Một cuộc chiến “ nồi da xáo thịt “đã lụi tàn trên Quê hương tôi hằng mấy chục năm, riêng tại Đà Nẵng thực sự kết thúc vào sáng sớm ngày 29-3-1975.. mà chỉ cách đó mấy tiểng đồng hồ, đơn vị tôi “biệt đội nghênh cản F5” từng chiếc, từng chiếc phi cơ có biệt danh “ siêu lưởi kiếm” gầm thét giữa đêm khuya lúc khoãng 2 giờ cất cánh lần cuối không bao giờ trở về , lìa bỏ phi đạo phi trường Đả Nẵng trong oán hờn tức tưởi !... chỉ riêng mình tôi đau đớn tận cỏi lòng đầu hàng số phận, đưa tay chào vĩnh biệt cánh chim bằng thân thiết mang biển số 273, trong lúc văng vẵng bên tai tôi, tiếng tr/u Thành sĩ quan kỹ thuật, trưởng toán phi đạo thôi thúc “ anh em bay hết rồi ! Chỉ còn lại một mình Hồng Tiễn ( danh hiệu phi đoàn ) vc lại sắp pháo nữa đó! Tôi liếc nhìn bà xã với bụng bẩu sắp sinh ngồi im như pho tượng trên chiếc xe jeep... hai chử “ nhân Ngãi” cũng nặng lắm! Tôi làm sao mà đành đoạn !...
Hai ngày sau, chàng phi công đã trở thành “ giặc lái” ẩn mình trong bộ “xi vinh” quần xanh áo trắng và với thẻ căn cước dân sự, giả dạng sinh viên lang thang trên các vỉa phố cắm đầy cờ nửa xanh nửa đỏ gọi là “ giải phóng”, tôi nghe phong phanh từng đơn vị lính dù, TQLC tự sát tập thể bên Non Nước ...và tôi chỉ nghe chứ không thể nào hình dung...
Nhưng vào lúc này đây 45 năm sau, nơi phố nhỏ Puyallup xứ người giữa đêm khuya ... tôi thức giấc và tình cờ đọc được đoạn hồi ký Tháng ba gảy súng của nhân chứng sống Cao xuân Huy... chảng phi công trai trẻ năm xưa nay đã là một ông già 70 không khỏi bồi hồi xúc động đến rơi lệ...
Xin chia sẻ các bạn cùng đọc tâm sự của tôi nhé !
“ Các anh đã tự chọn cho mình một con đường, các anh bỏ lại thân xác lúc chỉ mới đôi mươi để hồn ra đi cùng sông núi, các anh mãi mãi là tuổi thanh xuân, các anh mới thực sự là những vị anh hùng vô danh đáng ngưỡng mộ luôn ở trong tim tôi... Phiếu Lê.
Xin viết thêm
tâm sự đoạn ký ức này tôi thật buồn và cứ băn khoăn ray rức mãi, thật là bi hùng tráng ! NHƯNG KHÔNG BIẾT VÀO GIÂY PHÚT QUYẾT ĐINH LY BIỆT ĐÓ, CÁC ANH CÓ THOÁNG NGHĨ GÌ VỂ CHA MẸ ANH CHỊ EM BẠN BÈ !?, tôi không đề cập vợ con bởi lẽ nếu có các anh có lẽ đã phải ngậm đắng mà quên đi niềm kiêu hãnh bản thân, ôi! Thật đau lòng thương tiếc khi đọc đoạn cuối của cuốn sách Tháng Ba Gãy Súng, Cao Xuân Huy viết:
“… Lại có rất nhiều nguời tự tử .Bây giờ họ không tự tử từng nguời mà họ tự tử tập thể. Không rủ, không hẹn và hầu như họ đều không quen biết nhau trước hoặc có quen biết đi nữa, bạn bè đi nữa họ cũng không thể nhận ra nhau trước khi cùng chết với nhau một lúc. Dòng nguời chúng tôi đang chạy, một người tách ra ngồi lại trên cát, một nguời khác cũng tách dòng người ra ngồi chung, người thứ ba, nguời thứ tư người thứ năm nhập bọn, họ ngồi với nhau thành một vòng tròn nhỏ, một quả lựu đạn nổ bung ở giữa.”
Tôi không thể đếm nổi là đã có bao nhiêu quả lựu đạn đã nổ ở giữa vòng tròn người như vậy. Nhiều, thật nhiều quả lựu đạn đã nổ.
Đây không phải là hình ảnh của hư cấu mà là những hình ảnh thật, rất thật.
Đây không phải là những hình ảnh của tưởng tượng để thêm phần bi thảm cho câu chuyện của Anh mà là hình ảnh bi thương và hào hùng của những Anh Hùng Vô Danh Mũ Xanh còn được gọi là lính trừ bị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa.
– Tự tử hông mậy?
Lời đề nghị nghe kỳ cục làm sao! lạ lùng làm sao!
Tôi như ngẩn ngơ, ngớ ngẩn, thẫn thờ, thờ thẫn, không biết phải diễn tả một cách thật chính xác cho tâm trạng của mình ngay thời điểm đặc biệt nầy.
“Thủy Quân Lục Chiến thà chết không hàng !”
Sau câu nói đồng loạt nầy của những người lính TQLC VNCH, lựu đạn nổ… màn khói tan nhanh để thấy rõ những xác nguời chết gục trong tư thế cúi gập người lại với nhau, những mái đầu xanh như chụm lại với nhau, cũng có xác bị xô lệch khỏi trật tự nầy, toàn những khuôn mặt như thật trẻ trung chỉ trong khoảng vừa trên 20, lứa tuổi của tôi.
Tôi như ngây dại, thẫn thờ trước hình ảnh bi thương đầy hùng tráng nầy, tôi như không có một chút gì của lý lẽ, hay một chút nguyên nhân nào để giải thích cho câu hỏi trong đầu tôi lúc ấy. Tại sao như vậy?
Cho đến bây giờ cũng thế, tôi cũng không biết phải giải thích như thế nào cho mọi nguời hiểu được tại sao, vì tôi nghĩ rằng chỉ có những người đã từng một lần mặc lấy bộ đồ sọc rằn với phù hiệu TQLC trên vai mới hiểu đuợc là tại sao! Vì đó là truyền thống TQLC Việt Nam.
Lịch sử rồi có ghi lại những cái chết hào hùng của những người lính trận bị bức tử vô lý như thế nầy không ?
Chúng ta có biết nhiều về những câu chuyện anh hùng như thế đó không? Họ là ai ?
Tôi là người trong tình cờ cạnh bên họ trong chính giây phút đó mà vẫn không biết họ là ai?
Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng.
Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.
Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.
Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.
. Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.
nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.
nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa
Những mảnh đời méo mó qua những mẩu đối thoại thô tục (thượng dẫn) của những kẻ may mắn sống sót đến được bến bờ, cùng với oan hồn của hàng triệu sinh linh
Và tôi lại nghĩ: bọn… ’đỉnh cao trí tuệ’ này không tình không nghĩa, hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhứt. . . thì làm gì biết được Tiết Nhơn Quí là ai?“.
Chính người da trắng văn minh đã cầm súng chiến đấu sống_chết với người da trắng và đấu khẩu không khoan nhượng trên các diễn đàn, mặt trận chính trị, tôn giáo và văn hoá để giải phóng cho nô lệ da đen.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.