2:38 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

MÙA XUÂN LY TAN - Phạm Thị Hiệp Thành

15 Tháng Hai 201511:20 CH(Xem: 9120)

muaxuanhue



mùa xuân ly tan
Phan Thị Hiệp Thành
Vừa gặp người bạn cũ là Giới ở Việt Nam qua thăm. Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
Năm1968 khi ba tôi vừa từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam sau những tháng dài đi tu nghiệp, nhà tôi đoàn tụ sum họp vào dịp Tết. Anh trai đầu của tôi vừa có con đầu lòng nên cũng đem về trình diện. Bé Minh Ngọc vừa được ba tháng rất xinh  xắn , dễ thương mà anh tôi cho là giống cô Thành cũng được theo mẹ cha về thăm quê nội. Cả nhà thức khuya hơn hồi hôm nói chuyện, nên dậy trễ. Tuy nhiên má tôi dậy sớm đi tiểu, và khi ngó ra ngoài giếng thấy có người lạ múc nước má tôi yên lặng thức ba tôi dậy. Bà nói rất nhỏ trong cuống họng:
- Mình ơi dậy đi, có người chi lạ lắm đang mức nước giếng mình.
Tôi nghe rứa nên tò mò không ngủ nữa, rình dòm coai (xem) thử ai mà lạ rứa.
Người ni lạ quá, cả đời mình chưa thấy họ. Họ cũng tầm vóc như mình nhưng giọng nói của họ nghe lạ lắm, mình không biết được họ đang nói chi. Cách ăn mặc của họ cũng lạ nữa. Má tôi thức cả nhà dậy trong dấu hiệu đừng có làm ồn nên mọi người đều thức dậy mà không có tiếng ồn. Má tôi đóng các cửa sổ không cho ánh sáng lọt vào, thì trong nhà mình nhìn ra dễ hơn và họ không thể thấy được nhà mình nhiều hay ít người. Họ làm chi lạ quá. Mình nghe tiếng đào đất bên bụi hàng rào của mình. Cả nhà đang lúm xúm bên mấy cái khe cửa sổ quan sát. Có người vào lại trong giếng.
Má tôi người đàn bà can đảm, suốt đời lo cho chồng con, nói với ba tôi muốn đi ra gặp họ và hỏi cho biết họ là ai.
- Chào mẹ, chúng con từ phương xa đến không biết đường, xin mẹ cho miếng nước. Mẹ đào hầm tránh bom đạn Mỹ ngụy nhé.
Mẹ tôi đi vào, tay chân run lẩy bẩy. Bà nói rất nhỏ:
- VC vào tới đây rồi, tính răng đây. Họ nói giọng Nghệ An, Đồng Hới.
Má tôi đã có ít nhiều kinh nghiệm với VC từ niên thiếu nghe bà ngoại tôi kể lại nên bà sợ lắm. Má tôi ra dấu cho chúng tôi đi nấu cơm. Ba và anh tôi đang còn tìm làn sóng điện của của đài phát thanh Huế nhưng không được. Cuối cùng thì nghe lén được đài BBC.
Chúng tôi nhìn ra nhà cô Phán, thấy họ cũng có bên đó nữa. Ăn sáng xong, chúng tôi nghe có tiếng máy bay trực thăng và nghe có tiếng súng bắn, không phải của họ mà xa hơn. Không khí chiến tranh đang bao trùm khu vực Eo Bàu Thượng Thành nơi tôi đang ở. Nhìn qua nhà ông Chắc thường tưng bừng rộn rịp thợ thầy cũng thấy vắng hoe như chùa Bà Đanh. Nhà ông đại úy bên cạnh cũng im lìm lặng lẻ. Vài ngày sau, nhà mợ Cửu tản cư đến nhà tôi. Thằng con nuôi của mợ đang bị thương ở tay. Đây là một thằng bé khoảng năm hay sáu tuổi. Mợ cho biết vùng mợ ở đang bị đạn dữ lắm. Nhà mợ chỉ cách nhà tôi năm căn mà thôi.
 - Mình hè, chắc phải đi trốn bom đạn, ba tôi nói.
- Đi mô chừ. Nhà mình đông người, ai chứa cho. Thằng C. trong quân đội. Nhà mợ Cửu mới tới không lẽ mình bõ đi coai răng được. Thôi thì huy động lực lượng ra đào hầm đi, cho chắc chuyện, má tôi trả lời.
Nhà tôi đông anh chị em. Chỉ có anh đầu là con trai, còn một dọc năm con gái đang tuổi cập kệ. Đứa mô cũng là con gái 17 bẻ gãy sừng trâu hết, rồi một dọc mấy thằng em trai tuổi quá nhỏ để mà đi lính. Má tôi thường mong cho như là tạo hóa an bài sự bình an của gia đình mình.
Thế là chẳng ngại, tụi tui bắt tay vào việc liền lập tức. 19 người gồm hai gia đình. Phải đào cái hầm cho lớn mới chứa được 19 người. Qua ngày thứ hai, rồi thứ ba, cái hầm cũng lớn lần. Mỗi lần nghe tiếng máy bay gần đến thì chúng tôi ra hầm núp trốn. Có nhiều khi phải núp cả hơn một tiếng đồng hồ mà chưa ra được, lại còn mắc tè thiệt là phiền. Ngày thứ tư hay thứ năm chi đó thì có thêm một gia đình nào từ từ trên Thượng Thành xin vào nhà tôi tỵ nạn. Lần nầy tổng cọng là 24 người.  Họ xin vào vì nhà tôi có tấm bê tông rất kiên cố có thể tránh đạn. Thế mà chẳng yên, khi nằm trong hầm trốn đạn tôi tâm trí lại nghĩ bâng quơ. Nếu mình chết đi vì bom đạn thì người ấy sẽ như thê nào? Người ấy là người má giới thiệu, người ấy là người bạn của chị, người ấy là người bạn của mình. Tùm lum không biết người ấy là ai nữa. Và trong trí lại nghĩ: Nhưng không chết người trai khói lửa mà chết người em gái nhỏ hậu phương tuổi xuân thì....
Một buổi sáng má tôi cho biết gạo hết rồi, nếu cầm cự thì giỏi lắm là hai hay ba bữa nữa thôi. Trứng gà trong chuồn đã ăn hết và đã làm thịt hai con gà, còn lại năm con trong chuồn. Nếu mình ở lại thì chắc chết đói hết. Vã lại thằng con nuôi của mợ Cữu vết thương cũng bớt chút ít rồi. Cả xóm đã di tản mô rồi, chỉ còn lại nhà tôi . Tuy vậy chúng tôi vẫn chưa di tản. Tôi có mấy cái bao nhỏ đựng đồ cứu thương khi là đoàn viên trong đoàn cứu thương thời tranh đấu Phật Giáo, tôi đã dùng đựng gạo còn lại trong nhà và phát cho mỗi người hai lon mang theo mình. Mền chiếu cũng đã xếp sẵn trên hai đôi quang gánh. Mọi người ăn trong vội vã cơm và nước mắm, vì chẳng còn đồ ăn, mà sao ăn ngon qua. Thèm thêm một muỗng cơm nữa cũng không có ăn. Vừa dọn dẹp xong thì cây dừa nhà tôi bị đạn bắn nát, không còn một tàu lá. Lần nầy thì phải di tản thôi, không thể chần chờ. Chiếc trực thăng quần tới quần lui trên đọt cây dừa.
Lằn đạn vừa dứt, chúng tôi ra đi.
- Đi mô đó, dứng lại, bắn nè.
Chị V. lấn ra trước:
- Đây có người bị thương xin cho cho tải thương.
Thằng học trò của chị đang còn chút tình người, khoảng 15 tuổi nói rất nhỏ với chị:
- Đi mau lên.
Hắn đưa cây súng nhắm vào đoàn người, thình lình quay mặt đi nơi khác như không thấy.
Cả đoàn người tiến lên. Anh tôi giả đàn bà ôm con, đầu đội nón lá, mang áo mưa. Bà vợ người Nam nghe tiếng Huế chưa quen đang run cầm cập bước theo. Rồi mấy cậu em nho nhỏ đang lần lượt bước lên. Trên thân mỗi người có hai lon gạo mang theo. Chúng tôi mừng hú vía vì lọt qua được trạm canh gát và 24 người đi trong im lặng. Mấy chị tôi trên vai gồng gánh chiếu mền.
Vừa tới cửa Đông Ba trong thành nội thì cảnh tượng khác hẳn. Bên kia đường Mai Thúc Loan đường nhựa còn sạch sẽ, không bị ướt sình, đầy bùn như bên ni đường. À thì ra bom đạn đã phá hủy đường mà vì không kinh nghiệm mình không biết. Thấy cửa Đông Ba chúng tôi thẳng tiến không suy nghĩ đi ra cửa thành hướng về nhà bác tôi ở Đò Cồn. Qua khỏi cửa thành, đường cũng dơ và đây bùn tuy ít hơn, còn đoạn đường trong nhà tôi như là sau một cơn lụt, cây cối gãy đổ tơi bời bùn đất tùm lum. Tới nhà bác tôi khoảng hai hay ba giờ chiều chi đó, vì mình không có đồng hồ nên không biết.
Ngang qua phủ ông Án, thấy người ta đông lắm. Gần đó ở ngoài phủ cũng đông  người mình không biết lý do. Một hồi loa phóng thanh vang lên:
- Ai là cựu công chức, công an, cảnh sát, quân nhân, sinh viên học sinh từ 18 tuổi trở lên hãy ra trình diện cách mạng, chính phủ sẽ khoan hồng.
Tiếng loa cứ lập đi lập lại nghe hồi hộp lắm. Ba tôi và anh tôi trong diện đang bị kêu trên loa phóng thanh đó. Bác tôi nói với ba tôi:
- Chú với thằng C. ăn uống chi chưa. Ăn đi rồi ra trình diện, chính phủ họ nói khoan hồng cho mà.
Má tôi nghe rứa bà trả lời:
- Xin anh chị cho nghỉ đêm ni tại đây, mới ra trình diện cũng được, chứ mới tản cư ra đây, các cháu đang còn nhỏ.
- Thím nói rứa cũng được, bác tôi nói.
Tại nhà bác tôi không thấy không khí chiến tranh chi hết. Bác gái thì cũng đang xòe mấy con bài trên tay, chẳng biết là tứ sắc hay chi. Tôi không biết đánh nên thấy để mà thấy thôi chẳng hiểu gì, thấy bài có nhiều màu lắm.
Má tôi dặn chị tôi nấu cơm cho cả nhà ăn, má và chị V. đi có việc. Tâm tư mình cũng đang hoan mang, không lẽ đây là hậu cứ của VC. Chúng tôi dọn ăn trên một chiếc chiếu trải sau bếp nhà bác. Mình ăn uống xong rồi mà mấy tay đánh tứ sắc vẫn còn xoay ván bài chưa mãn. Tối đó không có điện, nên chúng tôi đi ngủ sớm. Vã lại mình cũng không muốn làm phiền bác, nên đi ngủ là tốt nhất.
Nửa đêm thức dậy, mình nghe tiếng đào đất. Nghe rõ lắm, đúng là tiếng đào đất. Giờ ni ai còn thức mà đào ri hè. Càng về khuya tiếng đào càng nghe rõ hơn nữa. Đúng 4 giờ sáng má tôi thức chúng tôi dậy và đi ra khỏi nhà bác. Tất cả mọi người đang ngủ say, chẳng ai nghe tiếng bước chân âm thầm của chúng tôi. Khi ra khỏi nhà bác, vì đang còn trong khu vực dân cư, chó sủa nên chúng tôi sợ lắm. Vừa đi vừa niệm Phật Quan Âm và bước thật nhẹ. Thỉnh thoảng có tiếng ai vọng ra "ai đó" rồi im, cũng nhờ vì trời đang mưa lâm thâm, lạnh lắm. Khi đi khỏi khu vực dân cư ở Đò Cồn, nhà cửa thưa thớt hơn, thỉnh thoảng một vài con chó sủa những âm thanh nghe cũng u hoài. Hai chị tôi cũng được phân công gánh chiếu mền theo, tôi được phân công nắm lấy tay cậu em út cho khỏi bị lạc. Mọi người một phen nữa, mang trên mình hai lon gạo. Căng thẳng trong đầu quá sức, tôi đi không nỗi, chân không nhúc nhích được. Cậu út lúc đó năm tuổi biết chị đi không nỗi đã mang gạo của tôi trên vai câu cho chị được nhẹ mà bước. Cậu đã kéo tôi trong im lặng, đấy chị từng bước qua một qua khỏi vùng VC canh chừng. Má và chị V. đã hướng dẫn tụi tui đi và bây giờ đã qua khỏi Ô Hồ và đang đi sâu vào ruộng lúa. Mình thở dài nhẹ nhõm. Lúa cao che phủ ngang đầu, đi rất an toàn không còn sợ ai biết nữa, không còn sợ chó sủa nữa. Chúng tôi đã đi khỏi Bãi Dâu. Và đi. Và đi. Và chờ, chúng tôi đang tiến tới một vùng đất trọc cũng chẳng có nhà. Nhìn khoảng cát trống nầy lại rất sợ vì quá trống vắng, rất dễ bị lộ đoàn người của chúng tôi. Vừa đi, trời cũng vừa lờ mờ sáng, tuy vẫn còn trong nhá nhem của mưa phùn và gió lạnh. Má và chị dẫn chúng tôi đến một bến đò.  Chiếc đò quá nhỏ so với số người trên bến. Ông chủ đò không cho lên sợ chìm đò. Tôi đưa cậu em út lên ngồi vào lòng đò với ba má và anh tôi. Ông lái đò nói chỉ chở được một số người thôi, còn một số phải ở lại chờ chuyến sau. Khi đó tôi cũng không còn bình tĩnh để biết có ai trên đò, có ai không. Tôi la lớn:
- Hãy cầm vào thuyền mà bơi.
Các người con gái, tôi không nhớ rõ là ai, ít nhất cũng hai ba người con gái  nữa, cùng với tôi không biết bơi, cũng nắm vào mạn đò, tống chân trong nước, trong áo quấn ướt sủng để bơi qua sông, qua dòng sông định mệnh để vào bờ Mang Cá. Má và chị, hai người đàn bà can đảm hồi chiều qua đã đi tìm con đường nầy theo hướng bay của trực thăng và dẫn dắt gia đình đến chốn bình an.
Khi mình vào đây, một cảnh tượng đau lòng. Người ta ngồi đánh bạc quá sá, người ta ăn chơi ngày Tết chẳng biết là VC đang kề bênh nách. Họ chẳng biết trong gang tay của họ đang có chiến tranh. Họ chẳng biết là Eo Bầu Thượng Thành đang bị lửa đạn, hay họ có biết mà giả lờ như không biết .
Lúc đầu gia đình tôi định tá túc nhà ông bà Đốc Thước, nhưng đến nơi ba tôi có một người bà con là chị Bếp Liên, nên gia đình tôi vào tá túc nhà anh chị. Khi có tin có tàu xà lang đổ bộ chở người vào Đà Nẵng gia đình anh tôi và hai chị giả từ để vào lại Saigon đem theo cậu em trai lớn. Anh chị Bếp Liên rất tốt, cho chúng tôi ở nhà cả hơn tháng trời.  Mệ tôi có bà sui gia hụt là ông bà Đốc Thước cũng rất tốt, ngày ngày đem gạo qua tiếp tế cho gia đình tôi. Chi V. ở lại với bầy em nhỏ và ba má tôi. Tục ngữ mình nói: Nước loạn mới biết tôi trung; Gia bần mới biết con có hiếu.
Chị V. tôi trong mọi hoàn cảnh đã lo lắng cho mấy em và cha mẹ tôi rất nhiều. Đúng là một chị cả thương em.
Khi có tin Nội Thành được giải phóng, chúng tôi mừng quá, trở về thăm. Cờ bay tưng bừng tên thành phố thân yêu vừa chiếm lại hôm qua bằng máu.
Nhìn ngọn cờ vàng bay trên đĩnh kỳ đài Ngọ Môn tôi khóc quá chừng. Tôi không ngờ chiến tranh đã tàn phá cố đô Huế đến hầu như 100%.
Tôi đã đi về nhà, đi với ai tôi không nhớ nữa. Chỉ nhớ là khi đi qua đường ngã Gia Hội thì thấy vàng bạc rơi rớt trên sàng nhà sau mấy lớp cửa sắt. Trên đĩnh cửa Đông Ba, một người lính VC chết nhào xuống, chân đang còn xích vào với khẩu súng đại bác. Vài cái xác chết trên đường đã thình lên, to hơn cả cái bàn. Mèo chó chết cũng phình trương lên rất lớn. Mùi hôi kinh tởm bốc xông cả vùng nội thành. Hố bom thật sâu và rộng đã choáng hết một phần con đường Nhà Thương Nhỏ. Tôi đi trong kinh hoàn. Vũ trụ như sập tan trong mắt tôi. Còn gì là cuộc đời. Sống để làm gì với những vết thương hằn xé như thế nầy. Tuổi trẻ nhiều ước vọng còn gì nữa đâu.  Đầu óc đang chứa nhiều đau khổ, đang lo sợ, tâm cang đang quằn quại, thì một bàn tay đặt trên vai tôi. Tôi hét lên thật lớn ví quá đau khổ thấy cảnh tương tàn, không biết là người hay ma đang bóp cổ mình đây. Hét lên cũng vì sợ. Hét lên cũng vì đời dã man. Tôi nghe một tiếng nói bên tai:
- Moa vào coi nhà Hiệp Thành có bị chi không, vì thấy vùng nầy bị nặng quá.
- Bị chừ làm răng mà khoải được.
Công đi yên lặng bên tôi, chịu cũng chẳng biết an ủi bằng như thế nào trong hoàn cảnh nầy, chi bằng yên lặng là hơn. Công là người bạn thân của tôi tử nhỏ, chúng tôi cùng đi hướng đạo và cũng có ý hướng giúp đời nên tư tưởng có nhiều điểm tương đồng.
- Công biết không moa đi một mình sợ quá, qua mấy cái xác tê, sợ muốn chết may có Công có bạn cùng đi. Nì, mà răng Công lại đi vô đây?
Tôi hỏi bạn lạt nhách. Công đã nói là vô nhà tôi từ đầu rồi mà. Đi một khoảng khá xa, vì đường đi có nhiều chướng ngại, như bùn đất dính đầy trên đôi guốc khó lòng mà nhấc lên, cây cối gãy đổ giữa đường, hầm mìn chắn hết lối đi, thành ra nhọc nhằn lắm mới tới được nhà.......
Đến nơi, ba má tôi đã đến trước. Tôi thấy má tôi đã khóc. Căn nhà thân yêu của ba má tôi đã sập hoàn toàn phần trên, chỗ chúng tôi làm hầm nổi ba má tôi xây thêm về sau vẫn còn nhưng rất nhiều vết đạn, mùi hôi của xác chết làm tôi nhức đầu.
- Chớ mình tính răng má hè?
- Thôi con đi về đi, má với ba về sau. Để coai xem thử ra răng đã. Chắc mình chưa dọn về được mô.
Tôi xây xẩm mặt mày vì mùi hôi của xác chết bị sình thúi, nên chào ba tôi mà đi .
Đến nhà Công, tôi chào hai bác và bác gái bảo tôi đi ăn. Người tôi lấm đầy bùn đất. Nhà Công cũng đầy người tỵ nạn như nhà tôi trước khi chạy giặc. Ông là đại tá quân đội và quá tốt. Lòng tốt nầy tôi khắc khoải ghi tạc hoài mà trong bài thơ "Bát cơm Mậu Thân" cũng đã ghi lại một ơn nghĩa không quên của đời mình.
Vài ba ngày sau ba má tôi hồi cư trở về để dọn dẹp nhà. Năm con gà nằm chết trong chuồng. Con mèo cùng tuổi với tôi cũng đi đâu mất tích. Phải dọn dẹp mấy tháng trời đống gạch vụn lớn với hai bàn tay trần như không bao giờ xong. Về sau ba tôi nhờ một người cháu rể là đại tá Thiện dùng xe cần trục lớn, dọn đi đống gạch sập của căn nhà. Đêm đêm tới nửa khuya khi đang ngồi học dưới ánh đèn dầu leo lét, tôi lại nghe tiếng rên hì hì. Tôi sợ quá và tôi tắt đèn đi ngủ. Tôi không biết tiếng rên đó là của người sống hay người chết. Tiếng đó tôi nghe hoài, luôn cả tháng trời chưa dứt, và phải nửa đêm mới nghe khi đêm về khuya, khi thanh vắng.
Cầu Trường Tiền trong dịp giặc gãy một nhịp. Trường đại học y khoa Huế đã dọn tạm vào Saigon và tôi cũng không gặp Công nữa. Về sau khi đi học qua cầu tôi gặp Công về thăm Huế và chẳng bao lâu Công có vợ người Saigon. Đó là lần cuối cùng tôi gặp ân nhân của tôi.
Đò Cồn, Bãi Dâu, những tiếng đào đất mà ban đêm khi di tản đến nhà bác, tôi đã nghe phải chăng đó là tiếng đào của những ngôi mồ tập thể, của những chiếc khăn tang của Huế về sau.
Má và chị V. đã sáng suốt không để cho ba và anh tôi ra trình diện. Anh chị Bếp Liên một đời ân nghĩa, tôi cũng không gặp được trong dịp về thăm VN lần trước. Ông bà Đốc Thước, một đời ân nghĩa cũng không gặp lại được thì đã qui tiên.
Ôi một thành phố, nhà không vườn trống, một định mệnh, một cây cầu gãy, một chiến tranh tương tàn, tất cả để làm gì? Tại sao không mang hạnh phúc cho người mà chuốc lấy thương đau. Không có công tạo dựng, xin đừng gây tương tàn.
37 năm qua. Người còn kẻ mất, một xót xa đau đớn như đã quên lãng trong tôi bỗng hiện về. Tôi chỉ có thể nói với mình chiến tranh tàn ác, tại sao có người thích chiến tranh và ủng hộ người nuôi dưỡng chiến tranh, trong khi mình không tạo dựng được hạnh phúc cho người. Hãy ban phát tình thương với người như thương chính mình vậy. Và mong mọi người có mùa xuân an bình chứ không phải mùa xuân ly tan như Mậu Thân.-
Phan Thị Hiệp Thành
tháng ba Mùa Xuân 2005 Ất Dậu
Vài câu của người đăng tải
Vào dịp xuân Canh Dần 2010 tôi nhận được qua email một tập tự truyện viết năm năm trước 2005 nhưng không đọc được vì 90% là mã số nhưng tôi biết bài nói về Tết Mậu Thân Huế. Tôi đã lần mò viết ra như trên và gởi lại cho người gởi.
Người gởi không ai khác hơn là bạn Tôn Thât Để mà tôi thường gọi là hoàng thân Vỹ Dạ. Nói vậy cũng không quá lắm, tuy không thuộc nhóm Hường Ưng Bửu Vĩnh…,chàng là hậu duệ của cụ Tôn Thất Hân, nhiếp chánh vương khi vua Bảo Đại du học bên Tây thì cụ cố cũng là vua vậy. Nói cho vui thế thôi nhưng lý do chính là thân sinh của Để và hai em đã bị giết trongTết Mâu Thân, cùng rất nhiều người khác trong đại gia đình.
Ít khi tôi đọc được một ký sự về Huế mà người viết là chứng nhân tận mắt (eye witness, témoin à yeux) cho thấy cán binh VC bị xiềng vào cây súng. Phan Thị Hiệp Thành (PTHT) một trong những người trở về sớm nhất, đã thấy; một cái thấy bằng mấy chục lời nghe kể lại.
Cũng con mắt ấy của PTHT đã thấy sự khác biệt giữa hai thái độ dân Huế, một bên thì cứ đánh bài và ăn Tết vui say. Tháng giêng là tháng ăn chơi; một bên thì hốt hoảng đối diện với cái chết ngay lưng; cái chết từ súng đạn và cái chết từ chỉ điểm và muôn ngàn thứ khác.
Bậy quá. Giá như nhà bình luận Tôn Nữ Hoàng Hoa (TNHH) mà đọc được bài nầy của PTHT thì đỡ mất công cho bà và độc giả. Cô Tôn Houston đã tốn thì giờ giấy mực và năng lực tinh thần để chứng minh tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn không thể làm cái việc do chính ông nói là trong tết Mậu Thân ông và người yêu dìu nhau đi từng bước bên bờ sông An Cựu. Vị nữ lưu con cháu nhà Nguyễn nầy quả quyết không thể có được khi Huế trầm mình trong chiến tranh, súng đạn như mưa, mà dù không có chiến tranh tại chỗ ở, làm sao có lòng dạ mà du xuân.
TNHH suy bụng ta ra bụng người, lòng dạ người ta đâu có phải là lòng dạ của mình. Lòng dạ PTHT không phải là lòng dạ của gia đình người bác ở phía Cồn Hến. Bác gái thì cứ xòe bài nhiều màu (tứ sắc?), bác trai thì bình thản bảo anh nàng ra trình diện ngay để được khoan hồng; PTHT nghĩ đấy là hậu cần VC. Một bên là đau khổ một bên là hân hoan.
Ai cấm vị tiến sĩ số một của Huế du xuân bên cạnh người yêu. Tiếng súng? Lập trường chính trị? Lương tâm? Cái huệ, cái logique, cái “should be” của TNHH cần được thay thế bởi cái nhìn trực tiếp của PTHT, đơn giản và thấm thấu.
Trước đấy, người xứ Liễu Hạ, cũng đã phải rất dài dòng chứng minh mình không phải là CS khi một người tên Phi đã cho biết Trần đại nhân đã đứng trên bục (sân khấu) làm bằng những tấm ri sắt (ở bãi đáp phi cơ dả chiến) mà ông phải gánh còng lưng; Trần đại nhân ra chỉ thị huấn lệnh, đầu đội nón cối và hông mang xác cốt. Bài tự biện hộ có đoạn nhà Phật Học nầy (được bốc thơm thành Long Thụ tái thế) nói gần như ri: tui mà CS à?! Con gái tui, hai đứa chứ không phải một đứa, theo đạo Thiên Chúa và lấy chồng là con của Cần Lao ở gộc Quảng Trị; mần răng mà tui thành CS, noái hiện ngụy chơ.
Rồi tiếp đến có người làm môt việc rất đơn giản (tuy sự đơn giản nầy khác với PTHT), Bên Thắng Cuộc đã ghi ngắn gọn Trần Kiêm Đoàn là bí thư đảng ủy tại trường Nguyễn Tri Phương Huế. Tác giả Huy Đức e chừng vì ngủ trong chăn mà biết chăn có rận. Tôn Nữ Hoàng Hoa thua là thua chỗ nớ, đứng ngoài dòm vô.  ttt
Ngày 27 cuối năm Ngựa sắp qua năm Dê, nấu xong nồi bánh Tét ngoài trời và được phép ăn tươi nuốt sống ngay, thơm mùi lá chuối và lá sen; nước mưa và củi rừng làm bánh dẻo như kẹo kéo.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19652)
"Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi Chủ Nhật. Cám ơn Chúa . Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui ,không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết.Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu "Amy, đến phụ cô làm cái này đi ! Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵn làm chứ cháu
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19279)
Vợ tôi thường tuyên bố chắc nịch, "không con mèo nào lại chê mỡ". Tôi cũng là một con mèo háu đói, nhưng những miếng mỡ chung quanh đều do vợ dăng bẩy. Ngu gì mà mắc bẫy. Cái tiền lệ của ngày hẹn hò đầu tiên tôi đã vượt qua dễ dàng, nhưng lúc đó khác, bây giờ khác. Đã biết mỡ heo ngon tự nhiên cũng tò mò muốn nếm mỡ gà, mỡ bò... Tò mò chút thôi, chớ ngu gì mà bỏ nhà đi làm mèo hoang! Thỉnh thoảng tôi làm mèo hoang trong mơ mà thôi.
17 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 22221)
Mỗi khi gặp gỡ một ánh mắt nhìn thân thiện, tôi luôn cảm thấy như được sưởi ấm. Và tôi tin rằng ai cũng có cùng một cảm nhận tương tự từ những cử chỉ thân ái nhỏ nhặt từ người khác. Thực tình mà nói, ngọn nến không khó để thắp lên, vấn đề là tôi có đủ can đảm bỏ bớt thì giờ dành riêng cho mình để bước ra hòa mình và chia sẻ với người khác hay không. Một Lễ Giáng Sinh trọn vẹn không thể không có thật nhiều những ngọn nến yêu thương như thế.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25900)
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20123)
Đêm đã sâu hơn, ngồi chong mắt lên màn hình vi tính, quê hương thu về một cõi lòng đau đáu, kịp nhận ra còn có những anh em đang “lẻ loi như cây rừng đông, từng phen chết trong bão bùng,” mà vẫn dìu nhau qua hết những con đường đi tìm lại chút hơi người.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23500)
Làm người lương thiện ở Việt Nam khó hơn làm tiến sĩ cả vạn lần. 100 người bảo vệ luận án tiến sĩ hầu như đạt cả 100. Nhưng 100 thằng tù mà trở về xã hội, may lắm chỉ có 1 hay 2 thằng trở thành người tử tế, nghĩa là tìm công việc tử tế sống cuộc đời lương thiện đến cuối đời.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23756)
Người miền Nam có câu nói ám chỉ một sự việc xa vời, vô định, vô vọng và chìm sâu vào tuyệt vọng: “Mút chỉ cà tha”. Những tưởng học tập cải tạo 10 ngày để rồi trở về với cuộc sống bình thường hàng ngày, ai ngờ đã qua 10 ngày mà vẫn thấy chưa học tập được một chữ nào! Thế cho nên chúng tôi bảo nhau: “Kiểu này học tập... mút chỉ cà tha!”
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20035)
Tao phải đề nghị cái thằng viết bức thông cáo kêu gọi quân nhân “ngụy” đi trình diện học tập cải tạo sau ngày 30/4/75 được lãnh giải Nobel về văn chương láu cá
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 21641)
thực trạng xã hội diễn ra hằng ngày và cũng là cách để anh sống với chính mình.Bùi Trung Việt nói: “Tự do, đó là thứ tôi đang có được, bởi tôi đi bán khoai lang chứ không phải đang ngồi trong Luật Sư Đoàn!”
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19258)
tôi cũng sẽ đặt một cái cân và cây thước trước cửa nhà.Tôi sẽ tiếp nối công việc của cha,tôi cũng sẽ là người cân đo tội ác và thời gian của cộng sản Việt Nam./.
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20847)
Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài…
26 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18809)
Đối với người tị nạn Việt Nam, có lẽ chưa có câu chuyện nào cảm động bằng cuộc hội ngộ của hai cha con ông Trương Văn Hào, sau 34 năm xa cách. Khi biết tin, phóng viên nhật báo Người Việt đã liên lạc được với ông Hào và được ông kể lại câu chuyện sau đây. Nhân ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, nhật báo Người Việt đăng câu chuyện này để độc giả cùng suy ngẫm.
24 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18632)
bởi lỡ mai này, những người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không? Xin cho tôi được một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này.
21 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20257)
Một câu chuyện thật xót xa ... Cô gái lái xe đã hành động đúng : Trả cho mọi người trong xe cái mà họ đáng được : Đến chỗ...Không có loài người , nơi chỉ tồn tại những linh hồn "không có trái tim" !!
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20269)
người nghệ sĩ mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là một thiếu nữ Việt Nam trẻ đẹp, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn, từng làm nghề đánh cá ở một làng chài lưới tại Quảng Ngãi trước tháng Tư 1975
17 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20249)
Không còn lầm được. Không còn ảo tưởng:"Đã trốn trại, còn đang ẩn trốn tại một nơi nào." Tôi mất anh thật rồi! Thế là hết. Tôi khóc nức lên. Trời như nổi gió. Cỏ cây chao đảo. Đồi núi quay cuồng. Quanh tôi cảnh vật mờ đi...
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18499)
Chuyện cây cầu treo năm ấy là bài học quí giá dạy cho con người đức tính khiêm cung, biết được thân phận nhỏ nhoi của mình có nghĩa lý gì đâu, so cái lớn lao vô cùng trời đất.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 19062)
Người lính Trạch Gầm cũng có vài ba mối tình, cũng có lúc “khi lính đã yêu rừng tàn núi lở”. Nhưng , từ cổ chí kim ,tôi chưa thấy ai “mày tao” với người tình như ông thi sĩ lính này.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 17759)
Vẫn tấm bảng đó,nhưng hàng chữ đã đổi khác “Ủy Ban Nhân Dân Huyện Giáo Đức”. Cột cờ giữa sân vẫn còn đó, nhưng lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới ngày nào không còn nữa mà đã bị thay thế bằng một lá cờ khác
26 Tháng Mười 2011(Xem: 19610)
Hỡi ơi ! Người đàn bà tài hoa ấy có lẽ cũng đã nhận ra rằng : Tài và sắc vốn là một mối lụy của kiếp nhân sinh. Cho nên mới không làm thơ nữa. Để làm vợ -một người vợ bình thường như mọi người vợ khác.
18 Tháng Mười 2011(Xem: 19356)
Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Nguời ta đã chế tạo ra nhiều thứ. . . . kể cả nguời máy , nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 21172)
Nhưng hôm nay , ở cái tuổi không còn trẻ nữa , khi mái tóc không còn xanh nữa , sau những vật chất phù hoa tôi đã nếm biết bao vị đắng , trải qua bao phũ phàng của tình nghĩa vợ chồng .
08 Tháng Mười 2011(Xem: 23705)
Hôm nay, hít thở không khí tự do nơi đất nước tạm dung, hồi tưởng lại quá khứ, chiến trường Phước Long, kiếp lưu đầy tù tội nơi lam sơn chướng khí Việt Bắc, những ngày đói khát không có lấy một chén cơm cho đủ no để chống với cái lạnh cắt da, cô đơn không người thăm hỏi, và biết bao muôn vàn những cay đắng tủi hờn trút đổ thù hận trên người chiến sĩ Quốc Gia sa cơ thất thế.
05 Tháng Mười 2011(Xem: 20681)
Và còn nữa, ngồi để nhìn cho rõ cái cô đơn trống vắng của tuổi hoàng hôn trong bước lưu đày. Mầy biết không, có ông tráng sĩ nào đó ngửa mặt lên trời than “ Ôi thời oanh liệt nay còn đâu “ thì được đấng phu quân an ủi ngay “ Oanh không có, nhưng có liệt !”
25 Tháng Chín 2011(Xem: 20226)
Chinh chiến đã tàn, Việt kiều vượt biển vượt sông. Việt cộng thắng Tây thắng Mỹ. Liệu chữ “Việt” chung nhau ấy có đủ lấp nổi giòng Bến Hải li ti ở trong tâm mỗi người tự nhận là người Việt?
15 Tháng Chín 2011(Xem: 18711)
Tháng chín gió Thu bắt đầu thổi lạnh. Buổi sáng ra sau vườn, vợ tôi nhắc tôi phải khoát thêm chiếc áo ấm để phòng cái thân đang... về già. Sau hè nhà tôi có trồng một hàng phong rậm lá. Sáng nay, nhìn những chiếc lá thu mới úa, chưa vàng run rẫy trong gió sớm làm tôi nhớ những mùa thu đã đi qua ở bên nhà.
12 Tháng Chín 2011(Xem: 20958)
Tôi yêu đất nước này nhưng ở trong một sự so sánh tôi vẫn chưa hiểu biết hết tận tường ân sủng này như thế nào. Cảm xúc, tạ ơn, tình yêu của gia đình người tị nạn này
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20583)
Ông nội hy vọng rằng, môt ngày nào đó sẽ được gặp cháu. Nếu mẹ cháu nghĩ lại và muốn tiếp xúc với ông nội, hãy gọi điện thọai nhắn tin với Tòa báo Việt Luận, rất gần nơi cháu đang ở. Ông nội đang mong tin cháu.
06 Tháng Chín 2011(Xem: 19525)
Nhưng dầu là cách nào, tôi thực sự cũng cám ơn cơ duyên này. Vì nhờ đó mà tôi có được một tri âm trong phần đời còn lại của mình, trên thế gian này, giữa dòng đời xa lạ hôm nay.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 23447)
Cuối cùng rồi thì người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian cũng phải ra đi, nhưng không phải cái chết nào cũng giống cái chết nào, thiên đàng, địa ngục không ở cùng một nơi.
17 Tháng Tám 2011(Xem: 21235)
Sáng mai tôi lại lên lớp giảng về truyện Kiều. Kìa tại sao những dòng chữ trên giáo án mờ dần, mờ dần... Một giọt nước mắt nóng hổi không cầm được của tôi đã rơi xuống, đọng lại và thấm sâu vào trang giấy trắng.
14 Tháng Tám 2011(Xem: 18470)
Nhân dịp lễ Vu Lan, xin mời các bạn nghe nỗi lòng của một người con khi phải đưa mẹ vào Viện dưỡng lão. Trong tương lai một ngày gần đây, rồi cũng sẽ đến lượt chúng ta phải vô viện dưỡng lão, xin đừng trách con cái nếu là trường hợp vạn bất đắc dĩ , bởi vì chúng nó cũng đau lòng lắm nhưng không thể làm khác hơn được, nhưng miễn là đứa con không quên bổn phận thăm nuôi những ngày sau đó..
03 Tháng Tám 2011(Xem: 19622)
để ông được làm: MỘT MỘ PHẦN BÊN NGÀN CHIẾN HỮU CỦA TÔI. NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, NGƯỜI TƯỚNG LÃNH CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA CỦA TÔI LÀ THẾ ĐẤY.
02 Tháng Tám 2011(Xem: 20593)
Biết lấy gì để đền đáp công ơn anh đây? - Người anh em của tôi ơi, tôi mới phải là người cảm ơn anh. Chính anh đã cho tôi hạnh phúc lớn lao. Chính anh đã giúp tôi thoát khỏi cái con vợ yêu tinh của tôi đấy!
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 19311)
“Học vấn không phải là vấn đề không quan trọng trong cuộc sống vợ chồng, nhưng điều quan trọng nhất đối với Hòa, đó là tình yêu thương lẫn nhau; vì nếu không thật sự yêu thương, thì không thể vượt qua được những chướng ngại của cuộc sống
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 18701)
Vậy mà hôm tao phải liệng súng đầu hàng vào cuối tháng tư 75, tao nghe đau điếng như vừa lãnh một viên đạn. Lần đó, tao không đánh giặc vậy mà tao lại bị thương, bị thương ở trong lòng.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 17196)
Anh đã trả gía cho cơn sốt tình ấy 10 ngàn đô la, qúa đắt so với “gía cả” bình thường của cô Nâu “đi” với những người đàn ông khác, và suýt nữa bằng cả sinh mạng của anh và vợ anh, cũng như tương lai của hai con sẽ ảnh hưởng không biết tai hại đến chừng nào.
03 Tháng Bảy 2011(Xem: 20831)
Ngoài song thân ra, người tôi biết ơn nhiều nhất là vợ tôi. Đời sống tôi có ý nghĩa hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn nhờ vợ khôn ngoan dịu dàng .Nhiều đêm thức giấc tôi nhẹ hôn lên mắt vợ,
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 18562)
Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 18969)
Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ. Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 17454)
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp nhiều bài viết giá trị . Bài mới nhất của tác giả dành cho mùa lễ Father’s Day 2011.
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 19133)
Và trong khi cô tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời qua ánh sáng chiếc màn ảnh điện thoại, bà cụ ngồi ở băng sau đã trở nên vô hình, và cô đã không thể trông thấy những giọt nước mắt của bà.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 19309)
trên vách tường cũ vẫn treo tấm giấy khen “Anh hùng diệt Mỹ” đóng khung, lồng kính và đã bạc màu hoen ố theo thời gian của anh Siêu không còn nữa, mà thay thế vào là khung hình mới tinh, trên bức tường cũng mới tinh, hình gia đình cô Lạc, cô với người chồng Mỹ
28 Tháng Năm 2011(Xem: 21283)
Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác của mắt, mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, "Con mắt của trái tim mới sáng nhất, thật nhất!"
24 Tháng Năm 2011(Xem: 18265)
nghiệp do chính con người tạo ra, bất định tính nên nghiệp có thể chuyển hóa được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hóa nghiệp báo của mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại
23 Tháng Năm 2011(Xem: 20149)
ôi nhớ mỗi năm khi ngày "Mother's Day" đến, các ông thường kiếm cớ “em là vợ anh chứ có phải là má anh đâu mà anh phải mua quà."(Câu này tôi nghe quen quen quí vị ạ )
21 Tháng Năm 2011(Xem: 17866)
Làm sao mẹ tôi có thể sống thiếu tôi! Tôi là nguồn sống của bà mà! Tất cả sinh lực, ý chí phấn đấu trước kia là vì tương lai của tôi, là vì tôi! Không có tôi bên cạnh, không có đứa con trai thương yêu của bà bên cạnh
18 Tháng Năm 2011(Xem: 20283)
Mỗi ngày, trong nắng ấm, nhìn biển trời, nghe sóng biển rì rào, Lang da diết nhớ về Nha Trang, về những ngày tuổi thơ cùng với gia đình, thầy bạn, và hồi tưởng về một quá khứ với biết bao thăng trầm biến đổi của quê hương, của gia đình và của cả một đời người.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 19731)
đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ.Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother Day…
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19762)
Hôm nay là ngày giỗ mẹ, tôi viết những dòng này là tâm sự của một người con suốt đời không có mẹ ở bên và thành kính dâng lên hương hồn mẹ như một nén nhang thắp muộn.