4:39 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

Ở MỸ NHIỀU CHUYỆN LẠ - Phạm Hoàng Chương

08 Tháng Mười 201410:19 CH(Xem: 10965)

Ở Mỹ Nhiều Chuyện Lạ...

                                        Phạm Hoàng Chương

 blank

   sau 30 năm định cư tại Hoa Kỳ, tác giả kể nhiều cảnh khác thường trong đời sống Mỹ. Ông là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009.
                                * * *

Tôi qua Mỹ vừa đúng 30 năm, nói, nghe tiếng Mỹ thông suốt, đọc sách báo coi tivi Mỹ nhiều, quen với phong tục luật lệ Mỹ rồi mà lâu lâu vẫn thấy nhiều chuyện lạ. Có lẽ nó không lạ với dân Mỹ bản xứ, tuổi trẻ Việt Nam sinh và lớn lên ở đây, hay người Việt qua đây từ 75, nhưng với tôi, có lẽ cái văn hóa Việt hấp thụ từ nhỏ nó còn rõ nét, nên thấy là lạ.
Như cái bà Mỹ đen già yếu đi ngơ ngơ trên bờ xa lộ mới đây bị anh cảnh sát da trắng vạm vỡ vật ra đất, thoi đấm loạn xạ, tivi báo chí loan tin liên tục mấy ngày liền, ai nấy đều thất kinh. Ở Mỹ, phụ nữ là number ONE, đàn ông number TEN, chồng đánh vợ đi ở tù, mất job, mà sao có chuyện lạ như vầy?
Hỏi ra là như vầy: anh cảnh sát thấy đi như vậy nguy hiểm quá, ngừng xe, xuống yêu cầu không được đi như vậy nữa, nguy hiểm. Thay vì nghe lời, bà lại to tiếng mắng chửi sao đó, hắn nổi xung lên, lôi vật ra đất, thoi đấm túi bụi vô ngực vô mặt cho hả tức. Cũng khá khen ai rình đâu đó hồi nào mà quay được cái video "shocking" đó phát tán lên mạng nhanh như điện, mới vài ba ngày mà cả thế giới đều biết.
Lạ ở chỗ cảnh sát chuyên nghiệp, rành luật lệ hơn ai hết, mà không kiềm chế nổi sự nóng nảy, đàn ông to con lực lưỡng mà lại ra tay vũ phu liên tục với một bà già co quắp nằm chịu trận dưới đất. Lạ hơn nữa là bà già được ty cảnh sát bồi thường một triệu rưỡi "đô" để lo thuốc thang, còn hơn trúng số độc đắc. Cả đời đi làm để dành chắc gì đuợc một triệu, mà bà này chỉ cắn răng chịu đòn có hai phút mà ẵm được số tiền lớn như vậy. Ai nói bà ta xui xẻo gặp trúng anh cảnh sát thứ dữ? Phải nói "hên lắm mới gặp cop Mỹ trắng", vì ngay từ đầu, da trắng mà đánh da đen đã là bị lỗi "kỳ thị chủng tộc"rồi, chưa nói tới ai lỗi ai phải. Mỹ đen mà đánh Mỹ đen, hay trắng mà đánh trắng, chưa chắc đã được bồi thường nhiều vậy. Hên nữa là nhờ có kỹ thuật cell phone, camera tối tân ai đó quay đúng lúc, rồi lại thêm nhờ có tự do thông tin, không có mấy cái ban bệ của cái đảng đỉnh cao trí tuệ nào đó kiểm soát, nên mới có thể đưa ra làm bằng chứng không chối cãi được. Đúng là "Tái bà mất ngựa". Tưởng là xui mà hóa ra lại có lộc lớn.
Nói chuyện cảnh sát Mỹ, mấy ông "cop" này cũng có nhiều ông tự tung tự tác quá đáng, có súng trong tay nên ra tay bắn chết dân oan hoài hoài, vì lý do tự vệ, hay vì quá đa nghi, thấy ai cũng nghĩ họ sắp bắn mình, chi bằng "tiên hạ thủ vi cường" cho chắc ăn. Đàn ông bị bắn không ai nói, trẻ con vị thành niên và đàn bà nhỏ con cũng bị bắn chết thẳng tay, nên báo chí tivi mới làm to chuyện đăng tin liên tục. Nạn nhân bị bắn là Việt Nam cũng có, mà Mễ, hay Mỹ đen cũng có, nên luật sư bênh vực lấy lí do kỳ thị dân thiểu số hầu như luôn luôn thắng kiện, được đền bù.
Lại nhớ hôm nọ mình đang chạy trên freeway 10 West, tính exit xuông Harbor mà trời nắng chóa mắt, phải mang kính đen, nên tưởng lầm Haster là Harbor, bèn mở đèn signal. Vừa quẹo phải xuống thì chợt con mắt nhận ra Haster, bèn vội vàng thụt lui, quay lại lên freeway, đậu đỡ trên khoảng đất tam giác bên lề (shoulder) mấy giây, ngoái cổ lại coi có xe tới không.

Không thấy xe tới, bèn len vô slow lane chạy tiếp, ai dè xe police rượt theo tức thì, chớp đèn xanh đỏ loang loáng. Trong bụng tự hỏi mình đâu có làm gì sai trái, đau khổ tìm chỗ đậu. Tên cop trẻ Mỹ trắng hỏi tại sao đậu ở "shoulder". Trả lời "để ngoái cổ lai coi không có xe chạy tới thì đi tiếp". Nó nói,"Never park on the shoulder!" Tôi thấy vô lý, bực mình to tiếng, "Vậy chứ mấy nguời làm xa lộ built cái shoulder đó để làm gì? Lỡ xe bị trouble có chỗ để núp vô tránh chứ. Nó nói, "Nhưng xe ông không có trouble ". Mình cũng hết biết đường cãi. Thế là nó cho cái ticket 290 $, nuốn học traffic school thì 350$. Mất tiền oan đã tức, mà bực mình phải lái qua Wesminster ra tòa xin giảm xuống, mất công nữa,chưa kể bị 1 point vô record. Bạn tôi nghe chuyện, góp ý, "Phải chi lúc đó anh mở đènemergency chớp chớp,
blank
 bước ra khỏi xe, mở hood lên, giả đò lúi húi sửa... thì cop nó không phạt rồi. Tôi đã từng làm như vậy rồi." Ai mà biết cái trick đó, ở Mỹ đậu bằng lái 29 năm rồi mà còn không biết có cái luật hễ signal xuống exit là phải xuống luôn,rồi tìm đường lên freeway lại sau. Xưa nay biết bao lần "bé cái lầm" như lần này rồi, có sao đâu. Cuốn sách DMW phát để học thi bằng lái đâu có nói vụ exit freeway đó. Với lại, ai mà ngờ là có xe police đang trờ tới đàng sau. Năm xui tháng hạn, nói theo tử vi, đại tiểu hạn trùng phùng ở Thiên Di, có Song mã gặp song Triệt,quan phù thái tuế bạch hổ, thì phải chịu nạn ra tòa thôi.
Rồi chuyện nhà thương ở Mỹ, cũng "chém kinh hồn không thua gì bên VN. Năm ngoái, tôi ăn mít bị bón 3 ngày không đi cầu được, ba ông bác sĩ tây y lẫn đông y dọa "ruột tắc", đi emergency cứu cấp gấp, kẻo phải mổ cắt bỏ một khúc. Ở community hospital, bác sĩ soi ruột cũng nói ruột xoắn, phải nằm lại overnight để theo dõi. Ai dè, ngủ nhà thương chưa trọn đêm, khuya thấy khô cổ, dậy uống mấy cốc nuớc mà sáng sớm đi toilet bài tiết sạch ruột không chút khó khăn, bèn bỏ ra về không cần ở đợi xin phép bác sĩ.
Chỉ có vậy mà Bill nhà thương gửi về cho hay charged 13,300$, nhưng hãng bảo hiểm SCAN trả hết. Kể chuyện cho anh bạn Văn Kỳ là bác sĩ giải phẩu ở Bolsa Clinic nghe, anh nói đừng quá lo cho hãng, hãng chỉ trả khoảng 1/10 số tiền đó thôi, giao kèo giữa nhà thương và hãng bảo hiểm vốn là như vậy... nhưng nếu bệnh nhân không mua bảo hiểm mà có income cao, phải make payments trả cho tới kỳ hết luôn. Kỳ còn nói nhà thương ở Mỹ là cái máy chém, kể chuyện có bà chủ tiệm nails nọ, có bầu to sắp sanh, mua bảo hiểm tư lâu nay hơi đắt nên tự nhiên cancel, nhập vô bảo hiểm "family plan" của chồng (làm hãng) cho rẻ, không ngờ bể bầu sớm, vô nhà thương sanh, nhà thương charged hơn 100 ngàn.
- Trời đất... Sao kỳ vậy? Bảo hiểm mới đâu không trả?
- Là vì bảo hiểm cũ đã canceled rồi mà thủ tục nhập vô bảo hiểm mới giấy tờ chưa hoàn tất, nên 2 hãng không hãng nào chịu trả. Vợ chồng méo mặt, phải è cổ trả hàng tháng cho tới hết nợ, nếu không, phải khai bancruptcy/ phá sản.
- Thảo nào hồi mới qua Mỹ năm 84, có dạo tôi lái xe mà hà tiện không mua bảo hiểm, bà cô họ ở Fresno chỉ mặt dạy cho một bài học nhớ đời: tuyệt đối phải mua insurance, không mua, lỡ tông người ta bị thương, họ kiện, khai nay đau chỗ này, mai đau chỗ kia... luật sư bác sĩ xúm lại đòi ăn tiền đủ thứ là tiêu đời, phải trả tiền thuốc cho họ hàng tháng cho tới chết mới thôi. blank

Rồi lại chuyện trúng số Powerball. Ở VN ngày xưa, nghe Trần văn Trạch ca hát ra rả trên radio dụ đồng bào ta"mua vé "kiến thiết quốc gia", lô độc đắc một triệu đồng đã là kinh khủng, cầu trúng được đã là việc hiếm có, bên Mỹ này, vé số đủ loại, tiểu bang, địa phương, toàn quốc, ở đây thì có Cali lottery... mua vé gì cũng có, đặc biệt vé powerball mỗi lần dồn lại 2 ba tháng không ai trúng, mà trúng là trúng hai ba trăm triệu đô, có khi 400 mấy triệu, trừ thuế còn hơn 1 nửa, nuôi cả dòng họ hai ba đời cũng chưa hết, vậy mà thiên hạ trúng lia chia, năm ba tháng lại nghe tin chỗ này trúng, chỗ kia trúng, Mỹ có, Việt có.
Đôi khi đâu phải ông bác sĩ nọ, bà nha sĩ kia trúng, mà toàn công nhân lương ba cọc ba đồng ở thuê ở trọ, thợ nails, ông bà già ốm yếu gần chết trúng mới là lạ kỳ. Nói theo nhân quả nhà Phật thì kiếp trước họ bố thí nhiều nên kiếp này tới một lúc nào đó, nhân duyên chín mùôi, tình cờ mua chơi mà trúng độc đắc, lấy lại cả vốn lẫn lời. Mà sao thấy họ đâu có tụng kinh đi chùa... hay đi nhà thờ gì. Sống kiếp này cũng thấy có làm từ thiện gì đâu, bơ bơ không hiểu gì về tôn giáo, mà vẫn trúng như ngáp phải ruồi. Thảo nào bên VN nghe tin, cứ nghĩ bên này tiền đô rớt đầy đường như lá rụng mùa thu, thấy Việt kiều về nước là tha hồ tìm cách "chém chặt".
Tôi thì tin tưởng cái gì cũng có nhân duyên, lí do, chứ không tin ở coincidence, ở sự tình cờ ngẫu nhiên. Mọi sự trên đời này đều liên hệ chặt chẽ với nhau trong một cái lưới nhân quả bao la lồng lộng, có nhân duyên mật thiết với nhau, chỉ tại mình còn phàm phu, vô minh, nên chưa biết hết được huyền bí của trời đất đó thôi.
Rồi lại nói về thuế. Ở Mỹ đủ thứ thuế. Ai nghĩ ra được hệ thống luật lệ thuế má Mỹ cồng kềnh nhiều chi tiết li ti thật là những vị tài cao học rộng, có những bộ óc siêu đẳng. Từ trên xuống dưới, kể cả chỉ có thẻ xanh thường trú, ai cũng phải đóng thuế. Ỏ Mỹ, tự do ngôn luận, báo chí, đi lại... thì sướng thật, công dân Mỹ đi du lịch nước khác khỏi cần xin visa (trừ mấy nước cọng sản), nhưng chỉ có ai thật giàu, hay thật nghèo, mới "sướng". Nghèo sơ sơ thì được "tax refund". Nghèo dưới mức trung bình khỏi khai thuế, miễn đóng thuế, còn được hưởng trợ cấp xã hội, tiền già, medicare, được y tá tới nhà massage, therapy, đuợc xe bus chở đi chơi free... Giàu loại triệu phú, tỷ phú... thì tha hồ an hưởng giàu sang, phú quý, bị đánh thuế 40%, 50% hay trên 60% cũng vẫn giàu có, làm từ thiện được trừ bớt thuế, bỏ tiền khai thác đất hoang được trừ thuế 5 mười năm...
Thuế có nhiều thứ, chính yếu là income tax, property tax và sale tax. Thuế income tax (lợi tức cá nhân), hễ lương cao thì thuế cao, có mức ấn định (bracket) hẳn hoi. Độc thân phải đóng trọn, có gia đình con cái thì được trừ bớt theo đầu người phải nuôi, đi học thêm cũng đuợc trừ để khuyến khích mở mang dân trí, mua nhà cũng được trừ để kích thích kỹ nghệ địa ốc, tăng trưởng kinh tế. Lương 5 bảy chục ngàn 1 năm thì mức thuế cũng OK, dao động từ 10 tới 20%. Nhưng lương trên 100 ngàn thì đóng tới 33% cho người độc thân,trên 150 ngàn thì tới 40%, bạn có tin không?
Con tôi, lương 110 mà tháng nào cầm cái paycheck cũng méo mặt vì bị trừ 3 ngàn rưỡi thuế, phải tự an ủi là đã làm phước, gián tiếp làm từ thiện qua các chương trình chánh phủ giúp đỡ người nghèo, đau bệnh, già yếu ăn trợ cấp xã hội.
Con gái anh Lý, làm dược sỹ, có bằng chế thuốc, lương 180 ngàn mà take home có 80 ngàn. Thuế nhà đất (property tax) trung bình là 1% giá trị ngôi nhà vào thời điểm mua, nhà càng đắt thuế càng nhiều, trung bình từ 3 ngàn tới 10 ngàn một năm, và mỗi đầu năm trước mùa khai thuế, giấy đòi thuế gửi tới nhà. Nhưng mà coi chừng, không phải thuế này bất di bất dịch tính từ năm mua, mà cứ tự động mỗi năm tăng thêm 2% trên thuế năm trước đã đóng... Cho nên, nhiều người già lợi tức ít mà ở nhà quá to một mình, con cái không phụ giúp, không đủ sức đóng thuế nhà, phải bán đi, ở share phòng, mướn studio dành cho các cụ "low-icome elderly", hay vô nursing home ở. Tôi có ông bạn Mễ nhà giáo đồng nghiệp ở San Jose, lương hưu cao hơn 4 ngàn 1 tháng,vợ cũng có hưu riêng, mà không dám bán nhà cũ cổ lỗ sĩ (mua 50 năm trước) để mua nhà mới kiểu tân thời, chỉ vì "mua nhà mới, chịu thuế mới". Nhà cũ mua giá 30 ngàn, thuế có 300$ 1 năm. Nhà mới 800 ngàn, thuế tới hơn 8 ngàn. Anh ta xây thêm phòng trên khuôn viên đất ở cho rộng rãi, sửa sang theo kiểu mới, chứ nhất định không mua nhà mới. Cũng là một bài học rất hay.
Còn thuế sale tax thì khỏi nói, ai ở Mỹ cũng biết ra phố, vô tiệm mua sắm, mua món gì cũng phải chịu thêm thuế, trừ thức ăn tươi chưa chế biến như gạo thóc, rau quả,thịt cá. Cuộn giấy vệ sinh, ly tách, áo quần, giày dép, máy móc thành phẩm...nhất nhất cái gì cũng cọng thêm 7% sale tax, Cali bây giờ tăng lên 8%. Ngay cả món ăn nấu sẵn bán ở tiệm, con gà rôti, cái bánh apple pie...cũng phải cọng thêm sale tax. Thật là lạ.
Chưa kể đủ thứ bảo hiểm phải mua ở Mỹ. Chưa có nhà thì mua xe đi bắt buộc phải có bảo hiểm. Phải có bảo hiểm sức khỏe. Có nhà thì phải mua bảo hiểm cháy nhà. Nhà gần con sông thì nhà bank cho vay mortgage buộc phải mua thêm bảo hiểm lụt. Có vợ yếu con thơ thì phải mua bảo hiểm nhân thọ. Già ngoài 70 thì nên mua bảo hiểm hỏa thiêu, hay mua đất chôn cất.
Cho nên, trên đời này, xét cho cùng, không có cái gì gọi là "free". Được cái này, mất cái kia. Muốn sống ở Mỹ tự do sung sướng, nhân quyền bảo đảm thì phải chịu đời sống đắt đỏ, nhà đắt, xăng đắt, trả đủ thứ thuế và bảo hiểm... 

blank
Muốn có cuộc sống thong thả ở Mỹ, hưởng thụ các tiện nghi kỹ thuật tối tân của vi tính, I- phone, I-pad.... phải có tài, bản lãnh, học thức, chuyên môn, có lương cao, chịu khó học, chịu khó làm, ít ăn chơi, biết cách tiêu xài khôn ngoan...
blank
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN, Trung Quốc, Bắc Hàn, các nước Trung đông, Nam Mỹ, Phi châu... ở đó vô số người đói nghèo, vô sản, trộm cướp, chỉ lăm le ngày đêm mong mỏi liều mạng vượt thoát được ra nước ngoài để thay đổi phần số hẩm hiu. (Minh hoạ Internet Google)
Phạm Hoàng Chương
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20395)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10935)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12392)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10748)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14687)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11939)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29385)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10599)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10121)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10621)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10913)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10489)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12151)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9173)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11531)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15470)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10238)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14147)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11743)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11137)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10845)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10440)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11142)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9882)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9642)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13095)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8978)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18034)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12348)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9389)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102588)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10335)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10799)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10400)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12155)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10518)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9623)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8840)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27324)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10828)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10086)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11439)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11153)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11318)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 20955)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.