1:18 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

ĐỂ NỘI KỂ CHO CHÁU NGHE . . . NGUYỄN KHẮP NƠI

10 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 20585)

(Viết theo lời kể của một người ông, đang đi tìm tung tích của đứa cháu đích tôn của mình)

 hinh1-content

 

“Ông Và Cháu”của Lão Hâm Phan chí Thắng 

Cháu đích tôn của ông,

 Ông gọi cháu là cháu đích tôn, đáng lẽ là ông cháu mình phải ở rất gần nhau và ông đã được ôm ẵm cháu mỗi ngày, phải không cháu.

Nhưng thực sự thì ông chỉ mới nhìn thấy hình của cháu mà thôi, chứ ông cháu mình chưa bao giờ được gặp mặt nhau, nói chi đến chuyện ông được ẵm bồng cháu trên tay.

Nói cho đúng hơn nữa, chắc là mẹ cháu cũng chưa có dịp kể cho cháu nghe ba cháu là ai? Hiện đang ở đâu mà không về với cháu? Vây thì làm sao mà cháu có thể biết rằng cháu có một người ông, gọi là ông nội.

Vây thì, để Nội kể cho cháu nghe nha!

Ông hiện thời đang ở Los Angeles, bên Mỹ, còn cháu với mẹ cháu thì đang ở tại vùng Cabramatta, thuộc Tiểu bang New South Wales, xứ Úc.

Ông cháu mình ở cách xa nhau lắm, ông lại không biết số nhà của cháu, nên mới phải viết thơ này, mong rằng mẹ cháu sẽ đọc được những điều kể lể của ông, rồi kể lại cho cháu nghe . . .

Ngày xưa, tổ tiên mình ở mãi tận tình Quảng Ngãi, thuộc Miền Nam của Nước Việt Nam Cộng Hòa đó cháu à.

Vào dịp tết năm Mậu Thân 1968, sau bao nhiêu tháng ăn học ở quê nhà, ông đã hân hoan khăn gói về Huế để sửa soạn vào học nghành Luật tại Đại Học Huế. Ông vừa mới tìm được chỗ trọ học thì bọn Việt Cộng đã mở cuộc tổng tấn công vào Huế và khắp mọi nơi trên toàn lãnh thổ của chúng ta. Ông và các bạn bè bị chúng bắt, khép tội là theo chính quyển Miền Nam chống lại nhân dân, và định đem tất cả đi giết hết. May cho ông, lúc đó quân đội Cộng Hòa đã đánh vào, giải vây cho đồng bào đang bị kẹt trong vùng lửa đạn. Ông và các bạn vùng chạy thoát về phía lính của mình.

Đến khi Huế được hoàn toàn chiếm lại, chính phủ mình ban lệnh Tổng Động Viên để cho tất cả những thanh niên trai tráng được dịp tòng quân giữ gìn đất nước. Ông Nội còn trong tuổi học hành, nên được hoãn để tiếp tục việc học ở đại học cho đến khi tốt nghiệp. Nhưng ông nội đã thấy sự dã man, tàn nhẫn, vô lương tâm, vô tổ quốc của bọn Việt cộng, nên ông nội đã tình nguyện xin nhập ngũ Khóa 7/68 Thủ Đức.

 hinh2

 Quân Trường Thủ Đức.

 Ra trường, ông nội nhận sự vụ lệnh trình diện để phục vụ tại Sư Đoàn 2 Bộ Binh, đóng tại Quảng Ngãi. Từ đó, ông nội đã theo đơn vị hành quân tiêu diệt bọn Việt Cộng trên khắp các vùng của xứ Quảng, cho tới năm 1972 thì ông nội bị thương và được chuyển qua nghành Cảnh Sát Dã Chiến, phục vụ tại Huế.

Đáng lý ông nội vẫn còn theo tiếng gọi của tổ quốc mà phục vụ đất nước, nhưng hoàn cảnh gia đình mình chỉ có một mình ông nội là con trai, nên ông đã theo lời của gia đình mà lấy vợ để có con nối dõi.

Cả gia đình đều mừng rỡ khi Long, con trai đầu lòng của ông - tức là ba của cháu đó – ra đời. Từ đó, ngoài nhiệm vụ với tổ quốc, ông còn có nhiệm vụ chăm sóc gia đình riêng của mình, ông cảm thấy thật là hạnh phúc.

Nhưng sự đời không có tròn vẹn mãi bao giờ, khi ba của con được vừa tròn ba tuổi thì xẩy ra việc nước mất nhà tan: Tháng 4 năm 1975, bọn Việt cộng đã chiếm trọn đất nước của chúng ta, bắt ông nội và các đồng đội vào tù vì lý do đã gìn giữ an ninh cho Huế để dân chúng được sống an lành.

 hinh3-content

 Ông Nội

 Trải hơn sáu năm tù đầy trong vùng Gia Rai, Kontum, ông nội vẫn cố gắng sống còn, hy vọng sẽ có một ngày tươi đẹp khôi phục lại đất nước.

Khi được bọn Việt cộng trả về cuộc sống bình thường, ông nội đã dắt ba của con vào Saigòn sinh sống và cuối cùng, được qua Mỹ năm 1994 theo chương trình HO.

Ông nội và ba của con đã được hưởng một cuộc sống thật là tự do và vui tươi hạnh phúc ở tại nước Mỹ này. Hồi còn ở Việt Nam, vì hoàn cảnh chiến tranh, ông nội đã bỏ ngang chương trình đại học để tòng quân giúp nước, nay ông nội muốn ba của cháu nối tiếp việc học hành để làm rạng danh gia đình và có một cuộc sống sau này khá hơn. Do đó, ông nội đã cố gắng đi làm để ba cháu trở lại trường đại học, nhưng ba cháu là một người con hiếu thảo, đã không chịu cho ông vất vả, nên đã vừa đi học vừa đi làm phụ với ông. Sau những năm trời cố gắng, trời đã chiều lòng người, ba con đã tốt nghiệp Kỹ sư Điện tử về nghành computer vào năm 2003. Ngày tốt nghiệp của ba cháu, ông nội đã hạnh phúc biết bao khi được chụp tấm hình với ba của cháu trong bộ lễ phục của trường đại học California State Polytechnic University.

 hinh4-content

 

Tốt nghiệp đại học.

 Kể từ nay, ông nội có thể hãnh diện với đời là đã nuôi dậy đứa con nên người hữu dụng cho quốc gia, ông nội cũng bớt công việc làm hàng ngày để có thì giở nghỉ ngơi cho tuổi già.

Cuộc sống của ông nội và ba đang yên lành thì một hôm, trong bữa ăn tối, ba của cháu đột nhiên có một quyết định khác thường. Ba của cháu đã nói với ông nội:

“Ba à, con muốn . . . đăng lính . . .”

Ông nội ngạc nhiên hết sức, nhìn ba của cháu chăm chăm, một lúc sau mới hỏi lại:

“Con muốn . . . đăng lính? . . . Thiệt sao . . . ?”

“Thiệt mà ba. Ngày xưa, khi còn ở Việt Nam, ba đã đi lính để chiến đấu giữ gìn tổ quốc. Ngày nay, con cũng muốn làm như ba. Nước Mỹ nay là tổ quốc của con, nước Mỹ đã đưa tay đón cha con mình vào xứ của họ, cho mình một cuộc sống yên lành, con phải làm một điều gì đó để trả ơn cho nuớc Mỹ. Con muốn được theo bước chân của ba, đi lính để giữ gìn, để bảo vệ cho nước Mỹ.”

Khi ba của cháu nói, ông nội có thể cảm thấy cái chân tình, cái nhiệt huyết của của ba của cháu, của một người trẻ muốn làm một điều gì thực tiễn cho tổ quốc của mình. Ông nội khâm phục ý chí của ba của cháu, và ông nội đồng ý ngay, không cần bàn luận thêm điểu gì nữa.

Ba của cháu đăng lính vào tháng 10 năm 2005, sau suốt hai năm trời huấn luyện, ba của cháu đã tốt nghiệp khóa huấn luyện Bộ binh tại trại “Fort Benning” vào ngày 30 tháng 10 năm 2007 với cấp bậc Thiếu úy, sẵn sàng đi phục vụ bất cứ nơi nào mà cấp trên ra lệnh, kể cả đi Afganistan hay Irak. 

 

hinh5-content 

 Fort Benning : Hình chụp trong thời gian huấn luyện tại Fort Benning. Ba của cháu là người có râu, đứng hàng thứ hai từ dưới đếm lên, ngay đầu của ngọn cờ Trung Đội.

 

Cháu đích tôn của ông,

Ông đã kể cho cháu nghe về nguồn gốc gia đình của mình rồi đó, cháu có hãnh diện về ba của cháu hay không?

Nhưng mà, từ đầu tới giờ, ông nội chỉ mới kể lể vòng vo, chứ chưa kể cho cháu nghe, tại sao cháu lại ra đời nhỉ?

Cháu ạ, ông cũng chỉ mới biết là ông có một người cháu đích tôn là cháu mà thôi.

Trong phần trước, ông nội có nói là “Trời đã chiều lòng người” nhưng đó chí là một thời gian ngắn mà thôi, cháu ạ.

Lần cuối cùng được khám bệnh tổng quát để ra đơn vị, bác sĩ quân y của tiểu đoàn đã khám phá ra ba cháu bị bệnh . . . UNG THƯ LƯỠI.

Đời trai chưa tung hoành ngang dọc cho phỉ chí làm trai thì đã phải ngừng vó câu, xuống ngựa để đi điều trị căn bệnh ngặt nghèo.

Ung thư Lưỡi là một căn bệnh mà ít người mắc phải, nhưng vẫn là một căn bệnh hiểm nghèo. Đã gọi là ung thư thì khó mà chữa khỏi lắm, nhưng vì ba cháu là lính, nên đã được điểu trị miễn phí vâ rất tận tình tại quân y viện Tiểu bang. Khoảng năm 2008, bịnh tình của ba của cháu có mòi thuyên giảm, nên ba được cho xuất viện. Để thay đổi không khí, ba có nói với ông nội là sẽ làm một chuyến du lịch về Việt Nam, nếu khỏe hẳn rồi thì lại trở về đơn vị tiếp tục phục vụ quân đội.

Khi trở về Mỹ, ba của cháu lại tới bệnh viện để tái khám. Bác sĩ cho hay một tin thật buồn: Bệnh tình của ba của cháu không những không thuyên giảm, mà lại có mòi nặng hơn.

Đầu năm 2009, ba của cháu không nói được nữa, ông nội với ba chỉ còn nói chuyện với nhau bằng cách . . . viết ra giấy mà thôi. 

Một hôm, ba của cháu và ông nội đã viết cho nhau những giòng chữ cuối cùng như sau:

-“Ba ơi, con chỉ còn . . . sống được vài tháng nữa mà thôi.”

 -“Con đừng lo nghĩ nhiều, rồi con sẽ bình phục mà”

-“Bác sĩ đã cho con biết sự thật rồi ba ạ. Con không buồn đâu, vì con không còn gì để luyến tiếc nữa. Nhưng . . . ba có buồn không?”

-“Ba không buồn đâu con ạ, con đã sống một cuộc sống xứng đáng, ba hãnh diện vì con.”

-“Ba ơi, nếu con chết, thì gia đình mình bị . . . tuyệt tự, phải không ba? Ba là con trai độc nhất trong gia đình, con cũng là đứa con trai độc nhất của ba.

Nhưng mà . . . ba ơi, gia đình mình không tuyệt tự đâu ba . . .

Con có . . . con có một đứa con trai, hiện giờ nó đang ở bên Úc với mẹ nó.”

. . . .

Cháu đích tôn thương mến của ông,

Khi đọc những giòng chữ của ba của cháu viết, ông nội đã không tin, nghĩ rằng ba của cháu đã quá đau buồn mà viết ra như vậy để an ủi ông mà thôi. Nhưng khi ba của cháu lấy trong tủ ra một cuốn album nhỏ, đưa cho ông xem một tấm hình của một đứa nhỏ, ngồi cạnh ba và mẹ của nó, viết tiếp:
“Đây là con trai của con, cháu đích tôn của ba đó.”

Ông nội hết hồn, vội vàng cầm lấy tấm hình đưa lên gần mắt nhìn cho kỹ.

Tấm hình chụp ba người, trong đó có Long, con trai độc nhất của ông và một người đàn bà Việt Nam, ở giữa là một cậu trai chừng 2 tuổi.

Cháu giống hệt ba của cháu đó!

Cũng gương mặt đó, cũng cặp mắt đó, làm sao mà ông nội lộn cho được.

Cho đến lúc đó, ông nội mới biết là mình đã có một đứa cháu đích tôn trên cõi đời này.

Ba của cháu lại mở cuốn album ra, lấy một tấm bằng lái xe bọc nhựa đưa cho ông nội, viết tiếp:

“Đây là Tươi, mẹ của đứa nhỏ, và là . . . vợ cùa con đó. Trong tấm bằng lái xe này (hết hạn vào năm 2002), có đầy đũ tên họ ngày tháng năm sinh của vợ con, để sau này, nếu gặp đuợc Tươi, ba hãy đưa tấm thẻ này ra làm bằng chứng.

Vào khoàng năm 2002, con có vào trong chat room nói chuyện và quen với Tươi. Tươi cho biết là đã cùng cha mẹ vượt biên năm 1996 và được định cư tại vùng Cabramatta, Tiểu Bang New South Wales, Úc Đại Lợi.

Sau nhiều lần nói chuyện với nhau, con và Tươi hẹn cùng về Việt Nam gặp nhau và cùng đi du lịch một chuyến.

Sau chuyến du lịch, con và Tươi thấy hợp với nhau, và cùng tính chuyện lập gia đình. Đến khi Tươi báo cho biết là . . . đã có bầu, con đã nói với Tươi là sẽ làm hôn thú để bảo lãnh cả hai mẹ con qua Mỹ sống, nhưng Tươi đã từ chối vì gia đình phản đối, không muốn cho Tuơi qua Mỹ, nên con không biết quyết định ra sao, vì thế, con đã không nói chuyện này với ba.

Tới năm 2005, chúng con lại quyết định về Việt Nam gặp nhau lần nữa để cha con gặp mặt nhau và quyết định mọi chuyện. Nhữnng tấm hình này được chụp trong chuyến đi này của con đó.

Khi trở về Mỹ, con phải quyết định là sẽ để ba ở Mỹ, qua Úc sống với Tươi hay là Tươi sẽ bỏ gia đình ở lại Úc để qua Mỹ sống với con.

Câu chuyện cứ thế mà kéo dài, tới khi con biết mình bị bệnh nan y, con đâm ra chán nản, không muốn làm gì nữa cả.

Nhưng bây giờ, con chết đi, để lại một mình cha già, gia đình mình đến đây sẽ bị tuyệt tự, nên con phải nói với ba chuyện này. Sau khi con chết, ba hãy theo địa chỉ này của vợ con ở bên Úc mà kiếm cô ta, kiếm đứa cháu đích tôn của ba. Ít ra, đến cuối đời của con, con cũng phải làm được một điều gì đó để con của con có cha, có ông nội.

Ba hãy nói với vợ con của con một tiếng

“XIN LỖI, ĐÃ KHÔNG LÀM TRÒN BỔN PHẬN CỦA MỘT NGƯỜI CHỒNG, MỘT NGƯỜI CHA”.

 Cháu đích tôn của ông,

Ba của cháu đã qua đời sau đó vài ngày, tức là vào cuối năm 2009.

Chỉ còn một mình ông trên đời với mớ hình của cháu, của mẹ cháu. Ông không biết sẽ phải khởi đầu từ đâu? Làm sao để tìm ra cháu và mẹ cháu bây giờ?

Ông đã gởi biết bao nhiêu lời nhắn tin qua báo chí, đài phát thanh ở bên Úc, nhưng tin tức của hai mẹ con vẫn biệt vô âm tín.

Thường ngày, ông vẫn đọc báo qua internet và trang báo điện tử quen thuộc ở bên Úc mà ông vẫn đọc hàng ngày là “vietluanonline.com” tức là bán tuần báo Việt Luận. Nhiều bạn bè của ông cũng đọc báo này, và đề nghị với ông là nên liên lạc với tờ báo để nhờ tìm cháu, vì tờ báo này có trụ sớ ngay gần nơi hai mẹ con của cháu đang cư ngụ.

Ông mừng quá, vội liên lạc với tòa báo Việt Luận để nhờ giúp đỡ.

Thật là may mắn, vào tháng 5 vừa qua, một đại diện của tòa báo có dịp đi thăm thân nhân bạn bè và sẽ ghé Los Angeles. Ông nội đã được gặp người đại diện này và đưa hết hình ảnh của ba của cháu và hai mẹ con của cháu cho ông ta xem. Ông đại diện có hứa sẽ giúp đở nhưng chưa biết làm cách nào để tìm ra cháu.

 Cháu đích tôn của ông,

Hiện thi, cháu chỉ là một cậu bé khoảng 7 hoặc 8 tuổi mà thôi, mẹ cháu vẫn là người quyết đnh mọi việc, ông hy vọng rằng mẹ sẽ đọc những hàng chữ này của ông rồi kể lại cho cháu nghe.

Làm sao ông có thễ gặp cháu để gọi một tiếng:

“Cháu nội của ông, cháu đích tôn của ông.”

Những chuyện trước kia xẩy ra gia mẹ và ba của cháu, ông nội hoàn toàn không biết. Ộng nội chỉ dựa vào những lời nói cuối cùng của ba của cháu mà thôi.

“Con chim sắp chết, tiếng kêu bi thương,

Con người sắp chết, nói lời nói phải”

 

Ông nội muốn tìm gặp cháu để chuyển lời xin lỗi của ba cháu tới hai mẹ con. Theo lời của ba cháu kể, thì chắc chắn ba cháu đã có lỗi với cháu và mẹ của cháu, ông nội muốn phần nào bù đắp vào những lỗi lầm đó của ba cháu, Ông nội cũng muốn gặp cháu để biết rằng, dù sao đi nữa, giòng giống nhà mình sẽ có cháu tiếp nối,

Ông nội muốn tìm gặp cháu để cho cháu biết cội nguổn của mình, để mai sau này, khi cháu lớn lên, cháu có thể xin thêm quốc tịch Mỹ song song với quốc tịch Úc mà cháu đang có.

“Chim có tổ, người có tông”.

Câu nói này ngàn đời không bao giờ phai.

 Cuộc sống ở bên Úc cũng có nhiều điều tốt đẹp hơn ở bên Mỹ, nhưng nếu cần có thêm những hỗ trợ, thiết tưởng có thêm cái quốc tịch Mỹ cũng có thể giúp đở cho cháu nhiều việc.

 Cháu đích tôn của ông thương mến,

Ông nội bây giờ đã gần 70 tuổi rồi, ông nội không hề muốn làm phiền gì tới cuộc sống đang êm đẹp của mẹ con cháu hiện tại, ông nội chỉ muốn được gặp mặt cháu, dù chỉ là một lần thôi, để thỏa lòng mong ước.

Mẹ của ông nội, năm nay đã hơn 93 tuổi rồi, bà cố có biết chuyện của ba cháu và biết rằng giòng dõi mình còn có cháu nối tiếp, nên rất mong được gặp cháu trước khi bà cố qua đời, không biết ước vọng của bà cố có thực hiện được hay không?

Ông nội hy vọng rằng, môt ngày nào đó sẽ được gặp cháu. Nếu mẹ cháu nghĩ lại và muốn tiếp xúc với ông nội, hãy gọi điện thọai nhắn tin với Tòa báo Việt Luận, rất gần nơi cháu đang ở.

Ông nội đang mong tin cháu.

 

NGUYỄN KHẮP NƠI.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10076)
Em gái Hoàng Sa Em đẹp như bài ca Thân em dài thon thả Nằm giữa biễn trời xanh
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 9826)
liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương
08 Tháng Giêng 2014(Xem: 11578)
Ngày hôm nay 29 năm về trước 8/1/1985, cộng sản đã xử bắn anh hùng TRẦN VĂN BÁ. Hôm nay, xin gửi đến anh lời tri ân và biết ơn sâu sắc
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 12678)
Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 9509)
Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11507)
Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: “Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được.”
25 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10905)
Tôi thấy thực xấu hổ cho những kẻ lành lặn mà chỉ bước quanh quẩn trong vòng danh lợi phù du, trong khi có những người tàn tật không ngớt xả thân phục vụ lý tưởng tự do
23 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11641)
Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết?
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12693)
các đóa hoa sen vẫn đong đưa bên chân Phật Thích Ca và những đài hoa vàng vẫn tỏa ngát hương dịu dàng khắp mười phương Tịnh Thổ. Có lẽ lúc đó vào buổi ban trưa…
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10308)
Người đi, người ở, người về? Thôi thì, cứ hãy bắt đầu một giấc mơ đẹp của người đi tìm lại hình bóng quê hương
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9546)
Chẳng hiểu sao định mệnh cứ đưa đẩy đất nước vào những nghịch lý triền miên như vậy, và điều ấy khiến con người càng ngày càng xa cách nhau hơn.
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11522)
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11146)
Cái tình là cái chi chi, Vào nơi cửa Phật còn ghi trong lòng? Huống ta ở chốn bụi hồng , Dấu xưa cát đá mênh mông đất trời...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13974)
Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11093)
Hãy cầu nguyện cho linh hồn của ba em và sống đẹp cuộc đời em đang sống. Có lẽ ở cõi nào đó ông sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tạ ơn dù có muộn màng.
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11334)
“Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!”
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12524)
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngoài chiến trường..
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12913)
tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa. Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11334)
Không còn răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời còn lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt ...
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10824)
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Chiến trường đi đâu tiếc ngày xanh
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11151)
Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?
20 Tháng Mười 2013(Xem: 12950)
Chẳng cần phải là một thế lực cao siêu nào, chúng ta đều có thể là thiên thần của một ai đó...
20 Tháng Mười 2013(Xem: 50571)
Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?
19 Tháng Mười 2013(Xem: 13697)
Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc
17 Tháng Mười 2013(Xem: 17501)
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên man bàn luận kéo dài đến quá trưa
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12585)
Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi
14 Tháng Mười 2013(Xem: 12178)
Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
13 Tháng Mười 2013(Xem: 11065)
Dù xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.... Nếu không được giải phẫu... thỉ cô gái này sẽ ra sao
12 Tháng Mười 2013(Xem: 11075)
Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông
02 Tháng Mười 2013(Xem: 11832)
Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 10676)
chiếc cầu bắt qua những chặng thăng trầm và chúng ta phải luôn tri ân họ như cành hoa biết cám ơn những giọt sương mai nhỏ xuống cuộc đời mình.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12748)
Từ đó nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của mình và chính bà đã sống bằng hình ảnh những người vợ lính khóc bên xác chồng.
25 Tháng Chín 2013(Xem: 11725)
Ngôi chùa Thới Hòa đã được trùng tu trở lại và bắt đầu có đông đảo các Phật tử đến thăm viếng như xưa sau năm năm thầy trở về nhưng đó cũng chính là lúc mà thầy viên tịch, rời bỏ chốn hồng trần
24 Tháng Chín 2013(Xem: 11384)
Hình ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói gì. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đã vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người..
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11724)
đoàn người chúng tôi ra về với niềm tin tất thắng ở tương lai đối với công cuộc giải trừ Cộng Sản bạo tàn. Tôi ngẩng cao đầu, nhìn bầu trời xanh màu hy vọng thầm khấn hứa “Mẹ VN ơi ! Chúng con vẫn còn đây".
17 Tháng Chín 2013(Xem: 11321)
Có thể, đối với thầy chỉ là nhỏ nhoi, nhưng với tôi là rất đáng trân quý. Và cũng để mừng thầy trong ngày thượng thọ 80, khi tôi không có mặt chúc thọ thầy, để được nói với thầy một lời cám ơn, dù rất muộn màng.
17 Tháng Chín 2013(Xem: 10761)
dù nó chưa hề được công nhận chính thức. Các nghề “ít vốn dễ làm” này, nếu kể lại cho lớp trẻ sau này, có thể nhiều bạn sẽ nghi ngờ nhưng tất cả đều là chuyện có thật đến… 99%.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 11206)
Trong hồi ức của tôi, sự đổi thay không đến từ thiên nhiên; tất cả đều do con người, là những lớp sóng phế hưng của thời đại tác động qua năm tháng . Trong giòng đổi thay đó cũng thấy mình trong ấy
21 Tháng Tám 2013(Xem: 14523)
Chuyện đó đã xảy ra 38 năm xưa. Đây là lần đầu tiên có người hỏi và bà kể rõ lại cái chết của cha. Chúng tôi có hình của ông bà trung tá Long thời còn trẻ nên không giống hình thời 75.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 13048)
Trong bản năng tiềm thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’. Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi vuông tròn !
20 Tháng Tám 2013(Xem: 10947)
Bút ký vốn là một thể loại mang tính báo chí, và với tư cách báo chí, nó gắn liền với thời sự; mà bản chất của thời sự là sự kiện, là biến cố.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 11413)
ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần cần vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bẩy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 11168)
Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm?
08 Tháng Tám 2013(Xem: 11356)
Thời gian trôi qua rất nhanh, hãy trân trọng những giây phút bạn còn đang có bố mẹ ở bên để bày tỏ sự yêu thương của mình với các bậc sinh thành nhé!
05 Tháng Tám 2013(Xem: 14785)
Bà là người không may. Bà bị cả hai bên Quốc Cộng mạ lỵ tàn ác. Không chỉ bọn Bắc Cộng bịa chuyện xấu về đời tư của bà, nhiều người Quốc Gia cũng vu khống bà
02 Tháng Tám 2013(Xem: 13130)
Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 17732)
Thôi thế lòng anh mãn nguyện rồi Vì tình là mộng đó mà thôi Lòng em một phút yêu anh đó Cũng thể yêu anh suốt một đời.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11068)
Tình yêu trong Xóm Cầu Mới nói hết thì thật vô cùng, cũng như Nhất Linh đã định viết cuốn truyện này cả mười ngàn trang và cho mỗi nhân vật riêng một pho tiểu thuyết.
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 13824)
Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
09 Tháng Bảy 2013(Xem: 18714)
Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.