10:40 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

MỘT NƠI ĐỂ TRỞ VỀ - Ngô Quốc Sĩ

18 Tháng Năm 20201:36 CH(Xem: 6944)
MỘT NƠI ĐỂ TRỞ VỀ
Người Việt lưu vong, chọn đất khách làm quê hương thứ hai, nhưng lòng vẫn hướng về quê mẹ như một nơi để trở về, dù chỉ trong tâm tưởng. Nguyệt Ánh đã “Mơ một ngày về”. Nam Lộc cũng đã mong ước “Cho tôi đi lại đoạn đường, hàng cây vương dài bóng mát.Cho tôi an phận ngàn đời, bên bờ đê vắng làng tôi.” Riêng Quyên Di, nhà văn, nhà thơ, và nhà giáo, đang tiếp tục con đường phấn trắng bảng đen tại hải ngoại, cũng đã chia sẻ tâm tình nhớ thương quê nhà như một nơi muôn thuở để trở về, qua bài thơ “Miền Quá Khứ” viết cho cô nữ sinh viên với tất cả nỗi lòng u uất của một “ông thầy” trong kiếp tạm dung…
Vào thơ, Quyên Di đã ngỏ lời với cô sinh viên UCLA đã trên đôi tám, bằng lời nhỏ nhẹ dịu dàng như bàn tay vỗ về của người mẹ dành cho con thơ, không được may mắn ôm ấp quá khứ dân tộc, nay đã trở thành xa lạ với nhiều người, đặc biệt là thế hệ sinh sau đẻ muộn. Quá khứ đó, dù thật đã trở nên xa lạ, nhưng lại là nơi chốn để trở về, như nguồn cội, như quê nhà dấu yêu ngàn đời không quên. Thế nên, dù bận rộn cách mấy, ông thầy vẫn cảm thấy có trách nhiệm giữ gìn quá khứ vàng ngọc đó để gửi lại cho thế hệ đến sau:
Con ạ, thầy sẽ để thì giờ
Dẫn con về miền tên là Quá Khứ
Miền ấy chắc chưa bao giờ con đến thử
Vì con còn nhỏ quá, biết gì đâu.
Miền ấy mang tên Quá Khứ, nhưng ngày ngày vẫn hiện rõ nguyên hình trong mỗi bước đi, trên môi cười, nơi tiếng khóc, và trên cả gối mộng khi đêm về, bởi lẽ nó đã in vào tim óc, hòa vào giòng máu của người bỏ nước ra đi, với nắng cháy, với bão bùng, nói chung là với bao bất hạnh, bao oan khiên còn đọng trên áo sờn của mẹ, trên vai gầy của cha, trên những sỏi đá của lối mòn đất nước:
Miền ấy có hai mùa mưa nắng dãi dầu
Thầy đã có một thời sống và lớn lên ở đó
Miền ấy có những ngày bão bùng dông gió
Lại có những khi nóng rát nung người
Quá khứ bất hạnh thế đó, không những vì nghịch cảnh thiên nhiên, mà còn vì chiến tranh tàn phá chết chóc hủy diệt. Dòng sinh mệnh dân tộc tuôn tràn máu lửa và đầy nước mắt mồ hôi, nhưng điều cần nói và cần biết, là những con người mang giòng máu Lạc Hồng vẫn kiên cường thách đố với thiên nhiên, với nghịch cảnh, vượt qua sóng gió thử thách để sống còn và vươn lên như Phù Đổng, ấp ủ những mơ ước cao xa, đúng theo tên gọi cha ông đã đặt cho non sông xã tắc bằng 2 chữ Việt Nam “Việt”=Trỗi vượt, và “Nam”= tại phương Nam.
Thầy dẫn con về miền tên là Quá Khứ
Đứa bé lớn lên giữa những đau thương
Đất nước chiến tranh, người vẫn kiên cường
Nuôi lớn nhau, nuôi lớn cả những điều mơ ước.
Nơi phương Nam trỗi vượt đó, đã mọc lên những hoa trái thơm tho, đã hun đúc những con người hiền hòa, và những nét đẹp đơn sơ nhưng đầy tình tự dân tộc. Chính vì thế, Sài Gòn đã trở thành hòn ngọc Viễn Đông, làm cho các quốc gia láng giềng phải mơ ước được sánh vai chung lối:
Thầy dẫn con về thăm Sài Gòn thuở trước
Có chợ Bến Thành và những công viên
Có chị bán chè với nụ cười hiền
Có nước mía Viễn Đông, có thịt bò khô, đậu đỏ
Sài gòn một thời hoa lệ mỹ miều như thế nên Y Vân mới phải thốt lên “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”. Nay thì Sài Gòn đã thay tên, đến nỗi Nguyễn Đình Toàn đã phải kêu lên: “Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên”. Nay thì thủ đô ánh sáng đã bị vùi giập bằng dép râu liềm búa. Giờ đây, dân Việt chỉ còn biết tiếc nuối một thời vàng son, với hình ảnh Sài Gòn xưa, với cảnh đẹp người đẹp, với những nét sinh hoạt đầy thơ mộng của nam thanh nữ tú, với tà áo gió bay phất phơ và mái tóc dài thơm của nàng trước những con mắt ngơ ngẩn của mấy chàng trai đa tình:
Cô nữ sinh đạp xe mini, gót nhỏ
Trên những con đường, tà áo trắng tung bay
Mái tóc thơm dài theo với tháng ngày
Phố đông người, có chàng trai nhìn theo ngơ ngẩn
Cảm nhận của Quyên Di cũng chính là cảm nhận của Nguyễn Tất Nhiên trước vẻ đẹp hồn nhiên của những bước chân chim rón rén ngoài đường phố, trong sân trường:
Ta gặp nhau một chiều nắng quê hương.
Áo em vàng như màu nắng sân trường.
Ta mang nắng nhốt vào lớp học
Lúc tan trường thả nắng tung tăng.
Tô điểm thêm cho nét đẹp thư sinh với áo trắng tóc dài và cái nhìn ngơ ngẩn, còn có vẻ đẹp hiền hòa thanh khiết của những bàn tay đầy phấn trắng của ông thầy đứng trên bục giảng, nhìn xuống những mái đầu xanh mắt nai, mà cảm thấy lòng rộn rực. Có một chút e lệ, như muốn dấu đi những rung cảm tuyệt vời phía sau thiên chức “ông thầy”:
Thầy dẫn con về thăm lớp, trường, bảng phấn
Có ông thầy còn rất trẻ, thư sinh
Là thầy nhưng đôi mắt chẳng dám nhìn
Sáu mươi nữ sinh ngây thơ mà nghịch ngợm.
Đồng cảm với Quyên Di, người viết cũng đã có một thời đứng trên bục giảng với những rung cảm nhẹ nhàng kín đáo. Bài thơ “Dấu Chân Chim” tuy có chút lãng mạn, nhưng chỉ dừng lại trong trong lễ nghĩa thầy trò như nét đẹp văn hóa của dân tộc:
Em mang mùa thu vào lớp học
Phấn trắng ngỡ ngàng trên tay anh
Mây trời bỗng hạ xuống thật thấp
Chữ nghĩa vỗ cánh bay rất nhanh
Nét đẹp văn hóa chữ nghĩa đó còn đậm đà hơn trong khung trời đại học, nơi đó có những trang sách miệt mài, những giảng đường thênh thang rợp bóng cây lá xôn xao:
Thầy dẫn con về miền tên là Quá Khứ
Thăm những khuôn viên đại học ngày nào
Những giảng đường bên ngoài cây lá xôn xao
Những sinh viên miệt mài bên trang sách.
Nét đẹp quê hương với những kỷ niệm êm đềm đó nay đã xa! Quê hương hôm nay chỉ còn là quê hương trong tâm tưởng. Sài Gòn hôm nay cũng chỉ còn là “Sài Gòn Nhỏ”. Nhưng người ta vẫn nói “chúng ta còn mãi những gì chúng ta đã mất”, thì miền quá khứ của Quyên Di vẫn hiện nguyên hình trong hiện tại và sẽ còn mãi trong tương lai, bởi lẽ đó chính là quê hương đích thực, là niềm an ủi vô bờ đối với tất cả những ai là ly khách muốn tìm về nguồn cội:
Miền Quá Khứ ấy vô cùng trong sạch
Trong trái tim của tuổi hoa niên
Bây giờ đã xa, chỉ thấy trong nỗi nhớ triền miên
Của ông thầy đã già theo năm tháng
Thế đó. Đã một lần mang danh “ông thầy” thì sứ mệnh dẫn dắt lớp trẻ là sứ mệnh thiêng liêng, là thiên chức cao quý, mãi đeo đuổi nhà giáo, đúng theo truyền thống “lương sư hưng quốc”. Trong niềm hãnh diện vô bờ đó, Quyên Di đã lùi vế quá khứ, hướng dẫn lớp trẻ Việt Nam hải ngoại hướng về miền thương nhớ ngọt ngào, tìm về nguồn suối thương bất tận của mẹ Âu Cơ:
Những kinh nghiệm cuộc đời lồng trong ngôn ngữ, văn chương?
Ông thầy lấy trong một chuỗi ngày thường
Ở một miền có tên là Quá Khứ.
Thầy sẽ để thì giờ dẫn con về miền Quá Khứ..
Đẹp thay tình thầy trò. Cao quý thay sứ mệnh trồng người trăm năm của Quản Trọng “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”…Cám ơn Quyên Di. Nhớ ơn truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam…
Ngô Quốc
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2011(Xem: 18436)
Rải tro theo gió... trên đỉnh đèo Hải Vân... ý nguyện của người đã khuất gợi lên trong tôi hình ảnh vừa bi hùng lại vừa lãng mạn, như là sự kết hợp tuyệt vời giữa mối tình của viên dũng tướng với cô con gái đầu lòng của nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.
27 Tháng Tư 2011(Xem: 19584)
Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »
23 Tháng Tư 2011(Xem: 18041)
Tôi ngồi đó để tưởng nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của tôi. Tôi để hình tôi trên bàn thờ là coi như mình đã chết theo với nước Việt Nam Cộng Hòa của tôi. Tôi chỉ sống lây lất, lo nhang khói cho đồng đội, cho cha mẹ, vợ con
03 Tháng Tư 2011(Xem: 19701)
Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc... đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.... *
23 Tháng Ba 2011(Xem: 20136)
tưởng đã được giải quyết, phân tán người Việt Nam tỵ nạn trên nước Mỹ, nhưng không ngờ Xe đò Hoàng đơn thân độc mã mỗi ngày một chuyến kéo hai thành phố đông dân cư Việt Nam lại càng gần với nhau hơn nữa.
21 Tháng Hai 2011(Xem: 19842)
Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18518)
Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ' Bầu bí một giàn'
04 Tháng Hai 2011(Xem: 19465)
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
02 Tháng Hai 2011(Xem: 21366)
Hương thơm của gạo, vị ngọt của cơm lẩn với cát sạn tựa như cuộc đời của những quân nhân QLVNCH nói chung, SVSQTĐ nói riêng đã tự hào vào ngày mãn khóa sau mấy tháng quân trường mồ hôi thử thách đó là hương thơm của gạo. Để rồi chuẩn bị dấn thân vào cuộc đời đầy gian khổ hiểm nguy sống chết khó lường
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 20999)
Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt.
21 Tháng Giêng 2011(Xem: 19739)
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
16 Tháng Giêng 2011(Xem: 20180)
Thành phố lên đèn, tôi vật vờ vô định thoáng nghe bên tai tiếng dương cầm giai điệu bản "Giao hưởng số chin, cung rê thứ" của L.V. Beethoven mà tôi học ngày nào. Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết - quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 21890)
Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du ...
07 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20695)
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lông hồng.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21702)
Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một tình yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc – suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện trò điều này với người trong nhà… – càng khiến dư luận nghĩ vậy.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20150)
Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho "ra đi trong vòng trật tự" sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được ở trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 20944)
Một câu chuyện thật dí dỏm. Câu chuyện phần nào đã gợi nhớ đến một quảng đời thơ ấu thật êm đềm, hoa bướm ở vùng quê . Phải chi không có biến cố tháng tư 75, cuộc sống của những người dân miền nam hiền hòa chắc chắn là mãi mãi thanh bình, thịnh vượng, và an lành như tác giả "Lấy vợ miền quê" đã mô tả rất chân thật trong câu chuyện
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19288)
Bây giờ, nhìn chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú: “Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”
08 Tháng Mười 2010(Xem: 20133)
Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nhìn núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa...
08 Tháng Mười 2010(Xem: 21872)
Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi. Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút... Sống sao cho đáng sống mới là việc khó. Đời là vô thường!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 27845)
Kính nguyện cầu Đấng Thiên Thựợng Đế tối cao và Hồn thiêng sông núi phù hộ cho toàn dân Việt sớm có ngày "đắc lộ thanh vân", đưa nước Việt lên đỉnh đài vinh quang thịnh trị ngàn đời.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 22572)
Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18774)
Tháng 8-1999, tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn. Trên ngăn kệ cao của closet, người mướn trước để sót lại một xấp “hồi ký” dầy 27 trang viết tay. Đêm đầu tiên ở phòng trọ mới, tôi đọc đoạn “hồi ký” bi hùng đó với nỗi niềm thương cảm không tả xiết: Thương cảm cho một danh tướng trong bước đường cùng của vận nước đen tối; thương cảm cho phu nhân và 2 người con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ, có lẽ là Chánh Văn Phòng của vị tướng anh hùng, tức tác giả của đoạn “hồi ký” nầy.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19609)
Lần nầy, bà Hoa quyết định tự tay đem hộp tro xương ông chồng về tận Việt Nam. Bà sợ thất lạc thêm lần nữa, thì tấm lòng hoài.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 23156)
Người chết lâu rồi , người còn ở lại Từ cuối chân mây đêm bấc lạnh lùng Ngày hiển thánh cả giống nòi mong mỏi Của những linh hồn hữu thủy hữu chung
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19693)
Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!!
06 Tháng Mười 2010(Xem: 21545)
Cổ nhân cũng đã có câu “ngu si hưởng thái bình”, hay là ta cứ an phận thủ thường, con gái thì mong trời sinh ra đừng quá đẹp, con trai thì đừng có quá tài ba. Còn giàu có bạc muôn không ham, chỉ mong đừng chạy gạo từng ngày. Cứ làng nhàng là xong, không ai thèm muốn, đố kỵ, ganh ghét, nghĩ chuyện đời: “Giàu như người ta cơm ngày ba bữa, đói như mình đây cũng đỏ lửa ba lần.”
05 Tháng Mười 2010(Xem: 19457)
hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.