1:33 SA
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

HOA THIÊN LÝ - Duyên Anh

25 Tháng Mười Một 20159:47 CH(Xem: 12222)

                                                                              HOA THIÊN LÝ
thienly

Mẹ tôi yêu hoa thiên lý như yêu chồng con. Chả biết mầu xanh dìu dịu của lá và hương thơm nhẹ nhàng của hoa thiết tha là bao mà mẹ tôi âu yếm nó thế.

Thường thường mẹ tôi trồng từng khóm. Mẹ bắc khum khum một cái giàn. Chiều chiều mẹ xách nước tưới vào gốc cho cây chóng lớn. Khi lá theo cành lên kín đầy giàn và khi loài ve sầu rủ rê mùa hạ sang thì họ hàng nhà bọ ngựa đã tha thẩn cả ngày leo bò lên giàn hoa lý xanh tươi.

Đối với tôi hồi còn bé có lẽ cây ổi chĩu nặng quả chín còn thú vị hơn giàn hoa thiên lý của mẹ. Nhưng mỗi lần theo mẹ mang rổ ra vườn hái từng chùm hoa về nấu canh với cua đồng, tôi thấy lòng tôi hớn hở và cả lòng mẹ cũng tươi nở dưới giàn hoa.

– Hoa thiên lý nấu với cua đồng ngon lắm cơ con ạ!

– Mùi nó làm sao ấy mẹ ạ! Con ghét giàn hoa của mẹ ghê đi ấy, cây gì lại cây chẳng có quả. Mai con chặt nó đi mẹ nhé!

– Hư nào, tại con chưa biết ăn thì đừng bảo nó làm sao à? Hôm nay con thử ăn mà xem, ngọt ngọt là.

– Ngọt như kẹo dồi chó không hở mẹ?

Mẹ tôi cười đăm đăm nhìn tôi. Tia mắt hiền hòa ấy như tiếng ru muôn đời có bao giờ định nghĩa được, nên ngày nay dù tôi không nhớ hết kỷ niệm huy hoàng của thời thơ ấu thì tôi vẫn tự nhủ rằng tất cả đã nằm trong bài hát ru con mà mẹ tôi đã ru tôi trên đôi tay gầy nho nhỏ và đã in vào ánh mắt mà mẹ tôi ban cho tôi thuở thiếu thời, đã lắng trong tâm hồn tôi.

– Mẹ yêu hoa thiên lý như yêu các con, hễ Long ghét giàn hoa của mẹ thì mẹ giận đấy.

– Ứ ừ ! Thế con cũng yêu hoa lý.

Tôi vội vàng nói thế, kẻo mẹ tôi giận. Mẹ tôi chỉ cười. Và từ hôm ấy, mỗi buổi trưa mẹ hay dắt tôi ra hóng gió ở dưới giàn hoa. Mẹ mang chiếu ra trải. Mẹ ngồi nghĩ ngợi xa xôi. Tôi ngồi gối đầu vào lòng mẹ mơ màng nghe tiếng sáo diều vi vu, tiếng võng đưa kẽo kẹt, tiếng ru buồn thấm thía hay tiếng chim cu gáy xa xa vọng lại. Đôi khi mẹ kể chuyện gì mà tôi không hiểu được, nhưng chắc lòng mẹ rộn ràng lắm vì cứ thấy mẹ mỉm cuời bâng quơ. Tôi thường ngủ thiếp đi trong hơi thở êm đềm ấy.

 thienly2

Dần đần tôi thích trồng hoa. Tôi bắt mẹ bắc cho tôi một cái giàn. Mẹ bảo đến mùa hạ sang năm giàn hoa của tôi đẹp lắm, bốn mùa trắng xóa ánh trăng lan. Nhưng tôi không đợi được đến mùa hạ. Khi khóm cây bắt đầu leo, cha tôi ở Hà-Nội về đem gia-đình lên Vĩnh-Yên mở đồn điền. Tôi rời quê ngoại chưa biết tương tư tiếng sáo diều mà chỉ nhớ mang mảng giàn hoa thiên lý mới trồng.

Rồi tôi lớn lên giữa cảnh bao la hùng vĩ của đồi núi. Những buổi chiều theo cha cỡi ngựa đi hứng gió không làm cho tôi sung sướng bằng nằm trên bờ cỏ nghe tiếng suối reo. Tôi ghét cái bộ mặt của mấy bác cai, tôi ghét tiếng hò hét khi cái bác mắng mỏ người làm.

Tôi cũng ghét cả nét mặt lạnh lùng ghê-sợ của cha tôi. Đển bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao ngày bé nhỏ tôi ham thích những cải gì mềm mại, dễ thương im lặng như giọt mồ hôi chảy đều trên lưng người thợ hay hơi thở đều đều của mẹ tôi. Tâm hồn tôi giản dị nên tôi không ưa gì lũ cây sù sì mọc đầy nơi rừng rậm hoang vu nảy. Tôi vẫn thích giàn hoa thiên lý ở quê ngoại.

Lên đây ít lâu mẹ tôi đã tốn nhiều công phu mà chưa ươm được khóm nào. Tại hoa lý chẳng hợp đất rừng hay đất rừng không chịu dung nạp loại cây ỉ lại sức người ? Mỗi lần có người xuôi đồng bằng, mẹ tôi cố dặn thử mang một cây giống lên xem sao, cha tôi đều gạt đi :

– Giồng làm cái quải gì của nợ ấy!

– Cậu thì chẳng khi nào muốn giữ kỷ niệm êm đềm của đời mình.

Mỗi lần thế, mẹ tôi buồn lắm có khi mẹ khóc và bỏ ăn hai ba bữa. Mới lên mười tuổi, tôi đã làm sao thấu rõ tâm sự của mẹ, làm sao tìm hiểu nổi niềm ấp ủ hoa thiên lý của mẹ tôi. Nhưng dù sao mẹ cũng cố vun trồng và mẹ đã mãn nguyện. Mấy giàn hoa xanh mơn mởn đẹp kiêu hãnh như nàng công chúa đứng trước đám thần dân. Những mùa hạ đi, những mùa hạ lại ở rừng không có cua đồng nên hoa thiên lý phải nấu với thịt lợn rừng giã nhỏ. Nó vẫn ngon làm sao, mẹ tôi nói thế. Và người còn bảo :

– Còn hương vị quê hương con ạ!

Trưa hè miền này vắng tiếng sáo diều, tiếng ru buồn thấm thía. Mẹ tôi không đem chiếu trải dưới giàn hoa ngồi kể chuyện cho tôi ngủ thiếp đi nữa. Cuộc sống đồi núi nối tiếp từng trang dài tẻ nhạt. Mưa rừng giăng mờ muôn ngả chỉ làm cho tôi hậm hực trên nhà sàn. Và mỗi chiều nắng rớt rơi đọng trên cây lá thay mầu cảnh vật cũng chẳng làm tôi say mê. Tôi đã biết cảm thế nảo là tình quê hương.

Ít lâu sau công việc làm ăn thất bại, nắng dữ dội quá nên cà-phê, chè chết khô chết héo, cha tôi phải nhường quyền cho người khác trông coi rồi đem gia đình về Hà-Nội.

Tự đấy, cha tôi thay đổi tâm tính, thường kiếm cớ mắng mẹ tôi tuy mẹ tôi rất mực hiền hòa. Nhiều lần cha đi chơi mấy ngày mới về, mẹ tôi chỉ khóc âm thầm và để quên chuỗi thời gian mong đợi cha tôi hối hận, mẹ tìm vui bằng cách trồng thiên lý cho nó leo lên tường. Nhưng có một đêm nọ mẹ khóc nức nở, sáng hôm sau sưng cả mắt. Cha tôi đã bỏ vợ con bơ vơ đi theo tiếng gọi sông hồ. Cảnh chim vỗ cánh tung bay biết khi nào mới trở về tổ cũ. Mẹ tôi chợt nghĩ tới chân trời quê hương im lặng như giòng sông Trà-Lỷ cuối mùa thu, người đưa hai anh em tôi về nối lại tháng ngày êm ái cũ.

 thienly3

Tôi được sống với họ hàng bên ngoại nhởn nhơ cả ngày thả diều, câu cá. Mẹ tôi dạy anh em tôi học. Tôi lớn dần trong sự chiều chuộng, trong sự bình thản mơ màng của mẹ tôi. Tâm hồn tôi đã ướp chung với hoa bưởi, hoa nhài, hoa lý. Tôi chỉ muốn đời đời sống trên mảnh đất làng quê bên cạnh những cuộc đời giản dị biết thương yêu nhau thành thực như tình khoai lúa. Mộng ước chỉ cỏ thế nhưng sao dệt mãi chưa thành hay mình cứ dối lòng mình mả đuổi theo sóng gió của đại trùng dương?

Mẹ tôi bây giờ hay thở dài. Chiều chiều mẹ đứng bâng khuâng bên giàn hoa thiên lý ngoài ngõ lơ đãng nhìn mây trôi. Lúc ấy là lúc mẹ lôi cảm nghĩ đến kỷ niệm thiêng liêng nhứt của đời mình.

Cuộc sống của chúng tôi bắt đầu chật vật. Cha tôi vẫn chưa về. Mẹ tôi tính từng ngày một, cha tôi đã đi tròn năm rưỡì. Hoa bưởi rụng cuối vườn rồi héo khô tàn tạ, người nghèo hết cả thì giờ nghĩ vẩn vơ nên mẹ tôi không nhặt hoa sâu vào giây đeo lên cổ cho tôi nữa.

Tôi cũng biết theo mẹ ra đồng nhặt từng bông lúa còn sót khi lưỡi liềm mẹ nhẹ ngon ngốn từng nắm lúa ruộng nhà. Không ai thèm than thở. Tình đời luôn luôn thắm nở thì lòng mình sao chẳng cởi mở cho hy vọng tràn đầy. Mẹ tôi vất vả tháng ngày song vẫn dành riêng chút ít thì giờ quý báu dậy em tôi đánh vần dưới giàn thiên lý buổi trưa, và bắt tôi học thuộc lòng những bài thơ nho nhỏ. Sau mỗi buổi học tôi hay hỏi :

– Cha con đi đâu hở mẹ?

– Đi xa lắm, xa lắm.

Mẹ tôi trả lời thế và cặp mắt mọng đầy nước cho đến khi không thể cầm được, mẹ ôm em tôi mà khỏc. Tôi thương mẹ tôi quá cũng vội òa lên khóc nức nở làm mẹ phải an ủi :

– Sang năm ba con về. Nín đi, mai hãy khóc, khóc nhiều hôm nay đau mắt đấy.

Quê ngoại nhà tôi nghèo nàn lắm nên dù sống với bà tôi, mẹ tôi đã phải trải qua tháng ngày dầm sương dãi nắng. Anh em tôi thiếu thốn đủ bề.

Hoa thiên lý chĩu nặng cả giàn bây giờ mẹ đành lòng hái xuống đem đổi lấy cua về nấu canh hay bán lấy vài hào chỉ mua cho con cái bánh đa hoặc mấy viên kẹo vừng. Một buổi sáng tôi trông thấy mẹ tôi trèo lên cây sung ở bờ ao trước ngõ hái mấy chùm xanh chát xuống lấy muối chấm ăn ngon lành lắm. Đến trưa mẹ ôm bụng kêu đau. Bà ngoại tôi phải xin dầu con hổ và nướng ông đầu rau chườm mãi mới khỏi. Mẹ tôi cố dấu kín chuyện ấy. Sau này tôi khôn lớn, gia đình khá giả, mẹ mới chỉ riêng cho tôi nghe:

– Vì mẹ đói quá, mẹ tưởng ăn sung cầm chừng ai ngờ nó hành hạ ghê gớm. Từ bận ấy mẹ sợ.

Kỷ niệm chua chát ấy tôi còn ghi nhớ. Đôi khi vọng về dĩ vãng tôi không khỏi ngậm ngùi thương cảm. Hai năm sau cha tôi hồi hương, cánh chim đã mỏi thì phải về tổ cũ mà xây dựng lại những gì mất mát hôm qua. Vợ chồng gặp nhau, mẹ tôi vẫn khóc như ngày cha tôi bỏ nhà ra đi. Sung sướng hay đau khổ người đàn bà chỉ biết dùng nước mắt để giải tỏ nỗi niềm. Cha tôi về đem theo bệnh đau mắt khá nặng và một con dao rừng. Ngày đêm, mẹ chăm lo bệnh cho cha tôi. Nhờ sự săn sóc ấy vài tháng sau cha tôi khỏi. Tự đấy cha tôi không đi đâu nữa. Cha thường kể cho tôi nghe chuyện đường rừng. Hễ có dịp thuận tiện cha lại đem con dao ra khoe:

– Tốt lắm, của người bạn Thổ tặng cha đấy.

Con dao quý ấy đã tự cha tôi đào lỗ trồng mấy khóm cây. Có lần tôi thấy cha mẹ tôi nói chuyện với nhau rất lâu dưới giàn thiên lý xa xưa. Những chùm hoa nấu với cua đồng lại ngọt ngon hơn cả bao giờ.

 thienly4

Giòng thời gian lặng lẽ trôi nhưng cuộc đời không êm ả chảy xuôi như nước sông Trà-Lý cuối mùa thu nữa. Tôi đã lớn hơn xưa đã phải chứng kiến những trận giông tố, những cơn sóng lớn phũ phàng trùm lên mái nhà êm ấm. Gia đình tôi trở về quê nội để rớt rơi bên ngoại từng miếng nắng cô liêu của những chiều xưa thân mến. Mẹ tôi lại bắc giàn trồng hoa thiên lý ngồi kể chuyện quê hương cho anh em chúng tôi nghe. Em tôi thường ngủ đi như thuở nào tôi ngủ nhờ hơi thở êm đềm ấy. Đắm chìm trong niềm im lặng muôn đời của thôn ổ, tiếng mẹ tôi tha thiết rót vào tai tôi thay vì tiếng ru êm ái ngày xưa làm cho lòng tôi càng ngày rộng mở, mắt tôi càng ngày càng thắm sắc mộng mơ. Tâm hồn tôi dào dạt tình cảm, cái gì cũng gợi tôi say đắm, từ chiếc ảo nâu thô lỗ đền mảnh áo nâu ố mầu bùn, từ cái cầu ao chênh vênh đến túp lều tranh xơ xác. Tôi bắt đầu suy cảm về số phận loài lá vàng chết rụng mỗi thu về và những con cuốc kêu rỉ rả suốt mấy tháng hè nóng bức. Và hôm nay nếu ai có tò mò hỏi rằng tại sao tôi cố níu tiếng đàn bầu, cố níu tiếng kèn đưa đám ma, cố níu tấm áo nâu non giải thắt lưng xanh, cố níu tất cả hình ảnh cũ kỹ đã bị chôn vùi xuống lòng đất quê hương mà hối tiếc, tôi sẽ trả lời sao đây? 

Sợi dây luyến ái như tơ trời giăng mắc nhè nhẹ buộc chặt, buộc chặt lấy tim mình ai mà hiểu tự giây phút nào nút dây đã thắt lại. Chuyện yêu thương không biết nghĩa để giảng giải, như hoa thì thơm, hương thì phải ngạt ngào, trăng thì sáng và sao thì lấp lánh. Dù sao thì tôi cũng nông nổi dám nói rằng chính ở giàn hoa thiên lý mẹ tôi đã dạy tôi bài học đầu tiên về tình người. 

Năm mười sáu tuổi, dần dần tôi cứ thấy xa mẹ. Con chim non biết ra ràng rồi đây, ngày kia nó sẽ bay mất để mẹ nỏ gục trên tay gầy mà thương về viễn phương mưa gió. Mẹ tôi chừng hiểu ý nghĩ đó nên một chiều tháng hai hoa gạo rụng đỏ nát mầu máu lên đường làng, mẹ dẫn tôi đi khắp hang cùng ngõ hẻm, qua mấy nhịp cầu tre, cầu đá. Mẹ chỉ vào bụi tre còm tơi lả, bức tường đất xiêu vẹo. Mẹ dừng chân bên dòng sông nhỏ bé, lặng ngắm mái đình cong cong, con trâu gầy ốm, cánh đồng xanh xanh mả giảng giải vu vơ. Sau cùng mẹ dắt tôi lên đầu làng ăn canh bánh đa nấu với cá rô rồi hai mẹ con về ngồi dưới giàn hoa lý. Mẹ mở đầu câu chuyện bằng lời nói bâng khuâng :

– Giá ở đâu cũng có hoa lý. Ừ, hoa lý đơn sơ lắm, hương thơm chỉ phảng phất mà tưởng như bền chặt đến muôn đời.

Lúc ấy âm hưởng sáo diều đã lên mênh mông. Nắng đang thoi thóp nhuộm mầu cảnh vật. Từ xa xăm vọng lại tiếng con nghé lạc mẹ, tiếng thời gian chìm chìm. Tôi nín thinh không dám phá tan sự im lặng để mặc tâm tư lơ lửng tựa tơ trời. Mẹ ngồi yên, ánh mắt sầu cảm lạ lùng. Những tia mắt hiền hòa của thời thơ ấu vẫn còn lắng trong suối mắt vô tận kia sao tôi chẳng thấy mà chỉ nghĩ tới sự buồn thương xâm chiếm lòng mình. Phải, tôi lớn rồi. Hôm qua hay hôm kia, mẹ tôi dậy tôi làm thơ. Mẹ chả bảo tình yêu phải có u sầu mới đẹp là gì. Ít ra tôi cũng dám nhận làm thi sĩ. Cho nên chuyện tưởng tượng đôi mắt của mẹ tôi đừng ai lạ. Trông chiều xuống vội vã, tội khẽ gọi mẹ. Mẹ tôi giật mình, âu yếm nhìn tôi:

– Long này, mẹ muốn kể cho chú (lúc này mẹ gọi tôi bằng chú) nghe chuyện giàn hoa thiên lý. Mẹ phải đợi đến hôm nay vì chú đã lớn, chú có thể bỏ nhà ra đi bất cứ lúc nào như cha chú hồi còn trẻ. Lủc nãy đưa chú vào lòng quê hương, sau này chú sẽ hiểu tại sao mẹ làm thế. Bây giờ thì Long lắng tai nghe nhé!

 thienly5

Hình minh họa

Mẹ tôi thong thả lập lại vài trang dĩ vãng viết tự mười mấy năm về trước, nhập đề là ngày xưa. Vâng, ngày xưa khi tâm hồn mẹ còn phơi phới, mắt đen chưa vẩn chút bụi đời, tóc xanh chưa một lần bối rối, mẹ tôi đẹp ai cũng khen nhưng không ai dám thương, dám ấp ủ linh hồn yếu đuối ấy trừ bà ngoại tôi. Ồ, có gì lạ đâu, tại mẹ tôi bị bệnh lao, cái bệnh gia truyền khốn nạn. Khi mắt mẹ phảng phất khói hương mơ mộng thì lại là lúc phải khóc nhiều vì cô độc đau thương. Pháo cưới thi nhau nổ nát tan lòng mẹ. Mầu áo đỏ, áo xanh bỗng nhiên ngả mầu tang tóc như muốn liệm chung cuộc đời người con gái chưa đầy hai mươi mùa xuân. Những con bươm bướm đa tình chẳng chịu ghé hoa vườn thuốc độc nên mẹ già cỗi và gần như xa hẳn nhân gian. Mẹ tôi buồn thảm oán hờn. Chiều chiều mẹ đứng ngắm mây trời đổi sắc dưới giàn thiêu lý ngoài ngõ đợi ngày yên ngủ dưới mồ.

Một hôm có chuyến đò ngang chở hồn biệt xứ qua bến làng Thanh-Triều rồi chí lớn thiên hạ bỗng dừng lại bên giàn hoa, coi dặm đường xa là vô tận. Hồn biệt xứ là cha tôi. Cha tôi ngỏ lời chắp duyên cùng mẹ. Mẹ tôi khóc lóc chối từ, mẹ nói rõ bệnh tình cho cha tôi biết. Cha tôi không cần phải so đo, người nhất định lấy mẹ tôi dù kết quả có tái tê đau đớn. Mẹ tôi cảm động chết ngất trong đôi tay người yêu. Rồi cha tôi lo chữa chạy, rồi lòng mẹ nhóm lên ánh lửa tin yêu Mẹ tôi lành mạnh nhờ thuốc thang nhưng phần lớn là nhờ lòng thương yêu của cha tôi. Mẹ tôi ngừng lại mỉm cười:

– Chú có dám tin không?

– Tin gì hở mẹ?

– Tin rằng người ta sống bằng tình thương và người ta chết đi rất đỗi nghẹn ngào nếu chưa hưởng được chút thương yêu trong trời đất, như mẹ chẳng hạn.

– Có mẹ ạ!

Mẹ kể tiếp. Cha tôi tạm bỏ mộng sông hồ, dừng chân bên quê ngoại nhà tôi để phả vào tai mẹ những âm điệu vui vui, buồn buồn, phả vào hồn mẹ những vần thơ bồng bế nhất của tình yêu không giới hạn. Cha tôi dậy mẹ tôi tất cả nỗi niềm tha thiết, trao cho mẹ tôi trọn vẹn gia sản tinh thần của một người quê hương biết thương yêu nhau, sau này hòa với suối mộng mơ của mẹ, mẹ truyền cảm cho anh em tôỉ. Kỷ niệm ấy gợi hình tự giàn hoa thiên lý quê ngoại nên mẹ tôi thích trồng thứ cây dịu dàng bất cứ ở đâu: rừng đồi, thôn ổ, phố phường.

– Chú có hiểu không?

 thienly6

– Chuyện hết rồi ư mẹ?

– Ừ.

– Sao ngắn thế mẹ, con tưởng dài ghê lắm.

– Nói bao giờ cho hết được, chú cố tìm hiểu nhiều hơn. Mẹ chỉ tóm tắt thế thôi. Nay mai chú ra đi và chiều nào chú sẽ gặp một con bé dưới giàn thiên lý. Chuyện thương yêu ai kể hết, ai biết hết mả kể.

– Khó quá mẹ ạ!

– Dễ mà. Khi nào ở phương trời xa lạ chú đáp chuyến tầu ba mươi tết xuống một bến quen rồi tha thẩn chú chẳng biết về đâu, lúc ấy chú sẽ hiểu tình thương. Khi nào lòng chú se sắt, chú thấy chú bơ vơ, thiếu điều gì khó diễn tả chú sẽ hiểu tình thương. Hay khi chú thấy người đồng loại đau khổ, nghẹn ngào chú nhỏ lệ cúi xuống hôn trán em nhỏ mồ côi, âu yếm dắt tay người thợ cùng bước trên đường chú sẽ hiểu tình thương. Còn nữa, còn nữa tình thương rất diệu vợi và khó đo lường. Chú sẽ hiểu chú nhỏ ạ!

– Nhỡ con không hiểu?

– Nhảm nào, chú phải hiểu, chú phải nói lên bằng lòng chú, bằng nước mắt của chú, tô lên những trang thơ trịnh trọng mà mẹ dạy chú niêm luật hôm nào. Nhưng cậu cả này, bao giờ khăn gói cho mẹ biết đấy nhé ! Mẹ không ngăn cấm chú đâu, chim đầu đàn phải bay dò đường cho các em chứ. Mẹ sẽ dặn chú điều nảy… Thôi đi vào.

Mẹ còn muốn dặn điều gì? Mà sao mẹ vội nghĩ đến ngày tôi bỏ nhà ra đi. Đêm ấy tôi băn khoăn suy cảm. Hương thiên lý phủ kín tình tôi rạo rực như lần nhìn cảnh chim lạc bầy bay về viễn xứ. Ngày tháng rụng rơi nối tiếp, mẹ tôi vẫn trồng thiên lý và những trưa mùa hạ, cua đồng nấu với chùm hoa vẫn ngọt ngon. Cho đến năm tôi hai mươi tuổi thì lời dự đoán của mẹ hiện hình. Than ôi ! Tôi đã nói dối mẹ tôi vì ngày tôi đi giặc cướp ở rừng núi tràn về nhiều quá, vì tôi đi xa xôi lắm. Đêm giã từ mẹ, tôi đứng bên thềm nhà lắng tai nghe ngóng. Tim tôi đập mạnh, nước mắt đầm đìa. Tôi run run gõ cửa, mẹ tôi ra. Tôi chùi vội nước mắt hỏi nhỏ :

– Em Dực về chưa mẹ, lúc nãy con đưa em về.

– Thế à, em ngủ rồi chú ạ !

– Thưa mẹ… Mai… con đi…

– Đi đâu, chú tính giang hồ chăng?

– Con đi dự lớp huấn luyện hai ngày.

– Mẹ cứ tưởng… Mang chăn đi kẻo lạnh. Chú có cần tiền tiêu mẹ đưa cho?

– Không mẹ ạ! Khuya rồi mời mẹ vào nghỉ, con đi từ đêm nay.

Mẹ tôi trở vào. Mẹ lê guốc lẹp kẹp. Tôi ngờ rằng đó là tiếng nứt rạn của hai trái tim. Có tiếng mẹ thở dài và tiếng đặt mình nặng nhọc xuống giường.

 thienly7

Tôi đứng trơ như gỗ, sức gì thiêng liêng níu chặt lấy chân tôi. Tôi muốn chạy nhưng khó khăn quá, khó khăn như chạy sự ghê rợn trong giấc chiêm bao. Khi chợt tỉnh tôi băng mình đi, đi không hành lý, không lời từ biệt không người đưa tiễn.

Ba bốn năm trời lưu lạc miền Nam, cứ mỗi lần gió heo may rủ mùa thu sang thì lòng tôi lại nao nao sầu cảm. Cuộc sống lần hồi của tôi trôi dạt nhiều nơi, ở đâu cũng chỉ đan dệt bằng u buồn chán nản. Mắt tôi ngây dại, tóc tôi bụi đời phủ kín. Tôi vẫn đi và thường băn khoăn tự hỏi tại sao người ta cứ phải suy cảm, người ta cứ giới hạn, người ta không chịu mở rộng cánh cửa tim đón từ muôn phương những luồng gió yêu thương thắm thiết hay trao tặng muôn phương những tiếng nói tâm tư cho kẻ khác tin cuộc đời. Tôi muốn hủy bỏ hai tiếng nghi ngờ, hai tiếng do dự nên có lần trót dại theo “đàn anh” đi làm cách mạng ở rừng đồi. Chao ôi! Tôi đã khóc trắng mấy đêm để mang cái thân hình tiều tụy về thành phố sau thời gian thua nhẵn nửa số mộng mơ. Lòng tôi càng ngày càng khát vọng tình yêu. Tôi đã hiểu sức thiêng liêng và quyến rũ của nó và tôi thấy nhớ mẹ tôi quá…

Giàn thiên lý quê nhà giờ đây héo khô tàn tạ. Loài ve sầu không rủ rê mùa hạ sang nữa nên họ hàng nhà bọ ngựa cũng chết hết vì buồn. Ở ngoài ấy người ta ngăn cấm không cho ai buồn, không cho ai nhớ, không cho ai thương nhau thì dễ gì mẹ tôi đã được ngồi duới giàn hoa mà kể chuyện cho em tôi nghe. Thì dễ gì có phút giây mẹ nằm tưởng tượng bão táp ngoài trời thấy con chim nhỏ lạc bầy dạt trôi thảm hại. 

Tôi buồn, tôi muốn khóc khi nghĩ rằng chiều nào người ta bắt mẹ tôi nhổ hoa lý, phá giàn tre để trồng ngô khoai chẳng hạn. Mẹ tôi sẽ chết khô héo trên mảnh đất xác xơ đầy những oán thù. Không biết mẹ tôi có giận tôi, có ân hận vì chưa dặn tôi thêm một điều gì không? Riêng tôi, tôi hơi tiếc số mộng mơ thuở ở rừng đồi. Biết đâu mẹ tôi chả dặn cái điều liên quan đến việc ấy.

Tôi đi tìm thương yêu trong mầu hoa lý, đi tìm những bà mẹ biết kể chuyện tâm tình, đi tìm cô bé thả mắt trong nơ dưới giàn cây. Tôi chưa gặp ai cả. Tình thương nhân thế còn se sắt lắm. Nhưng nắng miền Nam ấm áp, đất miền Nam trồng cây gì cũng có trái vậy nên tôi cố gắng ươm cây Hy Vọng và quên rằng minh đang sống cùng cực, nghẹn ngào, thiếu từ đốm lửa gia đình đến mảnh áo đẹp. Tôi sẽ đi nữa, sẽ cầu xin từ ánh mắt tìm hiểu của người quê hương để tưới vào hàng cây Hy Vọng cho hoa nhân ái thắm nở rợp trời.

Bao giờ rừng cây yêu thương đơm trái, người quê hương sẽ về giành lại đất quê hương và tôi phải gặp cô bé dưới giàn cây bâng khuâng ngồi đếm vệt hoàng hôn rơi trên sóng tóc. Khi hồi cư chúng tôi lấy nhau. Tôi sẽ đưa vợ tôi sang quê ngoại chỉ cho vợ tôi dấu vết giàn hoa thiên lý xa xưa. Vợ chồng tôi bắc giàn trồng hoa, chiều chiều tưới nước vào gốc cho chóng lớn. Đợi đến lúc lá theo cành leo kín đầy giàn thì loài ve sầu lại rủ rê mùa hạ sang thì họ hàng nhà bọ ngựa lại tha thẩn cả ngày leo bò trên mầu xanh muôn thuở.

Tôi ngồi dưới giàn kể chuyện “Chuyện hoa lý của Mẹ” cho vợ tôi nghe. Vợ tôi phải nhớ để kể cho con tôi nghe sau này. Làng xưa đẹp lên mầu áo nâu, rộn ràng lên tiếng kéo cưa xẻ gỗ làm đình. Tôi tập làm ca dao ví von những câu thương yêu với mầu xanh hoa lý dìu dịu, nhẹ nhàng, lơ lửng tự ngàn xưa đến tận ngàn sau.

 thienly8




1962

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10294)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 13114)
ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11398)
Một chính quyền không những tước đoạt tài sản, sự tư hữu của nhân dân, lại còn tước đoạt luôn cả quyền được tự bảo vệ của dân
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10112)
dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
29 Tháng Tám 2014(Xem: 11649)
Tên tù trong câu chuyện hẳn sẽ nể phục cái khoảnh khắc người đàn bà này đã làm nên.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 9352)
Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản
21 Tháng Tám 2014(Xem: 9994)
Phan Ái Minh, người bạn đa tài của tôi, và nhớ tới những vì sao sớm vụt tắt trên bầu trời tuổi thơ của chúng tôi thuở trước
19 Tháng Tám 2014(Xem: 15258)
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa.
14 Tháng Tám 2014(Xem: 10880)
Mai chưa hề đọc thánh kinh, nhưng nàng đã biết chọn chỗ ngồi thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 10515)
Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10096)
Dân tôi đang cùng Việt Khang đặt bước chân mình trên con đường dẫn tới những ngày vinh quang cho quê mẹ./.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 10561)
ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11326)
không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 13385)
Kẻ thù còn đó mà nhiệm vụ cứu quốc chưa hoàn thành thì lòng nào đành đoạn dứt bỏ "huynh đệ chi binh".
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10038)
Ruộng đồng lúa mọc lơ thơ Máu pha nước mắt ngập bờ tre xanh!
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 9080)
“hạnh phúc – nhỏ nhoi so với nỗi đau ngút ngàn phải trải qua”
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 11687)
Nhà “ngoại cảm” đã đem theo bí mật xuống đáy mồ.
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 11575)
Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
22 Tháng Năm 2014(Xem: 11646)
Sắc không sao ngăn nổi mấy giọt nước mắt từ từ lăn xuống, quyện với mồ hôi làm lưỡi anh mặn chát.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 9815)
Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ”
03 Tháng Năm 2014(Xem: 10524)
Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 10317)
Thân xác em như chiếc lá thu ngoài sân trại tỵ nạn Sikiew ngày nào, đang hòa tan vào trong lòng đất
25 Tháng Tư 2014(Xem: 13090)
Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng đội cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây
24 Tháng Tư 2014(Xem: 12107)
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
12 Tháng Tư 2014(Xem: 9271)
Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản.
02 Tháng Tư 2014(Xem: 17296)
Chúng tôi không còn là chúng tôi nữa, chỉ vì chúng tôi là chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ miền Nam tự do,
01 Tháng Tư 2014(Xem: 12449)
Nào ngờ đồng bào đi trước, giặc cướp trộn trấu theo sau, vì dĩ nhiên "lòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của những người anh em Trâu Điên tách bầy
31 Tháng Ba 2014(Xem: 9857)
Trong những giấc mơ đôi lúc tôi thấy ba thằng chúng tôi nằm bên nhau, ngâm nga thơ phú trên ngọn đồi có nhiều tảng đá, một bên là núi một bên là biển, giữa bầu trời vằng vặc trăng sao
29 Tháng Ba 2014(Xem: 11590)
Chúng ta phải cố gắng hết sức mình, bằng tất cả nghị lực, để xoá tan khoảng cách của hận thù, để trái tim lên tiếng tình thương !
27 Tháng Ba 2014(Xem: 10808)
Trong lịch sử dân tộc ta, dường như chưa có thời kỳ nào mà số phận của nhiều người con gái, phụ nữ Việt Nam lại bi thương rẻ rúng như bây giờ.
25 Tháng Ba 2014(Xem: 12484)
Các ông suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay cộng sản.
24 Tháng Ba 2014(Xem: 13130)
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc
21 Tháng Ba 2014(Xem: 10698)
Phần lớn con trai có tánh này nhiều hơn. Chúng mang mầm bệnh tâm lý về sự ẩn ức dục tính.”
09 Tháng Ba 2014(Xem: 10208)
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10749)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười !
05 Tháng Ba 2014(Xem: 8668)
Chung vui với nước Úc chăng? Chắc phải làm thế, vì bà ra đi là quốc gia rất tử tế này bớt đi được một người thù ghét nước Úc.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9299)
Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9834)
Hay họ chỉ cần một vòng tay, một tình thương yêu của người vợ, người con, người mẹ mà họ bật lên những tiếng kêu đó, để gọi bà vào?
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11991)
Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie.Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...
25 Tháng Hai 2014(Xem: 9865)
Nên hãy quên ngay những mất mát, hãy trân trọng giữ gìn những cái được rất đáng quý, đừng để nó trôi tuột khỏi tầm tay
24 Tháng Hai 2014(Xem: 11817)
Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
22 Tháng Hai 2014(Xem: 10185)
lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .
18 Tháng Hai 2014(Xem: 12054)
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ. Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 10948)
Trong khi người ta thành khẩn dúi tiền vào tay Phật, thì lại vô cùng thờ ơ với hàng dài người ăn xin ngồi ngay lối đi vào chùa. Cái nghịch cảnh ấy vô tư diễn ra trước nơi được coi là Thánh Thiện.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11018)
Tôi chỉ có một ước muốn khiêm nhường là làm sao nói lên được lòng yêu nước và cố giữ đúng phong thái của một Sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 10897)
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
01 Tháng Hai 2014(Xem: 10363)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10332)
nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.
28 Tháng Giêng 2014(Xem: 9472)
Nhưng điều này bây giờ đâu còn có ý nghĩa gì khi Ngộ đã thực sự bước ra khỏi đám mây mù quá khứ. Tất cả như đã cuốn theo dòng nước chảy qua cầu.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10183)
Em gái Hoàng Sa Em đẹp như bài ca Thân em dài thon thả Nằm giữa biễn trời xanh