4:41 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

‘Vượt Tù, Vượt Biển' cùng Huỳnh Công Ánh

23 Tháng Năm 202011:31 SA(Xem: 9465)
‘Vượt Tù, Vượt Biển' cùng Huỳnh Công Ánh
Điều ông mong muốn, với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai, cái nào cần thiết cho giống nòi Việt Nam.
* Cát Linh, phóng viên RFA
* 2017-04-24
Cuốn hồi ký “Vượt tù Vượt biển” của tác giả Huỳnh Công Ánh được giới thiệu đến với mọi người sau 42 năm kể từ tháng 4 năm 1975.
Trong đó, những sự kiện, hình ảnh của miền Nam kể từ buổi sáng 30 tháng 4-75, cuộc sống của người lính Việt Nam Cộng hoà trong trại cải tạo, hay những chuyến vượt biển kinh hoàng được tác giả kể lại trong cuốn hồi ký với vai trò là một nhân chứng lịch sử.
Nhân vật Tôi
Nhân vật “tôi” xuyên suốt trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển” là Đại uý Sư đoàn 22 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hoà, người tù vượt ngục trại Long Giao, người lái tàu vượt biển hai lần, chủ tịch Hội Cựu Quân nhân tại đảo Pulau Bidong năm 1981; người sáng lập Phong trào Hưng ca Việt Nam: nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh.
Tất cả những vai trò từng tồn tại trong 70 năm cuộc đời được ông gói ghém trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển”, cuốn hồi ký ông ấp ủ 38 năm. Khi thực hiện được, thì đã bước sang năm thứ 42 kể từ buổi sáng 30 tháng 4 năm 1975.
“Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu. Mặc dù tuổi đã lớn nhưng những hình ảnh không bao giờ quên. Vì tuổi lớn, có những sự kiện có thể mất đi nhưng không có gì thêm bớt. Và những nhân vật vẫn còn nằm yên đó..”
Thật sự là như thế. Sài Gòn buổi sáng 30 tháng 4 năm 75 hiển hiện ra dưới ngòi bút của ông với đầy đủ âm thanh, sắc thái, mùi vị. Ông gọi những chương đó là “Tan hàng, Bỏ súng”.
Tan hàng; Bỏ súng
“30.4. Hình như suốt đêm qua Sài Gòn chập chờn không ai tròn giấc ngủ. Tôi không thể nằm yên ở nhà chịu trận mà không biết những gì đang xảy ra bên ngoài đường phố. Tôi rời nhà với đôi mắt cay xè. Sài Gòn vẫn nắng chói chang…
Sáng sớm hôm nay một chiếc trực thăng HU.1D bên kia đường, đỗ trên nóc nhà đón thân nhân, đã vướng dây điện, nằm chúi đầu như sắp rơi xuống đất. Ngoài đường cả một cảnh tượng hỗn loạn đang xảy ra, xe cộ xuôi ngược, và chưa lúc nào đường phố thấy người đi bộ nhiều như sáng nay, nhiều người chạy trên đường với thái độ hốt hoảng…”
Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu.
- Huỳnh Công Ánh
“Cảm giác trưa ngày 30 tháng 4 là cảm giác không biết mình sẽ đi về đâu sau cái ngày Việt Cộng chiếm miền Nam, sau ngày buông súng. Lúc đó cứ nghĩ là bây giờ họ thắng rồi, họ lấy hết đất nước rồi, cảm giác như đờ đẫn, không biết đứng ở đâu, không biết làm gì. Cho tới khi có thông cáo đi tù cải tạo 10 ngày thì cũng vui mừng, giỡn đùa…ôi 10 ngày nhằm nhò gì, 3 tháng cũng nhằm nhò gì. Ở tù 10 ngày, 3 tháng hay 1 năm rồi ra có cơ hội đi làm ăn hoặc đi học lại, vì tôi tổng động viên năm 68, hai mươi mấy tuổi thôi, tôi cũng ước mơ đi học lại.”
Qua những tình tiết tác giả kể lại trong “Bỏ súng”, người đọc sẽ thấy và hiểu những lớp xi măng đầu tiên xây dựng nên một thành trì xã hội chủ nghĩa ngày nay.
“…Thời gian của tháng 5-75 là thời gian của xôn xao họp hành, thành lập khu phố, kê khai giấy tờ và học tập cái gọi là “chính sách của cách mạng”. Chị giúp việc nhà hàng xóm kế cận căn nhà tôi ở, nghe đâu cũng là Việt Cộng nằm vùng, bây giờ là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phường.”
Về Long Giao
Những tháng ngày sau đó của Huỳnh Công Ánh và đồng đội của ông được lột tả thật đến từng tiếng thở, tiếng ngáy, tiếng máy xe nổ ầm ì trong đêm khuya. Cách ông tường thuật đoạn đường về Long Giao mà bần bật lên đó là niềm tin, niềm hy vọng, rồi tiếp nối là sự hoang mang, để rồi cuối cùng là thất vọng.
“Giờ này trong bóng tối, chen chúc trong chiếc xe, tôi mới thấy ân hận. Vợ con tôi chắc đã ngủ rồi mà không biết cảnh chồng và cha đang ngồi trên chiếc xe bít bùng này và đi về đâu? Hoàn cảnh này không thể có chuyện đi “học tập 10 ngày” được rồi. Cũng có thể chúng chở ra biển, rồi nhận chìm tàu, hay đem lên núi xử bắn rồi lấp xuống hố.”
7 năm trong trại tù Long Giao trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh không thiếu những câu chuyện bi hài. Những mẫu chuyện ngắn, được kể lại gọn gàng qua những lời đối thoại không văn vẻ, nhưng rất “trịnh trọng” bởi cách xưng hô “thưa gửi các bộ”, đủ để người đọc phải vỡ oà cái cảm xúc vừa buồn cười, vừa cay đắng.
Một bức ảnh chụp ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho thấy lính Việt Nam Cộng Hòa bị hộ tống bởi bộ đội Bắc Việt. AFP photo
“…Những tuần lễ đầu ở Long Giao, khi đi ngang qua các vọng gác của các bộ đội, thấy nhiều viên đá cục chất đống dưới chân vọng gác. Sau mới biết, bộ đội sau khi đi đại tiện, họ dùng đá để lau chùi. Bộ đội mà thế thì huống gì là tù, lấy giấy ở đâu? chỉ dùng lá, cục đá hoặc chà dưới cỏ. Man rợ như thế đấy.
Cũng có những câu chuyện nực cười khác
Khi mới vào Long Giao, có anh tên là Lê Thông, mang kính cận dày cộm. Một hôm đi ngược chiều với bộ đội, tên bộ đội gọi giật lại:
- Anh kia, ai cho phép anh đeo kiếng?
- Báo cáo cán bộ, tôi bị cận thị. Anh Thông trả lời
- Cận thị là cái gì? Lấy xuống, lấy xuống mau!
- Báo cáo cán bộ lấy kiếng xuống thì tôi quờ quạng lắm, làm sao thấy đường đi?
- Tôi không đùa với anh đâu nhé. Lấy xuống mau!”
Vượt tù, vượt biển
Từ những chương này trở về sau, là những mốc thời gian tác giả gọi là tàn khốc nhất. Chính vì vậy mà trong suốt 38 năm, dù trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, ông vẫn không quên một chi tiết nào. Từ cuộc vượt ngục lịch sử thoát khỏi những ngày học tập cải tạo trong trang phục của bộ đội Bắc Việt cho đến hai lần lái tàu vượt biển.
“Khi ở tù, phải có 1 thời gian suy nghĩ rất là lâu, bao nhiêu năm liền về ý định trốn tù. Vượt biển thì khốc liệt lắm, trong vòng có mấy ngày thôi. Tôi đã từng bị mảnh đạn bị thương, rồi bỗng nhiên trở thành người chỉ huy cứu 29 người trên tàu sống sót trong 17 ngày trôi trên biển. Chính mình cũng bị hải tặc Thái Lan khoét lưỡi lê trong hậu môn chảy máu đi không được, bị kẹp tay tra khảo. Nó khốc liệt sợ hãi hơn đường trốn tù. Cái hãi hùng của chuyến vượt biên thứ hai nếu xảy ra giống như chuyến thứ nhất thì liệu vợ, con và cháu và em của mình sẽ ra sao? vì mình mà họ chết. Nếu mình chết 1 mình không sao. Nhưng liên luỵ đến con nhỏ, cháu mình thì cảm giác nó sợ sệt, không ăn không ngủ được nhiều hơn là trong tù.
Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy.
- Huỳnh Công Ánh
Vượt biên là mình phải làm sao cho tàu đi không chìm dưới biển, làm sao để tránh hải tặc vô cướp, hiếp dâm…Khi đi rồi không biết sẽ đi về đâu? Tấp vô bến nào hay được tàu vớt hay bị chìm tàu?”
Những ký ức tưởng như sẽ dần nguôi ngoai, nhưng không phải thế. Ông nhớ lại cuộc đời của một người tỵ nạn đến Mỹ ba mươi mấy năm, và thấy rằng nó cay đắng thâm trầm nghiệt ngã hơn thời gian 7 năm học tập cải tạo rất nhiều.
“Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy. Nhiều khi trong giấc chiêm bao mình thấy họ bắt mình, kéo mình, mình vẫy vùng, đá vào người vợ nằm kế mình. Nhiều lần như thế, nghĩa là nó ám ảnh mình suốt đời.
Thành ra cái chuyện ám ảnh, lo âu, dĩ vãng trong tù là nhớ vanh vách, chỉ có đọc ra, ghi ra, chứ không thêm thắt, hư cấu, văn chương gì cả.”
Nhân chứng lịch sử
Khó mà tìm được một mỹ từ hay một chi tiết bắt người đọc phải suy nghĩ trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh. Thay vào đó, từng câu từng chữ hiện ra gãy gọn, thật thà, có cả cái tiếng chửi thề không lẫn vào đâu được của người miền Nam, đưa người đọc của nhiều thế hệ quay về sống với từng giây phút của năm tháng đó, chứng kiến những câu chuyện đó.
Ông nói rằng để thoát được những chuyến đi ấy, ông đã chịu ơn tình của nhiều người. Những ân tình đó là nguyên nhân đến 38 năm sau cuốn hồi ký mới ra đời. Niềm vui của ông được diễn tả bởi hai chữ “bàng hoàng” vì ông cho rằng ông đã thực hiện được sứ mệnh của cuộc đời mình.
Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân.
- Huỳnh Công Ánh
“Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân. Và mình đứng cửa giữa, tức là lòng mình đã chùng xuống rồi. Ba mươi mấy năm tôi mới viết, thì sự hận thù ra ngòi bút, ra trong tư tưởng không còn nữa. Nó đã bình tâm rồi. Mình muốn mình là người Việt Nam yêu nước, mình muốn mình là nhân chứng thật sự giữa hai chế độ miền Bắc và miền Nam. Và nhân chứng đó chỉ đưa ra hình ảnh thôi, không phê phán, không chửi rủa, không đả đảo, không hận thù.”
Điều ông mong muốn, với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai, cái nào cần thiết cho giống nòi Việt Nam.
Khi chương cuối cùng của hồi ký “Vượt tù, vượt biển” khép lại, người đọc vẫn còn thấy đâu đó buổi sáng hỗn loạn của ngày 30 tháng 4 lịch sử. Với nhiều người khác, biến cố ấy không chỉ dẫn đến một cuộc vượt tù cải tạo và hai chuyến vượt biển của Huỳnh Công Ánh, mà còn dẫn đến một câu chuyện dài chưa có hồi kết của đất nước, dù đã bước sang năm thứ 42.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 2016(Xem: 12891)
Ngôi nhà của nội giản dị, đơn sơ nhưng chứa đựng cả linh hồn của thế kỷ trước mà ít người sinh ra bây giờ có cơ hội được trải nghiệm.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 11312)
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 9727)
Họ sống ở Campuchia nhiều năm, mưu sinh bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ trên ghe. Vì cuộc sống trên con nước ở Biển Hồ quá khắc nghiệt, họ cảm thấy không an toàn nên đã tìm đường quay về Việt Nam
07 Tháng Tư 2016(Xem: 12875)
Nhìn quanh ta nhiều mảnh đời nghiệt ngã Trong cam go còn cố vuợt cơn nguy
05 Tháng Tư 2016(Xem: 13789)
Anh chỉ biết nhìn họ với đôi mắt mở to, với nụ cười dễ thương, và những giọt lệ từ khóe mắt tràn ra, rồi từ từ lăn xuống bộ râu rậm của mình…
02 Tháng Tư 2016(Xem: 11956)
Hy vọng 30-4 năm nay lịch sử sẽ sang trang, 30 thứ tang mà đảng cộng sản gây cho dân nước sẽ trở thành “tang gia bối rối” cho chính chế độ cộng sản đương thời.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10345)
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm Tôi đã khóc, cho mình và đất nước”
10 Tháng Ba 2016(Xem: 9527)
Tâm tư người miền Nam bao giờ cao thượng, không thù dai, không phân biệt, kỳ thị Nam-Bắc, không cỗng cao ngã mạn như những kẻ trên rừng trên rú
09 Tháng Ba 2016(Xem: 11161)
Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước đi. Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi: “Mẹ!”
09 Tháng Ba 2016(Xem: 12552)
Người khôn ngoan không bao giờ lại đi đánh đổi hạnh phúc gia đình của mình cho những cuộc tình vớ vẩn
03 Tháng Ba 2016(Xem: 9945)
những con người không âm mưu danh lợi hay quyền thế, không chà đạp nhau mà chỉ muốn cho đi với sự bao dung như một con đò vô danh
03 Tháng Hai 2016(Xem: 10938)
Chú Bảy đàn tranh cho chị Sáu ca, cả hai đều khóc. Tôi không thể nào quên những giọt nước mắt của chú Bảy
27 Tháng Giêng 2016(Xem: 15181)
Thông cảm với hàng chục ngàn Sỹ Quan, Hạ Sỹ Quan, Đoàn Viên Hải Quân, nhận lệnh “tháo dây”, lái tàu tách bến Saigon, đã thổn thức, âm thầm gạt lệ bỏ lại gia đình
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 13400)
Bưởi Biên Hòa không chua, ngon lắm! Con gái Biên Hòa trắng, đẹp và hiền hòa nữa.
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13060)
lạc lõng với thế giới, lạc lõng với thời đại, càng lạc lõng với loài Người! Người lãnh đạo đất nươc lạc lõng thì cả dân tộc lạc lõng!
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16763)
Riêng tôi khi đóng trang blog của ông lại nỗi cay đắng cứ dìm mình vào buồn bã chừng như không thề thoát ra
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12228)
Tôi tập làm ca dao ví von những câu thương yêu với mầu xanh hoa lý dìu dịu, nhẹ nhàng, lơ lửng tự ngàn xưa đến tận ngàn sau
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11654)
Nếu vào ngày đầu năm 1966 đó mà Anh Bằng không tìm đến gặp tôi thì sẽ không có nhóm Lê Minh Bằng, sẽ không có ca khúc Đêm nguyện cầu, hay Linh hồn tượng đá
16 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10136)
Sự tiếc thương và tình cảm chân thành của những chú chó hoang dành cho người phụ nữ tốt bụng có ơn với chúng
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12812)
Lương, anh hồn mày nơi vĩnh hằng xin về với chúng tao, cả khóa 69A họp mặt lần thứ 40 kể từ ngày bọn mình quen nhau, để tưởng nhớ đến mày
30 Tháng Mười 2015(Xem: 10229)
Cuộc chiến tranh này chưa bao giờ chấm dứt, nó chỉ được thay đổi hình thức mà thôi
18 Tháng Mười 2015(Xem: 11307)
Lòng tôi bỗng rộn lên một niềm vui bất chợt, khi nghĩ anh sắp được gặp lại anh Lê Huấn và những đồng đội cũ
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10803)
khi người ta vẫn lấy làm hân hạnh và tự hào khi bị người khác đè đầu, đè cổ thì mình còn nói hay nghĩ làm chi cho mệt sức.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 13193)
Ông Khai Trí người Sài Gòn nên đọc. Không là người Sài Gòn nên đọc cho biết
20 Tháng Chín 2015(Xem: 11921)
Hai mươi năm trôi qua từ ngày nhạc sĩ Trúc Phương giã từ nhân thế, xin thắp nén hương lòng nhân ngày giỗ của ông.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16318)
Tình cờ gặp lại họ trong tiệm sách cũ. Nơi mà quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian chừng như bất lực
31 Tháng Tám 2015(Xem: 11020)
Mùa Vu Lan đến, kính xin ơn trên tặng cho những người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa một bông hồng nhơn đức biết ơn từ dân tộc này.
23 Tháng Tám 2015(Xem: 10248)
Ngày Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại Việt Nam (Vietnam Veterans' Day) cũng là ngày kỹ niệm Trận Đánh Long Tân
12 Tháng Tám 2015(Xem: 9367)
chân thành cám ơn quý thính giả, cô Thanh Phương, Hát Bình Phương và chiến hữu Đỗ Văn Nghĩa
07 Tháng Tám 2015(Xem: 10383)
Đừng ai chê ai. Ăn bốc cũng tốt, ăn bằng dao nĩa cũng hay, nhưng tốt và tiện nhất là ăn đũa như chúng ta.”
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9573)
Các bạn muốn xem tạp chí này hãy truy cập ở www.Viet Lifestyles.com.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 11588)
Đây là một đoạn nhắn tin tìm người đi lạc đọc được trên một tờ báo trong nước hồi tuần trước.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 8739)
chúng tôi quan ngại ông Trọng với bản chất cs thì có lẽ "Trăm voi không được bát nước sáo
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 10809)
tất cả đều phải được lịch sử ghi lại đúng như những gì đã xảy ra trên cái đất nước bất hạnh nhất trong các nước
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 11733)
Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: "Gió nhiều thật dễ thở"
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 14149)
được con trai bảo lãnh sang Đức. Nhưng ông đã quẫn trí, thường ngồi thẫn thờ nhìn lên trời cao, lúc khóc lúc cười
30 Tháng Năm 2015(Xem: 16624)
Một thanh niên “băng đỏ” leo lên đầu bức tượng người lính TQLC trước Quốc hội. Với một chiếc búa, anh ta đập vành nón sắt của người lính để bắt đầu cuộc “bức tử” pho tượng.
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12314)
Chúng tôi không con nối dòng nên khi chúng tôi chết thì "cả hai chế độ" cũng tan thành tro bụi. Với tôi, vậy là chôn xong hai chế độ. Ngày ấy không xa.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 11364)
Thêm một lần nữa tháng Tư lại về, tháng Tư xứ người chợt nhớ tháng Tư xứ mình
03 Tháng Tư 2015(Xem: 10974)
một “nhà tù khổng lồ” song vẫn cứ tưởng là đang sống hạnh phúc tuyệt vời trong một “thiên đường văn minh nhất hành tinh”.
01 Tháng Tư 2015(Xem: 12171)
miệng đắng ngắt như đêm nào bên bờ Bắc sông Thạch Hãn, tiếng sóng biển nghe xa dần, xa dần, có thứ gì mằn mặn trong miệng, tôi thiếp đi lần nữa...
29 Tháng Ba 2015(Xem: 11336)
tôi buồn và xót xa làm sao. Bây giờ chúng ta gọi họ là "người Việt gốc …" gì nhỉ?
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20434)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.