5:03 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

TẾT VÀ MÙA CÚNG CÔ HỒN Ở HUẾ

29 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 10251)

Tết và mùa cúng cô hồn ở Huế

nhangkhoi-large-content
Những bát nhang trước sân một ngôi chùa ở Huế
AFP photo
 
 Mùa Tết về, với cư dân thành phố Huế, bao giờ cũng là một mùa âm âm cô hồn, bàng bạc dòng lịch sử. Chiến cuộc Mậu Thân 1968 tại nơi này đã để lại hàng ngàn nỗi tang tóc mà cho dù có cả trăm năm sau, những ngôi miếu nhỏ trước nhà dân, những ngôi miếu xóm, miếu phường vẫn khắc dấu những cái chết oan khiên. Tết về, người dân Huế nhộn nhịp đón Tết, nhưng ở đâu đó, giữa lòng thành phố, vẫn có nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.

Những giấc mơ nhuộm máu

 Bà Nguyễn Thị Viên, một cư dân sống gần Cồn Hến – Đập Đá kể với chúng tôi rằng trước đây mười năm, lúc đó tình hình gia đình bà còn rất khó khăn, các con của bà cũng chưa trưởng thành. Để có khoản tiền chi tiêu trong gia đình, bà bán căn nhà trên đường Lê Lợi để về khu vực Cồn Hến mua đất mới làm nhà với giá rẻ hơn. Khi về nhà mới để sống, gia đình bà luôn gặp một hiện tượng kỳ lạ là mỗi đêm, luân phiên từ người này đến người khác trong nhà đều mơ thấy một hòn lửa thật to lăn vào nhà, sau đó hòn lửa biến thành một khối máu và trong khối máu lại hiện ra biểu tượng cờ đỏ búa liềm.
 Ban đầu, bà nghĩ chuyện đó là bình thường, nhưng khi cả nhà ngồi kể về giấc mơ của mình thì ai cũng thấy sợ và mời thầy về thắp nhang cúng vái. Ngay đêm hôm đó, mới vừa chạng vạng, bà Viên bước ra cửa và thấy lạnh từ sống lưng lạnh lên, bà quay vào nhà nằm nghỉ lưng nhưng bị thiếp đi và mơ thấy giấc mơ cũ. Nhưng lần này, thay vì thấy khối lửa chuyển thành khối máu và hiện ra cờ đỏ búa liềm, bà Viên thấy từ khối máu, có rất nhiều người nằm rên la thảm thiết, phía sau hộp sọ của họ bị vỡ toang hoác. Trong giấc mơ, bà quì xuống định nắm lấy tay họ để cứu thì họ vùng dậy và chạy vào một cái hố. Dưới đáy hố có một cái cuốc bàn dính đầy máu và một lá cờ hình búa liềm.
 Hôm sau, bà cố nhớ lại vị trí cái hố đã thấy trong giấc mơ, hóa ra nó nằm ngay dưới chân tường rào nhà bà. Chồng bà Viên nghe kể, đã mời thầy về coi, thầy nói rằng trong vườn và có một hố chôn tập thể. Bà quyết định cúng kính và khai quật hố chôn ngay vị trí đã nằm mơ. Kết quả làm bà khủng hoảng tinh thần, có rất nhiều hộp sọ dưới hố, có hộp sọ còn nguyên thân thể nhưng đã bị vỡ nát, có hộp sọ không có thân thể, có nhiều bộ xương vẫn con mắc kẹt trong dây thép gai mà theo người đào hố suy đoán là họ đã bị buộc vào nhau trước khi chết.
 Gia đình bà âm thầm mang tất cả các hài cốt ra khu nghĩa trang dòng họ để chôn cất và lập một miếu thờ nhỏ trước sân nhà. Hằng năm, cứ đến ngày Mồng Ba Tết thì tổ chức đám giỗ tập thể cho những vong linh. Cũng từ đó, gia đình bà ăn nên làm ra, sống khỏe mạnh, ít gặp lại giấc mơ cũ, mà nếu có gặp thì những vong linh cũng về báo mộng rằng họ cần áo quần hoặc một vài thứ vật dụng gì đấy, có lúc trái ớt, có khi nải chuối, có khi một lò trầm, có khi họ về tâm sự, chỉ ra kẻ đã giết họ là ai, bây giờ hắn vẫn đang tại vị, vẫn đang thăng quan tiến chức… Nhưng vì lý do nhạy cảm, bà Viên chỉ kể đến đây và dắt chúng tôi đi thắp nhang ngôi mộ tập thể trong khuôn viên nghĩa trang gia tộc của bà.

Những ngôi miếu cô hồn

mieu-200.jpg
Những ngôi miếu cô hồn ở nhà dân hai bên đường Nguyễn Chí Thanh, Huế
 Đi dạo một vòng, đến đường Nguyễn Chí Thanh, cách Cồn Hến chừng một cây số, chúng tôi thấy nhà ở hai bên đường đều có rất nhiều miếu nhỏ thờ trước sân, ghé vào một nhà có nhiều miếu thờ, chủ nhà là cụ ông Trần Kiểng, kể với chúng tôi rằng trong số bảy ngôi miếu nhỏ thờ trước sân, có 5 ngôi miếu ông thờ những người bạn cùng thời học trò với ông.
 Trong chiến cuộc Mậu Thân 1968, ông Trần Kiểng đang là một thợ hớt tóc bên bờ sông Hương, ông là con một nên được miễn đi quân dịch, mà theo ông, đi quân dịch thời đó không khắt khe như bây giờ, nó mang tính tự nguyện nhiều hơn là bắt buộc. Những thanh niên muốn đi vào binh chủng nào, chỉ cần đến trạm tuyển quân dịch, đăng ký binh chủng là nhập ngũ, được hưởng lương quân nhân, được mọi chế độ. Chính vì thế mà người lính Việt Nam Cộng Hòa sống tương đối thoải mái, có thời gian để trau dồi tri thức và có tiền để mua sách mà đọc, họ sống cũng giàu tình người hơn.
 Ông kể rằng trong trận Mậu Thân, phần đông quân những người lính Việt Nam Cộng Hòa tìm cách đưa nhân dân đi tản cư để tránh hòn tên mũi đạn, những người bạn của ông, có người đang trong quân ngũ cũng làm thế. Nhưng rất tiếc, sức người có hạn, phần đông người dân không kịp tản cư, đặc biệt là thanh niên, sinh viên, học sinh ở Huế đã bị phe đối lập bắt nhốt. Nhưng những người lính Cộng sản Bắc Việt thực thụ thì hành xử cũng rất nhân đạo, không giết người hàng loạt, họ chỉ bắn vào các doanh trại quân đội đối phương và đốt phá các doanh trại này là chính.
 Trong khi đó, những tên lính đối lập hoạt động nằm vùng, vốn có những mối tư thù nào đó với người dân Huế bởi vì đa phần dân Huế tin tưởng vào chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chính những kẻ nằm vùng này đã nương gió mà bẻ măng, nhân lúc chiến cuộc nổ ra dữ dội, đã đến bắt trói gô nhiều thanh niên, trí thức Huế và mang đi thủ tiêu bằng cách đập đầu, chôn sống.
 Ông buồn bã kể: “Hồi đó chết nhiều lắm, tui đang tuổi thanh niên chạy theo mấy anh lính ra Quảng Trị tản cư. Nhưng mà pháo kích ở đại lộ kinh hoàng chết la liệt! Mấy nhóm bạn của tui có nhóm chạy tản cư kịp, cũng có người không chạy kịp bị chết hết, bị bắt hoặc chôn sống hoặc giết bằng đai cuốc. Nhiều người già chứng kiến sự việc đến giờ nhắc lại còn thấy sợ… Thì người nằm vùng họ bắt, họ giết chứ hai bên cũng không ai làm thế, mấy thằng nằm vùng nó ác ôn lắm! Rứa mà giờ vẫn làm ông này bà nọ đó thôi, không ai nói chi hết. Khiếp!”
 Cũng theo như lời ông Kiểng, số lượng người chết vì chôn sống vào những hố chôn tập thể có thể lên đến cả vài ngàn người chứ không phải vài trăm như đã tìm thấy.
 Điều này cho thấy rằng cư dân Huế đang sống chung với những hài cốt nằm quanh quất đâu đó trên các bãi biền, nương dâu hoặc dưới những móng nhà, khách sạn. Dường như, mỗi cánh hoa mùa xuân ở Huế đều thấm đượm màu máu dân oan đã ngã xuống nơi đất thần kinh cố đô này!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20287)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10852)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12311)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10670)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14575)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11878)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29230)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10525)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10097)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10565)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10858)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10423)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12085)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9124)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11452)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15389)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10170)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14054)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11661)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11041)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10776)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10371)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11087)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9796)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9594)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13014)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8914)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17872)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12312)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9351)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102442)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10285)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10741)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10332)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12112)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10454)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9594)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8773)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10917)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27251)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10761)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10003)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11366)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11087)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11224)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.