2:33 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Tiếng khóc – Tính nhân bản trong văn chương miền Nam thời chiến

18 Tháng Mười 20144:07 CH(Xem: 12110)

http://www.imagesbuddy.com/images/102/2013/08/have-a-nice-weekend-graphic-for-share-on-myspace.jpg#nice%20weekend%20800x600TVQ

Tiếng khóc – Tính nhân bản trong văn chương miền Nam thời chiến

Tiếng khóc – Tính nhân bản trong văn chương miền Nam thời chiến



Tác giả/Nhân vật:  |18-02-2014| 46 lần xem | |
Tiếng ai than khóc nỉ non
Như vợ chú lính trên hòn Cù Mông

Cù Mông là tên của một ngọn đèo ranh giới Bình Định và Phú Yên. Từ Phú Yên vào Khánh Hòa có hòn  Vọng Phu.  Hai hòn đều có cùng một mẫu số chung  là mang thân phận của người  đàn bà vợ lính. Một đàng mõi mòn chờ chồng, bồng con hóa đá. Và một đàng, đôi chân mềm rớm máu, lên hòn mà đứng khóc nỉ non vì người chông đã chết. Tác giả không nói chết vì lý do gì. Nhưng cái chết của người lính thì hẳn đã khác với cái chết của người dân thường tình.
 
Hai người nhưng cùng mang một thân phận. Chờ mòn mỏi người chồng trở về  đến độ hóa đá hay than khóc nỉ non giữa núi rừng mông quạnh cũng đều nói lên nỗi đau khổ của người thân ở phía sau hay những người còn lại. Văn chương VN đã  tạc sự chịu đựng vô bờ ấy bằng đá  tượng, hay bằng ca dao lưu truyền từ đời này qua đời khác. Có nghĩa là tổ tiên chúng ta vẫn trân trọng ở những giọt nước mắt của người  đàn bà trong thời ly lọan. Họ ở ngoài cuộc, nhưng họ lại trở thành những nạn nhân. Nỗi đau của họ không ai có thể gánh nổi. Nước mắt của họ cũng chẳng ai có thể lau nỗi. Trừ thời gian.
Tuy nhiên chỉ có một nơi tiếng khóc trong thơ văn bị bức tử. Nỗi đau được biến thành căm thù và nỗi chờ đợi mõi mòn kia biến thành “sáng đường cày”, “sáng đường đạn”. Như hai câu thơ mà một tên tuổi rất quen thuộc thời tiền chiến là Lưu Trọng Lư  đã trích dẫn trong bài viết nhan đề Thân phận người phụ nữ đăng trên tạp chí Văn học số 1 năm 1973:
Sáng đường cày mới là nhớ là mong
Sáng đường đạn mới là chờ là đợi

Đấy. Ngay cả một tâm hồn rất nhạy cảm đền nổi trăng vẫn phải thổn thức như trong bài Tiếng Thu của một thời:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
vậy mà bây giờ lại quay đến 180 độ, chỉ  biết có sáng đường cày và sang đường đạn.  Không phải con nai vàng đã chết mà tâm hồn người chinh phụ cũng đã chết theo.
Như vậy, còn bàn  gì đến tính nhân bản nữa.
****
Ngược lại, trong văn chương miền Nam thời chiến, tiếng khóc của người ở lại – người vợ, người mẹ, người thân, và cả đồng đội đã từng chia ngọt xẻ bùi, đã được tìm thấy rất nhiều trên những trang thơ mà tôi được đọc. Như nỗi đau của người đàn bà đi nhận xác chồng:
 
 
blank

(Tiếc thương – Ảnh Nguyễn Ngọc Hạnh)

 
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu
Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ơi thèm nụ hôn quen
Đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
Chiếc quan tài phủ cờ màu
Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”

(Lê thị Ý – Ngày mai đi nhận xác chồng)
Hay tiếng la gào tru tréo của đứa con có mẹ bị chết thảm trong lần chạy lọan:
trên đường chạy giặc
mẹ em trúng bom
chết phanh thây chẳng chiếu chẳng hòm
đầu bết tóc mắt trừng bên bờ ruộng
mẹ em tội tình chi chết oan chết uổng
ôm đầu người khóc giữa đạn bom rơi
trời ác chi ác rứa ông Trời
sao mẹ nỡ bỏ con giữa vùng bom đạn
gom xác mẹ giấu bên bờ Thạch Hãn
chạy tháo thân bu được đít xe đò

(Lê Nguyên Ngữ: Quán tản cư)  (1)
Hay là tiếng khóc của người yêu, đeo nhẩn đính hôn nhưng không bao giờ làm đám cưới:
Đeo nhẩn đính hôn
Nhưng không bao giờ làm đám cưới
Chưa lần để tang
Rồi cũng đội khăn sô
Chưa biết khóc
Rồi em sẽ khóc
Chưa biết buồn
Rồi sẽ buồn qua má- qua môi

Bỏ thời con gái
Em trở thành góa phụ
Khi người tình
Làm lính trận
Vừa chết trận Pleime
Đau đớn chạy dài cuối đuôi con mắt

Mười bảy năm
Mười bảy tuổi
Sầu lược gương xa vắng tóc mai gầy

(Linh Phương: Làm vợ người cầm súng) (1)
Hay là nỗi đau đớn tột cùng của người con gái khi nhận được hung tin, mà nàng không bao giờ tin là chuyện ấy có thể xãy ra:
Em đi như chạy. Về đến nhà, thật thế không Uy? Người em bỗng có cảm giác khác lạ, cái gì dâng tận cổ… Sắp trào ra… Mắt em ráo hoảnh, không, em không tin. Tờ nhật báo nằm trước mặt với mục phân ưu. Thực không Uy? Anh đã chết rồi sao? Anh vừa mới về thăm em với gương mặt gầy gầy, dáng cao cao, mái tóc ngắn, giọng nói quen thuộc như còn ở bên tai… Em ngơ ngác bên đám học trò và bè bạn thân thuộc.
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em, thư anh gửi còn đó, lá thư gửi hôm 1-1 với những câu nói vu vơ giận hờn, với mục hứa hẹn anh sẽ về, sẽ về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, sẽ về với em trong ngày Tết.
Người ta độc ác. Thượng đế bất công, cướp cả tình thương. Tâm tư em kêu gào quằn quại giữa tiếng nấc, thân thể em tê dại như viên đạn xoáy vào ruột gan anh để cho anh tắt thở, giây phút cuối cùng không có ai, không có em, chỉ có những bộ mặt quái ác, sát nhân, đang muốn ăn thịt, xé cho được cái thân thể thân yêu đó.
Nâng niu tấm thẻ bài mang tên NGUYỄN VĂN UY có một cái gì cứ ấm ức dâng lên, mắt mờ dần, nhìn loại máu A Rh+. Còn gì nữa? Anh chết đi, thế là hết. Anh Uy, anh chết đi để lại cho em chừng ấy sao? Thân xác anh nằm ở lòng đất, cho em cô độc, cho em đang ở biên giới của một tình yêu mờ ảo không có lối đi. Anh xa em rồi, xa không khoảng cách. Em muốn hình hài mình tan biến để hoà mình vào thế giới hư vô.
(Trần thị Uyên Ngọc, Thư gởi người đã chết ) (2)
Đây là tiếng kêu trầm thống mà thân phận của người nữ trong thời chiến chinh  đã phải gánh như định mệnh:
 xư­a tôi có người yêu phi-công
Cho tòi tình nồng
Một sớm mai hồng
Người bay đi mất

 Xưa tôi có người yêu đi biển
Một chiều đ­ưa tiễn
Trên bến sông buồn
Rồi người đi luôn

Xưa tôi có người yêu biệt kích
Đêm mưa rả rích
Chiến-trận lan tràn
Rồi người mất tích

 Xưa tôi có người yêu ngoài Huế
Xưa tôi có người yêu Sài Gòn
Mậ­u Thân thảm sát
Nên người chẳng còn

 Xưa tôi có người yêu Thừa Thiên
Xưa tôi có người yêu Nha Trang
Xuống đường nhiều bận
Giờ thì lang thang

Xưa tôi có người yêu Hà Nội
Xưa tôi có người yêu Sơn Tây
Đạn xé bom cày
Người không toàn thây

Xư­a tôi có ngư­ời yêu tập-kết
Bỏ nhà mất tăm
Gần hai mươi năm
Bây giờ sống chết ?

ưa tôi có người  yêu di cư­
Xưa tôi có nguời yêu hồi-chánh
Tay cụt chân què
Chiến tranh thần thánh

Giờ tôi có người yêu là ai  ?
Mai tôi có người yêu là ai ?
Tôi chẳng là tôi
làm gì có ngày mai ?

Tôi chẳng yêu tôi
làm gì có yêu ai !
Một nụ hoa nhài
Trên mồ tương lai !

Saìgon 1971
(Hoàng Hương Trang – Một nụ hoa nhài ) (3)
Nỗi đau ấy làm sao mà dứt được, hở. Vết thương ấy làm sao mà được vá lành hở. Như cảnh một đám vợ lính đòi trả lại  chồng họ. Làm sao mà không thể viết lại. Làm sao mà không ghi lại. Dù mỗi lần đọc lại là mỗi lần tim tôi phải nhói:
…..
 Mới đến cửa văn phòng, ba bốn người đàn bà đã chạy tới ôm chân tôi, khóc lóc thảm thê: “Thiếu úy ơi…”  Tôi nghe chừng cả một khối âm thanh cào xé, khóc lóc, than van… Tôi đứng ngẩn người. “Thiếu úy ơi, Thiếu úy ơi, chồng em ảnh bỏ em đi…”  Tôi hoảng hốt. Mấy cánh tay có dịp vồ chụp lấy tôi như muốn bắt đền. Tôi la lớn: “Tôi biết mấy chị đau khổ lắm! Nhưng đánh nhau thì thế nào cũng có kẻ ở người đi.”
Tiếng khóc bấy giờ vụt bùng lên, dữ dội hơn:  “Chồng tôi chết rồi, bỏ một vợ bốn con và một mẹ già. Người ta bỏ chồng tôi nằm đó… Người ta về cúng gà cúng vịt ăn mừng…”  Tôi la to: “Mấy anh ấy chết vì tổ quốc, chánh phủ nhớ ơn, dân tộc nhớ ơn…”  Tôi vừa la, vừa chạy vào phòng riêng đóng cửa lại. Tôi ngồi trên ghế, thở hổn hển. Cái bàn đó, của anh Chấn. Cái rương đó, của thằng Bé. “Bé ơi, vợ mày lên thăm đó! Tao rầu thúi ruột nè.” Tôi lại ra mở cửa, ngoắc một thằng lính lại, nói nhỏ: “Mày ra kêu vợ thằng Bé vào đây.” Một lát, người đàn bà bồng đứa con bụ bẫm vào. Tôi bình tĩnh nói: “Chị Bé à, tôi nhân danh là sĩ quan còn sống sót, cũng bị thương trong trận vừa rồi, xin chia buồn cùng chị.  Bé can đảm lắm.  Anh giết mấy thằng rồi mới chết.  Đây là cái rương của anh, chị có thể đem về…”
Lập tức, chị ta bỏ đứa con xuống đất, chạy ào đến rương khóc ngất. Chị đập đầu vào rương vừa kêu:  “Anh Bé ơi, anh Bé ơi…”  Thằng con thấy mẹ nó khóc, cũng khóc thét lên.  Ở bên ngoài, mấy người đàn bà còn lại, bắt đầu chạy vào phòng. Tôi hốt hoảng mở cửa sau chạy ra ngoài…
Trần Hoài Thư – Những người ở lại (4)
Cuối cùng,  rồi cuộc đau nào cũng đã lắng,  tiếng khóc nào cũng nguôi ngoi. Để rồi nó được thế vào bằng những giọt lệ thầm trước di ảnh người đã khuất:.
blank
 
Mẹ đốt nhang và khấn thật nhỏ
Gọi tên Ba tên anh và bé thật buồn
….

Mẹ quì xuống và đêm thật cao
Ba không về anh không về và bé không buồn lại
Mẹ dâng cơm và khấn thật nhỏ
Mẹ đốt nhang và khấn thật buồn
Ba trên bàn cùng anh và bé
Vẫn thản nhiên như người chết không hồn.

1969
(Hùynh Hữu Võ : – Ngày giỗ ở Việt Nam)
Trên đây chúng tôi chỉ trích những đọan liên quan đến tiếng khóc của người phụ nữ trong thời chinh chiến để chứng tỏ về tính chất nhân bản của giòng văn chương miền Nam trong thời chiến tranh.
Về phương diện vật lý, tiếng khóc, làm rung bần bật đôi vai mềm, làm môi vị mặn, làm đôi mắt sưng vù. Nhưng về phương diện tinh thần,  những giọt nước mắt chính là những giọt nước cứu rổi. Con tim bị đau, bị cứa, đôi bàn tay không còn ôm lấy một  người mình yêu,  da thịt kia cũng không còn được gần gũi lại mùi hương , thì tiếng khóc phải bật ra, phải ào tuôn, phải làm đá phải mòn, phải khóc để mà chia sẻ. Đó là phương thuốc cứu rổi mầu nhiệm.
Và đó có lẽ là lý do thi ca thời chiến miền Nam lai láng những tiếng khóc….
Có phải vậy không ?
Trần Hoài Thư
Theo Blog Trần Hoài Thư
10/2013
________
(1) Văn 129 ngày 1-5-1969, số chủ đề Y Uyên.
(2) Thơ miền Nam trong thời chiến, Thư Ấn Quán xuất bản 2008
(3) Hoàng Hương Trang, Túy Ca . Thư Ấn quán tái bản 2010
(4) Trần Hoài Thư -Truyện từ Bách Khoa, Thư Ấn Quán xb 2011)
http://hung-viet.org/blog1/2014/02/18/tieng-khoc-tinh-nhan-ban-trong-van-chuong-mien-nam-thoi-chien/
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20286)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10851)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12309)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10667)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14573)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11877)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29228)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10522)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10096)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10557)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10857)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10422)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12084)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9120)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11450)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15388)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10167)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14053)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11660)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11040)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10774)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10370)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11086)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9793)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9593)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13012)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8912)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17871)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12311)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9349)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102440)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10284)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10740)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10331)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10454)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9588)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8773)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10917)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27251)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10761)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10003)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11365)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11086)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11224)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 20833)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.