6:25 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

TRONG VÔ TẬN -Vĩnh Quyền

08 Tháng Mười Hai 201910:27 SA(Xem: 7135)

Đọc thêm, để hiểu thêm, nghĩ lại.

No photo description available.

Sau trích đoạn tiểu thuyết “Mạch nước trong” (Nxb Thanh Niên,1986) liên quan chữ quốc ngữ, tôi gửi đến những người quan tâm lịch sử văn tự nước nhà một trích đoạn khác liên quan chữ Nôm, từ tiểu thuyết “Trong vô tận” (Nxb Trẻ, 2019). Hơn một nghìn chữ, có hai nhân vật “tôi”.
Tôi thứ nhất: “ông Huế” tiến sĩ dân tộc học, hôn mê sâu.
Tôi thứ hai: thanh niên Việt ở Mỹ về nước khi nhận tin báo anh có người cha chưa bao giờ gặp, đang hôn mê. Những ngày ngắn ngủi bên người cha hấp hối trong vương phủ hoang cũ, người con “hầu chuyện” với người cha qua những gì ông đã ghi chép trong laptop…

CHỮ NÔM TRONG TIỂU THUYẾT “TRONG VÔ TẬN”

“Mỗi người Huế xa quê là một con diều giấy. Càng lộng gió bay xa càng nhìn rõ Huế hơn. Diều chỉ bay cao khi sợi dây nối mặt đất chưa đứt. Lại có người Huế cả đời sống ở Huế mà vẫn xa quê, vẫn là con diều khát gió.

Cuối năm âm, tôi thường một mình xếp lại tủ sách chữ Nôm, chọn một cuốn đọc nhẩn nha ba ngày tết. Non nửa thế kỷ tủ sách này không thêm thành viên nào, như thể tự nó đã khép lại một thời, không chỉ là thời của loại văn tự này mà còn là thời đại và cả thời của chính con người chúng tôi.

Trong lúc phủi bụi thời gian cho sách, màu ngả vàng của giấy thường mang lại cho tôi nỗi buồn man mác. Nhưng thỉnh thoảng chúng cũng đem đến niềm vui, như khi bất chợt phơi lộ kỷ niệm đã khuất sâu ký ức.

Tôi thường tự trách mỗi lần làm công việc này. Là lúc nhìn thấy những khoảng trống do mình gây ra. Nhiều sách cất giữ ngót trăm năm tôi đã đánh mất hoặc cho mượn dễ dãi. Giờ chúng lưu tán ở đâu, thuộc về ai, tồn tại hay tan rã? Không nhớ nữa, không biết nữa. Tự trách vì có thời tôi mệt mỏi đến thờ ơ sinh mệnh những cuốn sách vốn câm nín từ lâu và tưởng chừng chúng đã đứng ngoài dòng chảy cuộc sống. Không được bảo quản tốt, một số sách tự mục nát qua những mùa đông ẩm trời hành cơn lụt mỗi năm. Trong đó có sách viết tay độc bản, mất là mất hẳn trong thế giới vật chất cũng như trong đời sống tinh thần.

Đôi khi tôi tìm cách tha thứ cho mình bằng hai lẽ. Chất liệu giấy bồi của sách Nôm có tuổi thọ giới hạn và số người đọc chữ Nôm ngày càng vắng vẻ. Ở Huế này, nơi sách Nôm còn khá nhiều, tuy tản mát trong các tủ sách tư nhân và đình chùa, vẫn khó tìm ra người biết chữ Nôm.

Là người cuối cùng trong gia đình có tiếp xúc chữ Nôm, tôi giật mình xót xa hơn là ngạc nhiên khi nhận thông tin từ một điều tra khoa học: Trên thế giới, tính cả Việt Nam, chỉ khoảng một trăm người đọc thông viết thạo chữ Nôm.

Có những bài nghiên cứu chữ Nôm đọc đã lâu tôi vẫn nhớ nhờ cảm xúc, bởi quá trình hình thành, phát triển và lụi tàn của nó gắn liền với lịch sử dân tộc. Trong quá khứ, với bối cảnh văn tự chính thức là chữ Hán, sự sáng tạo chữ Nôm ban đầu nhằm đáp ứng nhu cầu thuộc về văn bản mà chữ Hán không đủ với thực tế Việt. Từ văn bản nhà nước như sổ đinh, sổ điền đến văn bản tôn giáo, tâm linh như sớ cầu siêu, cầu an đều cần khai đúng tên người, tên địa phương – những cái tên thuần Việt như làng Bưởi, anh Mít, chị Gái chẳng hạn.

Nhưng biểu thị vĩ đại nhất của chữ Nôm là tinh thần Việt, là hạo khí độc lập dân tộc. Từ sau năm 939, khi người Việt thoát ách đô hộ giặc Tàu, chữ Nôm được tôn vinh. Đến thế kỷ 13 đã có dòng văn học chữ Nôm. Và Tây Sơn là triều đại thể hiện đỉnh cao ý thức độc lập văn tự. Trong hai mươi bốn năm cầm quyền, toàn bộ văn kiện dưới triều đại này được soạn thảo và ban hành bằng chữ Nôm.

Nỗi lo tiêu vong văn tự riêng có của dân tộc là có thực. Thứ chữ được cha ông sử dụng gần một nghìn năm, nếu chỉ tính từ năm 939 đến năm 1920, năm chính quyền thực dân Pháp buộc triều đình Huế dùng chữ Việt La tinh hóa trong hệ thống trường học và các khoa thi, thay thế chữ Hán và chữ Nôm, vốn là phương tiện ghi chép, truyền tải một khối lượng khổng lồ tư liệu lịch sử, văn học và tri thức của ông cha trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói, việc loại chữ Nôm khỏi đời sống là một đứt gãy trong lộ trình truyền đạt liên tục văn hóa Việt. Và tổn thất do việc này gây ra dường như không thấy rõ, bởi những tiện lợi của chữ quốc ngữ che khuất. Nhưng về lâu dài và từ góc nhìn bảo tồn di sản ngôn ngữ thì tổn thất đó là nghiêm trọng.

Một thứ văn tự phát triển trên đôi cánh hạo khí độc lập, tồn tại nghìn năm bỗng chốc biến mất, chẳng phải là thảm họa văn hóa của một dân tộc? Con cháu muôn đời sau không đọc được chữ, không đọc được sách của tiền nhân viết ra trong nghìn năm chẳng phải là điều khủng khiếp? Thực tế cho thấy chúng ta chỉ có thể dịch một phần rất nhỏ từ gia tài chữ Nôm. Trong khi đó, Triều Tiên và Nhật Bản cũng vận dụng chữ Hán để sáng tạo chữ riêng của mình, nhưng họ đã không phải chịu tổn thất đứt gãy đường truyền văn tự như chúng ta.

Những năm gần đây tôi đã theo dõi hành trình đầy khó khăn và kịch tính của nhóm chuyên gia chữ Nôm và tin học Việt kiều, người Mỹ và người Pháp phối hợp Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong nước để đưa chữ Nôm vào bảng mã ngôn ngữ Unicode của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO-IEC. Với hơn 11.500 chữ đã “nhập kho” và được số hóa, cùng với hỗ trợ của công nghệ thông tin, chữ Nôm đã có một tương lai mới, di sản của cha ông nghìn năm có thể nằm gọn trong laptop, đồng hành cùng những ai quan tâm nghiên cứu Việt học. Con số một trăm người thông thạo chữ Nôm hiện nay rồi sẽ thay đổi theo chiều hướng lạc quan. Tôi cũng sẽ ôn lại chữ Nôm, muốn góp một dấu cộng trong đó, để ít ra cũng đọc được sách cha (nghĩa lớn) trong những ngày xuân về.”

*

Hôm qua theo cô Hạnh vào từ đường của phủ tôi đã chú ý một tủ kính khảm xa cừ có bát hương trên nóc đặt đối diện với mười hai bàn thờ. Cô cho biết tủ này trưng bày toàn sách chữ Nôm, là trước tác của mấy đời gia tiên, nên cũng được thắp hương như một bàn thờ. Nhìn chữ trên các bìa sách, tôi thấy mình chẳng khác kẻ ngoại tộc, thậm chí như người nước ngoài. Cảm giác mất mát dâng cứng ngực.

Giờ ngồi cạnh ba, tay nắm tay ba, đọc bài viết của ba trên laptop của ba, cảm giác ấy trở lại với tôi. Nhưng lần này dịu ngọt như vừa được chia sẻ. Tôi thấy mình giống cô Hạnh khi nghiêng người nói thủ thỉ vào tai ba, người vẫn thiêm thiếp trong cơn mê sâu dài. Tôi nghe lời mình từ bên trong: Con sẽ là một dấu cộng cạnh dấu cộng của ba…
VĨNH QUYỀN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 2014(Xem: 10297)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 13117)
ông Trường vẫn đều đặn dự thánh lễ mỗi ngày tại nhà thờ Holly Cross ở đường West 42nd St
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11405)
Một chính quyền không những tước đoạt tài sản, sự tư hữu của nhân dân, lại còn tước đoạt luôn cả quyền được tự bảo vệ của dân
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10113)
dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
29 Tháng Tám 2014(Xem: 11652)
Tên tù trong câu chuyện hẳn sẽ nể phục cái khoảnh khắc người đàn bà này đã làm nên.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 9356)
Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản
21 Tháng Tám 2014(Xem: 9997)
Phan Ái Minh, người bạn đa tài của tôi, và nhớ tới những vì sao sớm vụt tắt trên bầu trời tuổi thơ của chúng tôi thuở trước
19 Tháng Tám 2014(Xem: 15262)
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa.
14 Tháng Tám 2014(Xem: 10886)
Mai chưa hề đọc thánh kinh, nhưng nàng đã biết chọn chỗ ngồi thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 10521)
Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10100)
Dân tôi đang cùng Việt Khang đặt bước chân mình trên con đường dẫn tới những ngày vinh quang cho quê mẹ./.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 10566)
ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11335)
không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 13388)
Kẻ thù còn đó mà nhiệm vụ cứu quốc chưa hoàn thành thì lòng nào đành đoạn dứt bỏ "huynh đệ chi binh".
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10044)
Ruộng đồng lúa mọc lơ thơ Máu pha nước mắt ngập bờ tre xanh!
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 9083)
“hạnh phúc – nhỏ nhoi so với nỗi đau ngút ngàn phải trải qua”
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 11692)
Nhà “ngoại cảm” đã đem theo bí mật xuống đáy mồ.
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 11581)
Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
22 Tháng Năm 2014(Xem: 11659)
Sắc không sao ngăn nổi mấy giọt nước mắt từ từ lăn xuống, quyện với mồ hôi làm lưỡi anh mặn chát.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 9822)
Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ”
03 Tháng Năm 2014(Xem: 10527)
Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 10324)
Thân xác em như chiếc lá thu ngoài sân trại tỵ nạn Sikiew ngày nào, đang hòa tan vào trong lòng đất
25 Tháng Tư 2014(Xem: 13099)
Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng đội cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây
24 Tháng Tư 2014(Xem: 12113)
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
12 Tháng Tư 2014(Xem: 9286)
Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản.
02 Tháng Tư 2014(Xem: 17316)
Chúng tôi không còn là chúng tôi nữa, chỉ vì chúng tôi là chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ miền Nam tự do,
01 Tháng Tư 2014(Xem: 12468)
Nào ngờ đồng bào đi trước, giặc cướp trộn trấu theo sau, vì dĩ nhiên "lòng súng nhân đạo, cứu người lầm than" của những người anh em Trâu Điên tách bầy
31 Tháng Ba 2014(Xem: 9867)
Trong những giấc mơ đôi lúc tôi thấy ba thằng chúng tôi nằm bên nhau, ngâm nga thơ phú trên ngọn đồi có nhiều tảng đá, một bên là núi một bên là biển, giữa bầu trời vằng vặc trăng sao
29 Tháng Ba 2014(Xem: 11600)
Chúng ta phải cố gắng hết sức mình, bằng tất cả nghị lực, để xoá tan khoảng cách của hận thù, để trái tim lên tiếng tình thương !
27 Tháng Ba 2014(Xem: 10815)
Trong lịch sử dân tộc ta, dường như chưa có thời kỳ nào mà số phận của nhiều người con gái, phụ nữ Việt Nam lại bi thương rẻ rúng như bây giờ.
25 Tháng Ba 2014(Xem: 12489)
Các ông suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay cộng sản.
24 Tháng Ba 2014(Xem: 13136)
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc
21 Tháng Ba 2014(Xem: 10704)
Phần lớn con trai có tánh này nhiều hơn. Chúng mang mầm bệnh tâm lý về sự ẩn ức dục tính.”
09 Tháng Ba 2014(Xem: 10213)
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10754)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười !
05 Tháng Ba 2014(Xem: 8677)
Chung vui với nước Úc chăng? Chắc phải làm thế, vì bà ra đi là quốc gia rất tử tế này bớt đi được một người thù ghét nước Úc.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9306)
Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay
02 Tháng Ba 2014(Xem: 9837)
Hay họ chỉ cần một vòng tay, một tình thương yêu của người vợ, người con, người mẹ mà họ bật lên những tiếng kêu đó, để gọi bà vào?
01 Tháng Ba 2014(Xem: 12001)
Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie.Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...
25 Tháng Hai 2014(Xem: 9870)
Nên hãy quên ngay những mất mát, hãy trân trọng giữ gìn những cái được rất đáng quý, đừng để nó trôi tuột khỏi tầm tay
24 Tháng Hai 2014(Xem: 11827)
Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
22 Tháng Hai 2014(Xem: 10192)
lòng yêu nước và tinh thần dấn thân vẫn còn và mơ ước một ngày nào đó được bay trên vùng trời Tổ Quốc Việt Nam Tự Do .
18 Tháng Hai 2014(Xem: 12056)
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ. Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 10949)
Trong khi người ta thành khẩn dúi tiền vào tay Phật, thì lại vô cùng thờ ơ với hàng dài người ăn xin ngồi ngay lối đi vào chùa. Cái nghịch cảnh ấy vô tư diễn ra trước nơi được coi là Thánh Thiện.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 11027)
Tôi chỉ có một ước muốn khiêm nhường là làm sao nói lên được lòng yêu nước và cố giữ đúng phong thái của một Sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 10898)
Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…
01 Tháng Hai 2014(Xem: 10367)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10335)
nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.
28 Tháng Giêng 2014(Xem: 9484)
Nhưng điều này bây giờ đâu còn có ý nghĩa gì khi Ngộ đã thực sự bước ra khỏi đám mây mù quá khứ. Tất cả như đã cuốn theo dòng nước chảy qua cầu.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10188)
Em gái Hoàng Sa Em đẹp như bài ca Thân em dài thon thả Nằm giữa biễn trời xanh