6:14 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

NGƯỜI BẠN GIÀ MẤT TRÍ - DU TỬ ( NGUYỄN ĐỊNH )

06 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 19526)
Người Bạn Già Mất Trí
 
 (9/5/11)
 
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Phúc Ấm Con Ban” kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà. Bài mới lần này kể về ông bố ấy nhận công việc chăm sóc một cụ già mất trí. Chuyện cuối đời lưu vong, dù buồn vẫn sáng lên tình người tử tế với người. Mong tác giả tiếp tục viết thêm.
( Trích vietbao.com )
 ***

Tôi phải gọi cụ là bạn, một người bạn vong niên còn rất xa lạ với tôi ở lúc này, vì tôi nhận công việc chăm sóc cụ chưa quá một tuần lễ, và nếu nói theo nhà Phật thì quả là duyên, tôi có duyên với cụ. Hay nói theo Chúa, thì đó là thánh ý để tôi chăm sóc cụ mà tôi luyện bản thân.
Tôi có được công việc này nhờ một mẫu báo quảng cáo mà người nào đó gói đồ rồi bỏ lại trên ghế đá công viên, nơi tôi vẫn đi dạo hàng ngày mà cũng là nơi tôi nghỉ ngơi và ăn trưa . Công viên này, mẫu báo ấy đã thành cơ duyên cho tôi gặp cụ, coi cụ là bạn, hay còn là một tri âm giữa biển người mênh mông, hay giữa thế giới xa lạ chỉ có mình tôi lạc loài thất thểu tháng năm qua. Và cũng nhờ nơi đây, tôi có được một việc làm, dù việc làm này đối với nhiều người chỉ là cái may mắn trong trăm ngàn nỗi đắng cay. Nhưng dẫu sao, vẫn còn hơn là cứ thấp thỏm không hiểu ngày mai con gái sẽ nói gì, lại email kiểu gì, và ngày mai còn bao nhiêu ê chề sẽ tới !
Ở đây tôi có cơm ăn, có phòng ngủ, mà không phải nhìn quanh quất dòm chừng người Security hay Police tới hỏi thăm như đôi ba lần tôi đã gặp khi đang ngồi ăn trưa ngoài công viên. Và đặc biệt là ở đây tôi có thể xử dụng computer, đế khi buồn bã quá, tôi đem tâm tư mình trút bỏ trên các trang web, mà mong tìm lại hơi hám, dư hương của những gì đã mất trong suốt khoảng đời năm sáu mươi năm đã qua, hoặc già là những lúc buồn khổ và cô đơn quá, tôi đi tìm tri âm qua các trang web cho dịu đi nỗi thống khổ trong lòng.
Những ngày đầu của tuần lễ thứ nhất, như tôi đã hứa với cô chủ, con gái ông cụ, là cho tôi làm thử hai tuần, nếu cô không vừa ý hay tôi không làm nổi, tôi sẽ nghỉ. Mục đích của tôi cố gắng làm hai tuần để tôi có đủ $400 trả tiền bảo hiểm xe cho 6 tháng, nhưng rồi tuần lễ đầu đã qua đi, dù rất vất vả, rất tủi khổ, cũng đã trôi qua, tôi thầm nghĩ và lòng mang hy vọng sẽ làm được lâu dài, miễn là tình trạng sức khỏe của ông cụ không xấu đi. Vì lo nghĩ đến sức khỏe của ông cụ thay đổi, nên tôi dạo khắp trên các trang web để tìm hiểu về Los memory, từ “dementia, emotional baggage” đến “Alzheimer's disease”, tìm hiểu các loại thuốc ông cụ đang dùng về liều lượng, “drug interaction, missed dose, overdose...” rồi các bịnh về tiểu đương (blood sugar), cao mỡ (blood fat),. Thấy da của ông cụ rất khô, bị nứt nhiều chổ, tôi tìm nhiều loại xà bông để ông cụ dùng thử, kể cả xà bông dùng cho trẻ con, và cuối cùng tôi tìm ra Buddies, (Jonson's Buddies) dành cho trẻ em là không làm cụ bị nứt da, mà loại xà bông này đều có sẵn trong nhà.
Ông cụ đang uống Metformin cho blood sugar, nhưng mỗi lần uống Metformin, ông cụ đứng lên không vững, mắt lừ đừ, cũng như sau khi uống Simvastatin chừng 30 phút, ông cụ lại trùm mền, xoa bóp các bắp thịt và đi tiểu nhiều, tôi liền nghĩ là Metformin đã làm ông cụ xây xẩm mặt mày và buồn ngủ, hay là Simvastatin làm đau nhức các bắp thịt và ớn lạnh, đi tiểu nhiều, tôi liền gọi phone cho bác sĩ để xin đổi thuốc.
Tôi làm tất cả những việc này với một tấm lòng trân trọng, đầy cảm tính, như đối với ruột thịt của mình mà không ngần ngại e dè, dù là nhiều khi ông cụ không kềm chế được đã đi tiêu đi tiểu ngay trong quần, chứng bệnh mà y học gọi là “incontinence”. Cũng tương tự như năm 1972, tôi chăm nuôi một người bạn thân bị mìn trên đương từ Tiểu Khu Pleiku về Chi Khu Thanh An, bị cụt một chân, hư một mắt ở bệnh viện Dã Chiến 72 Quân Y Pleiku. Cứ mỗi chiều sau giờ làm việc, tôi mang cơm đến Bệnh Viện cùng ăn với bạn mình, xem y tá thay băng và rồi tôi đã trở thành y tá riêng của bạn suốt một năm trời, cho đến khi bạn tôi chuyển về Trung Tâm Chỉnh Hình Tổng Y Viện Cộng Hòa.
Bây giờ tôi săn sóc ông cụ cũng trong tâm tình ấy, dầu một đôi khi tôi thật buồn, nhất là những lúc tắm rửa và lau mình cho ông cụ, tôi lại chợt nhớ tới cái tôi vẫn còn lẩn quất trong tôi như chưa hề quên đi. Có những chiều sau giờ cơm, lúc ông cụ nghỉ ngơi, tôi thơ thẩn dạo quanh sân, là những khi nghĩ tới số phận mình. Đó là lúc tôi nhận muôn vàn cảm xúc, từ tủi thân đến xót xa cho cuộc đời lưu lạc mà lẽ ra tôi không đáng để nhận. Nếu tôi biết được rằng công việc tôi đang làm là nhân quả của một kiếp nào thì có lẽ tôi vui hơn, hay là như Chúa Giê Su nói "Ai theo ta hãy vác Thánh Giá mà theo" thì tôi vui mừng biết bao vì hẳn là tôi đang theo Chúa.Khi nào đó ta quên được cái tôi, ta sẽ tìm được sự thanh thản trong tâm hồn, biết sống bình dị và khiêm cung. Khi nào ta để cái tôi chết đi trong ta, là ta đã quên được một đời làm người của mình. Tôi nghĩ tới điều này, và đã tìm được sự bằng yên trong tâm hồn cho mình.
 Hàng ngày mỗi sáng sớm thức dậy, tôi cầm hai tay ông cụ đưa lên đưa xuống, co duỗi hai chân, tập thể thao cho ông cụ để máu huyết lưu thông, lau mặt và giúp ông cụ làm vệ sinh cá nhân, rồi pha hai ly cà phê để vừa uống vừa đi bộ từng bước rất thong thả, từ phòng khách tới phòng ngủ và ngược lại, cho đến khi hết ly cà phê tôi mới dẫn ông cụ đi bộ ra sân, tôi như một cái gậy, để ông cụ đi bên tôi, tay vịn vào vai và từ từ dạo quanh sân chừng 15 hay 20 phút, tùy vào nét mặt của ông cụ, mệt mỏi hay biểu lộ nét bình thường. Những lúc như thế, tâm trí tôi lại suy nghĩ mông lung về một mái ấm gia đình trong những đời sống bình dị, mà mỗi sáng sớm tôi vẫn uống một ly cà phê và miệng vẫn thúc dục các cháu ra xe kẻo trễ giờ học, như bao nhiều ông bà vẫn quen làm trên đất nước này, ở một gia đình hạnh phúc. Nhưng những ước mơ nhỏ nhoi rất tầm thường ấy, tôi vẫn không có được.
Nhiều lúc tôi vẫn thường hay nhớ về dĩ vảng, tôi mang mãi cảm xúc êm ái của chuỗi thời gian làm nghề gỏ đầu trẻ, từ một cậu giáo dạy kèm taị tư gia, đến một giáo sư dạy giờ, rồi trở thành một giáo sư chuyên dạy luyện thi chuyên nghiệp, để rồi hàng năm, cứ vài ba tháng trước ngày thi tốt nghiệp, học trò ghi tên vào lớp tôi đến không còn chỗ để ngồi, mà thật ra tôi đâu có bùa phép gì ngoài việc đi sưu tập các đề thi cũ từ khoảng 5 hay 10 năm trước, đem ra giải hết cho học trò, vì tôi hiểu rằng, đề thi tốt nghiệp nào cũng chỉ là quanh quẩn bằng ấy những câu, những đề có thể ra, có thể hỏi mà thôi, trọng tâm của chương trình là vậy, và ông thầy nào, ở trường nào khi được Bộ yêu cầu gởi đề thi đề nghị, thì cũng chỉ đặt được những câu hỏi như thế mà thôi, nhờ đó mà tỷ lệ học trò đậu rất cao, tôi được học trò và các trường chào đón nồng nhiệt một thời.
Một hôm, sau khi tắm rửa cho ông cụ xong, tôi dùng khăn khô lau mình cho ông cụ, khi lau đến phần dưới thân thể của cụ, bổng nhiên tôi bật khóc, tôi gục đầu vào lưng cụ mà khóc như một bé con, rồi tôi kể cho ông cụ nghe về nỗi khổ của mình, tôi nói hết tất cả những gì ấp ủ trong lòng tôi, mà bao lâu nay vì sĩ diện, vì danh dự, vì cái tôi, hay vì sợ xấu hổ với bạn bè mà tôi không dám thố lộ. Và bổng nhiên tôi hiểu được rõ ràng nghĩa của hai chữ "tri âm", như chuyện xưa kể về Bá Nha và Tử Kỳ, đôi tri âm tri kỷ này đã vì nhau mà đành đập bể cây đàn đế mấy chữ TRI ÂM, TRI KỶ lưu lại cho hậu thế hôm nay.
Đối với ông cụ, tôi đã xem ông như một tri âm, ông nghe tôi nói, ngồi yên cho tôi nói, và nỗi lòng tôi khi trao hết cho ông, tôi cũng yên tâm là bí mật ấy vĩnh viễn không bao giờ bị tiết lộ với một người mất trí. Tôi nói với tri âm của mình bằng cả tấm lòng và nước mắt, ông cụ nhìn tôi mỉm cười, hai môi mấp máy như muốn nói điều gì, nhưng nói không ra lời, hai tay ông đưa ra phía sau, vỗ vỗ vào lưng tôi như muốn chia xớt nỗi đau khổ tôi đang mang. Và tôi như một tín đồ ngoan đạo, gục đầu dưới chân Thánh Giá hay quì gối trước Phật tổ, khóc cho hết oan khiên mà không e ngại, không lo sợ bị chế riễu, hoặc bị xúc phạm. Và rồi sau phút ấy, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm, tôi tìm lại được sự thanh tịnh trong tâm hồn, như chưa bao giờ có được kể từ sau ngày mất nước.
Sau những tháng ngày gần gũi, tình cảm của chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn. Thường khi ông cụ cầm lấy bàn tay tôi lật lên lật xuống như đang xem chỉ tay, mà thật ra, tôi hiểu đó là cách phô diễn tình cảm thân thiết của cụ. Còn tôi, tôi cố gắng sắp xếp những sinh hoạt hàng ngày của cụ thành một thời khóa biểu, để tập cho cụ có một thói quen, mà lâu dần sẽ là một tập quán, tôi kỳ vọng cụ sẽ làm các động tác theo trình tự như một tập quán hay bản năng tự nhiên, mà không phải là trí nhớ, vì theo tôi, cụ chỉ mang chứng lãng trí của những người già, nhưng trong đầu óc, vẫn còn lưu lại một vết tích nào đó về ký ức, mà các chuyên gia thần kinh, hay y khoa giải thích được. Thí dụ 3 lần đưa ông cụ đi bác sĩ, mỗi lần gặp bác sĩ, ông cụ vẫn biết cười.
Tôi tập cho cụ mỗi ngày cứ 6 giờ 30 là xuống khỏi giường, làm vệ sinh cá nhân, đánh răng xúc miệng - 7 giờ 30 uống cà phê và đi bộ trong nhà, từ phòng ăn đến phòng ngủ, uống hết cà phê sẽ đi bộ ra sân- Đi một vòng chừng 15 hay 20 phút tùy theo tình trạng sức khỏe của cụ từng ngày - 8 giờ 30 ăn sáng xem TV, hay tập nghe nhạc, những bài hát mà cụ yêu thích nhất, lúc còn trí nhớ mà con gái cụ đã cho tôi biết - 10 giờ 30 nhất định phải đi ngủ,và ban đêm cố gắng chỉ thức dậy một lần. Nếu tập cho cụ được như thế, sẽ rất hữu ích cho cụ, mà tôi sẽ có rất nhiều thời gian dạo web.
Một điều rõ ràng là nét mặt ông cụ đã biểu lộ được sự vui mừng, và tươi tỉnh hơn, sức khỏe ổn định, mà ăn uống rất chừng mực. Riêng tôi đã bắt đầu có những khoảng thời gian nhàn rỗi. Tôi bắt đầu để ý tới hai cô cháu nhỏ của cụ, tôi xem chúng làm homework, hướng dẫn chúng làm những bài toán nhân chia, và những khi như vậy, ông cụ thường đến ngồi bên tôi. Và tôi, tôi lại nhớ hai đứa cháu của tôi nhiều lắm, dù chỉ mới không nhìn thấy chúng mấy tháng thôi, nhưng tôi vẫn tự hỏi mình, không hiểu chúng đã cao được bao nhiêu, ai sẽ hướng dẫn chúng làm homework. Những khi như vậy, lòng ngực tôi như nặng nề lắm, tôi chợt khó thở và cảm giác buồn bã cùng cô đơn đến bủa ngập tâm hồn.Tôi chợt ứa nước mắt và đưa tay cầm lấy tay cụ như tìm lấy một sự đồng cảm, một sự ủi an, mà cũng như cố gắng bám víu lấy một cái gì giữa cô đơn và mất mát.Tôi nói thầm với mình: đem tâm sự trao gởi cho một người lảng trí, một tri âm chỉ nghe mà không chia sớt quả là vỹ vọng.
Tôi bổng nhiên nhìn ra được một điều thật vi diệu giữa cung cách cư xử của con người, và nhìn ra tình cảm của con người trong buổi đầu gặp gở với nhau quả là tự do tuyệt đối:- Có những khuôn mặt và vóc người mà vừa thoạt gặp, lòng ta đã tỏ ra tôn kính, thât dễ thương và ta có cảm giác rất dễ gần gủi.- Có những người mà vừa gặp mặt, ta đã có cảm giác khó thương và không muốn gặp lại lần thứ hai.- Lại có những người dù gặp hay không gặp, ta cũng không quan ngại. Sống trên đất nước này, có một lề thói xã giao mà ta thường gặp nơi chỗ làm việc, trong các hành lang của Building, nơi cầu thang máy, là dù gặp lần đầu, gặp thường ngày, quen, thân hay sơ, bao giờ cũng có một khuôn sáo: "hi"- "how are you", "nice to meet you", và nói câu đó rồi, ta không quan tâm đến câu trả lời, ta cũng không để ý đến trạng thái của họ, đúng với nghĩa của câu nói “khách qua đường”.- Nhưng có một trường hợp đặc biệt, đó là ta thật không muốn nhìn thấy nhau, nhìn nhau chỉ e ngại, hay cho nhau cái cảm giác bẽ bàng, khó chịu và thật muốn dấu mặt.Trong tất cả các hình dung ấy, tôi thực sự đã tự hỏi mình rất nhiều lần, "Tôi thuộc loại người nào dưới cái nhìn của con tôi."Tuy nhiên, dầu là cách nhìn nào, tôi vẫn tôn trọng tính tự nhiên và tinh thần tự do của tình cảm, để khi gặp một người mà ta có cảm giác tôn kính thì hãy tôn kính, như khi gặp phải một người mà ta thấy khó chịu, khó gần gũi và thân thiện, thì hãy để cho tình cảm biểu lộ tự nhiên như cảm giác ta đón nhận. Dầu là ruột thịt, dầu là cha con, nếu khi đối diện nhau mà trong lòng bổng dưng khó chịu, không vui mừng hay hoặc giả là tệ hại hơn, thì hãy để cho trạng huống ấy được phô diễn tự nhiên và hành xử tự nhiên mà không nên cưỡng ép. Có như thế, ta mới điềm nhiên nói được hai tiếng "thật lòng".
Nhưng dầu là cách nào, tôi thực sự cũng cám ơn cơ duyên này. Vì nhờ đó mà tôi có được một tri âm trong phần đời còn lại của mình, trên thế gian này, giữa dòng đời xa lạ hôm nay. 
 Du tử (Nguyễn Định)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20288)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10854)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12313)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10675)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14580)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11879)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29239)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10526)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10101)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10568)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10860)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10428)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12087)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9125)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11453)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15394)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10172)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14055)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11665)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11051)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10781)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10373)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11087)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9799)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9596)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13017)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8916)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17875)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12315)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9352)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102446)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10290)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10745)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10333)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12113)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10459)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9597)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8776)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 10919)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27256)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10763)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10008)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11370)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11091)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11224)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.