờ đọc chuyện nầy, xin anh hãy giúp bổ túc những gì còn thiếu sót.
 Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường...

Nguyễn Hoàng Sơn
72B KQVN, PD231, tù cải tạo K1, trại Gia trung 1975-1981
Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Mười Hai 20138:00 SA
Khách
Người sỷ quan tên Khánh trong truyện này chính là anh Lương Tường Khánh một cựu học sinh NLS Blao. Anh Khánh học trên tui vài khoá và với những gì tui biết về anh trong lúc cùng chung sống nội trú trên trường đã không làm cho tui ngạc nhiên khi biết đến quảng đời kế tiếp của anh sau khi ra trường.
Đi Lính - Chỉ huy Trinh Sát - Vượt ngục - Bình thản ra đi trong ngang tàng...
Anh Khánh,
Bạn bè và đàn em NLS vẫn còn nhớ đến anh. Cầu mong cho hương hồn anh được phiêu diêu miền miên viển.

Hoàng Duy Liệu
(1966 CN)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 10983)
những chiến trường xưa, mà mãi mãi vẫn còn in bóng dáng hào hùng của bao nhiêu bè bạn, anh em - những người đồng đội cũ. Tất cả đã từng có một thời sống rất đáng sống.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 12415)
Cây rau dền non lá cây rau dền đỏ tía đỏ tía như màu mắt bầm máu của những ngày đông máu của những ngày sôi máu cây rau dền, cây rau dền, cây rau dền.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11329)
Cô chủ đặt lá thư lên bàn, lau những giọt nước mắt trên má, miệng thì thầm, chú nói đúng lắm, "Rồi ai cũng đến nơi ta phải đi về " Thì thôi bao nhiêu Phúc Ấm Con Ban xin cũng quên đi.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 16842)
Năm nay tôi còn đến thăm ông ngày ông nằm xuống, biết có còn lần sau nữa không.Nợ sơn hà ông đã trả xong mà đất nước này hãy còn nợ ông một lời xin lỗi
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 11964)
Đôi ta ngọc nữ, tiên đồng, Đôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương. Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương: Em yêu, đã đến cuối đường
27 Tháng Năm 2013(Xem: 10797)
Tôi sống còn nhờ các chiến hữu- còn sống hay đã hy sinh- giúp tôi hoàn thành trách nhiệm của một người trung đội trưởng. Tôi tri ân họ mỗi ngày cho đến suốt đời. Tôi sẽ không quên họ. Không bao giờ!
25 Tháng Năm 2013(Xem: 12007)
Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm
22 Tháng Năm 2013(Xem: 11550)
Lòng thấy xót xa. Bỗng bất chợt, ông nhìn lên bàn thờ, mắt ông sáng lên, rạng rỡ, khi nghĩ rồi đây bên cạnh mình còn có nắm cát của quê hương.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10174)
Bởi vì các con là những hình ảnh của ba. Tất cả mọi việc được mong ước tốt đẹp dành cho nếp sống hạnh phúc của gia đình mình, nhất là giữa các con và ba mẹ.
19 Tháng Năm 2013(Xem: 13702)
Nhớ quê hương, yêu mến quê hương thì lúc nào tôi cũng có. Nhưng trở về sống ở quê hương bây giờ thì dứt khoát không. Bởi cái quê hương của “riêng” tôi không còn nữa.
10 Tháng Năm 2013(Xem: 21379)
Bây giờ chúng ta cùng chung tâm sự của một kẻ đa tình, nhưng là tình yêu quê hương, tình yêu dân tộc Việt Nam vẫn đậm đà khắc sâu trong tâm tưởng.
06 Tháng Năm 2013(Xem: 11394)
Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc.
03 Tháng Năm 2013(Xem: 12309)
Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc... trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?
01 Tháng Năm 2013(Xem: 12520)
Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian
27 Tháng Tư 2013(Xem: 12149)
khoảng 2,3 trăm ngàn người, ngang bằng số người miền Nam chết cho 20 năm cuộc chiến, trong số những người chết đó có Ngọc và đứa con gái bé nhỏ của tôi.
25 Tháng Tư 2013(Xem: 12213)
Nếu tôi nói đã hơn một lần “tự động” ăn…phân người, có lẽ nhiều người không tin cho là tôi nói quá để kể khổ thân phận tù đầy dưới chế độ cộng sản.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 12240)
“Bạn có hạnh phúc không?” Bạn hãy trả lời rằng :”Mình hạnh phúc. Hạnh phúc theo cách sống và những gì mình đang có trên đời này. “
14 Tháng Tư 2013(Xem: 12826)
Sau lần đó, mỗi lần nhìn thấy mẹ ngâm đậu đỏ, tôi lại lân la vào bếp với mẹ như một sự sám hối. Tôi không ngờ món chè đậu đỏ bánh lọt bình dân lại được chế biến rất cầu kỳ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 12696)
Người đàn ông mở to đôi mắt nhìn anh, tỏ vẻ không hiểu anh nói gì, đùa hay thật? Không muốn mất thì giờ giải thích dông dài, anh lịch sự bắt tay ông ta, rồi thong thả bước đi.
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14175)
Hóa ra tình yêu của anh dành cho cô vẫn sâu đậm và lớn lao đến vậy. Mùa đông năm nay anh đã đổi máu của mình tặng cho cô chiếc chăn ấm, có lẽ đó cũng sẽ là chiếc chăn ấm áp nhất cô có trong đời…
26 Tháng Ba 2013(Xem: 12705)
Họ sống hòa đồng qua đồng cảnh ngộ nên rất thương yêu nhau. Chia sẻ của cải tài sản mà hàng ngày đứng đường xin được của bố thí như bánh mì, nước ngọt, cơm, xôi…
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13645)
Nếu không có cuộc chiến Kontum, có lẽ không có dấu chân nào của tôi trên bùn lầy đất đỏ Pleiku. Dẫu là dấu chân của người lính chiến. Chợt đến chợt đi, hay có khi nằm lại vĩnh viễn trên núi rừng heo hút vô danh nào đó
19 Tháng Ba 2013(Xem: 13044)
Niềm đau ly xứ lẫn mất mát không còn gì xót xa và bẽ bàng khi nhìn thấy lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ bị ép phải lìa bỏ vị trí của nó. Quốc dân ly tán.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 13809)
Anh đã phải bỏ quê hương để được sống những ngày có ý nghĩa, sống theo sở thích trên đất nước tự do này nhưng với em cuộc đời anh lại là cảnh “cơm lành canh ngọt” kiểu Mỹ có nghĩa là nhất đàn bà, nhì chó...
10 Tháng Ba 2013(Xem: 15025)
Xin đừng quên các chú nghĩa quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nạm Xin đừng quên vợ con họ, bị bỏ lại sau lưng với cuộc đời đau khổ.
06 Tháng Ba 2013(Xem: 11710)
Thạnh bàng hoàng đứng lên nhìn cho rõ hơn khuôn mặt khắc khổ của người tù, dù đã tàn tạ mà khuôn mặt chữ điền của ông vẫn còn vướng vất rất nhiều nét kiên nghị của một người lính.
27 Tháng Hai 2013(Xem: 12833)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình
20 Tháng Hai 2013(Xem: 13793)
Các bạn của tôi ơi, bạn có hứa đưa ai về nơi . . . Chân Trời Tím hay không? Nếu có, thì tôi đã ghi địa danh và địa chỉ của vùng Grafton cho bạn rồi đó,
17 Tháng Hai 2013(Xem: 14251)
Nước mắt chảy dài trên má tôi, lần nầy không phải vì cái buốt đưa lên từ hai bàn chân đi đất mà là từ trái tim, khối óc chợt nhận ra cái hèn không dám chết của mình.
13 Tháng Hai 2013(Xem: 12556)
Thường luôn hỗ thẹn sám hối lỗi lầm. Dù có tu trì vẫn thấy mình khiếm khuyết. Không được kêu căng, chỉ xét lỗi mình, không vạch lỗi người
06 Tháng Hai 2013(Xem: 12372)
Ôi! lẽ nào chị là con sơn ca chỉ ngửa cổ hót chơi, lúc tung cánh lên trời xanh thì bỏ quên tiếng hót của mình, khi bị nhốt trong lồng mới cất tiếng kêu bi thảm?
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 12558)
Tôi rùng mình, cái đẹp của ảo tưởng, làm sao tránh được sự tàn phai với bước đi vô tình và bạc bẽo của thời gian.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 13456)
Hugh Hefner từ năm 20 tuổi, trong 60 năm, uống rượu mạnh, hút thuốc lá, gần đàn bà. Ba lạc thú mà người đời vẫn cho là làm cho đàn ông chết sớm. Nhưng Hugh Hefner vẫn cứ không chết sớm
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 13413)
Không có tiếng trả lời, nhưng ông Hải, với đôi mắt nhòa lệ, vẫn cắm cúi đọc những dòng trong trang sách đã mở sẵn..Trang sách của một cuộc tình đầu và cũng là một cuộc tình cuối!
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16030)
Cuộc đổ quân được hoàn thành nhanh chóng. Hai cánh quân bắt đầu vào đội hình tiến chiếm mục tiêu. Tôi mở tần số làm việc và giữ liên lạc thường trực với cả hai cánh quân.
23 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14164)
"Người ta thường ngả mủ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt"
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15110)
Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gì. Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang rình rập
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13409)
Cái khổ của tuổi già, cái khổ của tuổi trẻ, cái khổ của sự giầu sang, và cái khổ của sự nghèo khó - nơi đâu cũng chỉ có sự đau khổ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13766)
ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau: cái quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ thiếu phụ vọc đất, cái lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13629)
Tôi thấy thương ông già quá, đi đứng khó khăn, mà ngày nào cũng đến thăm vợ bằng xe buýt, không quản ngại nắng mưa. Những cặp vợ chồng trẻ, cũng không tình tứ lãng mạn như hai cụ già nầy
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13029)
Tôi không bao giờ quên dòng máu Việt trong tôi nhưng tôi sẽ không ngồi đó nhìn non nước nầy, dân tộc nầy với một ánh mắt hờ hững, dửng dưng, một thái độ vô ơn, rẻ rúng.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13531)
Anh để lại cho em tất cả, những dòng chữ yêu thương từ hồi em còn mười bốn. Anh để lại tất cả, kể cả cái héo hắt của cây bồ đề nầy.--
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14235)
tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13204)
Mỗi lần nằm mộng thấy người quen tôi hay nói cho vợ biết để cùng cầu nguyện. Người trong mộng có thể là nhân vật hai đứa đều biết hay chỉ một mình tôi biết trên đời
03 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14541)
Tôi rất vui mừng vì đã làm được một sự việc mà có sự dằn co dữ dằn trong nội tâm và kết quả là cái « phải, cái thiện » đã thắng.
30 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14604)
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13918)
Còn phe ta! Xin cám ơn quí đàn anh đàn em, những người còn hay đã mất cho một Việt Nam thân yêu, cám ơn những đắng cay trải qua trong quá khứ lửa đạn cùng ngục tù
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13606)
Trăm năm trước thì ta chưa gặp, Trăm năm sau biết gặp lại không? Cuộc đời sắc sắc không không, Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13829)
nếu không gặp được hai vị trong những ngày còn lại cuối cuộc đời, Huyền vẫn mãi mang theo hình bóng hai vị Thầy khả ái đến kiếp hậu lai.
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14849)
“ Sông có thể cạn, đá núi lâu ngày cũng mòn nhưng miên viễn tình người VN và tình đồng đội giữa những người lính VNCH.”. cho dù thời gian có bị phôi pha nhưng tuyệt đối chẳng bao giờ thay đổi.