5:46 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Sổ Tay Ký Thiệt : Tin Buồn Tin Vui

18 Tháng Sáu 20209:28 CH(Xem: 7208)
stkt.jpg
 Sổ Tay  Thiệt kỳ 408
 
Tin buồn, tin vui
 
Vừa mới đây có tin cựu Trung tá Bùi Quyền, nguyên Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù QLVNCH, đã qua đời ngày 30 tháng 5, 2020, tại Orange County, Nam California. 
Một tin buồn được đăng trên vài tờ báo Việt ngữ ở địa phương vào một ngày cuối tuần có lẽ cũng đã được đón nhận một cách thờ ơ dưới những con mắt của đồng hương vô can như bao nhiêu “Cáo Phó”, “Phân Ưu” khác.
 Nhưng, khi đọc bài “Một số điều nhiều người chưa biết về Trung Tá Bùi Quyền” của ông Trần Huy Bích, “người vô can” mới được tác giả cho biết ông Bùi Quyền đã là “một trong những sĩ quan lỗi lạc của QLVNCH. Tốt nghiệp Thủ khoa khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt cuối tháng 12 năm 1962, ông đã chọn binh chủng Nhảy Dù khi ra trường. Từ đó cho tới khi miền Nam sụp đổ cuối tháng 4-1975, ông được coi là “một quân nhân quả cảm, luôn có mặt ở tuyến đầu trong những trận chiến ác liệt nhất.” Mới ở cấp Đại Úy đã được Bảo Quốc Huân Chương. Còn Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, với sao vàng, sao bạc … cùng nhiều loại huân chương khác thì … đếm không xuể. 
Ông có mặt trong nhiều trận chiến ác liệt: Dak To – Tân Cảnh, giải vây An Lộc, lấy lại Quảng Trị, bảo vệ đèo Khánh Dương, và từ 4 tháng 4 năm 1975, bảo vệ Sàigòn. Ông không bỏ binh sĩ, chiến đấu tới phút chót, và sau lệnh phải buông súng ngày 30-4-1975,  bị những người ở “bên thắng cuộc” nhốt vào “trại cải tạo” 13 năm với nhiều tháng biệt giam. Khi  sang Mỹ năm 1991, ông được vị Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ (Tổng thống George H.W. Bush), và Học Viện Không Lực của Hoa Kỳ (U.S. Air Force Academy ở Colorado Springs, tiểu bang Colorado) đón tiếp một cách trang trọng.
Ông Trần Huy Bích cho biết ông Bùi Quyền “xuất thân từ một gia đình khoa bảng và văn học có danh tiếng từ nhiều đời. Từ nửa sau của thế kỷ 19, họ Bùi làng Châu Cầu của gia đình anh cùng họ Dương làng Vân Đình của các cụ Dương Khuê, Dương Lâm đã nổi tiếng với nhiều nhân vật xuất sắc.” 
Ông Trần Huy Bích viết:
“Để thuật lại một số chuyện mang tính cách bạn hữu, từ đây trở đi xin được theo cách nói của bè bạn, dùng tiếng “anh” mỗi khi nhắc đến ông. 
Năm Ất Sửu 1865 đời vua Tự Đức, ở làng Châu Cầu (nay thuộc tỉnh Hà Nam) có hai cụ Bùi Dị và Bùi Quế (anh em họ) cùng đậu Phó bảng. Khi vinh quy, được mừng đôi câu đối như sau: 
Bùi tộc đồng khoa song hội bảng
Châu Cầu nhất nhật lưỡng vinh quy.
(Họ Bùi đậu cùng khoa, hai người trên bảng thi hội
Làng Châu Cầu trong một ngày hai đám rước vinh quy).
 Cụ Bùi Dị, thường được sử chép bằng tên tự Bùi Ân Niên, nổi tiếng văn thơ hay, làm quan trải các chức Hàn lâm, Nội các, Chánh sứ sang Trung Hoa, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại, Hiệp biện Đại học sĩ, Phụ chánh đại thần, Phó Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám. Sau khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai khiến Tổng đốc Hoàng Diệu phải thắt cổ tự tử năm Nhâm Ngọ 1882, cụ giữ chức Kinh lược sứ, cùng Tiết chế Quân vụ Hoàng Kế Viêm điều động binh sĩ chống lại quân Pháp. 
Cụ Bùi Quế làm quan trải các chức Tham tri bộ Hộ, Tuần phủ Quảng Nam, Tuần phủ Thuận Khánh (Bình Thuận & Khánh Hòa). Quốc Triều Khoa Bảng Lục của Cao Xuân Dục cho biết cụ “cáo bệnh về hưu” và ghi lời nhận xét rằng “ông điềm đạm, tự lấy thế làm vui.” Theo tài liệu trong gia đình, cụ cáo quan lui về khi thấy đất nước đã mất chủ quyền, giống trường hợp hai người bạn thân là Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, “Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là.” Nguyễn Khuyến, Bùi Quế, và Dương Khuê là ba người “bạn đồng khoa”: cùng đậu Cử nhân năm Giáp Tý 1864  tại trường Hà Nội. Khoa ấy Nguyễn Khuyến đậu đầu (Giải nguyên). Thêm vào đó, các vị hợp tâm tính và có nhiều kỷ niệm chung với nhau. 
Cụ Bùi Quế sinh ra cụ Bùi Thức, tuy đậu Tiến sĩ năm 1898 đời vua Thành Thái nhưng không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học và viết sách.
Cụ Bùi Thức sinh ra cụ Bùi Kỷ (đậu Phó bảng năm 1910 đời vua Duy Tân), hai cụ Bùi Khải và Bùi Lương (cùng đậu Cử nhân). Cụ bà Trần Trọng Kim và cụ Bùi Nam, thân phụ của anh Bùi Quyền, là em của các vị ấy. Cụ Bùi Nam còn một người em trai là Bùi Nhung, làm Giám đốc Đài Phát thanh Hà Nội, sau dời xuống Hải Phòng cho tới 1955. Người vợ đầu tiên của ông là bà Thụy An, một nhà văn nữ nổi danh, ở lại miền Bắc, sau bị nhà cầm quyền CS xử tới 15 năm tù vì có liên quan với nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Nói cách khác, anh Quyền là cháu, gọi các cụ Bùi Kỷ, Bùi Khải, Bùi Lương là bác ruột, gọi học giả Trần Trọng Kim là bác rể, gọi ông bà Bùi Nhung – Thụy An là chú thím. Anh là cháu nội của Tiến sĩ Bùi Thức, và chắt nội của Phó bảng Bùi Quế, một trong những người bạn thân nhất của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và Tiến sĩ Vân Đình Dương Khuê.
 Và, ông Trần Huy Bích kết luận bài viết như sau:
“Chúng ta đúng khi quan niệm anh Quyền là một sĩ quan Nhảy Dù can trường và anh hùng, một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc. Do cơ duyên, và chắc cũng do “gene” từ gia đình, tôi thấy thêm ở anh một trí thức có phong thái, cốt cách, với kiến thức vững chắc về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, yêu văn học Việt Nam, cổ văn học Trung Hoa. Trong một bài báo loan tin anh tới Mỹ, đăng trên New York Times số ra ngày 30 tháng 5, 1991, ký giả Dick Johnson đã cho biết anh nói thạo 5 ngôn ngữ. Điều ấy đúng. Bên cạnh tiếng mẹ đẻ, anh nói thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thái, tiếng Hoa. Anh cũng đọc và viết được chữ Hán, chữ Thái. Trong việc viết biên khảo, nhất là loại biên khảo quân sự, anh nghiêm túc, cẩn trọng, rành mạch, chu đáo. Nếu mục tiêu của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt là đào luyện cho đất nước những sĩ quan có tư cách và văn võ kiêm toàn, Trung tá Bùi Quyền của chúng ta rất xứng đáng với danh hiệu ấy.” (ngưng trích) 
Về việc tại sao sau 13 năm “học tập cải tạo”, ông Bùi Quyền không nộp đơn đi Mỹ theo “chương trình HO”, nhưng năm 1991, ông lại được Tổng thống George H.W. Bush, và Học Viện Không Lực của Hoa Kỳ (U.S. Air Force Academy ở Colorado Springs, Colorado) đón tiếp một cách trang trọng, theo Báo Viễn Đông, người con trai lớn của ông Bùi Quyền, Bùi Quang, cho biết nhờ sự giúp đỡ của Đại Tá Masuoka của Không Lực Hoa Kỳ, anh và người em trai, Bùi Tường, được nhận vào Học Viện Không Lực của Hoa Kỳ U.S. Air Force Academy ở Colorado Springs, tiểu bang Colorado. Khi ra trường, Bùi Quang đậu hạng nhì (Á Khoa). Trước ngày mãn khóa, Chỉ huy trưởng của trường gọi anh lên và nói: “Anh là người Việt Nam tỵ nạn, mới qua đây mà đã thành công rực rỡ. Anh có nhu cầu gì đặc biệt có thể cho tôi biết, nếu làm được, tôi sẽ cố gắng giúp anh toại nguyện.”
Bùi Quang trả lời: “Tôi chỉ có một ước vọng duy nhất là được nhìn thấy bố tôi ngồi trên khán đài dự lễ gắn lon của tôi.”
Với một ước vọng khiêm tốn nhưng khó lòng thực hiện vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mới thả bố anh ra sau 13 năm “tù cải tạo” với nhiều lần bị biệt giam. Nhưng viên Tướng Hoa Kỳ không ngại khó, ông đã trình lên với Tổng Thống George H.W Bush, vị Tổng Thống thứ 41 của Hoa Kỳ đã làm áp lực buộc nhà cầm quyền CSVN phải cho Trung Tá Bùi Quyền sang Hoa Kỳ dự lễ ra trường của con trai ông. Và ông đã được máy bay đưa từ Việt Nam đến ngay phi trường Colorado Springs.
 
Và, dưới đây là lời ai điếu của ông Bùi Quang phát biểu trước linh cữu cha trong tang lễ cử hành sáng ngày 10 tháng 6 vừa qua tại Orange County, Nam California. Bài ai điếu bằng tiếng Anh, được ông Trần Trung Tín chuyển ngữ sang tiếng Việt như sau: 
“Thưa Bố,
“Lớn lên không có bố bên cạnh quả là điều khó khăn. Hằng đêm con đã cầu nguyện với hy vọng là bằng một cách nhiệm mầu nào đó bố sẽ được thả ra khỏi trại cải tạo của chính quyền Bắc Việt và cùng sống với mẹ và chúng con ở Mỹ. Rồi dần dà theo thời gian, con được biết thêm là trong những ngày cuối cùng của chính quyền miền Nam Việt Nam bố đã có cơ hội để rời Sài Gòn nhưng bố đã chọn ở lại để giúp tổ chức những tiểu đoàn Nhảy Dù cuối cùng còn sót lại của miền Nam Việt Nam để chiến đấu bảo vệ thành phố. Mặc dù bố đã thu xếp cho mẹ, em con, và con được an toàn rời khỏi đất nước, nhưng làm thế nào mà bố có thể nghĩ rằng mẹ và chúng con sẽ có thể tồn tại được tại một nơi xa lạ? Là một người nội trợ, mẹ chưa bao giờ ngược xuôi kiếm sống ngoài đời trong khi em trai của con và con mới chỉ lên bốn và năm tuổi. Mẹ và chúng con chỉ biết nói duy nhất mỗi tiếng Việt. Là một đứa bé lớn lên trong một gia đình đơn chiếc và những khó khăn về mặt tài chính, con đã không hiểu được tại sao một người chồng và một người cha lại đã chọn một con đường như thế đó và ý nghĩ này đã khiến con vừa buồn rầu vừa pha chút tức giận. 
“Đến khi lớn lên và học thêm được những khái niệm như trách nhiệm, danh dự và chính trực, con mới hiểu được nhiều hơn và từ đó con mới nhận ra rằng bố đã không có được một lựa chọn nào khác hơn vào ngày định mệnh đó, ngày mà bố đã đưa vợ và hai con trai nhỏ của mình lên máy bay để rời khỏi một quốc gia mà chẳng bao lâu nữa sẽ không còn hiện hữu. Con đã trở nên rất xấu hổ về những cảm xúc trước đây của mình khi còn bé bởi vì con đã hoàn toàn nhận ra được chân giá trị của việc bố phải ở lại và giữ trọn lời thề của mình để chỉ huy thuộc cấp của bố và để bảo vệ chính quyền quốc gia mà bố đã tuyên thệ phục vụ. 
“Không biết là có phải chuỗi dài của những sự kiện đó đã đưa đẩy con đến việc gặp được một người mà sau đó là bạn thân của gia đình, đó là Đại tá Không quân Hoa Kỳ: Masuoka hay không?  Ông đã trở thành Sĩ quan Liên lạc của con tại Học viện Không quân Hoa Kỳ và cũng là người tận tình giúp đỡ để con được hội ngộ (với bố) tại Học viện Không quân Hoa Kỳ. Con cũng không biết đó có phải là kết quả của những lời cầu nguyện của con vào thời thơ ấu? Nhưng khi Đại tá Masuoka, với sự giúp đỡ trực tiếp của cựu Tổng thống Hoa Kỳ, George Bush, báo cho con biết rằng bố sẽ (từ Việt Nam) đến Colorado Springs để trực tiếp tham dự lễ tốt nghiệp của con và giúp cho con gắn lên vai cặp lon Thiếu úy, thì con đã tưởng đó là điều không có thực. Quả là một sự phù hợp lạ lùng vì bố có mặt ngay lúc con tốt nghiệp khi mà Khóa của con ra trường năm 1991, có phương châm tiêu biểu cho khóa được khắc trên chiếc nhẫn tốt nghiệp là "Duty First, Integrity Always." (Trách Nhiệm: Thứ nhất, Chính Trực: Luôn luôn). 
“Nói được và hiểu được những điều này thì dễ. Nhưng sống sao cho được đúng với ý nghĩa của những điều đó, từ ngày này sang ngày khác, thì khó hơn rất nhiều, nhất là khi phải trực diện với những quyết định giống như vào một ngày trong tháng Tư năm 1975 trên bãi đậu của chiếc máy bay với người vợ và hai đứa con trai nhỏ đang ngơ ngác nhìn vào bố mong tìm được một sự che chở và hy vọng. Quả là một sự tan nát trong cõi lòng của bố!
 “Con rất tự hào là đứa con trai của bố, thưa Bố, và con chỉ có thể hy vọng rằng con có thể sống được một cuộc đời đúng theo các nguyên tắc mà bố đã sống và con sẽ truyền lại di sản của bố về trách nhiệm, danh dự và chính trực cho các cháu nội của bố. Trong cộng đồng người Việt miền Nam Việt Nam, danh thơm của bố rất tốt đẹp và vững chãi. Họ gọi bố là, "Anh Hùng Mũ Đỏ" hay Anh Hùng với Mũ Bê Rê Đỏ. Đó quả là một tặng phẩm tuyệt diệu và con không thể nghĩ ra được bất cứ điều gì thích hợp hơn nữa để mô tả một người đã sống một cuộc đời thực sự anh hùng.” (ngưng trich)
Thật tuyệt vời! Dù đây không phải là nguyên văn những lòi lẽ bằng tiếng Anh mà một người con đã nói để tiễn biệt người cha nhưng qua tài nghệ của người dịch, người đọc cũng cảm thấy thật xúc động và khâm phục cả cha lẫn con ông họ Bùi. Đúng là “cha nào, còn nấy”, mà tiếng Anh cũng có câu “like father, like son”.
 Một ngày vào cuối tháng 4 năm 1975, cậu bé Bùi Quang đã xa cha và rời khỏi quê hương mịt mù khói lửa vào lúc lên năm, cái tuổi mà đứa bé còn quá nhỏ dại để có nhận thức gì về đời sống chung quanh.  
 Thế mà “cậu bé Bùi Quang” ngày nào nay đã là một người đàn ông trung niên với khối óc và con tim đặc sệt Việt Nam, trừ tiếng nói “mẹ đẻ”, hậu quả của những tháng năm dài “hội nhập” trong cái “nồi xúp thập cẩm” (melting pot) của một đất nước hoàn toàn xa lạ.
 Với tình cảm và những nhận thức của ông Bùi Quang về người cha đáng kính, về gia đình và về quê hương thứ nhất Việt Nam thật là sâu sắc, cao quý, và rất đáng khâm phục. 
Trong lúc có nhiều người Việt Nam đã bỏ quê hương ra đi khi đã “khôn lớn”, để “tìm tự do”, để “chống cộng”, nhưng không bao lâu sau, họ đã trở nên rất mơ hồ, lầm lạc về nhận thức, bệnh hoạn về tình cảm. Đáng buồn là những con người như vậy không phải là hiếm trong cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay. Một sự thật mà không ai có thể chối cãi. Những người này, khi nghe hay đọc những lời ai điếu thâm trầm mà đầy sức mạnh đuổi xua bóng tối của ông Bùi Quang, không biết có ai cảm thấy “đỏ mặt”? 
Những lời lẽ trong bài ai điếu của ông Bùi Quang đã thể hiện hào khí của tinh hoa nước Việt được un đúc, truyền lại qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc. Nó như những tia sáng le lói hiện ra ở cuối con đường hầm âm u đi tới tương lai của đất nước Việt Nam ngày nay. 
Biết đâu trên đất nước Việt Nam bây giờ cũng chưa hết những con người như ông Bùi Quang và người cha đáng tôn kính của ông đã sống một cuộc đời như một gương sáng cho mọi người.
Trong tin buồn về sự ra đi của ông Bùi Quyền cũng đã có một tin vui.
 
Ký Thiệt
(Đời Nay ra ngày 19.6.2020)
Bui-Quyen-THB.jpg
Ông Bùi Quyền (từ trái sang phải): Thuở còn đi học - Khi là Chiến sĩ Dù QLVNCH- Ngày được ra tù sau 13 năm "học tập cải tạo".
 
 
funeralbd.JPG
Ông Bùi Quang trước linh cữu cha.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10978)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12419)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10774)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14719)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11989)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29455)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10629)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10160)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10655)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10949)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10532)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12205)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9203)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11574)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15513)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10271)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14179)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11773)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11167)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10874)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10475)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11164)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9904)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9665)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13130)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9002)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18110)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12408)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9442)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102638)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10375)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10851)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10443)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12199)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10563)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9670)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8890)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 11002)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27363)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10864)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10113)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11467)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11172)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11362)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 21003)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.