1:44 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

SAU 40 NĂM ĐỊNH CƯ TẠI ÚC

05 Tháng Ba 20151:10 CH(Xem: 11879)
http://sr.photos3.fotosearch.com/bthumb/CSP/CSP700/k7001087.jpg
Kính chuyển.
TVQ


Sau 40 năm định cư ở Úc

 

blank

BỐN MƯƠI NĂM - BỐN CÂU CHUYỆN Ở BỐN MELBOURNE POSTCODES

Người Việt đến định cư tại Úc qua nhiều diện khác nhau, nhưng chính yếu nhất vẫn là tỵ nạn vào những thập niên 70, 80 và đầu 90 và đoàn tụ gia đình  vào những thập niên sau đó. Những mẩu chuyện thương tâm và can đảm của người Việt tỵ nạn đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ, tuy nhiên  sau khi được định cư tại các quốc gia đệ tam, những người Việt tỵ nạn may mắn sống sót này và gia đình của họ đã thầm lặng và cần mẫn tái lập cuộc  sống mới của họ tại các quốc gia thu nhận họ. Tuyệt đại đa số bày tỏ rằng: là những người may mắn sống sót và được nước Úc và người dân Úc mở  rộng vòng tay đón nhận, họ không ước mong gì hơn là mau chóng không trở thành gánh nặng cho nước Úc và bằng mọi giá trả ơn qua những đóng góp  cụ thể mà bản thân họ hoặc con cháu họ sau này sẽ làm để đền ơn, đáp nghĩa cho nước Úc giàu lòng nhân ái và quảng đại này.  
Tiếp theo đây là 4 câu chuyện của 4 người Việt bình thường trong cộng đồng người Việt Tự Do tại Melbourne, Victoria. Họ đến từ 4 vùng Đông, Tây,  Nam, Bắc và hiện đang sống tại những khu vực hiện có đông người Việt cư ngụ và đến định cư cách đây 40 năm. Họ là những người đến Úc theo diện  tỵ nạn hay đoàn tụ gia đình. Họ thuộc những lứa tuổi khác nhau, thành phần khác nhau, gia cảnh khác nhau và đến từ những vùng khác nhau tại  Việt-Nam, tuy nhiên trong cả 4 câu chuyện họ có một mẫu số chung tiêu biểu cho hầu hết thế hệ đi trước của người Việt tỵ nạn tại Úc, đó là: 
 

  • Lòng tri ân sâu xa
  • Một ý chí mãnh liệt làm lại cuộc đời
  • Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
 
Tuy chỉ có 4 câu chuyện, nhưng chúng tôi đã phải vô cùng vất vả và khó khăn trong việc thuyết phục những gia đình trong Cộng Đồng người Việt để  cho chúng tôi đăng tải câu chuyện của họ vì bản chất vốn thích thầm lặng và khiêm tốn của người Việt nói chung. Chúng tôi vì thế vô cùng tri ân bốn anh  chị và gia đình đã đồng ý cho chúng tôi phỏng vấn và trưng bày những hình ảnh về cuộc hành trình tới Úc, những nổ lực định cư và những đóng góp âm  thầm nhưng quý giá của họ cho gia đình, con cháu, cộng đồng, xã hội và nước Úc trong 40 năm qua. 

---
RICHMOND – POST CODE 3121
Ông Phan Cảnh Hưng sanh năm 1954 tại Bình Định, Việt Nam
 
Ông Hưng là người con trai út của một gia đình mất 3 còn 4 người con. Mẹ ông mất khi ông mới sanh ra chưa được 1 tuổi. Cha ông tái giá và trong khi  mẹ kế của ông đang có bầu thì cha ông lại đi tập kết ra Bắc. Mẹ kế của ông phải làm nghề bánh tráng để nuôi 5 người con nheo nhóc trong một hoàn  cảnh vô cùng cơ cực và thiếu thốn. Vì nhà nghèo nên ngay khi còn nhỏ ông đã không được đi học và phải ở nhà phụ mẹ làm bánh tráng.
 
Vì thương hoàn cảnh của ông nên khi ông được gần 7 tuổi, một người bác của ông đã làm giấy tờ và giúp cho ông được đi học tiểu học. Ông vừa đi học  vừa phụ giúp mẹ làm bánh tráng. Ông ở nhà nhiều hơn đi học, nhưng học rất khá và luôn đứng đầu lớp. Ông thi đậu vào trường trung học công lập  nhưng lại phải ở nhà vì mẹ ông không có khả năng cho ông học lên trung học. Ông tiếp tục ở nhà làm bánh tráng trong 3 năm. Thấy ông thông minh và  hiếu học một vị thầy giáo đứng ra bảo trợ cho ông đi học lại. Ông học nhảy lớp 2 lần để kịp tuổi, ông đậu tú Tài 1 và Tú Tài 2 tại Nha Trang, ban B,  môn Toán năm 1970. 
Ông thi đậu vào Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn năm 1971. Ông vừa ra trường năm 1975 thì miền Nam thất thủ. Vì là sinh viên trước năm 75 ông  bị chuyển đi dạy ở tận đảo Phú Quốc, nơi ông dạy môn Toán lớp 12. Năm 1979, ông lập gia đình và người con gái lớn của ông ra đời năm 1980 tại Phú  Quốc. Ông nói, cuộc sống thầy giáo của ông thật thiếu thốn và đói ăn đến độ phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của phụ huynh và học sinh.  
Năm 1981, ông với vợ và con gái vượt biên bằng thuyền sang Thái Lan. Sau 3 tháng ở trại tỵ nạn Songkla và Panat Nikhom gia đình ông được phái  đoàn Úc nhận cho định cư. Ông và gia đình đến Melbourne vào tháng 9 năm 1981. Lúc ấy ông chỉ mới 27 tuổi. Chỉ hơn 2 tuần đến Úc, ông đã đi làm  farm tại Lilydale trong khi tiếp tục học tiếng Anh trong vòng 4 tháng tại Nunawading Migrant Hostel.
 Sau 1 năm ở trong hostel, năm 1982, ông và gia đình xin được nhà chính phủ và dọn về ở khu Housing tại đường Elizabeth St, Richmond. Cũng trong  năm này người con gái thứ nhì của ông ra đời và ông xin được việc làm công nhân ở hảng xe Holden (từ năm 1982-1988). Tuy nhiên, vào cuối tuần ông  vẫn tiếp tục đi làm farm (từ năm 1982-1988). Ông cố gắng dành dụm tiền để hy vọng sẽ đi học lại thay vì đi làm hãng suốt đời. 
Tuy nhiên, không may cho ông, cuộc hôn nhân của ông bị đổ vỡ vào cuối năm 1988. Lúc bấy giờ 2 con của ông chỉ mới có 7 và 5 tuổi đang theo học tại  trường Richmond West Primary School. Khi việc này xãy ra, ông chọn đi ra khỏi nhà của Bộ Gia Cư để cho vợ và 2 con của ông ở lại đó, nhưng hai  người con gái nhỏ của ông nhất quyết đòi theo ông, nên cả 3 cha con trở thành không nơi nương tựa. Sau khi ở nhà người em vợ qua đêm, ông và hai  con được một người bạn cho tạm tá túc 1 tuần lễ, trước khi được một người bạn khác cho share phòng tại vùng Richmond để ở.
Cuối năm 1989, ông bị đột quỵ tim trầm trọng, bị bán thân bất toại, mất trí nhớ và khả năng nói. Bác sĩ và nhà thương nghĩ rằng vì tình trạng của ông quá  nặng, ông có thể sẽ không sống quá 2 tháng và nếu sống sót ông sẽ trở thành tàn phế và không bao giờ đi lại được nữa. Khi hồi tỉnh lại, ông xin 2 con về  ở tạm với vợ cũ của ông trong khi ông còn phải nằm bệnh viện. Vì quá lo lắng cho tương lai và hoàn cảnh của hai con, ông quyết chí phải hồi phục càng  sớm càng tốt. Dưới sự kinh ngạc của bác sĩ và các nhân viên điều trị của bệnh viện, sáu tháng sau ngày nhập viện cấp cứu, ông đã đứng và đi được.  Ông xin xuất viện sớm để về với 2 người con nhỏ của ông tại căn flat mà Bộ Gia Cư, qua sự can thiệp của nhà thương St Vincent, đã cấp cho ông và hai  con tại Richmond. 
aus1
Mất job, bị bán thân bất toại, nhưng vì số tiền ông đã dành dụm trong suốt 5 năm đi làm hãng và farm của ông, Bộ An Sinh Xã Hội chỉ cấp cho 3 cha  con ông $65/tuần để sống. Ông cắn răng chấp nhận tất cả miễn là con mình không trở thành con của chính phủ hay mất cả cha lẫn mẹ. Với sự giúp đỡ  của hai con, ông nhất quyết phải đi lại được không cần xe lăn, tập nói lại và tự chăm sóc lấy mình và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.
Với một cố gắng và một ý chí phi thường, ông đã không hề sử dụng đến xe lăn sau khi bị đột qụy mà bác sĩ cho rằng ông sẽ không bao giờ có thể đi lại  được nữa. Hơn thế nữa, chẳng những ông đã tự mình đi lại, mặc dù thật chậm chạp và vô cùng vất vã, ông còn tự học thêm tiếng Anh để có thể dạy  kèm Toán cho 2 con của mình cho đến hết lớp 12. Không có tiền cho con học thêm, ông tự dạy kèm con của ông, kết quả là người con gái lớn đã vào  được trường Camberwell High School và người con gái út đậu vào trường tuyển nữ Trung Học Mac Robertson. Nhưng vì muốn hai chị em học cùng  một nơi, con gái út của ông đã chọn đi học tại Camberwell High School thay vì Mac Robertson.
Kết quả, người cha tật nguyền bán thân bất toại này, một disability pensioner, đã một mình dạy dỗ, nuôi nấng, chăm sóc hai người con gái 7 và 5 tuổi  đạt được kết quả như sau: 

  • Diana Phan - đậu VCE với số điểm 99.70 và tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa tại Đại Học Melbourne năm 2003.
  • Mary Phan - đậu VCE với số điểm 99.40 và tốt nghiệp Bác sĩ Nha Khoa tại Đại Học Melbourne năm 2005. 
Ngày nay, ông đã trở thành ông Ngoại của 2 người con của Bs. Diana Phan (5 tuổi và 9 tháng tuổi) và tình nguyện coi cháu cho con gái đi làm. Ông vẫn  còn một phần bán thân bất khiển dụng, nhưng nhất quyết không dùng xe lăn hay chống gậy, tự lo lấy mọi việc cho mình và chăm sóc, thương yêu con và  cháu như ông đã làm trong suốt 25 năm qua. 
Được hỏi, động lực nào và bí quyết nào đã giúp ông thành công trong việc vượt qua những khó khăn và trở ngại to lớn để cho ông và con cái ông có  được ngày hôm nay. Ông nói: 
“Vì tôi thương con tôi, tôi sợ mất con tôi và con tôi mất tôi. Tôi đã trải qua kinh nghiệm mất mẹ, mất cha, cực khổ vì thế tôi phải cố sống, cố phấn đấu  cho con tôi....bí quyết duy nhất tôi dùng để dạy con tôi là phải biết tự chủ, tự kỷ luật và cố gắng hết mình, không bao giờ bỏ cuộc hoặc chào thua trước  nghịch cảnh. Tôi là một người rất may mắn được sống sót và cưu mang bởi nước Úc giàu có và đầy lòng nhân đạo này. Tôi mong các con tôi sẽ tiếp tục  đóng góp khả năng của chúng nhiều hơn nữa cho nước Úc này” 
---
FOOTSCRAY – POSTCODE 3011
Bà Nguyễn Thụy Hồng Cúc, sinh năm 1956 tại Huế 
Bà Cúc là người con cả trong một gia đình có 7 người con. Cha của bà là một người lính Địa Phương Quân trong Quân Lực VNCH. Sau khi tốt nghiệp  trung học và vừa vào Đại Học năm 1975 tại Sài Gòn thì miền Nam mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt, bà bị đuổi ra khỏi đại học vì là người Công Giáo và  là gia đình “ngụy”. Bà ghi danh đi học về kế toán ban đêm.  
Năm 1975 bà bị nhà cầm quyền CS bắt giam với tội danh là gián điệp của CIA vì sử dụng morse và cemaphore trong một cuộc cắm trại của đoàn  Thiếu nhi thánh thể Giáo xứ Nhân Hoà. Cũng trong năm này, tài sản của gia đình bà bị CS tịch thu, bà bị bắt phải đi Thanh niên xung phong và toàn bộ  gia đình bị bắt đi về vùng Kinh tế mới Kà Tum ở Tây Ninh. 
Năm 1977 gia đình bà phải bỏ chạy từ vùng kinh tế mới Kà Tum về Tây Ninh lánh nạn cáp duồn của Khmer Đỏ và sau đó về lại Sài Gòn sống lang  thang không hộ khẩu và nhờ cậy vào lòng hảo tâm của bạn bè. Không nghề nghiệp bà phải kiếm sống qua ngày bằng nghề bán củi, báng xăng lẻ và  thuốc lá. 
Lúc còn ở Kà Tum, bà và gia đình đã liều mình giúp đỡ một số người tù VNCH trốn trại tập trung cải tạo về lại Sài Gòn. Năm 1982, một người bạn cho  bà một chổ đi không đóng tiền trên chiếc tàu vượt biên đi từ Hải Sơn, Vũng Tàu. Sau 6 ngày, 7 đêm và bị tàu của Hải Quân Mã Lai xua đuổi, chiếc tàu  chứa trên 100 người tỵ nạn của bà đã tới được dàn khoan của Tây Đức và đến trại tỵ nạn Ku-Ku, nơi bà ở 1 tháng trước khi sang trại Galang, nơi bà ở  1 năm trước khi được đi định cư tại Úc.
 Tháng 3 năm 1983 bà đến Melbourne và ở tại Midway Hostel, Maribyrnong. Chỉ một tháng sau khi đến Melbourne, bà đã được nhận vào làm công  nhân của một hãng vớ ở Thomastown. Bà làm hãng này cho đến năm 1985. 
Năm 1984 bà thành hôn với một cựu sĩ quan hải quân Quân lực VNCH, người bà đã quen biết tại VN và gặp lại khi đến Úc khi bà còn ở trong  Midway Hostel. Bà có được 3 người con trai và một người con gái: Nam (sinh 1985), Lam (sinh 1987), Vi (sinh 1989) và Tân (sinh 1992). Người con  thứ nhì của bà bị bệnh tự kỷ.
 Từ năm 1985 đến 1990, bà nhận làm hàng may tại nhà ở Maidstone và chồng của bà thì đi làm công nhân cho một hãng làm foam ở Highpoint.  
Năm 1990, bà bảo lãnh được toàn thể cha mẹ và các em tổng cộng 6 người sang Úc đoàn tụ. Nhưng điều này cũng có nghĩa rằng bà phải ký giấy cam  kết bảo trợ, phải làm việc nhiều hơn và khó khăn hơn nữa để chu cấp và phụ cấp thêm cho cha mẹ và các em trong buổi ban đầu đến Úc. 
Năm 1993, bà mở và một mình coi sóc một tiệm Take-away Food và một tiệm bán Second Hand Furniture ở Riverside, Footscray trong khi chồng của  bà vẫn đi làm hãng. Lúc ấy người con trai út của bà chưa được 1 tuổi. Bà vừa bồng con vừa bán hàng. Khách hàng thấy tội nghiệp nên ăn xong phần  lớn tự dẹp bàn và mang chén dĩa vào trong cho bà luôn!
Ngày 21 tháng 12 năm 1994, chồng bà đột ngột qua đời vì bị tai biến mạch máu não, hưởng dương 50 tuổi, để lại cho bà 4 đứa con thơ, đứa lớn nhất  chỉ mới có 9 tuổi. Vận xui tiếp tục xảy ra cho bà, chỉ một năm sau đó, năm 1995, Hội Đồng Thành phố Maribyrnong rút giấy phép của Riverside khiến  cho bà mất trắng cả hai thương vụ Take-away Food và Second Hand Furniture.  
aus2
Không nản chí, bà cương quyết không nhận tiền An Sinh Xã Hội, quyết chí tìm mọi cách tự mưu sinh và nuôi con. Bà ghi danh đi học về Hospitality và  tốt nghiệp chứng chỉ này năm 1997. Mỗi dịp Tết đến bà mở gian hàng bán thịt nướng tại mọi hội chợ tại Melbourne không bỏ bất cứ một hội chợ nào để  kiếm tiền thêm nuôi gia đình và các con. 
Năm 2005, bà sang lại một tiệm Milkbar ở vùng West Footscray. Bà và người con trai út ở tại Milkbar này. Không may cho bà Milkbar nằm ở một nơi  không đông khách nên mỗi tuần bà không kiếm được quá $150 đồng tiền lời trong một năm đầu. Với bản tính kiên trì cố hữu, bà cố công gầy dựng  thương vụ này từ một nơi ế ẫm thành một cửa tiệm kiếm được từ 800 đến 1000 đồng tiền lời mỗi tuần vào năm 2010 trở đi. 
 Năm 2011, chủ tiệm rao bán cửa tiệm Milkbar này của bà, tiếc thay bà không mua được nên đành phải bỏ thương vụ này. Vài tháng sau, trong lúc đang  kiểm hàng để khai thuế trước khi đóng cửa, bà bị té gãy xương vai và tay. Bà phải tự mình đi bộ đến bệnh viện Sunshine để chửa trị vì người con trai út  và các con của bà lúc ấy không ai biết lái xe. Từ đó đến nay, bà không còn làm việc được nữa, nhưng tập trung vào việc thiện nguyện giúp đỡ Cộng  Đồng và các em tỵ nạn người Việt tại Melbourne.
Mặc dù phải bận rộn với công việc sinh nhai và phải một mình nuôi dưỡng bốn người con, bà luôn đặt việc giáo dục của con cái lên hàng đầu. Mọi tiền  của làm được bà dành hết cho việc học hành của con cái. Ngoại trừ người con bị tự kỷ, hai người con trai của bà đã từng là học sinh của trường  Essendon Grammar và tất cả các con bà đều đã có nghề nghiệp và nhà cửa ổn định kể cả người con trai tự kỷ cũng đã tốt nghiệp trung học và có công  ăn việc làm.
aus3
Bà là một thiện nguyện viên tích cực và là một mạnh thường quân đóng góp thường xuyên và rộng tay cho các sinh hoạt phúc lợi xã hội và văn hoá của  Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria và Đền Thờ Quốc Tổ. Bà cũng tham gia một cách hăng say các công tác vận động xin chử ký hay tranh đấu  cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt-Nam. Bà là một trong những thành viên âm thầm đóng góp tiền của cho Quỹ Tù Nhân Lương Tâm để hỗ  trợ cho gia đình của các nhà tranh đấu dân chủ đang bị cầm tù tại VN trong nhiều năm qua. 
Năm 2014, khi biết có 13 em tỵ nạn VN cần nơi cư ngụ khi được chính phủ Úc cho ra từ các trại tạm giam tại Melbourne, bà lập tức tình nguyện dùng  nhà của mình để cho 13 em có chổ ở free. Từ đó cho đến nay 6 em vẫn còn ở free tại nhà của bà. Bà cung cấp cho các em đồ ăn, chăm lo sức khỏe,  chỉ dẫn và dạy bảo cho các em. Bà trở thành một người đưa đón các em đi đây đó, bà tự mình đi xin quần áo, đồ dùng và xe đạp cho các em v.v...  Không những thế, các con của bà cũng giúp các em tỵ nạn làm những giấy tờ cần thiết, đưa giấy tờ đi thị thực và tìm việc làm cho những em được phép  đi làm. Nhà của các con bà được sử dụng làm nơi mở các lớp dạy Anh văn cho các em, thiếu bàn ghế, bà và con gái bà bỏ tiền ra mua cho họ ngồi học. 
Từ hai bàn tay trắng khi đến Úc, chồng mất sớm, một mình tảo tần nuôi con trong đó có một người con bệnh tự kỷ, hôm nay bà có trong tay một tài sản  lên đến hàng triệu đô-la và các con của bà cũng thế.
Được hỏi động lực nào đã giúp đỡ bà vượt qua những khó khăn trong cuộc đời của bà tại Úc và tại sao bà lại dùng tất cả những gì bà có được sau biết  bao nhiêu cực khổ khó khăn gầy dựng để làm việc xã hội, tranh đấu cho nhân quyền, đóng góp cho cộng đồng và chăm lo cho những người Việt tỵ nạn  như hiện nay, bà trả lời: 
“Từ thuở nhỏ tôi đã được dạy dỗ, sinh hoạt và lớn lên trong tinh thần tập thể và phục vụ như Hướng Đạo, Du Ca, Thiếu Nhi Thánh Thể v.v... nên tôi  luôn coi những gì mình có được ngày hôm nay qua lăng kính đó. Tôi đã trải qua nhiều khổ cực, gian truân và ngay cả kém may mắn, điều đó đúng,  nhưng cuối ngày lại chỉ có chính tôi và hai bàn tay của tôi mới là câu trả lời cho những thử thách đó. Tôi không cho phép mình bỏ cuộc, cho phép mình  ích kỷ và cho phép mình tham lam. Tôi đến Úc với hai bàn tay trắng, ngày hôm nay tôi có nhà, có xe đi, con cái tôi tuy không quyền cao, chức trọng  nhưng chúng đều là những công dân tốt, hữu ích cho xã hội, ân nhân là nước Úc. Chúng có nhà, có công ăn việc làm ổn định. Tôi chỉ mong có thế. Tôi  cũng không quên mình là người tỵ nạn đã phải bỏ nước ra đi trốn chạy Cộng Sản. Tôi có bổn phận phải lên tiếng cho những đồng bào đau khổ của tôi  tại VN và giúp đỡ hết mình cho những người trốn chạy chế độ này hiện đang xin tỵ nạn tại Úc. Tôi ước gì tôi có thể làm được nhiều hơn nữa. Tất cả tài  sản và tiền bạc tôi tạo dựng được ở Úc, khi tôi qua đời, sẽ được hiến tặng toàn bộ cho các cơ quan và cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Úc để giúp đỡ  những người kém may mắn trong xã hội như là một lời CÁM ƠN và TRI ÂN của cá nhân và gia đình tôi đối với nước Úc Đại Lợi. Một quốc gia đã  rộng tay đón nhận và cưu mang hàng trăm ngàn gia đình người Việt tỵ nạn cộng sản trong suốt 40 năm qua” 

---

OAK PARK – POSTCODE 3046
Ông Nguyễn Minh Khoa – sinh năm 1967 tại Bình Thuận
 
Ông Khoa là người con thứ 3 trong một gia đình 6 người con. Cha mẹ ông là người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, ông đã học trung học đến lớp 11  tại hai trường trung học Minh Đức và Thanh Hoà tại Hố Nai, Biên Hoà trước khi đi vượt biên năm 1982.
 Cha ông làm thông dịch viên cho quân đội Hoa Kỳ trước khi đắc cử vào hội đồng địa phương. Sau năm 1975, cha ông làm nghề dạy học. Tuy nhiên,  cha ông vẫn bị nhà cầm quyền CSVN buộc tội làm cho CIA cho Mỹ và bị bắt đi tù cải tạo hết 5 năm.
Tháng 11 năm 1982, ông cùng với 4 chị em gái và một người em rễ vượt biên trên một chiếc thuyền chứa 57 người rưởi (vì có một người phụ nữ đang  mang thai) đi từ Cần Thơ. Sau 4 ngày 5 đêm trên biển tàu của ông đến được trại tỵ nạn ở Malaysia. Gần một năm sau, ngày 23-12-1983 chị em ông và  ông được đi Úc định cư tại Melbourne.
 Sau gần 4 tháng ở trong Midway Hostel để học tiếng Anh, 6 chị em của ông dọn ra ở vùng Brunswick West nơi ông theo học lớp 10 ở trường  Brunswick High School và hoàn tất chương trình lớp 12 của ông ở trường Swinburne TAFE tại Hawthorn năm 1987. 
 Năm 1988, ông học tiếp về ngành Chemical Manufacturing tại Swinburne TAFE, nhưng chỉ có 03 tháng sau đó ông phải nghỉ học đi làm để có thể bảo  lãnh hôn thê của ông sang Úc. Ông làm thợ hàn toàn thời cho một hãng hàn xì ở Thomastown. Để tiện việc đi làm ông dời về ở Broadmeadows.
 Năm 1990, hôn thê của ông đến Úc đoàn tụ và một năm sau đó (1991) họ có với nhau một người con trai đầu. Để kính nhớ và đặt những mong ước  tương lai của hai vợ chồng trên đứa bé, ông đặt tên cho con mình là Nguyễn Khoa Nam, là tên của một vị tướng đức độ, tài ba, lỗi lạc và anh hùng của  quân lực VNCH đã anh dũng tự sát hy sinh chứ không đầu hàng giặc vào ngày 30-4-1975 khi miền Nam VN rơi vào tay quân xâm lăng CS Bắc Việt.  Năm 2000, ông có thêm một người con gái nữa. Hiện nay cháu đang theo học tại trường St.Columbia ở Essendon.
Từ lúc vợ ông sang Úc năm 1990, ban ngày ông đi làm hãng tối về phụ giúp vợ ông may gia công ở nhà. Cũng trong năm này, ông sang làm việc ở một  hãng khác trong nghành hàn tại Sommerton. Trong khi đi làm hãng này, ông ghi danh đi học học thêm và đã tốt nghiệp văn bằng Diploma in Business  Management tại Đại học RMIT năm 2008. 
Năm 2014 khi ông phải nghỉ vì hãng của ông bị bán và người chủ mới muốn cắt giảm công nhân. Chức vụ cuối cùng của ông là Welding Inspector and  Quality Controller.
Ông Khoa là một người tham gia rất nhiều những sinh hoạt trong Cộng Đồng Công Giáo VN tại Melbourne và đã từng giử chức vụ Chủ tịch Hội Đồng  Mục Vụ Cộng Đoàn Công Giáo VN tại giáo xứ St Magaret Mary tại Brunswick. Ông cũng đã làm việc thiện nguyện tại các Hội Chợ Tết của Cộng  Đồng Người Việt Tự Do Victoria và từng giữ chức vụ Điều Hợp Viên của Hội Chợ Tết Cộng Đồng trước đây và Hội Chợ Tết năm 2015.
Một trong những đóng góp cho nước Úc mà ông hãnh diện nhất đó là người con trai lớn của ông Nguyễn Khoa Nam đã gia nhập vào Quân đội Hoàng  Gia Úc Đại Lợi, tốt nghiệp Thủ Khoa trường Sĩ Quan Lục Quân Úc năm 2013 với Huân chương cao quý Commander-in-chief Medal và hiện đang  phục vụ trong binh chủng Hải quân với chức vụ là Sĩ quan Tác Chiến (Warfare Officer) của chiến hạm HMS Watson, đóng tại Sydney. 
aus4
Được biết ngay từ lúc Nguyễn Khoa Nam còn nhỏ, ông Khoa đã hun đúc trong lòng cháu Nam tinh thần dấn thân và vì tập thể. Cháu Nam đã tham gia  vào Hướng Đạo và là một võ sinh của môn Võ Vovinam (Việt Võ Đạo). Sau khi thi đậu vào lớp 9 trường tuyển Melbourne High School, Nam đã tham  gia vào đội Thiếu Sinh Quân (Army Cadets) của trường này và đã lên đến chức Sargent Major. Sau khi tốt nghiệp VCE, thay vì vào đại học như những  học sinh khác, Nam gia nhập quân đội và nhập khoá đào tạo sĩ quan Hải Quân tại trường Royal Navy College ở Sydney, một năm sau đó chuyển qua  để tiếp tục học tại trường Võ Bị Australian Defence Force Academy in Canberra nơi Nam tốt nghiệp Thủ Khoa khoá huấn luyện Sĩ Quan Liên Quân  của Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi năm 2013. 
aus5
Nguyễn Khoa Nam đã được cha mẹ khuyến khích và ủng hộ tối đa để gia nhập quân đội Úc như là một hành động tri ân và đóng góp cho nước Úc đã  cưu mang người Việt tỵ nạn và cũng để góp phần vào việc bảo vệ sự Tự Do- Dân Chủ của đất nước Úc, nơi mà ông Khoa và hàng trăm ngàn người  Việt khác đã liều chết để tìm Tự Do cách đây 40 năm. 
Ông Khoa chia sẽ những gì ông và vợ của ông đã dạy dỗ các con của ông về vai trò và bổn phận của người Việt tỵ nạn tại Úc và con cháu của họ như  sau: 
“Các con hãy luôn nhớ rằng cha mẹ, ông bà của các con đã đến Úc này để tìm Tự Do. Dù tới Úc theo diện gì đi nữa, ông bà cha mẹ của các con luôn  coi mình là những người trốn chạy Cộng Sản. Mà một khi đã là một người tỵ nạn thì cho đến chết cũng nhớ mình là người tỵ nạn. Các con là hậu duệ của  nguời Việt tỵ nạn phải tiếp tục tri ân và đền ơn cho nước Úc Tự Do này. Phải luôn nhớ mình là ai và cha mẹ mình, ông bà mình từ đâu đến và tại sao lại  có mặt trên đất nước này. Hãy luôn hãnh diện về nguồn gốc để gìn giữ và lưu truyền lại văn hoá Việt-Nam cho con cháu các con sau này. Đặc biệt và  trên hết, hãy đóng góp tối đa và hy sinh để bảo vệ sự Tự Do và Dân Chủ của nước Úc ân nhân”. 
Nguyễn Khoa Nam đã được cha mẹ khuyến khích và ủng hộ tối đa để gia nhập quân đội Úc như là một hành động tri ân và đóng góp cho nước Úc đã  cưu mang người Việt tỵ nạn và cũng để góp phần vào việc bảo vệ sự Tự Do- Dân Chủ của đất nước Úc, nơi mà ông Khoa và hàng trăm ngàn người  Việt khác đã liều chết để tìm Tự Do cách đây 40 năm. 
Ông Khoa chia sẽ những gì ông và vợ của ông đã dạy dỗ các con của ông về vai trò và bổn phận của người Việt tỵ nạn tại Úc và con cháu của họ như  sau: 
“Các con hãy luôn nhớ rằng cha mẹ, ông bà của các con đã đến Úc này để tìm Tự Do. Dù tới Úc theo diện gì đi nữa, ông bà cha mẹ của các con luôn  coi mình là những người trốn chạy Cộng Sản. Mà một khi đã là một người tỵ nạn thì cho đến chết cũng nhớ mình là người tỵ nạn. Các con là hậu duệ của  nguời Việt tỵ nạn phải tiếp tục tri ân và đền ơn cho nước Úc Tự Do này. Phải luôn nhớ mình là ai và cha mẹ mình, ông bà mình từ đâu đến và tại sao lại  có mặt trên đất nước này. Hãy luôn hãnh diện về nguồn gốc để gìn giữ và lưu truyền lại văn hoá Việt-Nam cho con cháu các con sau này. Đặc biệt và  trên hết, hãy đóng góp tối đa và hy sinh để bảo vệ sự Tự Do và Dân Chủ của nước Úc ân nhân”.

---
SPRINGVALE – POSTCODE 3171
Ô. Vũ Trọng Cẩn, sanh năm 1942 tại Hà Nội
 
Ông Cẩn là người anh cả trong một gia đình 4 người con. Cha của ông là một nhiếp ảnh gia và mẹ ông làm nội trợ.
 
Đầu năm 1954, lúc 34 tuổi, cha của ông đã khai sụt bớt 2 tuổi để xin được nhập ngũ vào quân đội Quốc Gia tại trường Sĩ Quan Bộ Binh Khoá 5 tại  Thủ Đức, nhưng khi nhập học lại được huấn luyện tại trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. 
Ngày 14-7-1954 khi Hiệp Định Geneva được ký kết chia đôi lãnh thổ Việt-Nam, cha ông lập tức lo cho gia đình di cư vào Nam. Một tháng sau đó,  ngày 14-8-1954, ông Cẩn, mẹ, 2 em trai và em gái út của ông lên máy bay tại phi trường Gia Lâm để vào Nam tại Sài Gòn. Lúc di cư ông chỉ mới có  12 tuổi. 
Sau một thời gian tá túc tại nhà của người bác ở quận I, Sài Gòn, gia đình của ông dọn về ở tại Cư Xá Sĩ Quan Chí Hoà năm 1956. Năm 1960, cha của  ông mua được một căn nhà ở xã Bình Hoà, tỉnh Gia Định, nơi ông sống và lớn lên. Năm 1969, cha của ông giải ngũ với cấp bậc Trung Tá, sĩ quan thuộc  Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh đồn trú tại tỉnh Bình Dương. 
Năm 1963, ông Cẩn đậu Tú Tài Toàn Phần (I & II) và ghi danh học Luật và Văn Khoa tại Sài Gòn. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, ông xin vào học  Trường Kỹ Thuật Hải Quân Công Xưởng và trở thành nhân viên Quốc Phòng cho đến năm 1968.
 Đầu năm 1968, biến cố Tết Mậu Thân diễn ra, ông nhập ngũ vì lệnh Tổng Động Viên. Ông gia nhập binh chủng Hải Quân. Qua nhiều kỳ thi trắc nghiệm  Anh ngữ, ông được trúng tuyển đi học ở Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diago, California, USA. Cuối năm 1968, ông về lại VN và  được cử làm Liên Lạc Viên cho Chiến đoàn Tuần Duyên của Hoa Kỳ (US Coast Guards) đặc trách vùng 3 duyên hải.  
Năm 1969, ông được thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân VNCH công tác trên Hộ Tống Hạm Kỳ Hòa và làm việc tại các giang đoàn  khác nhau, Giang Đoàn 40 Ngăn Chận đóng ở Gò Dầu Hạ, để bảo vệ sông Vàm Cỏ Đông là đơn vị cuối cùng của ông khi miền Nam thất thủ. 
Đầu năm 1969, ông thành hôn với bà Nguyễn Thị Tòng (sinh năm 1949), một cựu nữ sinh TH Gia Long và đang là sinh viên trường Đại học Sư Phạm  Sài Gòn. Cuối năm 1970, người con gái đầu của ông là Vũ Phương Uyên ra đời. 
Năm 1975, khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, ông không phải đi tù vì ông chỉ là hạ sĩ quan. Vợ ông tiếp tục đi dạy, trong khi ông về giúp cho ông bác  quản lý một tổ hợp mỹ nghệ ở quận I, Sài Gòn. 
Năm 1978, nhà cầm quyền CS đánh tư sản thương nghiệp, họ tịch thu toàn bộ tài sản của gia đình và của những nghệ nhân tham gia, đóng cửa tổ hợp,  chúng lấy luôn hai căn nhà mặt tiền đường Lê Lợi của ông bác!…
Ông Cẩn chuyển sang ngành nhiếp ảnh, hoạt động trong một Câu lạc bộ nhiếp ảnh, mời các nhiếp ảnh gia còn kẹt lại VN, mở các lớp căn bản và nghệ  thuật nhiếp ảnh cho thanh niên nam nữ. 
Năm 1980, ông và con gái 10 tuổi của ông vượt biên nhưng không thành. Năm 1981, ông vượt biên lần thứ nhì, ra tới biển, nhưng sóng lớn làm tàu bị  nứt, sắp chìm bị tàu hải sản VN bắt, ông bị giam ở Vũng Tàu ba tháng, chuyển về Chí Hoà ba tháng và đi tù lao động khổ sai tại Đồng Phú, Phước  Long một năm trước khi vượt trại về lại được Sài Gòn.  
Năm 1988, ông Cẩn dùng trọn 5 cây vàng cuối cùng trong gia đình để lo cho người con gái của mình là Phương Uyên đi vượt biên với hai người con của  một người bạn. Chiếc tàu chở hơn 100 người Việt tỵ nạn xuất phát từ Vĩnh Long đã may mắn sống sót đến Galang 2. Nơi Uyên phải ở đến 13 tháng vì  trục trặc giấy tờ (được Mỹ nhận vì có cha là cựu quân nhân QLVNCH, đã từng đi thụ huấn tại Mỹ, nhưng lại muốn đi Úc vì có Dì, Cậu ở Úc). Năm  1989, Uyên được tới Úc định cư. Năm 1992, Uyên bảo, cô con gái, lãnh cha mẹ và em sang Úc đoàn tụ với sự bảo trợ tài chánh của người Dì.
aus6
Ngày 24-10-1992, ông Cẩn, vợ và con trai tới Keysborough, Melbourne. Chỉ một tuần sau khi đến Úc, ban ngày ông đi làm thợ cắt tại một hãng may  của một người thân làm quản lý tại Moorabbin, trong khi vợ của ông (bà Tòng) may tại gia. Ban đêm ông cắt hàng và vợ ông làm thêm cho một hãng  may khác hầu tái lập cuộc sống và không trở thành gánh nặng cho người bảo trợ. Vào thời điểm này, người con gái lớn của ông đang học năm thứ hai  Khoa Học và Sư Phạm tại Đại học Melbourne và người con trai mới sang Úc học lớp 8 tại trường Coomoora. 
Năm 1996, ông chuyển sang một công việc khác trong một hãng thực phẩm tại Mt Waverley và ông làm tại hãng này cho đến lúc ông về hưu cuối năm  2006. Khi ông về hưu, vợ ông cũng nghỉ sau 14 năm may tại gia. Từ năm 2006 trở đi, hai vợ chồng ông bắt đầu tập trung vào làm việc thiện nguyện và  tham gia vào những công tác của Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương Springvale, Cộng Đồng và Đền Thờ Quốc Tổ. 
Mặc dù sang Úc tương đối trễ hơn những gia đình VN khác và theo diện đoàn tụ gia đình, ông Vũ Trọng Cẩn, vợ ông là bà Nguyễn Thị Tòng đã xả thân  làm việc, tái tạo cuộc dời, chăm lo cho các con của họ học hành tới nơi tới chốn và cả gia đình đã và đang cùng đóng góp to lớn cho Cộng Đồng nói  riêng và xã hội Úc nói chung:  
Cô Vũ Phương Uyên, tốt nghiệp Đại Học Melbourne nghành Sư Phạm, môn Toán năm 1996. Nguyên giáo viên Toán của các trường trung học:  Killester, Heather Hill và hiện nay là giáo viên của trường Hampton Park Secondary College. Cô cũng là nguyên Chủ tịch Hội Giáo Chức Việt-Nam tại  Victoria trong 6 năm và là nguyên Phó Chủ tịch Nội Vụ Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do nhiệm kỳ 2012-2014.
Anh Vũ Thanh Luân, năm 2001 đã nhận được nhị đẳng huyền đai Tea Kwon Do của Võ đường Chung Do Kwan và đã làm huấn luyện tại đó một thời  gian. Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Học Ứng Dụng năm 2004 tại Đại học RMIT. Tốt nghiệp Cao Học về Quan Hệ Quốc Tế, Cao Học về Giao Thương  Quốc Tế và Luật Thương Mại năm 2009 tại Đại học Macquarie, NSW. Anh cũng từng là Tổng Thư Ký trong Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ nhiệm  kỳ 2010-2013.
Bà Nguyễn Thị Tòng, đột ngột qua đời ngày 7 tháng 8 năm 2014 tại bệnh viện Monash là một trong những thiện nguyện viên âm thầm, đóng góp to lớn  và lâu năm nhất của Hiệp Hội SICMAA, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria, Đền Thờ Quốc Tổ, Nhóm Cựu Nữ Sinh Trung Học Gia Long, Hội  Chợ Tết Cộng Đồng, Gia Đình Hải Quân Hàng Hải Victoria và vô số Chùa, Tu viện, Thiền Đường tại Melbourne.
Ông Vũ Trọng Cẩn, Thành viên Ban Quản Trị SICMAA năm 2014, thành viên Freedom Day Club (từ năm 2008), thành viên Gia Đình Hải Quân Hàng  Hải Victoria, thành viên nhóm hỗ trợ Đền Thờ Quốc Tổ, thiện nguyện viên Hội Chợ Tết Cộng Đồng.
aus7
 Được hỏi về những suy nghĩ và cảm tưởng của ông về 40 năm tỵ nạn và định cư của cộng đồng người Việt tại Úc và những gì mà gia đình của ông đã  trải qua. Ông Cẩn nói: 
“Như biết bao gia đình người Úc gốc Việt khác, tôi và gia đình tôi vô cùng biết ơn nước Úc và người dân Úc đã cưu mang người Việt tỵ nạn và nhất là  các con của tôi. Nếu gia đình tôi và các con tôi còn ở VN, sống và lớn lên trong một môi trường và xã hội băng hoại về đạo đức, bất công và phi nhân  của CSVN thì chắc chắn các con tôi sẽ không được như ngày hôm nay: thành TÀI và nhất là thành NHÂN!  
Cũng như bao gia đình người Việt khác tại Úc, là cha mẹ chúng tôi cố gắng hết sức tái tạo cuộc sống, chăm lo, dưỡng dục con cái của mình để sớm trở  thành người hữu dụng cho đất nước Úc, tiếp tục thay cho chúng tôi trả ân cưu mang cao quý mà đất nước Úc đã dành cho người Úc gốc Việt. Nhưng  chúng tôi không thể tạo dựng được môi trường và cơ hội. Cơ hội và môi trường về thể xác cũng như đạo đức, tinh thần là do bao nhiêu thế hệ đi trước  và hiện nay của người Úc và nước Úc góp công bồi đắp và gầy dựng nên mới có được một đất nước như ngày hôm nay để cho cháu con chúng ta  hưởng nhờ. Tôi cảm thấy mình may mắn, hạnh phúc vô biên được làm công dân của một đất nước, phú cường, giàu lòng nhân đạo và tự do như thế này.  
Tôi không biết nói gì hơn là tạ ơn nước Úc và tạ ơn Trời Phật đã đưa các con và gia đình tôi đến bến bờ Tự Do. THANK YOU VERY MUCH  AUSTRALIA!” 
aus8

Vietnamese Community in Australia/Vic Chapter

Contact: 
Tel: 03 9689 8515
Email: congdongvic@gmail.com
Website: www.vcavic.net
marking40yearsinaustralia

40 năm sau (pdf)


http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/4014-4014
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 9831)
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
08 Tháng Giêng 2014(Xem: 11579)
Ngày hôm nay 29 năm về trước 8/1/1985, cộng sản đã xử bắn anh hùng TRẦN VĂN BÁ. Hôm nay, xin gửi đến anh lời tri ân và biết ơn sâu sắc
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 12681)
Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 9511)
Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11510)
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
25 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10910)
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
23 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11643)
Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết?
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12697)
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10309)
Người đi, người ở, người về? Thôi thì, cứ hãy bắt đầu một giấc mơ đẹp của người đi tìm lại hình bóng quê hương
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9549)
Chẳng hiểu sao định mệnh cứ đưa đẩy đất nước vào những nghịch lý triền miên như vậy, và điều ấy khiến con người càng ngày càng xa cách nhau hơn.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11525)
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11151)
Cái tình là cái chi chi, Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng? Huống ta ở chốn bụi hồng , Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13976)
Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11096)
Hãy cầu nguyện cho linh hồn của ba em và sống đẹp cuộc đời em đang sống. Có lẽ ở cõi nào đó ông sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tạ ơn dù có muộn màng.
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11338)
“Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!”
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12530)
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12922)
tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa. Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11337)
Không còn răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời còn lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt ...
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10827)
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Chiến trường đi đâu tiếc ngày xanh
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11151)
Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?
20 Tháng Mười 2013(Xem: 12952)
Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là thiên thần của một ai đó...
20 Tháng Mười 2013(Xem: 50575)
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
19 Tháng Mười 2013(Xem: 13700)
Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc
17 Tháng Mười 2013(Xem: 17505)
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên man bàn luận kéo dài đến quá trưa
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12588)
Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12180)
Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
13 Tháng Mười 2013(Xem: 11066)
Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.... Nếu không được giải phẫu... thỉ cô gái này sẽ ra sao
12 Tháng Mười 2013(Xem: 11080)
Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông
02 Tháng Mười 2013(Xem: 11835)
Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10679)
chiếc cầu bắt qua những chặng thăng trầm và chúng ta phải luôn tri ân họ như cành hoa biết cám ơn những giọt sương mai nhỏ xuống cuộc đời mình.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12753)
Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng.
25 Tháng Chín 2013(Xem: 11728)
Ngôi chùa Thới Hòa đã được trùng tu trở lại và bắt đầu có đông đảo các Phật tử đến thăm viếng như xưa sau năm năm thầy trở về nhưng đó cũng chính là lúc mà thầy viên tịch, rời bỏ chốn hồng trần
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11392)
Hình ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói gì. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đã vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người..
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11725)
đoàn người chúng tôi ra về với niềm tin tất thắng ở tương lai đối với công cuộc giải trừ Cộng Sản bạo tàn. Tôi ngẩng cao đầu, nhìn bầu trời xanh màu hy vọng thầm khấn hứa “Mẹ VN ơi ! Chúng con vẫn còn đây".
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11323)
Có thể, đối với thầy chỉ là nhỏ nhoi, nhưng với tôi là rất đáng trân quý. Và cũng để mừng thầy trong ngày thượng thọ 80, khi tôi không có mặt chúc thọ thầy, để được nói với thầy một lời cám ơn, dù rất muộn màng.
17 Tháng Chín 2013(Xem: 10763)
dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề “ít vốn dễ làm” này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 11207)
Trong hồi ức của tôi, sự đổi thay không đến từ thiên nhiên; tất cả đều do con người, là những lớp sóng phế hưng của thời đại tác động qua năm tháng . Trong giòng đổi thay đó cũng thấy mình trong ấy
21 Tháng Tám 2013(Xem: 14525)
Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 13055)
Trong bản năng tiềm thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’. Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
20 Tháng Tám 2013(Xem: 10950)
Bút ký vốn là một thể loại mang tính báo chí, và với tư cách báo chí, nó gắn liền với thời sự; mà bản chất của thời sự là sự kiện, là biến cố.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 11417)
ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 11169)
Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?
08 Tháng Tám 2013(Xem: 11360)
Thời gian trôi qua rất nhanh, hãy trân trọng những giây phút bạn còn đang có bố mẹ ở bên để bày tỏ sự yêu thương của mình với các bậc sinh thành nhé!
05 Tháng Tám 2013(Xem: 14790)
Bà là người không may. Bà bị cả hai bên Quốc Cộng mạ lỵ tàn ác. Không chỉ bọn Bắc Cộng bịa chuyện xấu về đời tư của bà, nhiều người Quốc Gia cũng vu khống bà
02 Tháng Tám 2013(Xem: 13133)
Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 17737)
Thôi thế lòng anh mãn nguyện rồi Vì tình là mộng đó mà thôi Lòng em một phút yêu anh đó Cũng thể yêu anh suốt một đời.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11069)
Tình yêu trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết.
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 13828)
Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18715)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11473)
Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh