10:23 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

Chuyện 10 năm trước. Ngày 3 tháng 12- 2004. Một ngày như mọi ngày - Giao Chỉ

28 Tháng Mười Một 20147:00 CH(Xem: 8986)
Chuyện 10 năm trước. 
Ngày 3 tháng 12-2004. 
Một ngày như mọi ngày

 (Viết tặng hội lính Mỹ gốc Việt, VAUSA)
.

                                                Giao Chỉ - San Jose

     

       Yêu ai hãy đưa qua Mỹ. Đây là thiên đàng.

       Ghét ai hãy đưa qua Mỹ. Đó là địa ngục.

Tóm lược bản nhật ký hành quân của bộ chỉ huy tiền phương pháo binh thuộc sư đoàn 2 TQLC.     
                   blank

Ngày 3 tháng 12-2004, một xe tải của đặc công tự sát chở 500 cân thuốc nổ tông vào căn cứ Thủy quân lục chiến Hoa kỳ tại Terbit. Irag. Hai chiến binh can đảm của đơn vị pháo binh sư đoàn 2 đã kịp thời xông ra bắn chết tài xế. Chiếc xe nổ ngay tại trạm gác ngoài cổng. Sáu chiến binh bị thương. Hai anh chiến binh tiến đến gần xe tải đã bị tử thương. Chỉ huy trưởng căn cứ cho biết nếu không chặn đứng kịp thời, xe tải vào giữa căn cứ thì sẽ có nhiều người chết. Hai hạ sĩ quan trở thành anh hùng của đơn vị. Hạ sĩ Wyatt quê tiểu bang Illinois. Hạ sĩ Bình Lê, quê Việt Nam. Bị thương rất nặng, Bình phải cưa một chân, nhưng rồi vẫn không cứu được. Khi hấp hối, Bình yêu cầu TQLC liên lạc với mẹ ở Việt Nam. Bản tin kết luận. Ngoài vụ xe tải tự sát đánh bom không thành công, không có biến cố nào khác. Mặt trận miền Tây Irag vẫn yên tĩnh. Một ngày như mọi ngày. Chấm hết

 Trong khi đó, bên kia địa cầu, bà mẹ Việt Nam Nguyễn Thị Kim Hoàn chưa biết tin con chết.

Bây giờ là tháng 12 năm 2014. Đúng 10 năm sau, tôi xin kể hầu quý vị câu chuyện về tình mẫu tử. Cái chết của người con trai 20 tuổi trong mùa lễ hội giữa Thanksgiving và đêm Giáng sinh. Một ngày bà mẹ Việt Nam không bao giờ quên được. Với Kim Hoàn, một ngày không giống mọi ngày. Ngày con trai yêu quý từ giã cuộc đời. Và cũng là ngày đưa cô đến Hoa Kỳ. Đất thiên đàng hay địa ngục.

Bà mẹ Arlington:

       Có bà mẹ Việt Nam, gốc Long An, sinh quán Saigon, lớp ngoài 50, đến Mỹ được 10 năm, diện đoàn tụ. Sở di trú hỏi rằng đoàn tụ với ai. Đoàn tụ với con trai. Con trai đâu rồi. Chết rồi. Chết ở đâu. Chết ở Irag. Cháu là thủy quân lục chiến Mỹ. Tôi tên là Nguyễn thị Kim Hoàn, con trai tên là Lê Ngọc Bình. Tuy Kim Hoàn khai như vậy nhưng liên hệ mẹ con rất phức tạp. Hồ sơ được dân biểu đưa cả lên quốc hội, sau cùng mới giải tỏa. Luật sư Hoa Kỳ do Thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu đã biện hộ cho bà mẹ Việt Nam. Xin vắn tắt nói cho gọn câu chuyện dài dòng.

      Một hạ sĩ quan TQLC Mỹ gốc Việt anh hùng đã hy sinh tại Trung Đông để cứu đồng đội ngày 3 tháng 12 – 2004. Anh đã xông ra cổng trại, hạ sát tài xế đang lái xe bom lao vào căn cứ. Bom nổ , anh bị thương nặng, cưa 1 chân, nhưng vẫn không cứu được. Trước khi chết, hạ sĩ Lê Ngọc Bình trối trăng rằng hãy liên lạc với mẹ anh. Nguyễn thị Kim Hoàn còn ở Việt Nam. Bạn của Lê Bình khai rằng mộng ước của anh hạ sĩ trẻ gia nhập thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là để trở thành công dân và sẽ lo đoàn tụ với mẹ tại Mỹ.

      Bây giờ mỗi tuần, hàng tháng, qua nhiều năm. Mẹ con đoàn tụ tại nghĩa trang Arlington,VA.

       Ngày giỗ cùa hạ sĩ Lê Bình cũng là ngày lịch sử trong nhật ký hành quân của căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ thoát nạn xe bom 500 cân nổ ở cổng trại Terbil.

       Đó là ngày 3 tháng 12 năm 2004, cách đây 10 năm.

       Cũng như mọi năm, mùa lễ hội năm nay, trong lúc mọi gia đình gặp nhau từ lễ Tạ ơn đến Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới thì Kim Hoàn sẽ gặp con trai yêu quý của cô tại Arlington.

Cho con đi du học Hoa Kỳ.

       Cô Kim Hoàn họ Nguyễn lấy chồng họ Trần và sinh hạ được con trai duy nhất tên Bình. Trần Ngọc Bình.

       Một buổi sáng mùa thu năm 1991 hai vợ chồng đưa cháu Bình 7 tuổi lên đường đi du học Hoa Kỳ. Gia đình vợ chồng trẻ, không có sự nghiệp lấy tiền đâu mà cho đứa con trai duy nhất đi Mỹ du học cấp tiểu học. Câu chuyện rắc rối với giấc mơ Mỹ quốc bắt đầu. Cô em chồng họ Trần lấy anh chàng họ Lê vừa trúng số di dân được phép nhập cư vào Mỹ. Vợ chồng anh Lê không có con bèn nhận cháu Bình làm con nuôi. Như vậy là thằng Bình con cô Kim Hoàn từ họ Trần chuyển qua họ Lê để được đi du học theo diện tỷ phú Việt Nam.

        Kim Hoàn không bao giờ quên được đứa con trai trong buổi tiễn đưa từ phi trường Tân Sơn Nhất. Cô chỉ có 1 con trai duy nhất. Đời sống vợ chồng đã bắt đầu không hợp. Chỉ có đứa con là niềm vui gia đình. Thằng bé gầy ốm, ngoan ngoãn, hết lòng thương yêu mẹ, nay bỗng chốc trở thành xa cách.Tờ giấy viết tay đồng ý cho làm con nuôi người ta, ký trong nước mắt. Cô không ngờ rằng sau này, dù còn sống cũng đã có lúc mất con. Sau cùng đứa con chỉ trở lại khi đã nằm sâu dưới lòng đất. Nhưng ngay lúc chia tay ở phi trường, cùng với bao gia đình giàu có tiễn con đi Mỹ, Kim Hoàn cố vui trong niềm hy vọng tương lai. Chẳng quản ngại những phiền phức về giấy tờ. Cô tin chắc rằng thằng Bình thương yêu của cô sẽ không bao giờ bỏ cô. Nó sẽ trở về hoặc cô sẽ ra đi. Mẹ con rồi sẽ gặp nhau. Đâu có ai ngờ rằng niềm vui đã nằm trong thiên tai.

Hạnh phúc thật gần

     Cậu bé Trần Ngọc Bình của mẹ Kim Hoàn nay trở thành Bình Lê đi Mỹ được vài tuần là cu cậu nhớ mẹ, nhớ nhà. Ở với các cô dượng bên nhà chồng, nhưng vẫn nhớ mẹ ngày đêm. Đứa bé 7 tuổi hý hửng lên đường đi Mỹ nhưng chim non vẫn chưa quen rời tổ mẹ. Mẹ con vẫn cố liên lạc qua điện thoại và những lá thư hiếm hoi. Mẹ viết cho con rất nhiều nhưng chỉ nhận được rất ít. Ai cũng biết rằng thằng Bình 7 tuổi thì chữ nghĩa Việt ngữ được bao nhiêu.

      Nhưng hạnh phúc biết bao, năm cháu 12 tuổi thì cô dượng về chơi cho Bình về thăm nhà. Trải qua 5 năm ở Mỹ nhưng Bình vẫn còn là con trai của mẹ Kim Hoàn. Mẹ chiên khoai cho con trai ăn xem có khác gì khoai chiên của Mỹ. Con kể chuyện Hoa Kỳ và hứa hẹn có ngày khôn lớn sẽ đem mẹ qua Mỹ. Mẹ con đều không biết rằng bây giờ đâu còn liên hệ thân quyến để sau này hợp lệ đoàn tụ. Con mình đã thành con người ta. Tuy nhiên đứa bé 12 tuổi vẫn giữ mãi quyết tâm.

        Sau lần về thăm viếng rồi lại ra đi. Nước mắt mẹ con lại rơi xuống với niềm hy vọng vào tương lai đoàn tụ.

       Vẫn là Tân sơn Nhất chia ly 5 năm trước, bây giờ giã biệt lần thứ hai. Chẳng biết đến bao giờ gặp lại.

Hạnh phúc rời xa

       Sau khi cháu Lê Bình ra đi thì đời sống vợ chồng cô Kim Hoàn sóng gió. Anh chồng họ Trần là cha ruột của cháu Bình ly thân rồi ly dị với mẹ Kim Hoàn. Từ đó gia đình cô em chồng bên Mỹ cũng như nhà chồng ở Việt Nam tuyệt giao không còn liên lạc. Không có địa chỉ mới, không có điện thoại. Mẹ Kim Hoàn hoàn toàn không có tin tức gì về đứa con trai thân yêu trong 4 năm dài. Ở Việt Nam, mẹ đau thương khổ sở vì đứa con còn sống mà như là mất tích. Trong khi đó, suốt thời gian ở trung học Bình Lê tỏ ra rất xuất sắc. Cháu là thành viên của ban nhạc thiếu nhi trong nhà thờ. Bình tập chơi tất cả các nhạc cụ. Trumpet, Key Board và Drump. Anh còn gia nhập đội Thiếu sinh quân trong trường và trở thành tiểu đoàn trưởng đơn vị Eagle. Con đường này sau này đã dẫn em theo binh nghiệp.

        Nhưng thằng Bình của mẹ lớn dần và ngày đêm đòi cô dượng phải cho tin tức của mẹ. Lê Bình biết là mình không phải con mồ côi. Bình biết là mẹ còn chờ đợi ngày đêm ở Việt Nam. Cháu đòi phải liên lạc cho bằng được.

        Sau cùng cậu thiếu niên 18 tuổi tốt nghiệp Edison High  School ở Fairfax đã trở về Việt Nam thăm mẹ lần thứ hai.. Nét mặt vẫn trẻ thơ nhưng Lê Ngọc Bình đã cao lớn, rắn rỏi và đầy nghị lực.

        Mẹ con lại từ biệt trên sân bay Tân sơn Nhất. Mẹ Kim Hoàn thấy con trưởng thành đầy tương lai nhưng không hiểu sao chợt thấy nhiều lo ngại. Cô nói rằng tiễn con ra đi lần thứ 3, sau đó bị ốm mấy tháng.

        Phần Lê Bình, anh thấy rõ con đường trước mặt. The Few, The Proud, The marine. Không cho mẹ biết, anh gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và lập tức được gửi qua Trung đông đánh trận Irag năm 2003.

       Từ Irag trở về đơn vị bên Okinawa Bình mới điện về cho mẹ biết con đi lính. Con nói bây giờ bình yên rồi. Đánh trận Irag xong rồi. Mẹ con thời kỳ sau này liên lạc nhiều qua email. Mẹ viết thư email lên tiếp, con trả lời vừa ngắn vừa thưa thớt. Tình yêu con tràn ngập tuôn trào trên máy điện toán. Quyết tâm sẽ đưa mẹ qua Mỹ, vào quân đội là con đường để sớm đạt mục đích.

Những lá thư..

Trải qua nhiều tháng giữa hai kỳ dưỡng quân, mẹ con trao đổi email. Xấp bản sao những lá thư trong hồ sơ Lê Ngọc Bình tặng cho VietMuseum tràn đầy nước mắt. Thất vọng về chuyện gia đình, mẹ Kim Hoan trải dài tâm sự qua đứa con trai xa cách. Hôm nay là ngày sinh nhật của con. Con đang làm gì. Giáng sinh năm nay con ở đâu. Năm con 5 tuổi mẹ dẫn còn đi xem đèn nhà thờ. Con biết không. Thời kỳ mất liên lạc, mẹ tưởng chừng không sống nổi. Sao con đi lính mà không cho mẹ hay. Cô dượng ký tên cho con nhập ngũ cũng không cho mẹ biết. Bình thân yêu của mẹ. Hôm nay mẹ ngồi viết email cho con lúc 12 giờ khuya. Thiên hạ đốt pháo đón giao thừa. Mẹ nhớ lúc con còn nhỏ ngồi bên mẹ. Hạnh phúc biết bao. Bây giờ không biết đến bao gởi mẹ con mới đoàn tụ. Đến khi nào nhắm mắt, mẹ có con bên cạnh là mãn nguyện. Mẹ mới gửi quà cho con. Nhưng nghe có bão tuyết nên thư từ bị chậm. Rồi mẹ Kim Hoan hết sức vui mừng nhận được thư của con. Mẹ thương của con. Bình viết. Con rất thương mẹ. Com mong mẹ vui và đừng lo cho con nữa. Con đã tự lo lấy từ năm 12 tuổi. Bây giờ đi lính là con đường con lựa chọn. Trước hết phải đi lính. Sau này quân đội cho con tiền đi học, chính phủ cho con quốc tịch. Con đón mẹ qua. Con lập gia đình. Chắc chắn mẹ con sẽ đoàn tụ. 

Đoạn kết một thảm kịch

Tiếng bom nổ ở trại lính bên Trung Đông đã làm tan nát giấc mơ đoàn tụ của cô Kim Hoàn ở Sài Gòn. Lời trăn trối của hạ sĩ truy thăng Lê Ngọc Bình lập tức được thi hành. Trong một ngày tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn làm giấy tờ và lấy vé máy bay cho cha mẹ anh qua Mỹ. Hai vợ chồng cũ ngồi bên nhau trong chuyến bay theo diện "du lịch" Mỹ, mỗi người suy tư một ngả. Kim Hoàn về tạm trú bên nhà em chồng là cô dượng nuôi cháu Bình. Những ngày đầu tiên trên đất Mỹ chắc chắn không phải là những ngày vui. Phần đất nước xa lạ, phần thương con, lại thêm hoàn cảnh không hoà thuận với gia đình bên chồng cũ. Thậm chí ngay khi thiên hạ đi đón xác Lê Bình về, Kim Hoàn cũng không được báo cho biết để tham dự. Chỉ đến khi chôn cất cô mới có mặt tại giây phút đau thương. Sau đó. người chồng cũ đã có gia đình mới ở Việt Nam, nên trở về. Kim Hoàn xin ở lại. Vì không còn là mẹ chính thức của tử sĩ anh hùng Lê Ngọc Bình nên hồ sơ không hợp lệ. Thủy quân lục chiến phải tìm một luật sư tình nguyện và thỉnh cầu dân biểu địa phương trình một dự luật đặc biệt để người mẹ xấu số có được thẻ xanh. Giấc mộng đoàn tụ bây giờ mới thực sự có kết quả.
 blank

Đoàn tụ ở Arlington.

Kim Hoàn đến Mỹ theo điện du lịch, tất cả mọi thứ đều phải tự lo lấy. Quét nhà, trông em, phụ bếp. cô đã trải qua tất cả. Không nghề nghiệp, không Anh ngữ, không kinh nghiệm, cô phải làm bất cứ nghề gì để sinh tồn... Sau cùng cô đi học công việc sơn móng tay làm đẹp phụ nữ thủ đô Hoa Kỳ. Cô nói, thì ít ra cũng gọi là một nghề. Làm Nail. Đó là công việc hàng ngày. Nghề riêng là đoàn tụ hàng tuần hàng tháng với con trai. Mùa Xuân chim hót chào đón mùa hè nở hoa. Mùa thu lá rụng dọn đường cho tuyết rơi mùa đông. Nghĩa trang cho cô giấy phép lái xe vào khu 60 đến thăm con. Nửa năm đầu nghĩa trang mở cửa đến 7 giờ chiều. Nửa năm sau 5 giờ đóng cửa sớm. Arlington mênh mông 250 mẫu với hàng trăm ngàn ngôi mộ từ trăm năm qua, ngày nay trở thành quen thuộc. Ngày 3 tháng 11 năm nay tưởng nhớ ngày con trai tử trận, Kim Hoàn sẽ lại đến với cháu Lê Ngọc Bình. Người anh hùng mang huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc. Cô khấn vái. Bình thương yêu. Phải chi năm 7 tuổi mẹ không cho con đi Mỹ. Mẹ không bỏ con. Mẹ chỉ muốn con có tương lai. Mẹ cũng hy vọng một ngày sang Mỹ đoàn tụ với con ở thiên đường. Cho con đi theo cô dượng, mẹ làm đúng hay sai. Năm con 20 tuổi, phải chi còn đừng đi lính. Con quyết định đi lính, để rồi đoàn tụ với mẹ ở đây. Con làm đúng hay sai. Mẹ đang sống ở đây. Thiên đường hay địa ngục. Giữa buổi chiều lạnh vắng. Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
Giao Chỉ

     

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20406)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10942)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12396)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10756)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14697)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11956)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29400)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10607)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10127)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10628)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10926)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10497)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12161)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9185)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11540)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15478)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10245)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14155)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11748)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11143)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10850)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10444)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11146)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9886)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9648)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13101)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18044)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12352)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9395)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102593)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10340)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10803)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10406)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12162)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10525)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9626)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8846)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10973)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27326)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10835)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10090)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11444)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11156)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11325)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 20960)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.