Bùi Đình Thi, giữa đường trở lại quê hương - Huy PHương
04 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 24754)
Bùi Đình Thi, giữa đường trở lại quê hương
Saturday, September 03, 2011 7:59:40 PM
Huy Phương
Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi người tù “cải tạo” đầu tiên đặt chân đến Mỹ, và từ đó đến nay, ngay cả những đứa cháu nội ngoại của những người tù chính trị năm xưa cũng đã tốt nghiệp đại học, cái tên Bùi
Đình Thi hầu như đã trôi vào quên lãng, không còn ai nhắc nhở đến. Nhưng vào những năm đầu của thập niên 1990, cộng đồng Việt Nam, nhất là những cựu viên chức VNCH, những người đã trải qua những giai đoạn tù đày
dưới chế độ Cộng Sản với mỹ danh là trại cải tạo, đều lưu ý theo dõi bản án của người tù “thi đua” trong trại tù Thanh Cẩm với tội hành hạ bạn tù, đã bị tòa án di trú San Pedro, California, công bố lệnh trục xuất về Việt Nam vào cuối Tháng Tư, 2004. Trong khi chờ thỏa hiệp của hai chính phủ Việt Nam và Hoa kỳ, ông Bùi Đình Thi bị đưa đến trại giam của cơ quan di trú trên đảo Quần Đảo Marshall (Republic of the Marshall Islands) và sống tại đây cho đến khi ông qua đời. Tôi độ chừng, Bùi Đình
Thi mất vào khoảng năm 2006 hay 2007, vào thời điểm Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có Thỏa Hiệp Trục Xuất, được hai bên ký kết vào ngày 22 Tháng Giêng, 2008. Khoảng năm 2006 tình cờ có đến nhà sách Tú Quỳnh ở Bolsa, tôi thấy một gói sách sắp được gửi đi cho người đặt mua là Bùi Đình Thi,
đó là thời gian ông được đưa ra đảo Marshalls.
Bùi Đình Thi qua đời lúc nào không ai hay biết, có lẽ chỉ gia đình ông mới được thông báo mà thôi! Ngay cả ông Alan E. Fowler, bộ trưởng Bộ
Nội Vụ Cộng Hòa Marshalls Islands, cũng trả lời bà Hà Giang báo Người Việt một câu vô trách nhiệm: “Tôi không rõ ông qua đời lúc nào.”
Tin Bùi Đình Thi qua đời đã dấy lại một dư luận lên án Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, một nạn nhân của sự tàn bạo mất hết tính người của Bùi Đình Thi, người đã đánh chết hai người bạn tù thân thiết của ông ngay trước mắt ông. Khoảng năm 1993, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ từ New Zealand đã
viết những loạt hồi ký đăng trên tuần báo Sài Gòn Nhỏ kể lại những chuyện đã xẩy ra trong trại tù “cải tạo” Thanh Cẩm ở Bắc Việt, khi Bùi Đình Thi là tên “thi đua“cho trại, lạm dụng quyền hành hay được bọn cai tù làm lơ, để cho y tra tấn và đánh đến chết những người vượt trại, trong đó có cựu Dân Biểu Đặng Văn Tiếp, và một tù nhân khác tên là Lâm Thành Văn, và sau đó để cho ông Văn chết đói. Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ là một nạn nhân còn sống sót sau những trận đòn điên cuồng, khát máu của Bùi Đình Thi và ông thề “Tôi Phải Sống” như nhan đề tập hồi ký của ông, để trả món nợ máu này.
Nhưng sau đó, khi sang Hoa Kỳ, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ đã đến thăm gia
đình Bùi Đình Thi, tỏ ý tha thứ cho Thi và chụp hình chung thân mật với
gia đình Thi. Liệu chúng ta đã chịu cảnh tra tấn, đánh đập tàn nhẫn bởi
một tên coi tù độc ác như vậy, chúng ta có làm được một hành động như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ không? Và còn những cái chết oan khuất của những người bạn tù khác, ai trả mạng sống cho họ? Trước khi chúng ta đòi hỏi sự bác ái, tha thứ, xã hội cần phải có sự công bằng. Bùi Đình Thi đã giết người dưới sự che chở của cộng sản, lại được lên một chuyến tàu với
những nạn nhân khổ đau của cộng sản, thế gian này đâu còn lẽ công bằng!
Tại tòa án San Pedro, chúng ta cũng biết nguyên đơn là Tiến Sĩ Nguyễn
Đình Thắng, một người chuyên tranh đấu cho nhân quyền, cũng là giám đốc
Boat People SOS có trụ sở tại Virgina, đã tố cáo các hành vi của ông Thi với Sở Di Trú Hoa Kỳ và Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ chỉ là một trong những nhân chứng của vụ án. Liệu chúng ta có thể nói ngược lại những gì đã xẩy ra trong trại Thanh Cẩm để làm nhẹ tội cho một người có những hành động như Bùi Đình Thi hay không? Phải là một người tù trong trại tập trung của Việt Cộng, trải qua những ngày khốn khổ, đói rét và nhất là dưới sự đối xử tàn bạo của bọn cai tù và với sự tiếp tay hà khắc của bọn “thi đua,” “đội trưởng,” bọn “cáo mượn lốt hùm,” đánh đập, chèn ép khiến để những bạn tù của chúng ta phải tự tử, mới hiểu biết những gì chúng ta đã được nghe tường thuật lại từ địa ngục Thanh Cẩm. Nhưng không
có trại tù nào xẩy ra việc “thi đua” đánh bạn tù đến chết như trường hợp Bùi Đình Thi và cuối cùng nạn nhân cũng như thủ phạm cũng mang nhãn hiệu “tị nạn” đến Hoa Kỳ như nhau. Chúng ta không thể chê trách gì Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ. Có những phiên tòa mà cha mẹ nạn nhân bị giết chết xin tòa giảm án cho thủ phạm, nhưng cũng có những phiên tòa gia đình nạn
nhân đòi bản án tử hình. Gia đình chúng ta có hứng chịu nỗi đau khổ oan
khuất như gia đình cựu Dân Biểu Đặng Văn Tiếp và Giáo Sư Lâm Thành Văn chưa? Sau khi ra tù, Bùi Đình Thi và chúng ta đều được định cư tại Mỹ, sống cuộc đời tự do no ấm, thì các nạn nhân chỉ còn là những nắm xương lạnh lẽo trong những nấm mồ xiêu lạc trên đất Bắc, vậy chúng ta đi đòi hỏi công bằng bác ái cho ai trên trái đất này?
Trong hàng nghìn trại tù của cộng sản trên đất nước, không phải chỉ riêng ở Thanh Cẩm mới có tù vượt trại. Tại Hoàng Liên Sơn, Đại Úy Trần Văn Cả đã vượt trại ba lần, lần thứ ba với những người tù hào kiệt như Lê Bá Tường (BK Dù), Đặng Quốc Trụ (K.20 Đà Lạt), Vương Mộng Long (BĐQ Biên Phòng), dù bị bọn coi tù đánh đập tàn nhẫn họ đã trở về nguyên vẹn hình hài, vì may mắn trong những trại này không có ai là Bùi Đình Thi, người cùng chiến tuyến làm “trật tự-thi đua.” Vậy thì chúng ta đừng lấy chuyện gói muối, sợi dây để “đổ tội” cho những người này hay người khác.
Những ai chưa chịu cảnh tù đày, khốn khổ và sống trong tột cùng địa ngục, xin đừng rao giảng nhân nghĩa, bác ái và dạy người khác phải thương yêu, tha thứ.
Khi nghe tin Bùi Đình Thi sẽ bị tống xuất về Việt Nam và gia đình không can dự, nhiều ý kiến cho rằng đáng lẽ gia đình Bùi Đình Thi cũng phải liên lụy vì chính chiếc vé nhập cảnh gian dối của Thi đã đưa toàn gia đình đến Mỹ bất hợp pháp, chính ở điểm này chúng ta mới thấy nước Mỹ
nhân đạo dường nào. Mặt khác, trong khi chúng ta có bao nhiêu người tù “cải tạo” năm xưa hăm hở trở lại thăm Việt Nam, thì việc Bùi Đình Thi “bị” trả về Việt Nam với một “hậu cứ” tám đứa con ở Mỹ, đâu còn là một hình phạt.
Tuy vậy, mọi việc không xẩy ra như gia đình Bùi Đình Thi mong muốn và
như chúng ta đã tưởng. Trong một “trại tập trung” của cơ quan di trú Mỹ, thì cũng là một trại tù, trên một hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, giữa đường từ Hawaii đến Úc, trong một quốc gia xa lạ mà hầu hết chúng ta mới nghe tên lần đầu, Republic of the Marshall, Bùi Đình Thi đã không
về tới được quê hương, đành chết ngậm ngùi, trong nỗi tuyệt vọng như người tù Papillon trên hoang đảo ngày nào.
Nhân vật phải gánh chịu nhiều nỗi đau nhất trong tấn thảm kịch này chính là chị Bùi Đình Thi, người vợ tù đã bao năm nuôi con, tiếp tế cho chồng, cuối cùng phải sống trong sự tủi nhục, khép kín, xa lánh cộng đồng vì búa rìu dư luận bởi những hành động của chồng.
Cuối cùng rồi thì người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian cũng phải ra đi, nhưng không phải cái chết nào cũng giống cái chết nào, thiên đàng, địa ngục không ở cùng một nơi.
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh
Và tôi lại nghĩ: bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai?“.
Chính người da trắng văn minh đã cầm súng chiến đấu sống_chết với người da trắng và đấu khẩu không khoan nhượng trên các diễn đàn, mặt trận chính trị, tôn giáo và văn hoá để giải phóng cho nô lệ da đen.
Trong khi truy tìm tài liệu và tư liệu để viết bài này – cũng như suốt thời gian dài phỏng vấn rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ để thực hiện cuốn Tài Liệu Lịch Sử Hải Quân V.N.C.H.
Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn tung bay trên các kỳ đài chiến hạm đang hải hành ngoài hải phận quốc tế nhưng đối với thế giới thì ngọn cờ nầy không còn tồn tại.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.